tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 31-05-2018

  • Cập nhật : 31/05/2018

Các nhà máy dầu độc lập của Trung Quốc đối mặt với đóng cửa theo quy định thuế mới

Các quy định thuế mới của Trung Quốc đã giới thiệu trong tháng 3 có thể buộc một số nhà máy lọc dầu độc lập đóng cửa, cách thức để tồn tại dưới sự giám sát chắt chẽ hơn và sự cạnh tranh ngày càng tăng là cắt giảm chi phí và tăng cường tính cạnh tranh.

Xu Yuan, tổng giám đốc của Haike Petrochemical cho biết các quy định thuế mới đang có một ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận lọc dầu của các nhà máy độc lập. Các nhà máy này đã có lợi nhuận lớn trong hai năm trước sau khi Bắc Kinh cho phép họ nhập khẩu dầu thô lần đầu tiên kể từ năm 2015.

Tính từ 1/3, Bắc Kinh đã ban hành các quy định thuế mới nghiêm ngặt hơn cho các nhà máy lọc dầu, được biết với tên teapot, thu thuế tiêu thụ xăng 38 USD/thùng và thuế dầu diesel là 29 USD/thùng. Các quan chức và thương nhân cho biết các biện pháp mới nhằm ngăn chặn các hóa đơn nhiên liệu bất hợp pháp mà các nhà máy máy lọc dầu teapot và các nhà pha trộn nhiên liệu bị cáo buộc sử dụng để tránh thuế tiêu thụ.

Chính sách thuế nghiêm ngặt diễn ra khi tập đoàn hóa học tư nhân khổng lồ Zhejiang Rongsheng Group và Dalian Hengli Group dự kiến đưa vào hoạt động khu phức hợp lọc và hóa dầu cuối năm nay, thêm vào sự cạnh tranh gay gắt đã sẵn có trong một thị trường dư thừa nhiên liệu trong nước.

Là người đứng đầu giao dịch dầu mỏ của Haike, ông Xu cho biết các nhà máy sẽ cố gắng cắt giảm chi phí mua dầu thô bằng cách tối ưu hóa sự pha trộn dầu thô và sử dụng các chiến lược bảo hiểm phức tạp hơn.

Haike Group, tổng công ty của Haike Petrochemical, điều hành công suất lọc dầu 120.000 thùng mỗi ngày tại Sơn Đông.

Các nhà máy lọc dầu độc lập, chiếm 1/5 tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc, điều hành một lượng tương đối nhỏ và các cơ sở lọc dầu kém phức tạp so với các công ty dầu lớn của nhà nước và hầu như không có kinh nghiệp trong việc phòng hộ nhiên liệu.(VITIC)
-------------------

Vì sao TP HCM muốn thu hút thêm nhiều khách Trung Quốc?

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 6,7 triệu lượt, trong đó hơn 50% là khách từ thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc.

 

hon 2,15 trieu luot khach trung quoc den viet nam trong 5 thang dau nam. anh: nld

Hơn 2,15 triệu lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam trong 5 tháng đầu năm. Ảnh: NLĐ

Trong tháng 5-2018, khách quốc tế đến nước ta ước đạt hơn 1,1 triệu lượt, giảm 13,5% so với tháng trước nhưng vẫn tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng đầu năm, có hơn 6,7 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách tăng mạnh nhất qua đường bộ 59,9% với hơn 1,16 triệu lượt người, khách đến bằng đường biển giảm 6,1%, chỉ đạt hơn 157.000 lượt người.

Trong các thị trường, khách đến từ châu Á tăng mạnh nhất với trên 5 triệu lượt, chiếm tới 74,6% tổng lượng khách quốc tế đến nước ta. Đáng lưu ý, chỉ tính riêng hai thị trường khách Trung Quốc và Hàn Quốc đã chiếm hơn 50% tổng lượng khách quốc tế. Cụ thể, khách đến từ Trung Quốc đạt 2,15 triệu lượt tăng 37% và khách Hàn Quốc đạt 1,44 triệu lượt tăng 62,1% so với cùng kỳ...

Tại TP HCM, Sở Du lịch TP cho biết trong 5 tháng đầu năm đã thu hút được hơn 3,1 triệu lượt khách quốc tế, trong đó khách Trung Quốc đang dẫn đầu về số lượng. Trả lời báo chí mới đây, một lãnh đạo Sở Du lịch TP xác nhận địa phương này đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đón 1,5 triệu lượt khách Trung Quốc, tăng gần gấp 3 lần năm 2017.

Trao đổi với báo Người Lao Động, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó giám đốc Sở Du lịch TP, cho biết sở đã có kế hoạch làm việc với các doanh nghiệp chuyên phục vụ khách Trung Quốc để có định hướng. Đồng thời, tổ chức hội thảo chuyên về thị trường Trung Quốc với khoảng 100 doanh nghiệp lữ hành nhằm thông tin cho họ về quy định, chính sách pháp luật khi đưa khách Trung Quốc vào Việt Nam.

Theo lãnh đạo Sở Du lịch, đây là điều TP rút kinh nghiệm từ một số địa phương để tránh xảy ra các tình trạng tiêu cực tác động đến thị trường du lịch liên quan đến khách Trung Quốc. Bởi Trung Quốc là thị trường khách truyền thống, trọng điểm không chỉ của Việt Nam mà cả TP. Hiện khách Trung Quốc đang dẫn đầu trong nhóm 10 thị trường khách đông nhất đến TP.(NLĐ)
--------------------------

MB đưa ra "chìa khoá" để doanh nghiệp star up tiếp cận vốn tín dụng

 Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa phối hợp với chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh cao cấp (Trường Đại học Hawaii) tổ chức hội thảo Bảo đảm tài chính bền vững cho doanh nghiệp.

MB đưa ra chìa khoá để doanh nghiệp star up tiếp cận vốn tín dụng - Ảnh 1.

Ngân hàng Quân đội hướng tới cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp star up - Ảnh minh hoạ

Một trong những khó khăn lớn của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường là vốn. GS. E.Mais (Đại học Hawaii) cho biết nhiều chủ doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng nhanh rất bối rối vì luôn ở trong tình huống dường như không đủ tiền mặt. Do đó, họ phải xây dựng dự báo tài chính với những giả định, ước tính chu kỳ kinh doanh, dự báo doanh thu, sử dụng doanh thu để tạo ra bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo tỉ trọng. 

Đồng thời doanh nghiệp phải đưa ra các dự báo nhu cầu tiền mặt hàng tháng, hàng quý, dự báo kết quả sản xuất kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Tiêu chí quyết định nhu cầu tài chính của doanh nghiệp gồm quy mô và hiệu quả tối thiểu, khả năng sinh lời, tăng trưởng doanh thu… Nếu doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao sẽ làm tốc độ tăng trưởng cao hơn, nhu cầu tiền mặt cũng cao hơn.

Ông Bùi Tuấn Minh, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế Deloitte Việt Nam, chia sẻ: Hệ thống kế toán và thuế không hiệu quả có thể dẫn đến các sai sót trong việc kê khai thuế, dẫn tới tăng chi phí thuế. Hơn nữa, còn có tình trạng doanh nghiệp áp dụng chế độ 2 sổ kế toán, một sổ cho mục địch quản trị và một cho hệ thống thuế. Đây chính là lý do doanh nghiệp có thể bị phạt vì vi phạm pháp luật thuế và như vậy có nghĩa là khả năng tiếp cận vốn tín dụng là rất thấp. Ngay cả khi muốn gọi vốn từ các hình thức đầu tư khác cũng rất khó thuyết phục được đối tác bỏ tiền đầu tư vì tình hình tài chính không minh bạch, nhiều rủi ro.

Ông Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch HĐQT MB, nói cho vay doanh nghiệp star up cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) là xu hướng nhiều ngân hàng quan tâm. Nên xác định tiêu chí nào để ngân hàng đánh giá một báo cáo tài chính của star up có đáng đầu tư hay không là việc rất quan trọng.

Liên quan đến câu hỏi cách tiếp cận vốn của doanh nghiệp với ngân hàng, ông Đinh Như Tuynh, Trưởng bộ phận SME của MB, cho biết với góc độ ngân hàng, nếu như loại trừ các yếu tố về mặt môi trường, chính sách thì yếu tố dòng tiền là yếu tố ngân hàng quan tâm nhất. Để tính toán được dòng tiền, phía ngân hàng rất mong muốn làm sao có thật nhiều thông tin để tính toán được chuẩn xác nhất. Dòng tiền đó là cơ sở để ngân hàng đánh giá khoản đầu tư cho doanh nghiệp cũng như khả năng trả nợ của doanh nghiệp đó.(NLĐ)
-----------------------------

Hàng tồn như núi ở cảng

Một trong những nguyên nhân khiến hàng tồn đọng ở các cảng tăng đột biến là do Trung Quốc cấm nhập phế liệu nhựa

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện Cục Hải quan TP HCM cho biết tính đến hết ngày 20-5, tại các chi cục hải quan trực thuộc có tổng cộng 6.801 kiện và 389 container hàng hóa quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu, cảng biển nhưng chưa làm thủ tục hải quan, được xem là hàng tồn đọng vô chủ theo Thông tư 203 của Bộ Tài chính. Cụ thể, tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 tồn 307 container và 448 kiện, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tồn 1.949 kiện, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh tồn 4.384 kiện, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 tồn 62 container và 20 kiện…

Đại diện Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 cho biết tình trạng hàng tồn đọng tại cảng tăng đột biến từ đầu năm đến nay, đặc biệt tại cảng Cát Lái (quận 2). Nguyên nhân chủ yếu do Trung Quốc gần đây cấm nhập phế liệu nhựa từ các nước châu Âu, Nhật, Mỹ… nên loại hàng hóa này đã tìm đường nhập về các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam… Bên cạnh đó, việc các bộ - ngành liên quan hạn chế cấp phép nhập khẩu cho các loại hàng phế liệu nên hải quan không thể cho thông quan dẫn đến tình trạng ùn ứ tăng đột biến so với trước.

Một nguyên nhân khác khiến hàng tồn đọng còn do không có doanh nghiệp hoặc người đến nhận hàng. Như tuần qua, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã tiến hành kiểm tra một số container hàng tồn tại cảng và phát hiện hơn 100 máy lạnh, hơn 270 xe đạp cũ và các phụ tùng xe đạp. Đây là lô hàng thuộc diện cấm nhập vì đa số đã qua sử dụng. Số hàng này có tên người nhận là một công ty có địa chỉ ở quận Tân Phú, TP HCM nhưng đơn vị này không chịu đến nhận dù đã quá thời gian quy định.

Hàng tồn như núi ở cảng - Ảnh 1.

Hàng hóa tại cảng Cát Lái (quận 2, TP HCM). Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Cũng có một số mặt hàng sau khi kiểm kê cần phải đi kiểm tra chất lượng hoặc giám định của các cơ quan chuyên ngành mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết gây ách tắc ở cảng.

Đặc biệt, một số văn bản mới áp dụng nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể nên việc xử lý hàng tồn còn nhiều bất cập. Cụ thể, Luật Đấu giá tài sản, có hiệu lực từ ngày 1-7-2017, có nhiều điểm mới nhưng chưa thống nhất trong cách thực hiện, như ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá, lựa chọn tổ chức đấu giá… nên chưa thể tiến hành nhanh chóng trong việc giải quyết hàng tồn đọng được.

Theo Cục Hải quan TP HCM, để xử lý các doanh nghiệp nhập khẩu, quản lý hàng tồn đọng; người vận chuyển, các cơ quan liên quan phải phối hợp chặt chẽ hơn trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa để hải quan nhanh chóng kiểm tra xác minh và thực hiện thông báo tìm chủ hàng hóa tồn đọng.

Về phía cơ quan hải quan, các đơn vị hải quan cửa khẩu phải tổ chức theo dõi chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu đến thời điểm cần phải xử lý theo quy định của Thông tư 203.

Đối với quy định hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chất thải nguy hại thì chủ hàng, phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải phải có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tuy vậy, trên thực tế, theo Cục Hải quan TP HCM, có rất nhiều lô hàng phế liệu bẩn, lốp xe… phải tiêu hủy rất tốn kém do không xác định được chủ thể vi phạm và cũng không ràng buộc được người vận chuyển hay gửi hàng. (NLĐ)

Trở về

Bài cùng chuyên mục