tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-02-2016

  • Cập nhật : 22/02/2016

Xăng dầu Dung Quất lại ùn ứ vì chênh lệch thuế với xăng dầu nhập khẩu

xang dau dung quat lai un u vi chenh lech thue voi xang dau nhap khau

Xăng dầu Dung Quất lại ùn ứ vì chênh lệch thuế với xăng dầu nhập khẩu


Nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã nhận được kiến nghị của Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) kêu khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Hai tháng đầu năm nay, lượng xuất bán xăng dầu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất giảm đáng kể do các đầu mối nhập khẩu xăng dầu giảm khối lượng đăng ký mua. Lý do là việc khi Việt  Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA), thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với xăng dầu giảm mạnh, đã tạo mức chênh lệch lớn về giá bán với xăng dầu trong nước. Trong khi thuế nhập khẩu xăng dầu áp dụng cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vẫn giữ nguyên.

Cụ thể, trong kiến nghị mới đây của PVN (đồng gửi cho Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương), Tập đoàn này cho biết, việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất năm 2016 rất khó khăn do có sự chênh lệch về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của nhà máy này với thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VN khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt với sản phẩm dầu diesel (DO) và nhiên liệu bay Jet A1.

“Trước tình hình này, PVN đã chỉ đạo cũng như hỗ trợ Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) trong việc đàm phán, giảm giá bán (mức phụ phí với dầu DO áp dụng 6 tháng đầu năm 2016 và BSR đề xuất đã thấp hơn 1,3 USD/thùng so với 6 tháng cuối năm 2015), chia sẻ lợi nhuận với khách hàng nhưng các khách hàng chỉ đồng ý áp dụng thời hạn 2-3 tháng đầu năm 2016 và giảm khối lượng đăng ký mua”, PVN cho biết.

Theo PVN,  ngay như Tập đoàn xăng dầu VN (Petrolimex), khách hàng lớn nhất của PVN, cũng là doanh nghiệp lớn của Nhà nước cũng chỉ đồng ý áp dụng mức phụ phí trên cho 2 tháng đầu năm 2016 với khối lượng mua dầu diesel giảm từ 120.000 m3/tháng xuống còn 80.000 m3/tháng theo hợp đồng 2016.

Khó khăn lớn nhất với NMLD Dung Quất hiện nay chính là do chưa có sự điều chính về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng với sản phẩm của BSR, Công ty quản lý nhà máy này nên tất cả các khách hàng đã mua sản phẩm của nhà máy LDDQ vẫn tiếp tục đề nghị BSR giảm giá hơn nữa khiến kế hoạch kinh doanh của Công ty này trong năm 2016 đối diện nhiều rủi ro.

Không dừng lại ở đó, theo PVN, vừa qua, ngày 16.12.2015, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư mới số 201/TT-BTC về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VN để thực hiện hiệp định thương mại tự do VN-Hàn Quốc, theo đó, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với sản phẩm xăng từ Hàn Quốc sẽ áp dụng là 10%, trong khi thuế với sản phẩm xăng mua từ LD Dung Quất lại cao gấp đôi (20%), càng gây áp lực lớn đến hoạt động kinh doanh của BSR.

Theo ông Nguyễn Sinh Khang, Phó Tổng giám đốc PVN, trong cơ cấu sản phẩm của NMLD Dung Quất hiện nay, xăng dầu chiếm hơn 90% nên việc thuế từ các sản phẩm xăng dầu từ nhà máy này lại cao hơn nhập khẩu từ các nước sẽ khiến BSR không bán được xăng dầu.

“Tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận hành an toàn của NMLD Dung Quất và hiệu quả kinh doanh của Công ty BSR bởi chênh lệch thuế suất lớn sẽ dẫn đến khách hàng chỉ tập trung nhập khẩu”, ông Khang nêu. Để nhanh chóng tạo mặt bằng giá phù hợp, nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, PVN đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh thuế nhập khẩu với xăng, dầu DO, nhiên liệu bay Jet A1 để sản phẩm của NMLD Dung Quất còn bán được.


Tái cơ cấu là con đường để đạt mục tiêu

Yêu cầu trọng tâm của tái cơ cấu kinh tế đã được xác định với 3 nội dung chủ đạo, đó là thị trường tài chính, đầu tư công, DN Nhà nước. Với những chính sách mà Nhà nước đã ban hành trong thời gian qua để đẩy mạnh tái cơ cấu, hoạt động này đã đạt những kết quả khá tích cực.

Trong đó, đáng ghi nhận là kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ được ổn định trong lúc kinh tế thế giới không thuận, kinh tế trên đà phục hồi, môi trường kinh doanh có sự cải thiện, hiệu quả đầu tư và năng suất lao động tổng hợp đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, thành quả là thế nhưng chưa thể hài lòng với tốc độ tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay, nhất là trong bối cảnh hội nhập mới.

Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, tái cơ cấu đầu tư công mới chỉ dừng lại ở siết kỷ luật đầu tư công chứ chưa tập trung vào giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí đầu tư. Tốc độ cổ phần hóa còn chậm, những ưu đãi cho DN Nhà nước vẫn đang là yếu tố làm méo mó thị trường. Quá trình xử lý nợ xấu kéo dài, cơ chế xử lý nợ xấu chưa căn cơ và thiếu minh bạch.

Theo các chuyên gia kinh tế, chúng ta không thiếu nguồn lực mà vấn đề là sử dụng kém hiệu quả và đó là vấn đề cần giải quyết của tái cơ cấu nền kinh tế. Bài học từ thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh cho thấy, chỉ khi có mục tiêu cụ thể trên từng lĩnh vực và ấn định thời hạn phải đạt được cũng như gắn với trách nhiệm của bộ ngành, tốc độ vận hành của bộ máy Nhà nước mới thực sự được đẩy nhanh.

Như vậy, tái cơ cấu quan trọng không phải là mục tiêu, mà là con đường, là kế hoạch và lộ trình để đạt được mục tiêu cụ thể. Do đó, mục tiêu tái cơ cấu phải được xác định rõ ràng và định lượng được cho từng ngành, từng lĩnh vực. Đồng thời, cần hình thành liên minh cải cách giữa các cơ quan, các cấp, các ngành mới có được sự đồng tâm, đồng bộ trong cải cách, tăng hiệu quả tái cơ cấu, bởi nếu không có quyết tâm cao nhất và triển khai tái cơ cấu kinh tế có hiệu quả, chúng ta sẽ tụt hậu trong phát triển so với các nước trong khu vực.

Ví dụ như với tăng trưởng 5%/năm, đến năm 2035, Việt Nam mới bằng 83% tổng thu nhập quốc dân GDP của Thái Lan hiện nay. Đặc biệt, nếu trong giai đoạn 2016 – 2020 Việt Nam không đạt được tốc độ, hiệu quả tái cơ cấu nhanh và mạnh, chắc chắn chúng ta sẽ càng “lận đận” trong hội nhập, khi tham gia cùng các đối tác lớn của Hiệp định TPP hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu.


"Việt Nam hội nhập máu lửa nhất ASEAN"

"viet nam hoi nhap mau lua nhat asean"

"Việt Nam hội nhập máu lửa nhất ASEAN"


Chuyên gia kinh tế, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, TS Võ Trí Trành cho hay, trong dòng chảy hội nhập thế hệ mới (TPP- FTA), Việt Nam đang là nước hội nhập "máu lửa" nhất ASEAN.

Phát biểu tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam trong dòng chảy hội nhập FTA thế hệ mới” diễn ra ngày 19/2, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho hay, tham gia WTO, FTA, AEC hay TPP nói chung sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng tự do hóa thương mại, mang tính chất thị trường nhiều hơn.

Song, điều đó không có nghĩa làm giảm vai trò điều hành vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước. Ngược lại, vai trò của nhà nước sẽ nặng nề hơn do chức năng quản lý nhà nước về kinh tế phải được đổi mới, phù hợp với điều kiện hội nhập và sự vận hành của thị trường thế giới.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong khi 30% doanh nghiệp không biết về hội nhập nhưng tỷ lệ “quan chức” biết về hội nhập còn thấp hơn nhiều.

"Đừng nước đến chân mới nhảy, bước ngoặt của Việt Nam là xu thế, hãy chuẩn bị càng sớm càng tốt, nếu không chỉ có hớt váng mà thôi”, ông Thành khuyến cáo.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cũng phải khẳng định rằng, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam còn ít hiểu biết quy định liên quan đến hội nhập.

"Trong hội nhập, thiếu hiểu biết về luật lệ sẽ là một bất lợi lớn. Thua thiệt trong các chiến tranh pháp lý là điều khó tránh khỏi", ông Lịch khẳng định.

Mặc dù vậy, TS Võ Trí Thành cũng lạc quan khi cho rằng:“So với tất cả các nước ASEAN trừ Singapore, Việt Nam hội nhập máu lửa nhất. Trong 5 năm tới Việt Nam sẽ đi trước về thị trường đầu tư, quan hệ đối tác và chuyển sang quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện”.

Vị chuyên gia kinh tế này cũng đánh giá, thời điểm mang tính chất bước ngoặt này sẽ tạo điều kiện cho rất nhiều ngành nghề mới ra đời và phát triển phục vụ người tiêu dùng. Trong đó, xu hướng nổi lên là các lĩnh vực du lịch, giải trí và tiêu dùng.

Cụ thể, trong tháng 1.2016, dòng vốn FDI vào bất động sản giảm sâu, nhưng bật tăng vào giải trí. Với một dự án lớn tổng vốn đầu tư 210,58 triệu USD, lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí hiện đang đứng thứ hai, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

"Chúng ta không cần chờ ký Hiệp định mà 3 năm qua, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư thực sự vào Việt Nam để tận dụng cơ hội, hàng tỷ USD vào dệt may và Mỹ có thể trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam. Tất cả các Tập đoàn lớn của Mỹ đã có mặt để điều tra, thăm dò, nên doanh nghiệp hãy chuẩn bị sớm, chạy sớm”, ông Thành khuyến cáo.

Ông Thành thông tin thêm, trong tuần tới, Việt Nam sẽ chính thức công bố báo cáo chiến lược kinh tế năm 2035 dày 400 trang. Trong đó, các chuyên gia nhận định, “hậu” các FTA, vào năm 2035 Việt Nam sẽ vươn mình thành nước thu nhập trung bình cao và bắt đầu được xếp vào hàng ngũ các nước trung lưu trên thế giới.


"Đóng băng" sản lượng làm giảm 50% mức dư cung dầu toàn cầu

"dong bang" san luong lam giam 50% muc du cung dau toan cau

"Đóng băng" sản lượng làm giảm 50% mức dư cung dầu toàn cầu

Thứ trưởng thứ nhất Bộ Năng lượng Nga Alexey Texler cho rằng thị trường dầu mỏ toàn cầu hiện dư thừa khoảng 1,8 triệu thùng/ngày và con số này có thế giảm một nửa nếu thỏa thuận "đóng băng" sản lượng vừa đạt được giữa một số nhà sản xuất chủ chốt được thực thi.

Tại cuộc họp ngày 16/2 ở Doha, Qatar, Nga, nhà sản xuất lớn nhất ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), và Saudi Arabia, nhà sản xuất lớn nhất OPEC, đã đồng ý "đóng băng" sản lượng ở mức tương đương của tháng 1/2016 nhằm bình ổn thị trường dầu mỏ, trong bối cảnh giá dầu đã giảm hơn 70% từ mức đỉnh điểm 116 USD/thùng hồi tháng 6/2014.

Qatar, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Venezuela cũng nhất trí tham gia đề xuất này. Tuy nhiên, Iran chỉ lên tiếng ủng hộ mà không đưa ra bất kỳ cam kết cụ thể nào.

Phát biểu trước báo giới cuối tuần này tại thành phố Krasnoyarsk (Nga), ông Texler nói rằng nếu thỏa thuận "đóng băng" sản lượng có hiệu lực và được các bên thực thi đầy đủ, mức dư cung hiện nay trên thị trường dầu mỏ thế giới có thể giảm một nửa.

Theo quan chức này, ngay cả khi không có Iran tham gia, thỏa thuận "đóng băng" sản lượng vẫn có thể có hiệu lực.

Hiện Tehran vẫn chưa đưa ra quyết định lựa chọn tăng sản lượng vào thời điểm giá dầu ngày càng suy giảm hay tham gia đề xuất "đóng băng" sản lượng nhằm bình ổn giá dầu.

Ông Texler cho biết Nga và OPEC đã bơm dầu ở gần mức cao kỷ lục trong tháng 1/2016, với sản lượng của Nga đạt 10,88 triệu thùng/ngày, so với mức bình quân 10,72 triệu thùng/ngày năm 2015.

Nếu thỏa thuận "đóng băng" sản lượng ở mức của tháng 1/2016 được thực thi, mức này sẽ cao hơn 1,5% so với mức trung bình của năm 2015.

Theo ông Texler, thỏa thuận dầu mỏ toàn cầu đầu tiên trong 15 năm qua nói trên sẽ phụ thuộc vào các nhà sản xuất khác và hiện vẫn chưa rõ liệu các nước có ký vào thỏa thuận hay không.

Ông cũng cho rằng nếu được đề nghị tham gia thỏa thuận "đóng băng" sản lượng, các nhà sản xuất khác như Mỹ, Brazil và Na Uy chắc chắn sẽ không đồng ý.

Ông Texler nhận định ngành dầu mỏ của Nga sẽ có lãi với giá dầu ở mức 35-40 USD/thùng. Đầu tư của Nga vào lĩnh vực năng lượng trong năm nay dự kiến sẽ thấp hơn năm 2015./.


Cây xăng giữ nguyên giá không giảm vì phải... bù lỗ?

cay xang giu nguyen gia khong giam vi phai... bu lo?

Cây xăng giữ nguyên giá không giảm vì phải... bù lỗ?

Khi nhiều khách hàng phản ứng về việc đại lý bán lẻ xăng dầu Xuân Thành (Hà Tĩnh) không giảm giá thì được giải thích là chỉ có giá xăng nhà nước mới giảm (?!) và giữ giá để... bù lỗ.

Tính đến 15h ngày 18/2, giá xăng RON 92 trên thị trường đã giảm 1.000 đồng/lít xuống 14.020 đồng/lít (vùng 2). Tuy nhiên, một đại lý bán lẻ xăng dầu Xuân Thành (thuộc chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh) tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn để giá cũ 15.000 đồng/lít tính đến hết ngày 19/2.

Sự việc trên được PV ghi nhận vào 15h30 ngày 19/2, khi một số khách hàng phản ứng về giá xăng tại cửa hàng này. Nhiều khách hàng cho rằng, đại lý bán xăng cố tình không giảm giá để 'kiếm chác'.

Anh Phan Ngọc Dương - một khách hàng cho biết, khi phát hiện đại lý vẫn giữ nguyên giá cũ thì nhân viên cây xăng giải thích là do chỉ có giá xăng nhà nước mới giảm. “Quá bức xúc, tôi phản ứng với chủ đại lý, lập tức họ tắt máy, đóng cửa hàng”, anh Dương nói.

“Tôi xem trên tivi thấy giá xăng RON 92 giảm xuống 14.020 đồng/lít, nhưng khi ra đại lý này đổ giá xăng vẫn không hề giảm. Khi hỏi thì họ nói không rõ. Vậy là đổ 50.000 đồng lỗ hơn 3000 đồng so với giá thị trường”, khách hàng Phan Văn Tùng cho biết.

Làm việc với PV, ông Trịnh Hải Sơn (SN 1964, trú tại thôn 3, xã Xuân Thành) là chủ đại lý thừa nhận sự việc trên. “Ngày đó giờ hành chính, tôi vẫn bán giá 14.020 đồng/lít. Đến khoảng 16h, ngày 19/2, tôi mới điều chỉnh giá xăng lại mức giá 15.000 đồng/lít vì nghĩ không có người kiểm tra giá xăng nữa”, chủ đại lý xăng dầu Xuân Thành nói.

Chủ đại lý này cũng cho rằng do vừa mới nhập 8 khối xăng RON 92 thua lỗ nên phải giữ nguyên giá cũ.

“Mà không ăn thua đâu, một ngày của hàng tôi chỉ bán được khoảng 300 lít/ngày thì được bao nhiêu”, chị Dương Thị Thuận, vợ chủ đại lý giải thích.

Sự việc chỉ dừng lại khi khách hàng phản ứng gay gắt, chủ của hàng không lý giải được đã đóng cửa hàng.

Trao đổi với PV , Đội trưởng Đội QLTT số 2 (thuộc Chi cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh) quản lý địa bàn huyện Nghi Xuân cho biết, trong ngày 21/2 sẽ cho cán bộ kiểm tra để làm rõ sự việc. PV liên lạc nhiều lần với lãnh đạo Cty Xăng dầu Hà Tĩnh để nắm rõ sự việc nhưng không được trả lời.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-02-2016

    Chuyên gia Yun Hang Jin: Cú sốc tỷ giá có khả năng lặp lại trong năm nay
    Đây có thể là lý do cổ phiếu chứng khoán tăng mạnh
    TP HCM dùng 7,37 tỷ USD vốn vay ODA để xây dựng 8 dự án
    Vingroup phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu
    Gemadept chính thức được cấp phép trồng cây cao su tại Campuchia

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-02-2016

    Cảnh báo "bội thực" căn hộ cao cấp tại TP.HCM
    Đức khảo sát đầu tư phát triển giao thông đô thị tại Cần Thơ
    Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành nguy cơ "phá sản"
    TPHCM: Kiến nghị chọn chủ đầu tư Khu phúc hợp 4.000 tỷ đồng tại Thủ Thiêm
    Năm 2016, phân khúc đất nền có khả năng tạo "sóng"

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-02-2016

    Hai kịch bản cho chứng khoán cuối tháng 2
    22 tỉ USD vốn ODA chưa giải ngân
    Ngân hàng Nhà nước phát hành 6.000 tỉ đồng tín phiếu kho bạc
    Nhiều doanh nghiệp bất động sản lãi đột biến
    Bộ GTVT cổ phần hóa dứt điểm những “ca” khó trong năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-02-2016

    Trung Quốc phong tỏa tài khoản ngân hàng của người Triều Tiên
    Lọc dầu Dung Quất có nguy cơ ngừng sản xuất
    Forbes: Quảng cáo video trên di động lên ngôi tại Việt Nam
    Đề xuất đáng chú ý với nhà ở hình thành trong tương lai
    Giám đốc IMF cảnh báo giá dầu thấp lâu dài

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-02-2016

    Trung Quốc muốn sửa luật chứng khoán
    Sửa Thông tư 36 sẽ gây bất lợi cho thị trường bất động sản
    Gởi 30 email đến thương vụ mà không thấy hồi âm
    Nhật “bật đèn xanh” mở thêm cửa cho nông sản Việt
    Bất động sản hạng sang TP HCM so găng quyết liệt

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-02-2016

    Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu bán trái phiếu Chính phủ Mỹ
    Huawei tuyên bố sẽ vượt Apple trong 3 năm
    TP.HCM cho thuê quảng cáo trên “lô cốt”
    Gặp gỡ tham tán: doanh nghiệp than xuất hàng quá khó
    Kết nối, hỗ trợ nông dân Củ Chi bán sữa

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-02-2016

    Ngân hàng cam kết cho vay 3.150 tỷ đồng theo Nghị định 67
    VPBank: LNTT năm 2015 đạt 3.096 tỷ đồng, tăng trưởng cho vay 49%
    Google trốn 2,4 tỷ USD tiền thuế như thế nào?
    Ukraine đòi phạt Gazprom gần 3,3 tỷ USD vì 'độc quyền'
    Lạm phát đang tăng nhanh tạo sức ép tăng lãi suất ở Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 22-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 22-02-2016

    Cước thấp kỷ lục, doanh nghiệp vận tải biển gặp khó
    Sau Tết, doanh nghiệp “đỏ mắt” tìm người lao động
    14 tỉnh, thành vùng Bắc-Nam Trung Bộ hợp tác phát triển du lịch
    Twitter đẩy mạnh dịch vụ khách hàng
    Hàng loạt nhãn hàng bị cộng đồng mạng tẩy chay chỉ vì Đại sứ thương hiệu - Hồ Ngọc Hà

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-02-2016

    Chi phí trung gian làm đội giá vận chuyển
    Vận hội từ các FTA thế hệ mới: Việt Nam sẽ thoát bẫy thành công?
    Thu hút đầu tư nông nghiệp: Bao giờ ra khỏi vòng luẩn quẩn?
    Triển vọng tốt từ xuất khẩu gạo
    Vì sao xuất khẩu gạo sang Chi Lê giảm? 

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-02-2016

    Trung Quốc tiếp tục bơm thêm 25 tỷ USD vào hệ thống tài chính
    Apple đã rơi vào cái bẫy quá hoàn hảo của chính phủ Mỹ
    Bà Lagarde được bầu lại làm Tổng Giám đốc điều hành IMF
    “Việt Nam đang bước vào thời kỳ bùng nổ cho ngành hàng tiêu dùng”
    Doanh nghiệp ít đầu từ vào nông nghiệp vì “kẹt” ở chính sách