tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-02-2016

  • Cập nhật : 22/02/2016

Ngân hàng cam kết cho vay 3.150 tỷ đồng theo Nghị định 67

ngan hang cam ket cho vay 3.150 ty dong theo nghi dinh 67

Ngân hàng cam kết cho vay 3.150 tỷ đồng theo Nghị định 67

Sau hơn 1 năm triển khai Nghị định 67, các Ngân hàng thương mại đã ký kết được 301 hợp đồng tín dụng với các chủ tàu. Số tiền cam kết cho vay là 3.150 tỷ đồng, giải ngân được 1.269 tỷ đồng.

Gửi ý kiến đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, cử tri các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam, Khánh Hòa cho rằng việc triển khai thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP còn chậm, gặp nhiều vướng mắc như thủ tục rườm rà, thiếu thiết kế mẫu tàu, thiếu hướng dẫn tiêu chỉ lựa chọn vay vốn đóng mới tàu cá…

Cử tri đề nghị quan tâm, kịp thời tháo gỡ khó khăn để đưa chính sách vào cuộc sống, tạo điều kiện để ngư dân được trang bị tàu đánh cá có công suất lớn, đảm bảo an toàn khi tham gia đánh bắt trên biển.

Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời cử tri các tỉnh như sau:

Thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động, tích cực phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện, để các chính sách hỗ trợ của nhà nước đến được với ngư dân.

Tuy nhiên, thời gian đầu triển khai thực hiện còn một số khó khăn, vướng mắc làm giảm tiến độ triển khai thực hiện của các địa phương như, các địa phương còn lúng túng trong việc xác định đối tượng được tham gia chính sách tín dụng đóng mới tàu cá, quy định về thủ tục cho vay của các ngân hàng thương mại khác nhau, thiếu thiết kế mẫu đối với ngư dân đóng tàu vỏ vật liệu mới, vỏ gỗ…

Trước những khó khăn, vướng mắc các địa phương, ngư dân gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương nắm bắt tình hình, hướng dẫn các địa phương thực hiện và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đối với những nội dung vượt thẩm quyền.

Ngày 24/4/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP; tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện trình Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và những khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP đã cơ bản được tháo gỡ.

Qua hơn một năm triển khai chính sách hỗ trợ ngư dân theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, đến ngày 25/12/2015, các tỉnh, thành phố ven biển phê duyệt danh sách ngư dân đủ điều kiện với 985 tàu đóng mới và 174 tàu nâng cấp, trong đó tàu vỏ thép 437 tàu, vỏ vật liệu mới 53 tàu, vỏ gỗ 495 tàu; tàu từ 400CV đến dưới 800CV: 376 tàu, từ 800CV đến dưới 1.000CV: 540 tàu, 1.000CV trở lên: 69 tàu.

Các Ngân hàng thương mại cũng đã ký kết được 301 hợp đồng tín dụng với các chủ tàu. Số tiền cam kết cho vay là 3.150 tỷ đồng, giải ngân được 1.269 tỷ đồng. Đến nay đã có 57 tàu đóng mới, nâng cấp đưa vào hoạt động.

Các tỉnh, thành phố đã thực hiện chính sách bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ và tai nạn thuyền viên với tổng giá trị được bảo hiểm là: 20.319 tỷ đồng. Tổng phí bảo hiểm là 194 tỷ đồng, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 169 tỷ đồng...

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 89/2015/NĐ-CP và nắm chắc tình hình triển khai tại các địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.


VPBank: LNTT năm 2015 đạt 3.096 tỷ đồng, tăng trưởng cho vay 49%

vpbank: lntt nam 2015 dat 3.096 ty dong, tang truong cho vay 49%

VPBank: LNTT năm 2015 đạt 3.096 tỷ đồng, tăng trưởng cho vay 49%


Năm 2015, VPBank đẩy mạnh hoạt động cho vay với mức độ tăng trưởng cao nhất trong hệ thống (49%). Tuy nhiên, tổng nợ xấu cũng tăng mạnh 58% lên 3.145 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 162% lên 1.354 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2015.

Theo đó, tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của ngân hàng đạt 193.876 tỷ đồng, tăng 18,7%. Cho vay khách hàng đạt 116.804 tỷ đồng, tăng 49% so với năm trước. Đây cũng là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cho vay cao nhất trong số các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính hiện nay. Tiền gửi của khách hàng đạt 130.270 tỷ đồng, tăng 20,2%.

Trong quý IV/2015, thu nhập lãi thuần của VPBank đạt 3.056 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế cả năm, thu nhập lãi thuần tăng gần gấp đôi so với năm 2014 đạt 10.353 tỷ đồng.

Các hoạt động dịch vụ, mua bán chứng khoán kinh doanh và hoạt động khác vẫn mang lại kết quả khả quan, tuy nhiên ngân hàng lỗ lớn từ kinh doanh ngoại hối với 198 tỷ đồng, mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 71 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động trong kỳ cũng tăng mạnh 65% so với cùng kỳ, lên tới 2.026 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro cũng tăng gần gấp đôi lên 824 tỷ đồng.

Kết thúc quý IV/2015, tổng lợi nhuận trước thuế của VPBank đạt 767 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Lũy kế cả năm, VPBank ghi nhận 3.096 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 2.395 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cùng tăng 92% so năm 2014.

Tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chiếm 2,69% tổng dư nợ cho vay, tăng so với mức 2,53% năm 2014. Tổng nợ xấu cũng tăng mạnh 58% lên 3.145 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 162% lên 1.354 tỷ đồng.


Google trốn 2,4 tỷ USD tiền thuế như thế nào?

google tron 2,4 ty usd tien thue nhu the nao?

Google trốn 2,4 tỷ USD tiền thuế như thế nào?

Google đã trốn 2,4 tỷ USD tiền thuế trên toàn cầu trong năm 2014 bằng cách chuyển 12 tỷ USD doanh thu tới Bermuda...

Google đã trốn 2,4 tỷ USD tiền thuế trên toàn cầu trong năm 2014 bằng cách chuyển 12 tỷ USD doanh thu tại thị trường ngoài Mỹ tới một công ty ở Bermuda - một báo cáo của Hội đồng Thương mại Hà Lan công bố mới đây cho biết.

Theo Bloomberg, khoản doanh thu trên được Google di chuyển qua chi nhánh có tên Google Netherlands Holdings BV ở Hà Lan tới công ty ở Bermuda. So với năm 2013, số doanh thu mà công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới chuyển tới Bermuda tăng 16%. Khoản tiền này cũng chiếm phần lớn doanh thu của Google ở thị trường nước ngoài.

Thông tin trên được công bố trong lúc Google vấp phải sự phản đối mạnh mẽ ở châu Âu vì số thuế quá khiêm tốn mà công ty đóng ở thị trường này. Tháng trước, Google đã bị truy thu 130 triệu Bảng, tương đương 187 triệu USD, tiền thuế mà công ty này bị cho là đã trốn đóng ở Anh trong 10 năm. Tuy nhiên, giới phê bình cho rằng con số này thấp xa so với số thuế mà Google lẽ ra phải đóng trên thực tế.

Thỏa thuận chấm dứt tranh cãi về thuế giữa Google và Chính phủ Anh đã dẫn tới hàng loạt vụ điều trần trước quốc hội, kiểm toán và các động thái giám sát ở các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU). Pháp và Italy được cho là đang thảo luận với Google về giải quyết tranh chấp thuế. Ngoài châu Âu, các nghị sỹ Australia mấy tuần gần đây đã đặt câu hỏi liệu Google đã nộp đủ thuế ở nước này hay chưa.

Chi nhánh của Google ở Hà Lan là trung tâm trong một cơ cấu thuế được gọi là “Double Irish” và “Dutch Sandwich”, vì cơ cấu này bao gồm việc chuyển tiền từ một chi nhánh của Google ở Ireland sang một chi nhánh của Google ở Hà Lan, trước khi số tiền tiếp tục được chuyển sang một chi nhánh khác ở Ireland, mà về thực chất được đặt ở Bermuda - nơi không có thuế thu nhập doanh nghiệp.

Việc dịch chuyển doanh thu này cho phép Alphabet, công ty mẹ của Google, giữ thuế suất đối với lợi nhuận từ thị trường quốc tế ở ngưỡng 1 con số. Trong năm 2015, Alphabet công bố thuế suất trung bình mà công ty phải đóng ở thị trường ngoài Mỹ chỉ là 6,3%.

Lỗ hổng thuế của Ireland mà các công ty tranh thủ để sử dụng chiến thuật “Double Irish” đã bị Quốc hội nước này đóng lại vào năm ngoái. Tuy nhiên, các công ty hiện đang sử dụng cơ cấu này vẫn có thể tận dụng cho tới hết năm 2020.

Vào cuối năm 2015, các chi nhánh của Alphabet ở nước ngoài đang nắm giữ số tiền 43 tỷ USD chưa bị đánh thuế ở Mỹ - theo số liệu do Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) công bố mới đây.


Ukraine đòi phạt Gazprom gần 3,3 tỷ USD vì 'độc quyền'

ukraine doi phat gazprom gan 3,3 ty usd vi 'doc quyen'

Ukraine đòi phạt Gazprom gần 3,3 tỷ USD vì 'độc quyền'


Ủy ban Chống độc quyền Ukraine đã ra quyết định đòi xử phạt Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom gần 3,3 tỷ USD vì lạm dụng vị thế độc quyền trên thị trường và phải trả số tiền này trong vòng 2 tháng.

Theo đó, Ủy ban trên cáo buộc Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom đã lạm dụng vị thế độc quyền trên thị trường trong vòng 6 năm để vận chuyển khí đốt qua lãnh thổ Ukraine, chèn ép các lợi ích của Tập đoàn khí đốt quốc gia Naftogaz.

Vì vậy, Ủy ban đã quyết định phạt Gazprom gần 3,3 tỷ USD và Gazprom phải trả số tiền trong thời hạn là 2 tháng.

Hơn nữa, trong 2 tháng, Gazprom phải chấm dứt vi phạm luật chống độc quyền của Ukraine, thống nhất với Naftogaz các điều kiện hợp lý mới về chuyển tải khí đốt.

Theo RT, phía Gazprom bày tỏ sự “ngạc nhiên cực độ” trước quyết định phạt của Ukraine.

Ủy ban Chống độc quyền Ukraine yêu cầu khoản tiền thanh toán từ Gazprom sau khi tập đoàn này đưa ra một điều khoản bảo lưu mới, yêu cầu Ukraine trả hơn 2,5 tỷ USD cho Moskva vì vi phạm hợp đồng cung cấp khí đốt.

Gazprom cho rằng, theo các điều khoản thỏa thuận giữa tập đoàn này với Naftogaz, Kiev phải mua lượng khí đốt tối thiểu hàng năm của họ nếu không sẽ bị phạt và Ukraine đã không thể mua 10.485 tỷ mét khối theo như hợp đồng trong quý III/2015.


Lạm phát đang tăng nhanh tạo sức ép tăng lãi suất ở Mỹ

Những tín hiệu tích cực từ thị trường việc làm cộng với sự gia tăng nhanh chóng của chỉ số giá tiêu dùng dự kiến sẽ khiến FED tiếp tục có những cuộc thảo luận căng thẳng cho việc có nên tăng lãi suất hay không vào giữa tháng 3 tới.

Theo công bố mới đây vào ngày 19/02/2016 của Bộ Lao Động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng 1,4 phần trăm so với năm trước vào tháng Giêng năm 2016, sau khi tăng 0,7 phần trăm trong tháng trước đó. Tỷ lệ lạm phát tăng tốc trong tháng thứ tư liên tiếp, đạt mức cao nhất kể từ tháng Mười năm 2014 và vượt qua kỳ vọng thị trường tăng 1,3 phần trăm, do giá thuê nhà, chăm sóc y tế và giao thông vận tải, trong khi chi phí năng lượng giảm với tốc độ chậm hơn.

Lạm phát cơ bản đạt mức cao nhất trong 15 tháng qua. Loại trừ thực phẩm và năng lượng, Lạm phát cơ bản hàng năm tăng tốc trong tháng thứ ba liên tiếp đến 2,2 phần trăm, con số cao nhất kể từ tháng 6 năm 2012.

 

Theo tháng, giá tiêu dùng đi ngang do các chỉ số chung cho tất cả các mặt hàng được bù đắp bằng giá thực phẩm và năng lượng. Chỉ số năng lượng giảm 2,8 phần trăm và một trong những thực phẩm không thay đổi trong tháng Giêng. Các chỉ số thực phẩm từ bên ngoài tăng, nhưng chỉ số thực phẩm tại nhà giảm trong tháng thứ ba liên tiếp nhờ năm trong số sáu chỉ số nhóm thực phẩm cửa hàng tạp hóa lớn giảm. Giá tiêu dùng (Không bao gồm thực phẩm và năng lượng) tăng 0,3 phần trăm trong tháng Giêng. Sự gia tăng diễn ra trên diện rộng, với hầu hết các thành phần chính tăng, mức tăng lớn đóng góp nhiều nhất vào chỉ số tiêu dùng nhất thuộc về các chỉ số cho chỗ ở (0,3 phần trăm) và chăm sóc y tế (0,5 phần trăm).

Trong báo cáo việc làm ngày 18/01/2016, báo cáo về số lượng đơn trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đã giảm mạnh so với dự báo, giảm 7000 người so với tuần trước. Giảm từ mức 269.000 xuống còn 262.000 gây ngạc nhiên đối với dự báo 275.00 người của các nhà phân tích. Đây được cho là tín hiệu tích cực của thị trường việc làm tại Mỹ.Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 1/2016 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 8 năm.

 

Trong tháng trước, các nhà làm chính sách Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã lo ngại rằng các điều kiện tài chính ngày càng căng thẳng trên toàn cầu có thể tác động đến nền kinh tế Mỹ và đã xem xét thay đổi lộ trình nâng lãi suất trong năm 2016. Hầu hết các nhà làm chính sách đều kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất và thậm chí còn thảo luận về việc có nên nâng lãi suất trong tháng 1/2016, nhưng sau một cuộc thảo luận dài về các rủi ro toàn cầu, họ cho rằng các điều kiện tài chính khó khăn hơn có thể “gần như tương đương với” việc tiếp tục nâng lãi suất.

Các quan chức Fed cũng đồng ý rằng việc thay đổi triển vọng kinh tế Mỹ lúc này là quá sớm, đồng thời cho biết sẽ theo dõi sát các diễn biến kinh tế toàn cầu cũng như giá dầu và cổ phiếu.

Việc nhiều ngân hàng trung ương đang thực hiện các chương trình lãi suất âm và nới lỏng định lượng (QE) đang là rào cản lớn đối với kế hoạch tăng lãi suất tại Mỹ. ​Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã áp dụng mức lãi suất -0,1% với khoản dự trữ vượt mức của các tổ chức tài chính đang gửi tại đây. Châu Âu cũng vừa phát đi tín hiệu sẵn sàng tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế. Trong khi đó, giới đầu cơ thì phân tích rằng Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc (PBOC) đang cạn kiệt dự trữ và sẽ tiến hành nới lỏng định lượng trong thời gian tới

Sự suy yếu gần đây của đà tăng trưởng toàn cầu và sự giảm sâu của thị trường chứng khoán đã khiến Fed xem xét rút lại tín hiệu từng phát đi trong tháng 12 rằng cơ quan này có thể nâng lãi suất 4 lần trong năm nay. Các quan chức Fed nhấn mạnh họ muốn nhận thấy “chứng cứ trực tiếp” rằng lạm phát đang tăng về mức 2% trước khi họ ủng hộ lần nâng lãi suất tiếp theo.

Tuy nhiên, với những tín hiệu tích cực từ thị trường việc làm cộng với sự gia tăng nhanh chóng của chỉ số giá tiêu dùng vừa mới được công bố dự kiến sẽ khiến FED tiếp tục có những cuộc thảo luận căng thẳng cho việc có nên tăng điểm số lãi suất trong thời gian tới hay không vào giữa tháng 3 tới đây.

Các thị trường chứng khoán lớn đã có phiên giảm điểm trở lại trong phiên giao dịch cuối tuần. Chỉ số Dow Jones giảm nhẹ 0.12% xuống còn 16.385 điểm, Nikei 225 giảm 1,45% xuống còn 15.967 điểm, DAX của Đức giảm 0,8% xuống còn 9338 điểm, FTSE giảm 0,36% xuống còn 5.950 điểm . Giá hàng hoá cũng sụt giảm vào cuối tuần, dầu thô giảm mạnh 3,35% xuống dưới 30 usd/thùng còn 29,71 Usd/thùng, vàng giảm gần 8 usd/oz xuống còn 1226Usd/oz.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-02-2016

    Cảnh báo "bội thực" căn hộ cao cấp tại TP.HCM
    Đức khảo sát đầu tư phát triển giao thông đô thị tại Cần Thơ
    Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành nguy cơ "phá sản"
    TPHCM: Kiến nghị chọn chủ đầu tư Khu phúc hợp 4.000 tỷ đồng tại Thủ Thiêm
    Năm 2016, phân khúc đất nền có khả năng tạo "sóng"

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-02-2016

    Hai kịch bản cho chứng khoán cuối tháng 2
    22 tỉ USD vốn ODA chưa giải ngân
    Ngân hàng Nhà nước phát hành 6.000 tỉ đồng tín phiếu kho bạc
    Nhiều doanh nghiệp bất động sản lãi đột biến
    Bộ GTVT cổ phần hóa dứt điểm những “ca” khó trong năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-02-2016

    Trung Quốc phong tỏa tài khoản ngân hàng của người Triều Tiên
    Lọc dầu Dung Quất có nguy cơ ngừng sản xuất
    Forbes: Quảng cáo video trên di động lên ngôi tại Việt Nam
    Đề xuất đáng chú ý với nhà ở hình thành trong tương lai
    Giám đốc IMF cảnh báo giá dầu thấp lâu dài

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-02-2016

    Trung Quốc muốn sửa luật chứng khoán
    Sửa Thông tư 36 sẽ gây bất lợi cho thị trường bất động sản
    Gởi 30 email đến thương vụ mà không thấy hồi âm
    Nhật “bật đèn xanh” mở thêm cửa cho nông sản Việt
    Bất động sản hạng sang TP HCM so găng quyết liệt

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-02-2016

    Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu bán trái phiếu Chính phủ Mỹ
    Huawei tuyên bố sẽ vượt Apple trong 3 năm
    TP.HCM cho thuê quảng cáo trên “lô cốt”
    Gặp gỡ tham tán: doanh nghiệp than xuất hàng quá khó
    Kết nối, hỗ trợ nông dân Củ Chi bán sữa

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-02-2016

    Xăng dầu Dung Quất lại ùn ứ vì chênh lệch thuế với xăng dầu nhập khẩu
    Tái cơ cấu là con đường để đạt mục tiêu
    "Việt Nam hội nhập máu lửa nhất ASEAN"
    "Đóng băng" sản lượng làm giảm 50% mức dư cung dầu toàn cầu
    Cây xăng giữ nguyên giá không giảm vì phải... bù lỗ?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 22-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 22-02-2016

    Cước thấp kỷ lục, doanh nghiệp vận tải biển gặp khó
    Sau Tết, doanh nghiệp “đỏ mắt” tìm người lao động
    14 tỉnh, thành vùng Bắc-Nam Trung Bộ hợp tác phát triển du lịch
    Twitter đẩy mạnh dịch vụ khách hàng
    Hàng loạt nhãn hàng bị cộng đồng mạng tẩy chay chỉ vì Đại sứ thương hiệu - Hồ Ngọc Hà

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-02-2016

    Chi phí trung gian làm đội giá vận chuyển
    Vận hội từ các FTA thế hệ mới: Việt Nam sẽ thoát bẫy thành công?
    Thu hút đầu tư nông nghiệp: Bao giờ ra khỏi vòng luẩn quẩn?
    Triển vọng tốt từ xuất khẩu gạo
    Vì sao xuất khẩu gạo sang Chi Lê giảm? 

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-02-2016

    Trung Quốc tiếp tục bơm thêm 25 tỷ USD vào hệ thống tài chính
    Apple đã rơi vào cái bẫy quá hoàn hảo của chính phủ Mỹ
    Bà Lagarde được bầu lại làm Tổng Giám đốc điều hành IMF
    “Việt Nam đang bước vào thời kỳ bùng nổ cho ngành hàng tiêu dùng”
    Doanh nghiệp ít đầu từ vào nông nghiệp vì “kẹt” ở chính sách

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-02-2016

    TPHCM: Giá thuê văn phòng sẽ tăng nhanh trong năm 2016
    Tỉ phú sân bay của Nga bị bắt
    Bất động sản lo ngân hàng siết tín dụng
    Đến cuối năm 2015, tổng tài sản của hệ thống TCTD đạt trên 7,3 triệu tỷ đồng
    Ngay ngáy lo lãi suất cho vay tăng