tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-08-2016

  • Cập nhật : 26/08/2016

Ngành công nghiệp tái chế có thể tạo ra hơn 1.000 tỉ USD

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu phế thải cho ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam gia tăng từ 10-20%/năm. Nếu hình thành được chuỗi cung ứng tuần hoàn (tái chế, tái sử dụng, tái sản xuất) trên toàn cầu có thể tạo ra hơn 1.000 tỉ USD vào năm 2025.

Bởi lẽ, tối ưu hóa được các nguồn lực và giảm lượng chất thải cần phải được xử lý thông qua việc chôn lấp.

Nhập khẩu hàng triệu tấn phế liệu

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Nền kinh tế tuần hoàn: Hướng tiếp cận mới nâng cao sức cạnh tranh, giảm chất thải ra môi trường” vừa tổ chức tại Hà Nội. Theo PGS.TS Huỳnh Trung Hải - Trưởng phòng KHCN, Đại học Bách Khoa Hà Nội, trong năm 2010, các doanh nghiệp (DN) thép Việt Nam sản xuất được 8,7 triệu tấn sản phẩm, đáp ứng khoảng 80% tổng nhu cầu thép cả nước. Tuy nhiên, lượng thép phế trong nước cho đến nay mới chỉ cung cấp được trung bình khoảng 30%, còn lại phải nhập khẩu từ bên ngoài. Trong ngành công nghiệp nhựa, tổng công suất ước tính là khoảng 3,8 triệu tấn nhưng nguồn cung nguyên liệu trong nước chỉ đạt khoảng 30%. Hàng năm nhập khẩu từ 2 - 2,5 triệu tấn nguyên liệu, trong đó phế liệu nhựa đã chiếm trên 80% (!).

Đáng nói, TS.Hải cho rằng, phần lớn chất thải ở Việt Nam được tái chế tại các làng nghề, gần như không có sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp phụ trợ. Đại đa số các thiết bị, máy móc và hóa chất đều là tự chế tạo hoặc nhập khẩu từ nước ngoài với chất lượng thấp, khó kiểm soát. Các DN chưa được hỗ trợ bởi một khung pháp lý phù hợp, đặc biệt là trong các vấn đề giám sát sản xuất, giám sát hiệu quả hoạt động và chất lượng sản phẩm. “Chúng ta đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lực phục vụ tái chế như: vốn, nhân lực trình độ cao, trang thiết bị chuyên môn và khả năng làm chủ công nghệ mới” - ông Hải nói.

“Phải coi chất thải là tài nguyên”

Các chuyên gia đánh giá, việc xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp, đốt thủ công... tiêu tốn hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm song hiệu quả không cao, chưa kể gây hậu quả trực tiếp tới môi trường. Với tiềm năng lớn của ngành công nghiệp tái chế, TS Hải cho rằng, thời gian tới cần tập trung phát triển các DN tái chế lớn, dịch chuyển dần theo hướng chính quy hóa các cơ sở quy mô vừa và nhỏ, ưu tiên liên kết các DN. Bên cạnh đó, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa DN và cơ sở nghiên cứu nhằm khai thác thế mạnh của từng bên với sự giám sát, hỗ trợ của nhà nước.

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Tổng Thư ký VCCI cho biết, trong hội đồng DN vì sự phát triển bền vững sẽ thành lập một thị trường mua bán nguyên vật liệu phế thải để các DN tự do giao dịch, từ đó dễ dàng tiếp cận chu trình khép kín. “Một công ty có nhu cầu về nhựa có thể mua những sản phẩm nhựa sau khi sử dụng của các DN khác để chế biến từ những hộp nhựa thành dầu để sử dụng. Hoặc một DN sản xuất điện có thể sử dụng những sản phẩm tái chế những chất thải trong quá trình sản xuất điện để tạo ra một nguồn nguyên vật liệu mới trong ngành xây dựng, qua đó tiếp cận những bạn hàng và thị trường mới” - ông Vinh dẫn chứng.

Như vậy, tử trước đến nay, phương pháp quản lý rác thải truyền thống thường tìm cách giảm thiểu các chi phí thu gom và xả thải - tức là chôn lấp thay vì tái chế hay thiêu hủy rác. Nhưng trong một nền kinh tế tuần hoàn, mục tiêu là tối đa hóa giá trị tại mỗi giai đoạn trong vòng đời của một sản phẩm. “Để biến việc tái chế trở thành cơ hội phát triển trong giai đoạn mới, điều quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy, quan điểm về chất thải và tái chế chất thải; phải coi chất thải là tài nguyên và coi quản lý chất thải là quản lý tài nguyên”, ông Hải nhấn mạnh.(Laodong)


Hệ thống ngân hàng đang dư thừa lượng tiền lớn

Theo phân tích của Công ty chứng khoán Bảo Việt, nguồn tiền đang dư thừa khá lớn trong hệ thống các tổ chức tín dụng và ngân hàng thời điểm hiện tại.

BVSC phân tích: Thị trường OMO tiếp tục trầm lắng tuần thứ 13 liên tiếp khi không có hoạt động bơm/hút ròng nào qua kênh này.

Tuần qua là tuần thứ 12 NHNN tiếp tục điều tiết cung cầu tiền Đồng trên thị trường thông qua việc phát hành tín phiếu kỳ hạn ngắn. Tín phiếu kỳ hạn 14 ngày tiếp tục được phát hành liên tiếp với tổng giá trị trong tuần đạt 27.000 tỷ đồng, trong khi lượng tín phiếu đáo hạn đạt 20.999 tỷ đồng. Do vậy, thông qua kênh tín phiếu, NHNN đã hút ròng 6.000 tỷ đồng từ thị trường.

Điểm đáng lưu ý là lãi suất tín phiếu phát hành bởi NHNN có xu hướng giảm liên tiếp. Xét riêng kỳ hạn 14 ngày kể từ khi phát hành thời điểm đầu tháng 6 có mức lãi suất 2,75%/năm, sau nhiều tuần giảm tương đối mạnh, lãi suất loại kỳ hạn này tuần vừa qua đạt 1,2%/năm phiên đầu tuần và tiếp tục giảm chỉ còn 1%/năm phiên cuối tuần ngày 19/8 – mức lãi suất thấp nhất trong lịch sử, và gần bằng lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm. “Đây là dấu hiệu thể hiện nguồn tiền đang dư thừa khá lớn trong hệ thống các tổ chức tín dụng và ngân hàng thời điểm hiện tại”- BVSC nhận định.

Trong bối cảnh đó, BVSC cho biết thêm, lãi suất liên ngân hàng tuần qua giảm tuần thứ hai liên tiếp tại cả ba kỳ hạn. Cụ thể, tuần qua lãi suất trung bình các kỳ hạn giảm trong biên độ khá tương đồng từ 0,14-0,18%. Lãi suất trung bình kỳ hạn một tuần giảm nhẹ nhất 0,14% xuống mức 1,05%/năm.

Tiếp đó, lãi suất kỳ hạn qua đêm và hai tuần đồng loạt giảm 0,18% về mức 1,21% và 1,39%/năm. Nhìn chung, cả ba kỳ hạn đều tiếp tục giữ mức lãi suất dưới 2%/năm thấp liên tiếp nhiều tuần qua, thậm chí tuần qua đều giảm xuống dưới 1,5%/năm. Diễn biến này cho thấy thanh khoản hệ thống ngân hàng hiện vẫn khá dồi dào.

Tuy nhiên, BVSC cho rằng việc dư thừa thanh khoản thời điểm này chỉ mang tính chất ngắn hạn, làm bước đệm chờ đợi tín dụng tăng trưởng mạnh hơn nửa cuối năm 2016 này (ước tính trên 10% để hoàn thành kế hoạch tăng trưởng 16% - 18% cả năm). Hơn nữa, rủi ro lạm phát tăng nhanh trở lại (dự kiến 4-5% cả năm nay) sẽ gây áp lực lên lãi suất thời gian tới.( baohaiquan)


Trung Quốc hấp dẫn giới đầu tư kho hàng

Khi công ty góp vốn tư nhân danh tiếng Warburg Pincus (Mỹ) bắt đầu để ý tới lĩnh vực kho vận tại Trung Quốc năm 2009, số nhà kho hiện đại ở quốc gia đông dân số một thế giới này còn ít hơn ở thành phố Boston (Mỹ).
Nhưng đó là chuyện của 7 năm trước. Giờ đây, người dân Trung Quốc như mải mê trong "cơn sốt" mua sắm trực tuyến khiến nhu cầu hàng hóa đè lên các nhà sản xuất, những công ty giao hàng nhanh cùng các hãng thương mại điện tử như Alibaba, JD.com. Khi cầu vượt quá cung, các nhà đầu tư tại đây nhanh chóng nhận ra nhu cầu phát triển những doanh nghiệp giao vận và nhà kho hiện đại.
Theo khảo sát của công ty tư vấn bất động sản Jones Lang LaSalle (Anh), các nhà đầu tư giàu có như Carlyle Group LP, Warburg Pincus (cùng của Mỹ) hay Canada Pension Plan Investment Board (CPPIB - Canada) đã chi khoảng 12 tỷ USD vào lĩnh vực này ở Trung Quốc kể từ năm 2013.
"Với sự chuyển đổi cán cân từ nền kinh tế dựa trên sản xuất sang nền kinh tế dịch vụ, tiêu thụ, bạn phải trữ hàng ở đâu đó để kinh doanh. Chúng tôi nhận thấy về lâu dài Trung Quốc sẽ còn có thêm nhiều nhà kho hiện đại hơn nữa", Trưởng phụ trách khu vực Đông Nam Á của Warburg Pincus Jeffrey Perlman nhận xét.
Dù quý II vừa qua kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, doanh thu mua sắm trực tuyến lại bùng nổ và được kỳ vọng tăng gấp đôi vào năm 2018, đạt 1.130 tỷ USD. Người dân nơi đây đang có thu nhập cao hơn trước, dễ dàng tiếp cận smartphone để đặt mua mọi thứ từ dụng cụ gia đình, quần áo, hoa cho tới bánh pizza.
Theo Cục số liệu quốc gia Trung Quốc, lĩnh vực bán lẻ trực tuyến đã tăng trưởng 12,6%, dự tính đạt 17% vào năm 2018. Trong khi đó ở Mỹ, doanh số của thương mại điện tử chiếm khoảng 8,1% tổng số hàng bán trong quý II/2016. Ấn Độ, một quốc gia đang phát triển khác tại châu Á với tầng lớp trung lưu ngày càng đông cũng trở thành thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư kho bãi.
Thị trường kho vận Trung Quốc đạt 1.000 tỷ tệ (150,3 tỷ USD) trong năm 2015 nhờ sự phát triển của nhà kho, quy trình đóng và xử lý hàng hóa. Công ty CPPIB đã đổ 2,6 tỷ USD vào kho vận Trung Quốc. Warburg Pincus đứng sau công ty e-Shang (Trung Quốc) chuyên cung cấp dịch vụ kho vận cho nhiều công ty thương mại điện tử khác nhau, trong đó có JD.com.
Công ty tư vấn bất động sản DTZ Cushman & Wakefield dự đoán diện tích kho bãi tại Trung Quốc sẽ tăng 10% mỗi năm cho tới 2020. "Thương mại điện tử giờ đây phát triển với tốc độ nhanh hơn cả tăng trưởng GDP. Điều đó tạo ra nhu cầu rất lớn cho lĩnh vực kho vận", Jason Lee, Trưởng bộ phận bất động sản khu vực châu Á của công ty Carlyle Group LP cho hay.

Carlyle đang đầu tư cho công ty China Logistics Property Holdings, đơn vị mới niêm yết lần đầu trên sàn chứng khoán tại Hong Kong với giá trị tới 459 triệu USD hồi tháng 7. Năm 2016, liên minh này đã chi 2,1 tỷ tệ (315,6 triệu USD) để bổ sung thêm 1,1 triệu m2 đất nền làm kho vào tài sản của mình và dự tính hoàn thành xây dựng một nhà kho mới vào năm 2017. Từ nay tới 2019, công ty dự tính đầu tư 1,8 tỷ USD để xây 34 khu kho vận mới, mở rộng 4,5 triệu m2 diện tích.(Vnexpress)


Sản xuất công nghiệp Nhật Bản tháng 8 tăng

Ước tính hoạt động sản xuất của Nhật Bản tăng vào tháng 8, đây là lần đầu tiên tăng trong sáu tháng. Đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế có thể được phục hồi sau suy thoái vào đầu năm nay, một cuộc khảo sát ngày 23/8 cho thấy.
Theo khảo sát của Markit/Nikkei Nhật Bản chỉ số PMI tăng lên đến 49,6 trong tháng 8, từ thức 49,3 trong tháng 7 trên cơ sở điều chỉnh theo mùa.
Chỉ số vẫn dưới ngưỡng phân cách 50 cho thấy sản xuất công nghiệp giảm trong 6 tháng liên tiếp, nhưng tốc độ suy giảm không đáng kể.

Các chỉ số cho đầu ra tăng lên mức sơ bộ 50,6 từ 49,4 trong tháng trước đó. Sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng, lần đầu tiên kể từ tháng 2.

Tuy nhiên, đơn đặt hàng mới và đơn hàng xuất khẩu giảm với tốc độ đáng kể, buộc các nhà sản xuất Nhật Bản cắt giảm giá hàng hoá mạnh nhất kể từ tháng 10/2012 để thu hút kinh doanh mới.
Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản bđình trệ trong quý II do chi tiêu tiêu dùng chậm lại và xuất khẩu giảm do nhu cầu bên ngoài yếu và tác động của đồng yên mạnh. 
Trong tháng này, Chính phủ Nhật Bản công bố một gói kinh tế trị giá 13,5 nghìn tỷ yên (133,96 tỷ USD) trong các biện pháp tài chính, hy vọng sẽ giúp nền kinh tế làm chệch hướng những cơn gió ngược bên ngoài và duy trì sự phục hồi vừa phải.

Gói kích thích này tập trung chủ yếu vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới, có thể hỗ trợ chi phí vốn và sản lượng nhà máy vào năm tới, khi các dự án xây dựng khác nhau có được theo cách, một số nhà kinh tế cho biết.( VITIC/Reuters)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều  27-08-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-08-2016

    Nhật Bản quyết định hoãn tăng thuế tiêu dùng đến cuối năm 2019
    Forbes: Kinh tế Nga thoát khỏi thời kỳ tồi tệ, bắt đầu tăng trưởng
    Doanh số bán nhà cũ của Mỹ sụt giảm, giá vẫn cao
    Sắt thép Trung Quốc vào VN bằng 65% sản lượng của các nhà máy thép trong nước

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-08-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-08-2016

    Hậu Brexit: Những tín hiệu tăng trưởng tích cực từ kinh tế Anh
    Cà phê châu Á: Chênh lệch giá thu hẹp do dự trữ dồi dào tại Indonesia
    Xuất khẩu cá tra sang Hà Lan giảm
    IGC nâng dự báo sản lượng lúa mì, ngô thế giới niên vụ 2016/17

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-08-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-08-2016

    Mỹ cảnh báo châu Âu về sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga
    Sóng gió bủa vây đại gia Lotte
    Tồn kho dầu thô của Trung Quốc trong tháng 7 ở mức thấp 3 năm
    Bộ trưởng Năng lượng Saudi làm giảm kỳ vọng đóng băng sản lượng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 27-08-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 27-08-2016

    VASEP: Nhiều hợp đồng xuất khẩu bị huỷ vì thuỷ sản nhiễm kim loại nặng
    Việt Nam là lựa chọn số 1 ASEAN cho doanh nghiệp Mỹ
    Mua 10 tỷ USD, Ngân hàng Nhà nước đang làm gì?
    Đoàn doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ lớn nhất từ trước đến nay đã tới gặp Thủ tướng và tìm hiểu cơ hội đầu tư

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-08-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-08-2016

    “Dọn đường” cho vốn Nhật
    Đẩy mạnh đầu tư công để kích thích tăng trưởng
    Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng: Đến tháng 7/2016 đã giải ngân 28.3563 tỷ đồng
    Đến 20/7 tồn kho BĐS chỉ còn 35.958 tỷ đồng

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-08-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-08-2016

    Nhập siêu gần 270 triệu USD trong nửa đầu tháng 8
    Cần cơ chế bù lỗ trong xử lý nợ xấu
    Nợ công và sự đánh đổi
    Kiềm giữ lạm phát nhưng cần kích thích tiêu dùng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-08-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-08-2016

    Saudi Arabia không gây lụt thị trường dầu mỏ trước cuộc đàm phán đóng băng sản lượng
    Nhập khẩu ethanol của Trung Quốc trong tháng 7/2016 giảm
    Tổng cục Hải quan lý giải chênh lệch số liệu xuất nhập khẩu
    Siêu thị Mỹ bán nhiều loại trái cây Việt
    Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 25% so với cùng kỳ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-08-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-08-2016

    Xuất khẩu dăm gỗ Việt Nam đối mặt với khó khăn chồng chất
    Làm gì để dẹp phân bón giả?
    Donald Trump muốn chơi rắn trong thương mại với Trung Quốc
    Nhà đầu tư Hàn Quốc mở rộng loại hình đầu tư ở Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-08-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-08-2016

    Việt Nam là điểm đầu tư “hot” nhất trong các thị trường mới nổi hai năm liên tiếp
    Dự báo cung - cầu và giá đường niên vụ 2016-2017
    Ngành thủy sản trước các áp lực thay đổi để giữ vững và phát triển giá trị
    Việt Nam đứng đầu danh sách quốc gia thu hút vốn FDI

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-08-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-08-2016

    Giá gạo châu Á giảm, gạo Thái thấp nhất 6 tháng
    Bruney muốn mua gạo của Lào
    Iran sẵn sàng hơn cho hành động của OPEC để thúc đẩy giá dầu
    Đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 85.000 tấn đường