Các chuyên gia Việt Nam lo ngại cuộc sống 20 triệu dân miền Tây bị xáo trộn lớn khi Lào xây thêm đập thủy điện Pak Beng trên sông Mekong.

Đài Loan xếp thứ 6 trong số 57 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với 103 dự án cấp mới, 51 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh đạt 1,11 tỷ USD
Theo số liệu mới công bố của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính riêng 11 tháng năm 2015, Đài Loan xếp thứ 6/57 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với 103 dự án cấp mới, 51 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh đạt 1,11 tỷ USD.
Phân theo ngành, các nhà đầu tư Đài Loan đã đầu tư vào tổng số 11/21 ngành kinh tế theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 67 dự án mới, 43 lượt tăng vốn, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 890,45 triệu USD (chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam).
Đứng thứ hai là lĩnh vực xây dựng có tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 129,89 triệu USD (chiếm khoảng 12% tổng vốn đầu tư đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam). Tiếp theo là một số lĩnh vực khác như hoạt động kinh doanh bất động sản, khai khoáng...
Phân theo hình thức đầu tư, các dự án của Đài Loan chủ yếu đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 88 dự án mới, 48 lượt tăng vốn, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 1,06 tỷ USD (chiếm tới 95% tổng vốn đầu tư đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam). Còn lại là các dự án theo các hình thức liên doanh, hợp đồng BOT,BT,BTO và hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Phân theo địa phương, trong 11 tháng năm 2015, các dự án đầu tư của Đài Loan phân bổ tại 25/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam (tính cả khu vực dầu khí ngoài khơi), nhưng tương đối tập trung tại các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai… do các địa phương này có điều kiện thuận lợi về thị trường, các ngành công nghiệp phụ trợ, tập trung đông doanh nghiệp Đài Loan và người Hoa sinh sống.
Tỉnh Bình Dương dẫn đầu cả về số dự án và vốn đầu tư với 30 dự án mới, 12 lượt tăng vốn, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 427 triệu USD (chiếm hơn 38% tổng vốn đầu tư đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam). Tỉnh Đồng Nai đứng thứ hai với 241,18 triệu USD vốn đăng ký mới và tăng thêm (chiếm 21,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam). Còn lại là những địa phương khác.
Tính riêng trong năm nay, dự án lớn nhất của Đài Loan tại Việt Nam là dự án Nhà máy Công ty TNHH POLYTEX FAR EASTERN (Việt Nam), cấp phép tháng 6/2015 với tổng vốn đầu tư đăng ký 274,2 triệu USD. Dự án hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại tỉnh Bình Dương.
Các chuyên gia Việt Nam lo ngại cuộc sống 20 triệu dân miền Tây bị xáo trộn lớn khi Lào xây thêm đập thủy điện Pak Beng trên sông Mekong.
Để tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân, một trong những giải pháp lớn là tạo khả năng tiếp cận nguồn lực về vốn
834.000m2 đất sản xuất thuộc 60 dự án chuyển đổi thành cao ốc, trung tâm thương mại để bán và cho thuê được Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng cho thanh tra, vì có dấu hiệu làm thất thu ngân sách nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị 17/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo.
Quy định tổng chi phí lãi vay không quá 20% tổng lợi nhuận thuần trong Nghị định 20 về quản lý thuế đang khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng.
Trong bối cảnh ngân sách buộc phải cắt giảm nguồn chi cho đầu tư phát triển, đổi đất lấy hạ tầng có thể được xem như một lựa chọn “cực chẳng đã”.
"Trọn gói" những vấn đề về phát triển kinh tế, doanh nghiệp (DN) nhà nước, kinh tế tư nhân đang được thảo luận tại Hội nghị trung ương 5.
Hiện mỗi ngày Việt Nam nhập khẩu hơn 11.000 tấn sắt thép phế liệu. Chỉ trong quý 1 vừa rồi, lượng thép nhập khẩu đã lên tới hơn 1 triệu tấn khiến nhiều người lo ngại, nguy cơ ô nhiễm môi trường gia tăng từ việc luyện thép từ phế liệu.
Quyết tâm bằng mọi giải pháp đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 2017 ở mức 6,7% một lần nữa được lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh tại cuộc họp thường kỳ tháng 4/2017 vừa diễn ra.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) tự sa lầy vào một số dự án đầu tư ra nước ngoài, trong đó có siêu liên doanh 1,8 tỉ USD vốn góp khai thác dầu tại Venezuela.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự