tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-05-2016

  • Cập nhật : 18/05/2016

Iran sẽ đẩy điểm cân bằng dầu mỏ đi về đâu ?

Chỉ một thời gian ngắn sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu dầu của Iran tăng 700.000 thùng/ngày, cao hơn mức kỳ vọng. 

Chỉ mới quay lại thị trường dầu mỏ quốc tế 4 tháng nhưng Iran đã thực sự trở thành mối de dọa lớn nhất đến với giá dầu.

Ngay sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hồi tháng 1, Iran đã có đầy đủ khả năng để thúc đẩy xuất khẩu dầu mỏ. Tháng 4, kim ngạch xuất khẩu dầu của Iran tăng 700.000 thùng/ngày so với thời điểm trước khi bị trừng phạt, vượt mức dự kiến.

Giám đốc chiến lược tại RBC Capital Markets – Helima Croft cho rằng tính toán tỷ lệ thùng dầu sản xuất mới trong số 700.000 thùng sẽ giúp xác định mức độ ảnh hưởng của Iran đến thị trường dầu mỏ đã quá dư thừa. Croft ước tính có khoảng 200.000 thùng đến từ nguồn dự trữ nổi. Như vậy Iran sẽ phải chiến đấu để duy trì khối lượng tăng 700.000 thùng/ngày trong vài tháng tới.

Giám đốc quản lý Công ty dầu mỏ Quốc gia Iran hồi tháng 2 cho biết mục tiêu sản lượng mỗi ngày của Iran là 4,7 triệu thùng – tương đương với mức tăng 700.000 thùng/ngày.

Nếu Iran thành công với mức sản lượng như vậy, quốc gia này có thể vẽ ra điểm cân bằng mới cho thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Phía RBC dự kiến thị trường sẽ chạm điểm cân bằng vào quý IV năm nay, nhưng với tình hình hiện nay, có khả năng Iran sẽ đẩy điểm cân bằng sang năm 2017.

Nhìn chung, giới phân tích dầu mỏ bao gồm cả IEA đều rất lạc quan cho rằng trong năm nay nguồn cung dầu từ các thành viên bên ngoài OPEC sẽ giảm, trong khi nhu cầu lại tăng đều. Sự kết hợp của hai yếu tố trên sẽ đánh dấu sự trở lại của giá dầu vào cuối năm.

Giá dầu thô và dầu Brent đã tăng hơn 70% kể từ giữa tháng 2 – thời điểm dầu chạm đáy thấp nhất 12 tháng, ở khoảng 26-27 USD/thùng.

Hàng loạt sự kiện xảy ra gần đây ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu như bất ổn chính trị tại Libya, khủng bố tấn công các nhà máy ở sản xuất dầu ở Nigeria và cháy rừng ở Alberta – Canada sẽ giúp tái cân bằng kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên những sự kiện này không có vẻ gì làm ảnh hưởng đến sản lượng dầu ở Iran.

Croft cho biết: “Nếu bạn hỏi tôi rằng nỗi ác mộng của thị trường dầu mỏ là gì. Đó chính là Iran.” Iran có thể thúc đẩy sản lượng tăng cao hơn rất nhiểu. Cô nhấn mạnh.


Thủ tướng Medvedev: Nga quan tâm nông sản Việt Nam

Nga quan tâm đến việc mở rộng nguồn cung cấp hàng nông sản từ Việt Nam nhằm thay thế các nguồn cung cấp từ châu Âu bị hạn chế bởi chính sách trả đũa của Nga.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết như thế sau khi hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đang ở Moscow trong chuyến công du kéo dài 5 ngày bắt đầu từ hôm nay 16.5.
"Chúng tôi tự thấy rằng Nga đang trong tình huống thiếu nguồn cung cấp do những hạn chế nguồn cung cấp một số nông sản từ Liên minh châu Âu. Vì vậy, chúng tôi rất quan tâm đến nguồn cung cấp các sản phẩm như hải sản, trái cây và rau quả từ đối tác và các doanh nghiệp Việt Nam cho thị trường Nga”, Thủ tướng Medvedev phát biểu, theo TASS.
Người đứng đầu chính phủ Nga cho biết Moscow cũng quan tâm đến thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp Nga có thể xuất khẩu sản phẩm trong ngành chăn nuôi cho Việt Nam.

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chuyến thăm thực hiện theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev, theo chinhphu.vn.

thu tuong nguyen xuan phuc va nguoi dong cap ngattxvn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp NgaTTXVN

Bên cạnh hội đàm với người đồng cấp Nga Medvedev, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ hội kiến Tổng thống Putin và lãnh đạo hai Viện Quốc hội Nga nhằm trao đổi và thống nhất các biện pháp đẩy mạnh hợp tác Việt - Nga trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại - đầu tư, kỹ thuật quân sự, năng lượng, giáo dục và đào tạo.

Từ ngày 19 - 20.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Nga diễn ra tại Sochi, Nga. Đây là cuộc họp đầu tiên giữa các nước ASEAN với lãnh đạo Nga sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 2.2016.
Trả lời phỏng vấn TASS, Đại sứ Việt Nam tại Nga Nguyễn Thanh Sơn cho biết Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng hỗ trợ Nga thúc đẩy hợp tác với các nước thành viên trong ASEAN.

General Motors thông báo thay đổi lãnh đạo tại Việt Nam

Công ty General Motors (GM) vừa thông báo thay đổi lãnh đạo tại Việt Nam.

ong sumito ishii

Ông Sumito Ishii

Theo đó, ông Wail A. Farghaly, Tổng Giám đốc GM Việt Nam sẽ đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc GM Thái Lan và Chevrolet Sales Thái Lan.

Kế nhiệm vị trí của ông Farghaly tại Việt Nam là ông Sumito Ishii, hiện giữ cương vị Tổng Giám đốc GM Nhật Bản. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.

Trước khi gia nhập Tập đoàn GM vào năm 1996, ông Ishii làm việc tại Tập đoàn Toyota Motor với trách nhiệm hỗ trợ đại lý và ra mắt sản phẩm mới. Từ năm 1998 đến năm 2003, ông Ishii đảm nhận các chương trình phát triển sản phẩm mới tại GM Bắc Mỹ. Từ khi trở lại Nhật Bản vào năm 2003, ông Ishii nắm giữ các vị trí lãnh đạo cấp cao tại GM, bao gồm vị trí hiện tại là Tổng Giám đốc GM Nhật Bản.

“Chúng tôi rất trân trọng những thành tích vượt trội của ông Wail tại Việt Nam. Ông đã thể hiện sự lãnh đạo xuất sắc và có những đóng góp to lớn cho thành công của GM Việt Nam”, ông Stefan Jacoby, Phó Chủ tịch Điều hành GM kiêm Chủ tịch GM Quốc tế cho biết.

Vị này chia sẻ thêm: “Ông Ishii sẽ mang tới cương vị mới của mình một nền tảng vững chắc của hai thập kỷ kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghiệp ô tô thế giới, đặc biệt là trong vai trò lãnh đạo cấp cao của General Motors ở thị trường Nhật Bản và Bắc Mỹ”.

Hiểu biết sâu rộng về sản phẩm và bề dày kinh nghiệm tại những thị trường ô tô lớn nhất thế giới của ông Ishii sẽ giúp GM Việt Nam tiếp tục tiến xa hơn nữa.


70 doanh nghiệp Đức tìm kiếm cơ hội đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh

Chiều 16/5, tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM và Hiệp hội Doanh nghiệp Đức (GBA), ông Jens Ruebbert, Chủ tịch GBA, cho biết, Việt Nam hiện là một trong những điểm đến hấp dẫn về đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Đức.
Ông Jens Ruebbert nhấn mạnh, tham dự buổi gặp gỡ lần này, có hơn 70 doanh nghiệp Đức hoạt động ở nhiều lĩnh vực, với mong muốn được mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh trong một số lĩnh vực tiềm năng như công nghiệp ôtô, công nghệ sản xuất-chế tạo, thông tin truyền thông, tài chính, bảo hiểm...

Với trình độ chuyên môn tiên tiến và kinh nghiệm, doanh nghiệp Đức kỳ vọng sẽ tìm kiếm được những cơ hội đầu tư, kinh doanh, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên, cũng như cả hai quốc gia.

Đức là một trong những đối tác lớn và hiệu quả của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ... Có thể kể đến một số dự án Đức đã và đang triển khai tại Việt Nam như trường Đại học Việt-Đức; xây dựng Nhà máy điện gió Phú Lạc 1 trị giá 35 triệu euro; tuyến tàu điện ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh trị giá 240 triệu euro hay dự án nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn với 120 triệu euro…


Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, mối quan hệ Việt Nam và Đức đang ngày càng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực quan trọng như chính trị, kinh tế, thương mại, giáo dục...

Đức là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam trong Liên minh châu Âu. Do đó, Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giao thông đô thị, y tế, giáo dục...

Tới năm 2020, mục tiêu kim ngạch thương mại trao đổi hai chiều giữa Việt Nam và Đức sẽ đạt 15 tỷ đến 20 tỷ USD.

Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp Đức tiếp cận và tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh với Việt Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh đã thông tin về định hướng phát triển kinh tế, xã hội của thành phố giai đoạn 2016-2017.

Bên cạnh đó, thành phố cũng giới thiệu nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn nhân lực trong và ngoài nước như đẩy mạnh xúc tiến thương mại, dịch vụ, mở rộng thị trường theo hướng tập trung thu hút đầu tư vào các ngành mà thành phố khuyến khích phát triển

Chuyển nhượng dự án: Ăn may nhất thời

Việc tăng lợi nhuận đột biến không phải lúc nào cũng là niềm vui cho cổ đông, nhất là khi lãi tăng do bán tài sản.

Lợi nhuận tăng đột biến có mang lại niềm vui cho các cổ đông? Câu trả lời là có, bởi nhà đầu tư có thể nhận được mức cổ tức cao hơn. Tuy vậy, cũng có một số trường hợp lợi nhuận tăng đột biến lại khiến cổ đông lo lắng.

Tại một doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh bất động sản ở quận 4, TP.HCM (gọi tắt là doanh nghiệp X), 2015 được xem là năm khá thành công khi doanh thu lên đến 503 tỉ đồng, vượt gấp 2 lần so với kế hoạch năm và tăng gần 3 lần so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế vì thế cũng tăng ấn tượng và công ty đã nâng tỉ lệ chi trả cổ tức từ 15% lên đến 25% cho các cổ đông.

Hay một doanh nghiệp ở phía Bắc là Công ty Đầu tư và Xây dựng Bưu Điện (PTC) đã công bố kết quả kinh doanh quý I/2016 đầy bất ngờ. Lý do là trong khi lĩnh vực cốt lõi không có nhiều thay đổi với lợi nhuận chỉ đạt 324 triệu đồng thì khoản mục lợi nhuận khác mang đến mức lãi 60 tỉ đồng. Kết quả này giúp PTC ghi nhận khoản lãi kỷ lục 49 tỉ đồng trong quý I năm nay. Con số này thậm chí còn cao hơn cả tổng lợi nhuận 11 năm trước đó cộng lại (2005-2015).

Phép mầu nào đã xảy ra tại các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản nói trên? Câu trả lời là đến từ việc bán tài sản. Đối với doanh nghiệp X, lợi nhuận tăng mạnh nhờ vào việc chuyển nhượng dự án có vị trí đắc địa tại số 56, Bến Vân Đồn (Quận 4). Còn tại PTC, đó là nhờ vào lợi nhuận từ việc chuyển nhượng dự án tại khu đất Pháp Vân, quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra tại Công ty Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI) khi lợi nhuận sau thuế 2015 tăng trưởng mạnh đến 201% so với năm trước. Trong đó, đóng góp đáng kể từ việc chuyển nhượng dự án Phong Phú 4 cho các nhà đầu tư khác.

Việc lợi nhuận doanh nghiệp tăng mạnh nhờ chuyển nhượng dự án có cả mặt tốt lẫn xấu. Điểm tốt ở chỗ việc bán đi một số tài sản cho thấy doanh nghiệp đã có cách nhìn thận trọng hơn đối với các khoản đầu tư. Họ nhận ra một số dự án không có triển vọng lớn hay không đủ nguồn lực để triển khai. Trong trường hợp này, việc chuyển nhượng tài sản cho đối tác khác có năng lực khai thác tốt hơn là điều cần thiết. Nguồn tiền thu được từ việc bán tài sản sẽ giúp cải thiện dòng tiền của công ty, giúp tập trung nguồn lực đầu tư vào các dự án trọng điểm, chi trả các khoản nợ cũng như tăng tỉ lệ cổ tức cho cổ đông.

Nhưng khi nhìn về tương lai, về sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, các cổ đông đôi khi cảm thấy một chút băn khoăn bởi các hoạt động kinh doanh cốt lõi vẫn chưa thay đổi theo hướng tích cực.

Ví dụ, dù ghi nhận kết quả kinh doanh kỷ lục trong quý I, PTC vẫn nằm trong diện kiểm soát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, vì đang gánh khoản lỗ lũy kế. Tại doanh nghiệp X nói trên, kế hoạch kinh doanh năm 2016 được đặt ra rất khiêm tốn khi mục tiêu doanh thu chỉ bằng 19% so với năm 2015, lợi nhuận trước thuế giảm một nửa và cổ tức chi trả cho cổ đông chỉ còn 15% vì dự kiến không còn nguồn thu từ các đợt thanh lý tài sản.

Còn tại BCI, do không còn các khoản lợi nhuận đột biến từ bán dự án nên lợi nhuận sau thuế được lãnh đạo Công ty nhắm tới chỉ là 120 tỉ đồng, giảm tới 59% so với năm trước.

Để phòng ngừa rủi ro không đạt mục tiêu kinh doanh, lãnh đạo các doanh nghiệp vẫn... tiếp tục bán thêm một số tài sản. Ví dụ, doanh nghiệp X dự kiến sẽ thoái vốn khỏi dự án 50.000 m2tại Xuân Thới Thượng (Hóc Môn) hay chung cư 9.000 m2tại Tân Hiệp (Hóc Môn). Liệu tính toán của các doanh nghiệp này có hợp lý?

Xu hướng hiện nay trên thị trường bất động sản là quỹ đất sạch ngày càng hiếm. Bởi lẽ, kể từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, trong đó có một quy định quan trọng là giá bồi thường khi giải phóng mặt bằng của các dự án phải được thỏa thuận theo giá thị trường. Điều đó đã khiến nhiều chủ đầu tư phải chùn bước.

Kết quả là trong 2 năm qua, theo tìm hiểu của tác giả bài viết, số lượng dự án thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thành công tại TP.HCM chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cơn khát các dự án có quỹ đất sạch, pháp lý rõ ràng vì thế ngày càng nóng bỏng. Rõ ràng người nào nắm trong tay tài sản, người đó sẽ nắm giữ lợi thế không nhỏ.

Do đó, đi cùng với người bán trên thị trường cũng xuất hiện những tay tích cực đi săn dự án của các đối tác khác trên khắp các quận huyện của TP.HCM trong thời gian qua, điển hình như Đất Xanh, Novaland, TNR Holdings, Hưng Thịnh hay các nhà đầu tư nước ngoài như Keppel Land (Singapore).

“2016 sẽ vẫn là năm bùng nổ trong hoạt động M&A của thị trường bất động sản Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp mặt phổ biến hơn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang được nhìn nhận là thị trường hấp dẫn nhất khu vực”, ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn JLL Việt Nam, nhận định.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-05-2016

    Thép nhập khẩu vẫn tăng kỷ lục
    Nhà máy Microsoft Việt Nam sẽ thuộc về Foxconn
    Lúng túng tiếp cận vốn
    Tập đoàn TH ký thỏa thuận đầu tư 190 triệu USD vào tỉnh Kaluga (Liên bang Nga)
    Japfa Việt Nam đầu tư 135 tỷ đồng xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Bình Định

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-05-2016

    Người Việt thích đầu tư bất động sản
    VAFI : “Những người trực tiếp quản lý vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco đã cố tình vi phạm pháp luật về niêm yết chứng khoán”
    Nippon Steel sẽ rút cổ phần tại Posco, hai ông lớn thép châu Á lại "xâu xé" nhau
    Đây là kim loại không ai biết đến nhưng mọi công ty đều muốn mua
    Mỹ sẽ áp thuế trừng phạt thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-05-2016

    Big C sẽ mở thêm bảy siêu thị trong năm 2016 
    Kinh doanh casino: Nhà đầu tư chờ nghị định
    Đằng sau sự xuống dốc của một cổ phiếu ngân hàng
    Sabeco đặt kế hoạch tiêu thụ 1,54 tỷ lít bia 2016, tiếp tục "phớt lờ"chuyện niêm yết
    Nỗi đau mang tên Việt Nam của Parkson

  • Tin kinh tế đọc nhanh 19-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 19-05-2016

    Tiết lộ bí mật tài chính lớn nhất toàn cầu
    Cơn sốt giá vàng 2016 bắt đầu tăng tốc
    MEF III có vốn đầu tư 112 triệu USD
    Doanh nghiệp nhỏ, khó khăn chồng chất
    Khi cỗ máy mất đà

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-05-2016

    Warren Buffett vừa rót 1 tỷ USD vào Apple
    Ngân hàng lớn nhất Trung Quốc mua hầm chứa vàng tại Anh
    Ông Putin cho phép bán cổ phiếu của công ty dầu mỏ chủ chốt Nga
    Nga có thể cấm nhập khẩu tất cả các loại trái cây rau quả từ Thổ Nhĩ Kỳ
    Cuộc “tháo chạy” của nhà đầu tư khỏi các quỹ chứng khoán toàn cầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-05-2016

    DN khai sai trị giá sẽ bị xử lý vi phạm hành chính
    Ký hợp đồng xuất khẩu xoài trị giá 1 triệu USD sang Hàn Quốc
    Rosneft và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hợp tác phát triển lọc hóa dầu
    Dệt may giảm được 63,5% tiền thuế nhập khẩu
    Lộ diện thị trường xuất khẩu 10 tỷ USD đầu tiên năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-05-2016

    Google có nguy cơ bị phạt cao kỷ lục trên 3 tỉ euro
    Xuất khẩu cá tra sang Thái Lan tăng mạnh
    Mỗi tiệm khăn bông của Phong Phú thu nửa tỷ một tháng
    Cá rô phi được quy hoạch, xây dựng thương hiệu xuất khẩu
    Doanh nghiệp có thuế VAT âm sẽ không được hoàn thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 18-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 18-05-2016

    Góc khuất thị trường bán lẻ: Doanh nghiệp mệt vì bị ép
    Goldman Sachs tự tin giá dầu sẽ tăng vọt trong thời gian tới
    OPEC đang “chết”, sắp bị thay thế bởi tổ chức mới mang tên OGEC?
    Trung tâm thương mại Parkson Paragon đóng cửa
    Giám đốc Trung Quốc lừa đảo 800 triệu USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-05-2016

    Nga và Việt Nam thành lập quỹ đầu tư chung với số vốn ban đầu 500 triệu USD
    Quản lý chặt chẽ dòng tiền chuyển ra nước ngoài
    Nguy cơ nữ trang Việt thua trên sân nhà
    Gánh nặng nợ mất vốn
    Nắng nóng cao điểm - thị trường điện lạnh sôi động

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-05-2016

    Ô tô Thái Lan tiếp tục đổ bộ thị trường Việt Nam
    Nguyễn Kim hoàn tất thương vụ thâu tóm Zalora Việt Nam
    Lý do nào khiến người Hàn “thích“ đầu tư vào Việt Nam đến vậy?
    Louis Vuitton store Tràng Tiền Plaza có dấu hiệu bất thường khi xử lý khiếu nại
    Chưa thoát tư duy “ao làng” làm sao hội nhập TPP?