Trong khi Trung Quốc, Lào, Thái Lan được lợi từ “đòn bẩy hạ tầng” thì Việt Nam sẽ hứng chịu tác động tiêu cực của đòn bẩy này.

Bộ Tài chính cho biết đã giảm được 78% số giờ nộp thuế, nhưng doanh nghiệp thấy thực tế chỉ giảm được 20%...
Tại hội thảo đánh giá kết quả sau 6 tháng thực hiện Nghị quyết số 19 ngày 12/3/2015 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ Tài chính cho biết đã giảm được 78% giờ nộp thuế, nhưng doanh nghiệp thấy thực tế chỉ giảm được 20%.
Thay mặt nhóm nghiên cứu báo cáo của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), bà Nguyễn Minh Thảo, Phó Trưởng ban Môi trường Kinh doanh và Năng lực cạnh tranh CIEM cho biết, trong quá trình rà soát điều kiện kinh doanh, Chính phủ đã ban hành NQ số 59/NQ-CP ngày 7/8/2015 về triển khai thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư.
Trong đó, Nghị quyết yêu cầu các Bộ, cơ quan và địa phương rà soát, đánh giá quy định của pháp luật về điều kiện đầu tư, kinh doanh, báo cáo, đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung.
Bên cạnh đó, thực hiện cải cách hành chính thuế, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã tiến hành nhiều giải pháp về cải cách hành chính thuế, đẩy nhanh tiến độ triển khai dịch vụ thuế điện tử. Cải cách thủ tục hành chính thuế đã được triển khai ở tất cả các lĩnh vực quản lý thuế như: đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, hoàn thuế.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thời gian nộp thuế giảm 370 giờ trong năm 2014; 50 giờ trong năm 2015. Tổng thời gian giảm đến tháng 9/2015 là 420 giờ (từ 537 giờ/năm xuống còn 117 giờ/năm, tương đương giảm được 78% số giờ thực tế). Kết quả này vượt chỉ tiêu đề ra của Nghị quyết 19 là đến hết năm 2015 mục tiêu là giảm còn 121,5 giờ/năm.
Đồng thời, tính đến 23/9/2015 đã có tới 98% doanh nghiệp thực hiện khai thuế điện tử ổn định. Tổng cục Thuế đã phối hợp với 33 ngân hàng thương mại để triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử. Đến nay đã có 84% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử và 71,3% doanh nghiệp nộp thuế điện tử.
“Tuy nhiên, kết quả giảm giờ nộp thuế như Bộ Tài chính công bố mới chỉ là con số từ phía Bộ Tài chính đưa ra, còn khảo sát thực tế của CIEM thông qua tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp, tham khảo ý kiến thông qua các hội thảo…. lại cho kết quả khác” – bà Thảo cho biết.
Cụ thể, theo bà Thảo, doanh nghiệp đánh giá cao nỗ lực cải cách thủ tục hành chính trong kê khai và nộp thuế. Tuy nhiên, thời gian thực tế không giảm như tính toán theo những thay đổi chính sách của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp ghi nhận thời gian nộp thuế mới chỉ giảm khoảng 20%, tương đương khoảng 110 giờ.
Lý giải nguyên nhân có con số chênh lớn về mức giảm giờ nộp thuế giữa báo cáo của Bộ Tài chính với doanh nghiệp, bà Thảo cho hay, có thể cách tính toán của Bộ tài chính dựa theo những sửa đổi của văn bản chính sách, song có những chính sách thay đổi không đồng bộ.
Do vậy, dù có cắt giảm, thay đổi chính sách thuế, nhưng thực tế doanh nghiệp chưa thực sự được hưởng cắt giảm giờ nộp thuế như mục tiêu chính sách, nhiều thủ tục về thuế doanh nghiệp vẫn phải thực hiện như cũ.
Bên cạnh đó, do tâm lý doanh nghiệp chưa thực sự tin tưởng vào những cải cách này, nên mặc dù thủ tục đã được cắt bỏ nhưng doanh nghiệp vẫn thực hiện như trước đây. Công tác tổ chức thực hiện ở địa phương cũng không thay đổi tốt như chính sách đề ra.
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ cải cách thủ tục hành chính thuế cũng chậm, còn nhiều lỗi xảy ra khi thực hiện. Chính sách thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp không kịp cập nhật.
“Việc hoàn thuế cho doanh nghiệp còn chậm, thời gian xem xét kéo dài. Nhiều trường hợp doanh nghiệp không tiến hành giải thể được do cơ quan thuế không thực hiện quyết toán thuế…” - Vị đại diện CIEM chia sẻ.
Trong khi Trung Quốc, Lào, Thái Lan được lợi từ “đòn bẩy hạ tầng” thì Việt Nam sẽ hứng chịu tác động tiêu cực của đòn bẩy này.
Theo Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, nếu từ nay đến cuối năm, các bộ, ngành, địa phương, DN sát sao, quyết liệt thực hiện, dự kiến năm 2015 sẽ cổ phần hóa (CPH) được khoảng 210 DN và số DN CPH giai đoạn 2011- 2015 sẽ là con số đẹp với 459 DN, đạt 90% kế hoạch.
“Từ nông trại đến bàn ăn” là công thức chung mà hầu hết các doanh nghiệp lớn lĩnh vực nông nghiệp đang theo đuổi, việc thiếu hay yếu ở bất kỳ mắt xích nào trong chuỗi giá trị đều sẽ dẫn đến giảm sức cạnh tranh.
Tập hợp và đánh giá sơ bộ các quy định pháp luật về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh cho thấy, đang có quá nhiều quy định, lại phân tán, dàn trải trong rất nhiều các văn bản khác nhau.
Tại Hội thảo “Lao động và DNNVV trong bối cảnh kinh tế mới” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp cùng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức, các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra những hạn chế của khu vực DN tư nhân. Đó là sự yếu về vốn, hạn chế về nguồn nhân lực, cũng như khả năng tìm kiếm mở rộng thị trường còn hạn chế...
Khoản nợ của các doanh nghiệp đủ khả năng trả nhưng chây ỳ được Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cam kết thu hồi trước Quốc hội.
Đó là lời khuyên của các chuyên gia kinh tế, doanh nhân trong và ngoài nước dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam tại diễn đàn CEO Forum 3.0 chủ đề “Khởi đầu sứ mệnh: Tư duy 90 hay 600?” vừa diễn ra tại TP HCM.
Nhiều người đôi khi chỉ thấy lợi ích trước mắt, biết là có rủi ro nhưng vẫn làm.
Số vốn các tập đoàn, Tổng Công ty còn phải thoái khỏi các lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, ngân hàng vẫn còn khoảng 60% tổng số trong kế hoạch.
Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội lo ngại thông qua xóa nợ thuế cho một số doanh nghiệp Nhà nước có thể là cái cớ cho việc chây ỳ về sau, gây bất bình đẳng trong nền kinh tế.
Xóa nợ cho doanh nghiệp Nhà nướckhông được phép thành tiền lệ
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự