Ông Bùi Đức Thụ, ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội, cho biết như trên trong cuộc trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 21-10.

Việt Nam có thể kéo giá điện xuống thấp, thậm chí là 0 đồng”. Đó là nhận định của GS-TS Andreas Polk, Trường kinh tế và luật Berlin, tại hội thảo “Cải cách thị trường điện cạnh tranh ở Đức, bài học cho Việt Nam” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức ngày 8-2.
GS-TS Andreas Polk cho biết giá điện ở Đức từ năm 2007 đến 2013 đã liên tục giảm mạnh, tới 40%-50%. Những năm đầu tự do hóa thị trường điện, Đức cũng gặp tình trạng giá điện tăng lên vì thị trường đang trong quá trình học hỏi để thiết lập thị trường cạnh tranh. Thị trường điện ở Đức lúc đó cũng nằm chủ yếu ở bốn công ty lớn. Họ đã bị nghi ngờ dùng quyền lực để tăng giá điện lên vì thế cơ quan quản lý cạnh tranh của Đức đã xem xét kỹ vấn đề này và phá bỏ sự tập trung của thị trường nhằm thu hút nhiều công ty mới tham gia vào sản xuất cung ứng điện, phát triển mạnh điện từ năng lượng tái tạo.
Kết quả là giá điện của Đức liên tục giảm và điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời…) đã chiếm tới 45% công suất lắp đặt và 1/4 điện sản xuất được tiêu thụ là sử dụng năng lượng tái tạo.
“Giá điện được bán trên thị trường chứng khoán như bất kỳ hàng hóa nào, quyết định bởi cung cầu của thị trường, có lên có xuống. Giá điện của chúng tôi chỉ phụ thuộc vào hành vi tiêu dùng của chính người dân, mua lúc nào quyết định giá lúc đó. Chính vì cạnh tranh và không còn sự tập trung như vậy nên có thời điểm giá điện của Đức xuống rất thấp, có lúc giá điện 0 đồng, tức người mua không phải trả tiền điện như thời điểm cuối năm 2014. Giá điện thấp đã gây áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất điện ở Đức buộc phải giảm chi phí, giá thành, giá bán” - ông Andreas Polk nói.
Ông Andreas Polk cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng và phát triển thị trường điện cạnh tranh giống của Đức, tức có thể kéo giá điện xuống rất thấp, thậm chí là giá điện 0 đồng nếu Việt Nam chú trọng phát triển mạnh nguồn điện từ năng lượng tái tạo.
“Hiện thị trường điện của Việt Nam đang bị tập trung rất mạnh, không tạo ra cơ hội để nhiều doanh nghiệp cùng tham gia nên giá mới cao và thiếu cơ chế, chính sách cho phát triển điện tái tạo” - ông Andreas Polk nhận xét.
Ông Bùi Đức Thụ, ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội, cho biết như trên trong cuộc trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 21-10.
Mặc dù báo cáo Chính phủ cho thấy thu ngân sách năm 2016 sẽ tăng cao hơn dự toán năm 2015 gần 61.000 tỷ đồng song Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, tình hình ngân sách năm tới vẫn rất căng thẳng vì áp lực chi. Trong khi đó, con số thực để phân bổ hiện vỏn vẹn còn 45.000 tỷ đồng!
Nhìn lại tình hình kinh tế xã hội sau 5 năm, dù không ít khó khăn, thách thức nhưng toàn Đảng toàn dân đã đồng lòng, đồng sức tìm mọi cách vượt qua khó khăn, có các biện pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quả đưa nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng suy yếu, đạt được nhiều chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 2010- 2015.
Sáng 20/10/2015, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011 - 2015; phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020 và năm 2016. Một trong những nội dung thu hút được sự quan tâm của dư luận là kết quả của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế được Chính phủ triển khai quyết liệt trong thời gian qua và định hướng, giải pháp sắp tới để đạt được mục tiêu đề ra.
Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh chưa thoát khỏi thời kỳ khó khăn, nhu cầu chi ngân sách nhà nước ngày càng tăng, việc giảm thu từ thuế xuất nhập khẩu sẽ gây khó khăn cho cân đối NSNN...
Quá trình cổ phần hóa, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước hay thoái vốn ngoài ngành đang gặp nhiều trở ngại dù chỉ còn hơn 2 tháng nữa sẽ phải về đích.
Mặc dù đa số các đại biểu Quốc hội đều đồng ý với phương án phát hành 3 tỷ USD trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế, song Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn vẫn trăn trở về bài học Vinashin và nỗi lo gánh nặng nợ công lên thế hệ sau.
Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội lớn để doanh nghiệp mở rộng thị trường, đón nhận nhiều cơ hội hợp tác đầu tư, nhưng doanh nghiệp đừng nhìn TPP như một phép màu.
Chính phủ quyết định bán toàn bộ vốn khỏi các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ chi phối là chủ trưởng đúng đắn. Tuy nhiên, Nhà nước nên cân nhắc phân loại các doanh nghiệp để bán cổ phần.
Theo ông Koslowski, môi trường đầu tư ở Việt Nam đang thuộc hàng tốt nhất ở ASEAN và đây là yếu tố mà các doanh nghiệp Đức đã chờ đợi để chuẩn bị cho một làn sóng đầu tư mới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự