tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Phiên tòa 25/8: Nhóm Phú Mỹ phải bán TrustBank vì nợ 4.620 tỷ

  • Cập nhật : 25/08/2016

(Phap luat)

Luật sư nói bà Phấn và nhóm Phú Mỹ là bên bị hại của ông Danh

  • 10:5125/08/2016

    Với những luận cứ đưa ra, luật sư xin không phân tích thêm về luận cứ của các Luật sư nhóm ông Danh cho rằng ông Danh mua tài sản chứ không phải mua ngân hàng.

    Việc ông Danh không lấy được các tài sản là do ông Danh không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán hết tiền nợ, lãi đến tháng 6/2013. Bà Phấn và nhóm Phú Mỹ là bên bị hại của ông Danh.

    Luật sư một lần nữa đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại khoản tiền ông Danh khai là đã chuyển cho bà Phấn vì sự thật là bà Phấn và nhóm Phú Mỹ không nhận được khoản tiền này mà tiền chuyển vào VNCB thanh toán nợ. Việc này cũng được nêu rõ trong đề án tái cơ cấu.

     Luật sư đề nghị Hội đồng xét xử, cơ quan điều tra giải tỏa các kê biên là tài sản nhóm Phú Mỹ tại VNCB để Nhóm Phú Mỹ, VNCB, ông Danh có thể thực hiện thỏa thuận nhằm khắc phục hậu quả, thu hồi tiền cho Nhà nước.

  • Luật sư đề nghị không khởi tố nhóm Phú Mỹ tại tòa
  • 10:4825/08/2016

    Đối với khoản tiền 851 tỷ đồng Viện kiểm sát đề nghị thu hồi thì Luật sư nhóm Phú Mỹ khẳng định tiền này nhóm Phú Mỹ, bà Phấn không được nhận mà nằm trong ngân hàng nên không có cơ sở thu hồi.

    Đối với đề nghị khởi tố nhóm Phú Mỹ, bà Hứa Thị Phấn do tình trạng ngân hàng trước thời điểm chuyển giao (thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu hơn 2.800 tỷ đồng), lừa đảo, đứng tên vay tiền, lừa đảo, lòng vòng trốn thuế….của Viện kiểm sát, Luật sư tranh luận với Viện kiểm sát thì theo quy định về giới hạn của xét xử thì các vấn đề liên quan nhóm Phú Mỹ là không đúng, không có cơ sở, chưa được thẩm vấn tại tòa.

     Đề nghị Hội đồng xét xử không khởi tố tại tòa vì tòa này chỉ xét xử những vấn đề đã được thông báo trước đó. Sau này, các sai phạm (nếu có) của nhóm Phú Mỹ bị khởi tố trong một vụ án khác thì chúng tôi không có ý kiến.

    Luật sư khẳng định một lần nữa là bà Phấn rời ngân hàng tay trắng, không có chuyện lấy 4.600 tỷ của ông Danh. 

    Các Luật sư của ông Danh cho rằng các hợp đồng giữa ông Danh và bà Phấn là vô hiệu, Luật sư cho rằng hợp đồng là có hiệu lực vì những hợp đồng này đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận và ông Danh cũng đã thực hiện một phần nghĩa vụ, được đổi tên ngân hàng, điều hành ngân hàng…trước khi sự việc xảy ra. 

  • Ông Danh mua 85% cổ phần thực chất là mua nghĩa vụ trả nợ
  • 10:2625/08/2016

    Nhóm bà Phấn bảo vệ quyền lợi. Bà Phấn bị bệnh không dự tòa được. Luật sư của bà Phấn và những người thuộc nhóm bà Phấn phát biểu bảo vệ quyền lợi.

    Luật sư nêu lại bối cảnh diễn ra sự chuyển giao ngân hàng để Hội đồng xét xử nắm rõ. 

    Thời điểm chuyển giao, ông Danh mong muốn thành lập ngân hàng cho các doanh nghiệp ngành xây dựng và thực hiện mô hình 4 nhà nhưng không được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng ý. Do không thể thành lập mới nên cuối 2011 ông Danh gặp ông Hà Văn Thắm lúc đó là chủ tịch Ngân hàng Đại Dương (OceanBank). 

    Trước khi chuyển nhượng ngân hàng cho Ông Hà Văn Thắm, Nhóm Phú Mỹ là nhóm nắm giữ gần 85% vốn của Ngân hàng Đại Tín.

    Tình hình kinh tế lúc đó khó khăn trên toàn thế giới, nhà đầu tư ngoại rút vốn nên nhóm Phú Mỹ gặp khó khăn, không có tiền thanh toán cho đối tác và cũng phải thanh toán các khoản nợ đến hạn tại Đại Tín 29 hợp đồng vay với giá trị hơn 3.581 tỷ, khoản đầu tư của Đại Tín 902 tỷ và khoản vay ngoài 102 tỷ. Tổng các khoản vay này là 4.620 tỷ. Đây là lý do nhóm Phú Mỹ phải chuyển giao Ngân hàng Đại Tín cho ông Hà Văn Thắm.

    Trong hợp đồng, ông Thắm phải có nghĩa vụ trả nợ các khoản mà nhóm Phú Mỹ đang nợ Đại Tín và khoản lãi nếu có tính từ tháng 3/2012 đến khi thanh toán xong. Tức là khi bán thì bà Phấn đã thanh toán hết khoản lãi đến thời điểm chuyển giao. 

    Luật sư cũng cho rằng cáo buộc cho rằng Đại Tín trước khi chuyển giao là thua lỗ còn nhiều tranh cãi. Theo báo cáo tài chính và cũng theo trình bày của ông Toàn tại phiên tòa, thực tế hoạt động của Đại Tín trước chuyển giao không bị thua lỗ và việc thua lỗ là do bên thanh tra ngân hàng Nhà nước yêu cầu trích lập dự phòng khoản nợ của nhóm Phú Mỹ tại ngân hàng. Ông Toàn từng không đồng ý yêu cầu này của thanh tra và đã có ý định nghỉ việc nhưng sau này khi có sự việc chuyển giao thì ký đồng ý. 

    Về khoản nợ này, như phân tích của ông Phan Thành Mai, thì chỉ cần giải quyết được khoản nợ của nhóm Phú Mỹ thì ngân hàng sẽ không còn âm vốn do trước đó đã trích lập. Đây cũng là điểm mấu chốt trong hợp đồng chuyển giao và trong đề án tái cơ cấu.

    Luật sư cũng khẳng định nhóm bà Phấn không nhận được các khoản tiền khi chuyển giao mà ông Danh chuyển tiền đó vào một tài khoản tại VNCB để lấy tài sản ra, sau này khoản tiền này hòa chung vào dòng tiền ngân hàng nên không xác định được còn ông Danh gặp vướng mắc không lấy được tài sản ra.

    Luật sư cũng đưa ra thông tin liên quan đến khoản tiền 500 tỷ mà ông Danh đưa cho ông Thắm. Theo Luật sư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra điều kiện đến tháng 12/2012 thì ông Danh và bà Phấn phải thực hiện xong việc thanh toán như hợp đồng nhưng đến ngày cuối cùng thì ông Danh vẫn chưa chuyển đồng nào. 

    Ngân hàng Nhà nước ra điều kiện nếu không thanh toán thì sẽ không cho tổ chức đại hội đồng cổ đông, khi đó ông Thắm cho ông Danh vay 500 tỷ đồng và đề nghị bà Phấn cho mượn tài sản để thế chấp khoản vay và ông Danh hứa khi mua xong đất tại Tô Hiến Thành thì sẽ hoàn trả. Liên quan đến ông Thắm thì sau này ông Thắm cũng bị cơ quan điều tra bắt giam vì cho vay sai.

    Bà Phấn đã dùng cổ phiếu và đất thế chấp cho khoản vay 500 tỷ đồng tai ngân hàng Đại Dương (OceanBank). Do đó, ông Danh mới có tiền trả 650 tỷ đồng cho nhóm bà Phấn và 76,9 tỷ đồng tiền lãi. Lúc này, Ngân hàng Nhà nước mới cho tập đoàn Thiên Thanh tham gia tái cơ cấu ngân hàng Đại Tín.

    Theo thỏa thuận thì đến khi ông Danh trả đầy đủ tiền theo hợp đồng thì ngân hàng VNCB sẽ giải chấp các tài sản nhóm Phú Mỹ. Nhóm Phú Mỹ sẵn sàng ngồi lại với Tập đoàn Thiên Thanh, ông Danh để xử lý các khoản nợ giữa 2 bên trên cơ sở biên bản họp HĐQT trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mua lại 0 đồng ngân hàng này. 

  • Cựu chủ tịch TrustBank nói không làm sai, không đủ căn cứ khởi tố
  • 10:1225/08/2016

    Ông Hoàng Văn Toàn, cựu chủ tịch Ngân hàng Đại Tín lên phát biểu.

    Ông toàn nói, chúng tôi khẳng định có 2 cấp là hội đồng tín dụng cấp trên chỉ nhận hồ sơ từ cấp chi nhánh, cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng...Không tái thẩm định khách hàng mà cấp chi nhánh đã thẩm định trong trường hợp chi nhánh không giải ngân được do vượt hạn mức. Quy trình làm việc chúng tôi không sai, không đủ căn cứ khởi tố chúng tôi.

  • Luật sư của VNCB đề nghị thu hồi số tiền ông Danh đã chuyển cho ông Thanh
  • 09:1325/08/2016

     Luật sư bảo vệ quyền lợi của ngân hàng CB cũng đưa ra nhiều luận chứng. 

    Theo Luật sư, có nhiều điểm cho thấy có vấn đề giao dịch giữa bà Bích và ông Danh.

    Luật sư cho rằng Tập đoàn Thiên Thanh do ông Danh và bà Chi sở hữu, rất nhiều lần bà Bích nhận tiền tại Tập đoàn Thiên Thanh. Bà Bích khai rằng nhận tiền lãi từ bà Trang tại Tập đoàn Thiên Thanh. Vì sao cho bà Trang vay tiền mà nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh trả lãi hết năm này sang năm khác?

     Theo Luật sư, trong phần trả lời của nhóm bà Bích có nhiều điểm không thể tin tưởng. Luật sư cho rằng bà Bích không có chứng từ nào cho thấy tiền trong tài khoản là bà Trang chuyển tiền. Ngược lại, có rất nhiều chứng từ liên quan nhận tiền, chuyển tiền, sao kê tài khoản gửi cùng các chứng từ mà ông Tuấn, ông Lộc mang về cho thấy bà Bích nắm bắt được dòng tiền chuyển đến, chuyển đi từ tài khoản của bà chứ không phải không biết. 

    Theo Luật sư, việc trình bày của bà Bích liên quan vay tiền và để tiền trong tài khoản, hưởng lãi suất không kỳ hạn thì tính một năm, nhóm bà Bích thiệt kinh tế ~500 tỷ đồng/năm. Điều này hoàn toàn không phù hợp với việc tối ưu hóa lợi ích kinh tế của các khoản tiền như trước đó cũng nhóm bà Bích trình bày. 

    Từ những chứng cứ, chứng từ và tư duy có thể thấy rằng thực tế nhóm bà Bích không có tiền để tất toán nợ. 

    Về các khoản 6 sổ tiết kiệm, tại ngân hàng cũng không có chứng từ nào cho thấy có lưu ký sổ tiết kiệm tại ngân hàng.

    Luật sư đề nghị rằng có rất nhiều chứng cứ cho rằng có sự đồng thuận trong giao dịch giữa bà Bích và ông Danh, vì thế, đề nghị cho thu hồi khoản tiền ông Danh đã chuyển cho ông Thanh vì đây là giao dịch không đúng.

  • NH Xây dựng tiếp tục khẳng định 5.190 tỷ đồng bà Bích vay là bình thường, phải trả nợ
  • 08:4125/08/2016

    Sáng nay ngày 25/8, Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng tiếp tục.

    Mở đầu phiên tòa, Hội đồng xét xử mời đại diện Ngân hàng Xây dựng (ngân hàng CB - CBBank) nêu quan điểm về các khoản tiền.

    Theo đại diện ngân hàng CB, khoản vay 5.190 tỷ đồng là khoản vay thực hiện hoàn toàn bình thường, cầm cố sổ tiết kiệm để vay. Khoản này, ngân hàng CB đề nghị tất toán sổ tiết kiệm để trả nợ là bình thường.

    Còn về khoản 5.190 tỷ đồng được cho là chuyển từ tài khoản bà Bích sang tài khoản ông Danh, khoản này tôi trình bày quan điểm như sau: Bà Bích khẳng định không có giao dịch với ông Danh nhưng qua quá trình thu thập thông tin thì chúng tôi thấy đã rất nhiều lần tiền từ tài khoản bà Bích chuyển sang tài khoản ông Danh chứ không riêng gì các khoản ngày 21/8 và 26/8. Nói như ông Danh nói thì là việc chuyển tiền đã được thực hiện từ năm này sang năm khác.

    Trong phiên tòa, đã có một luật sư nói một vấn đề rất đúng chuyên môn ngân hàng đó là sổ tiết kiệm đã được cầm cố vay tại ngân hàng thì không thể cũng cầm cố vay một khoản khác nữa. Nhưng vì sao thực hiện được như trong vụ án thì tôi nói rõ như sau: tài khoản ông Danh luôn có một vài trăm tỷ và thực hiện theo hình thức thanh toán khoản nọ, lấy tiền để tất toán khoản kia, tổng hòa lại là khoản tiền lớn chứ không phải là một con số lớn 3.100 tỷ hay 2.090 tỷ.

    Ngành ngân hàng chúng tôi có tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, chúng tôi có những lòng tin nhất định đối với các hành vi chứ không thể không mà nói có.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục