HĐXX cho biết ngày mai (3-8) sẽ triệu tập ông Trần Quý Thanh ra tòa, dù trước đó ông Thanh có đơn xin cho người đại diện ra tòa thay, nhưng vì một số nội dung không thể được làm rõ nên cần phải có mặt của ông Thanh.

Khai trước tòa, Phạm Công Danh khẳng định đã có người hỏi mua 10 lô đất tại TP Đà Nẵng với giá 250 triệu USD và không chọn mức giá thẩm định mà một số tổ chức khác đã từng định giá trước đó (1.260 tỷ và 2.600 tỷ).
Trong buổi xét xử ngày 29/7, HĐXX đã dành phần lớn thời gian xét hỏi Phạm Công Danh về các hành vi làm trái nhằm rút tiền từ Ngân hàng Xây Dựng (VNCB), gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng ở VNCB. Khi nhắc đến 10 lô đất tại khu vực sân vận động Chi Lăng, TP Đà Nẵng, Phạm Công Danh cho rằng đã có đối tác trả giá mua khu đất này lên tới 250 triệu USD cách đây 3 năm nhưng vì điều kiện khách quan nên không có thời gian đàm phán và bán được. Nếu có cơ hội khắc phục, Danh xin bán các tài sản này.
Trước đó, lô đất này được Hội đồng thẩm định giá Đà Nẵng định giá dự án đó là 1.260 tỷ đồng trong khi công ty thẩm định giá Miền Nam định giá 2.600 tỷ đồng.
Khi tòa hỏi chọn bản định giá nào, Phạm Công Danh trả lời sẽ không lựa chọn cả hai.
"Vì tôi là chủ sở hữu nên tôi hiểu rõ giá trị khu đất của tôi. Các đồng nghiệp của tôi định giá tài sản là định giá trong tương lai chứ không phải định giá thực tế. Tức nếu không có gì biến động thì giá trị tương lai của dự án sẽ là như thế. Đây là mảnh đất ở vị trí rất đẹp. Trong phạm vi được pháp luật cho phép thì tôi xin được tự bán lô đất để khắc phục hậu quả", bị cáo Danh trả lời thẩm vấn.
Luật sư Phan Trung Hoài đại diện nhóm luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh cho biết, ý kiến của Phạm Công Danh liên quan đến giá trị khu sân vận động Chi Lăng với đối tác là có thật. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố nên việc đàm phán không thực hiện được. Trong 2 năm qua, ông Danh bị bắt nên chưa có cơ hội đàm phán lại được.
Theo luật sư Hoài, nếu cho phép tập đoàn Thiên Thanh đàm phán giá tốt hơn thì việc khắc vụ hậu quả của vụ án sẽ tốt hơn. Tập đoàn Thiên Thanh có thể trình bày phương án sử dụng tài sản. 10 lô đất với 10 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tập đoàn Thiên Thanh hiện nay đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra bộ Công an kê biên.
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cho rằng nếu nay mai có đối tác chuyển tiền mua các tài sản kia thì tòa sẽ xem xét chứ không thể chờ đợi Tập đoàn Thiên Thanh đàm phán trong thời gian dài được.
Hội đồng xét xử cũng quyết định thành lập Hội đồng định giá độc lập của Bộ tài chính và dù kết quả thẩm định này như thế nào thì cũng phải chấp nhận không được có ký kiến về kết quả này.
Trong phần xét hỏi cuối ngày, Phạm Công Danh còn khẳng định có thể thanh toán hết số nợ và khắc phục hậu quả.
"Tôi thực sự bàng hoàng khi có định giá cho rằng lô đất của tôi chỉ còn 1.260 tỷ đồng. Tôi thực sự cảm ơn tòa đã cho phép thành lập hội đồng định giá độc lập để tôi yên tâm hơn. Ngoài ra, việc định giá cần bao gồm khoản đền bù cho những khu đất của dân mà giờ đã toàn quyền sử dụng của tôi.
Còn nếu mà tòa có định định giá 1.260 tỷ đồng thì cho phép tôi được gặp người nhà nộp tiền mua lại dự án này và cũng đem dự án này đi thế chấp ngân hàng khác (họ định giá 100 triệu/m2) để khắc phục", Danh khai trước tòa.
Mai Ngọc
Theo Trí thức trẻ
HĐXX cho biết ngày mai (3-8) sẽ triệu tập ông Trần Quý Thanh ra tòa, dù trước đó ông Thanh có đơn xin cho người đại diện ra tòa thay, nhưng vì một số nội dung không thể được làm rõ nên cần phải có mặt của ông Thanh.
Tòa hoài nghi rằng, liệu Trang Phố Núi và Phạm Công Danh có mối quan hệ nào lớn hơn quan hệ giữa chủ tịch HĐQT và nhân viên hay không thì mới có thể tin tưởng nhau đến vậy.
Phạm Công Danh nhất quyết khai không chỉ đạo gì về cho nợ chứng từ đối với nhóm bà Bích.
Phạm Công Danh bức xúc khi bà Bích nói không biết cho Danh mượn tiền
Chi tiền cho ai là vấn đề rất lớn, tế nhị nên Danh không muốn làm ảnh hưởng đến ai
In hóa đơn không ký hợp đồng bị phạt đến 1,5 triệu, đại lý đổi ngoại tệ không được bán ngoại tệ lấy ngoại tệ khác, lãi suất với tiền lãi vay chậm trả giữa các ngân hàng tối đa 10%/năm... là những chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1/8/2016
Phiên tòa 29/7: Phạm Công Danh xin phép được gặp người nhà nộp tiền mua đất nếu tòa định giá 1.260 tỷ
Sau khi nhóm cổ đông mới (Phạm Công Danh) vào điều hành ngân hàng còn phải trích lập dự phòng tới 12.000 - 13.000 tỷ đồng cho giai đoạn trước.
Phạm Công Danh đã khai ra lý do mua lại NH Đại Tín với số tiền hơn 4.600 tỷ đồng giữa lúc nhà băng này âm vốn chủ sở hữu đến 2.800 tỷ, lỗ lũy kế hơn 6.000 tỷ.
Nghe lời khuyên của Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh đã đổ tiền vào cứu TrustBank và cuối cùng sa lầy ở ngân hàng này. Cũng theo lời khai của Phạm Công Danh, Danh còn bị lừa khi mua lại cổ phần của nhóm bà Hứa Thị Phấn khi trả được 3.700 tỷ mới biết tài sản không bán được.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự