tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 19-05-2016

  • Cập nhật : 19/05/2016

Tiết lộ bí mật tài chính lớn nhất toàn cầu

Chính phủ Mỹ lần đầu tiên công bố số nợ do Ả Rập Saudi nắm giữ - con số vẫn được giữ bí mật từ những năm 1970 đến nay.

Theo thông báo ngày 16-5 của Bộ Tài chính Mỹ, tính đến tháng 3-2016, Ả Rập Saudi nắm giữ lượng trái phiếu kho bạc Mỹ trị giá 116,8 tỉ USD.

Như vậy, Ả Rập Saudi là chủ nợ lớn thứ 13 của Mỹ. Các chủ nợ hàng đầu của Mỹ là Trung Quốc với 1,3 ngàn tỉ USD và Nhật Bản là 1,1 ngàn tỉ USD.

Trang tin Bloomberg công bố thông tin trên dựa trên Đạo luật Tự do Thông tin.

cac giao dich vien theo doi chung khoan tai mot ngan hang dau tu o thu riyadh cua a rap saudi. anh: reuters

Các giao dịch viên theo dõi chứng khoán tại một ngân hàng đầu tư ở thủ Riyadh của Ả Rập Saudi. Ảnh: REUTERS

Trước khi thông tin trên được công bố, Bộ Tài chính Mỹ vẫn giữ bí mật số nợ mà Ả Rập Saudi đang nắm từ thập niên 1970. Con số này được gộp chung với nợ của các nước xuất khẩu dầu mỏ khác, trong đó có Venezuela và Iraq.

Tuy nhiên, chính sách này chính thức chấm dứt vào ngày 16-5, khi Bộ Tài chính tách bạch những số liệu này trong nỗ lực cung cấp dữ liệu toàn diện và minh bạch hơn.

Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ, quần đảo Cayman - lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh - chỉ có 60.000 dân số nhưng lại sở hữu trái phiếu kho bạc Mỹ trị giá 265 tỉ USD.

Quần đảo Cayman không đánh thuế doanh nghiệp, khuyến khích các công ty cất tiền ở đây để né thuế. Cũng vì lý do tương tự, Bermuda - một thiên đường thuế khác - nắm trong tay 63 tỉ USD trái phiếu kho bạc Mỹ.

ap luc tai chinh cua a rap saudi ngay cang gia tang do gia dau giam. anh: oilprice.com

Áp lực tài chính của Ả Rập Saudi ngày càng gia tăng do giá dầu giảm. Ảnh: OILPRICE.COM

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, số tiền Mỹ nợ Ả Rập Saudi có thể còn cao hơn con số Bộ Tài chính công bố.

Những căng thẳng giữa Mỹ và Ả Rập Saudi gia tăng sau khi nước này đe dọa sẽ bán trái phiếu kho bạc Mỹ và các tài sản khác trị giá 750 tỉ USD nếu Quốc hội Mỹ thông qua luật mà theo đó Ả Rập Saudi phải chịu trách nhiệm về sự kiện khủng bố ngày 11-9-2001.

Thời điểm đó, một nguồn tin ở Ả Rập Saudi nói với kênh CNNMoney rằng quốc gia này không phải dọa suông.

Ả Rập Saudi hiện đối mặt áp lực tài chính ngày càng tăng do giá dầu giảm và chi phí cho chiến tranh tại Trung Đông. Trong năm 2015, Ả Rập Saudi chứng kiến quỹ dự trữ ngoại tệ giảm 16%, mức giảm mạnh nhất trong 25 năm qua.


Cơn sốt giá vàng 2016 bắt đầu tăng tốc

Vàng là kim loại có diễn biến tốt nhất kể từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh thị trường lo ngại về chính sách lãi suất âm ở châu Âu và Nhật Bản cũng như Fed. 

 “Cơn sốt vàng” của năm 2016 đang dần tăng tốc. Lượng vàng mà các quỹ ETF nắm giữ đã tăng khoảng 25%, trong khi các nhà đầu tư tận dụng mức giá thấp trong hơn 2 tuần qua để mua thêm vàng nhằm phòng vệ trước những rủi ro xuất phát từ chính sách của các NHTW trên toàn thế giới.

Theo số liệu thống kê của Bloomberg, lượng nắm giữ đã tăng lên mức 1.822,3 tấn (cao nhất kể từ tháng 12/2013) sau khi chạm đáy thấp nhất 7 tháng hồi tháng 1. Trong 2 tuần gần nhất, khi mà giá giảm 1,6%, lượng vàng mà các quỹ ETF mua vào vẫn tăng lên đều đặn từng ngày.

Vàng là kim loại có diễn biến tốt nhất kể từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh thị trường lo ngại về chính sách lãi suất âm ở châu Âu và Nhật Bản cũng như Fed. Lực cầu tăng lên mạnh mẽ trong quý I và khi đó ông trùm quỹ đầu cơ Paul Singer đã nói rằng đà tăng của vàng mới chỉ bắt đầu.

“Đầu tiên, môi trường lãi suất âm và chính sách nới lỏng định lượng khiến nhà đầu tư không còn nhiều lựa chọn, từ đó tăng thêm sức hấp dẫn của vàng. Thứ hai, nỗi lo về kịch bản các nước sẽ phá giá nội tệ để tăng sức cạnh tranh và nguy cơ thị trường rung lắc làm nhu cầu về tài sản an toàn tăng lên”, Bernard Aw – chiến lược gia tại IG Asia Pte – nhận định.

Sau khi Fed tăng lãi suất tháng 12 năm ngoái, giới đầu tư đã giảm dự báo về khả năng lãi suất sẽ tiếp tục tăng lên vì kinh tế Mỹ không còn phục hồi mạnh mẽ như trước. Xác suất lãi suất tăng trong cuộc họp tháng 6 hiện chỉ còn 4%, so với mức 7%% của hồi đầu năm.

Đây chính là yếu tố hỗ trợ tốt cho giá vàng vì thông thường chi phí lãi vay của Mỹ tăng lên sẽ tác động tiêu cực đến giá vàng và ngược lại giúp USD tăng giá.

Giá vàng giao ngay đã tăng 21% kể từ đầu năm đến nay, chạm mốc 1.303,82 USD/ounce hôm 2/5 – cao nhất kể từ tháng 1 năm ngoái.


MEF III có vốn đầu tư 112 triệu USD

Mekong Capital vừa công bố quỹ thứ tư do Mekong Capital tư vấn: Mekong Enterprise Fund III Limited Partnership (“MEF III”). Qua đó, chính thức hoàn tất huy động vốn với tổng vốn cam kết 112 triệu đô la Mỹ vào ngày 16/05/2016.

Mục tiêu đầu tư chính của Quỹ là đạt được tỷ suất thu hồi vốn nội bộ cao thông qua việc đầu tư vào các doanh nghiệp tiêu dùng Việt Nam thuộc các lĩnh vực bán lẻ, nhà hàng, sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ tiêu dùng. Quỹ cũng có thể đầu tư vào các doanh nghiệp có mô mình kinh doanh kết hợp giữa online (trực tuyến) và offline (truyền thống), đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ.

Trong vai trò cổ đông, MEF III áp dụng phương pháp đầu tư đã được kiểm chứng của Mekong Capital nhằm tăng giá trị cho doanh nghiệp. Phương pháp này được áp dụng dựa trên nền tảng của mô hình “đầu tư lấy tầm nhìn làm định hướng” kết hợp với mạng lưới các chuyên gia và nguồn lực quốc tế sâu rộng của Mekong Capital.

MEF III thường tập trung vào các khoản đầu tư từ 8 đến 15 triệu đô la Mỹ cho các khoản đầu tư thiểu số hoặc đầu tư nắm quyền kiểm soát. MEF III sẽ hoạt động trong 10 năm và dự kiến thực hiện tổng cộng 12 khoản đầu tư trong 3 năm đầu hoạt động.

Các công ty mà Mekong Capital đã và đang tư vấn đầu tư thường là các công ty hàng đầu trên thị trường và có tốc độ  tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam như Thế giới Di động, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, Traphaco, Cổng Vàng, Masan Consumer và ICP…


Doanh nghiệp nhỏ, khó khăn chồng chất

Nếu DN nhỏ Việt Nam vẫn cứ rất yếu về nội lực như hiện nay, thì khó tiếp cận cơ hội, chứ đừng nói đến việc nắm bắt!

Việt Nam hiện có 5.982 công ty dệt may, 70% trong số đó là công ty may, nhưng chủ yếu là DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ, sản xuất nhỏ lẻ, năng lực cạnh tranh thấp. Sản phẩm dệt may chiếm tỷ lệ gia công đến 70%, chưa bán trực tiếp cho các nhà phân phối quốc tế. Ở thị trường nội địa, ít DN chú ý xây dựng kênh phân phối, công tác tiếp thị, phát triển thị trường...

Đây chính là những rào cản tự thân mà DN dệt may vừa và nhỏ của Việt Nam đang gặp phải. Đó là nhận định của TS. Nguyễn Công Ái, chuyên gia cao cấp của Công ty TNHH KPMG (Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán, thuế, tư vấn...).

san pham det may chiem ty le gia cong den 70%

Sản phẩm dệt may chiếm tỷ lệ gia công đến 70%

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), ngành dệt may Việt Nam được đánh giá là có nhiều cơ hội mới với hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương.

Tuy nhiên, thực tế sản xuất thời gian qua cho thấy, một lượng lớn DN dệt may vừa và nhỏ đang rất khó khăn, phải nỗ lực để tồn tại trong quý I/2016. Và không ít DN đang tạm ngưng sản xuất, thậm chí là bán lại nhà xưởng do thiếu đơn hàng.

Cũng có trường hợp DN nhỏ, vốn đầu tư ít, khi nhận đơn hàng lớn không đủ năng lực đáp ứng, do không chủ động được nguồn nguyên liệu (ước tính hiện chỉ khoảng 20% -30% DN dệt may chủ động được nguồn nguyên liệu), lại bỏ hợp đồng.

Ngoài ra, một số chính sách mới cũng đang tác động đến DN dệt may nhỏ. Cụ thể như, việc điều chỉnh lương tối thiểu và chi phí bảo hiểm đang tạo thêm gánh nặng cho DN nhỏ.

Tiến sĩ Nguyễn Công Ái nhận định, mặc dù là ngành sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng ngành dệt may Việt Nam hiện chỉ tham gia vào phần cắt và may trong chuỗi cung ứng toàn cầu, theo phương thức gia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp trọn gói. Việc đầu tư lớn cho dệt may để tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại đều chỉ có ở DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

DN dệt may trong nước (kể cả DN lớn) vẫn còn yếu kém trong khâu thiết kế, bởi DN Việt hiện chưa có khả năng tự thiết kế và xây dựng thương hiệu. Hiện nay chỉ có 2% - 3%  kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là hàng ODM (là hàng chủ động từ nguyên liệu, thiết kế, sản xuất đến thành phẩm...).

Lại nữa, năng suất lao động trung bình trong ngành dệt may Việt Nam hiện chỉ bằng 1/3 Hồng Kông và bằng 1/4 Trung Quốc, rồi giá sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam cao hơn từ 15% - 30% so với giá thế giới.

Ở thị trường xuất khẩu, hàng Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh ngày càng lớn của hàng giá rẻ từ Trung Quốc và Ấn Độ, với ưu thế giá rẻ do chủ động nguồn nguyên liệu sẵn có, trong khi Việt Nam nhập khẩu đến 70% - 90% nguyên liệu. Trung Quốc, Ấn Độ còn có lợi thế về lao động năng suất rất cao.

Nhìn sang một số nước láng giềng rất gần như Campuchia có thể thấy, ngành dệt may xuất khẩu của nước này đang có sự tăng trưởng bứt phá nhờ vào những hỗ trợ của Chính phủ như tăng lương tối thiểu, được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt từ các thị trường lớn, bên cạnh nguồn nhân công đông đảo…

Hiện nay, Campuchia đã có trên 1.000 nhà máy may mặc, sử dụng đến 750.000 lao động. Còn tại Lào, lượng hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường lớn châu Âu cũng tăng 10% trong quý I/2016 nhờ nhiều nhà máy tại Đặc khu kinh tế Savan-Seno, thuộc tỉnh Sanvanakhet, Trung Lào, bắt đầu xuất khẩu sản phẩm.

Và như thế, nếu DN nhỏ Việt Nam vẫn cứ rất yếu về nội lực như hiện nay, thì khó tiếp cận cơ hội, chứ đừng nói đến việc nắm bắt!


Khi cỗ máy mất đà

Sự đi xuống của kinh tế Trung Quốc không chỉ dừng lại ở những tác động lên các thị trường tài sản, mà còn tác động sâu xa hơn đến các động lực tăng trưởng của nền kinh tế Châu Đại dương. 

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Sau khởi đầu năm mới 2016 đầy gian truân với đồng nhân dân tệ sụt giảm mạnh, dòng vốn bị rút ra ào ạt và thị trường chứng khoán lao dốc, kinh tế Trung Quốc đã ổn định trở lại và thậm chí còn cất cánh trong tháng 3.

Thế nhưng đột nhiên “tất cả các cỗ máy đều mất đà”, ông Zhou Hao – chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Commerzbank Singapore nhận xét. Các số liệu doanh số hàng bán lẻ, chỉ số sản xuất công nghiệp và dữ liệu đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc được công bố vào cuối tuần qua đã làm thất vọng nhiều nhà đầu tư.

Sản lượng công nghiệp tháng 4/2016 tăng trưởng 6% so với cùng kỳ, giảm so với mức 6,8% của tháng 3 và thấp hơn so với con số dự báo 6,5% của giới phân tích. Doanh số bán lẻ cũng trượt mục tiêu với mức tăng trưởng 10,1%, trong khi đầu tư tài sản cố định tăng 10,5% trong 4 tháng đầu năm nay.

Là một đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, những số liệu tiêu cực của nền kinh tế lớn thứ 2 vừa được công bố đã ngay lập tức tác động lên thị trường trái phiếu kỳ hạn dài của Úc. Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của  Úc đã ngay lập tức rơi xuống mức thấp kỷ lục 2,2%, thấp hơn 0,32 điểm cơ bản so với thời điểm cuối tháng 4.

Ngân hàng Dự trữ liên bang Úc mặc dù vừa phải thực hiện cắt giảm lãi suất cơ bản xuống còn 1,75% trong phiên họp đầu tháng 5 vừa qua, vẫn tiếp tục phát tín hiệu lo ngại về nguy cơ mức lạm phát mục tiêu 2 – 3% có thể không đạt được trong năm 2016.

Sự đi xuống của kinh tế Trung Quốc không chỉ dừng lại ở những tác động lên các thị trường tài sản, mà còn tác động sâu xa hơn đến các động lực tăng trưởng của nền kinh tế Châu Đại dương. 

Trước hết, là một nước xuất khẩu các tài nguyên thiên nhiên sang Trung Quốc, Australia có thể theo chân các nền kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên chịu tác động của tình trạng kinh tế Trung Quốc giảm tốc.

Ông Andrew Charlton, người đứng đầu công ty tham vấn AlphaBeta tại Australia cho biết, Trung Quốc chiếm gần 50% nhu cầu hàng hóa trao đổi trên toàn cầu nên khi nhu cầu từ nước này đi xuống, giá các mặt hàng như quặng sắt và than đá giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung của Australia.

Một trong những lĩnh vực khác của Australia là du lịch cũng đứng trước rủi ro khi "sức khỏe" kinh tế Trung Quốc không ổn. Năm 2015, Australia đã đón khoảng 1 triệu lượt khách Trung Quốc, tăng 22% so với năm 2014. Tuy nhiên, bà Anna Cook, quản lý điều hành tour du lịch ở Melbourne bày tỏ quan ngại về triển vọng trong tương lai.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-05-2016

    Chỉ số giá nhà TPHCM lên cao nhất gần 4 năm
    Đức hỗ trợ vốn phát triển điện gió tại Việt Nam
    Ngân hàng Shinhan bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới
    Vụ IPO lớn nhất lịch sử Hàn Quốc dự kiến thu về 4,8 tỷ USD
    Tín dụng TPHCM dự báo tăng 18% trong năm nay

  • Tin kinh tế đọc nhanh 20-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 20-05-2016

    Fed: Sẽ tăng lãi suất vào tháng 6 nếu số liệu kinh tế cải thiện
    Amata sẽ đầu tư 200 triệu USD vào các KCN Biên Hòa và Long Thành
    Giới tài chính Mỹ sẽ đổ tiền vào Việt Nam sau chuyến thăm của ông Obama?
    TPHCM: Cho thuê văn phòng đạt công suất cao nhất 8 năm
    Thị trường dầu mỏ: Còn quá sớm để nói từ biệt tình trạng thừa cung

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-05-2016

    Cơn khát bất động sản Mỹ của người Trung Quốc
    Nhật Bản thoát suy thoái
    Jollibee mở thêm 20 cửa hàng trong một năm
    Ngỡ ngàng doanh nghiệp phải nộp tới 39,4% lợi nhuận
    Lỗ 2.000 tỷ đồng, Đạm Ninh Bình phải dừng hoạt động

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-05-2016

    Thép nhập khẩu vẫn tăng kỷ lục
    Nhà máy Microsoft Việt Nam sẽ thuộc về Foxconn
    Lúng túng tiếp cận vốn
    Tập đoàn TH ký thỏa thuận đầu tư 190 triệu USD vào tỉnh Kaluga (Liên bang Nga)
    Japfa Việt Nam đầu tư 135 tỷ đồng xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Bình Định

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-05-2016

    Người Việt thích đầu tư bất động sản
    VAFI : “Những người trực tiếp quản lý vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco đã cố tình vi phạm pháp luật về niêm yết chứng khoán”
    Nippon Steel sẽ rút cổ phần tại Posco, hai ông lớn thép châu Á lại "xâu xé" nhau
    Đây là kim loại không ai biết đến nhưng mọi công ty đều muốn mua
    Mỹ sẽ áp thuế trừng phạt thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-05-2016

    Big C sẽ mở thêm bảy siêu thị trong năm 2016 
    Kinh doanh casino: Nhà đầu tư chờ nghị định
    Đằng sau sự xuống dốc của một cổ phiếu ngân hàng
    Sabeco đặt kế hoạch tiêu thụ 1,54 tỷ lít bia 2016, tiếp tục "phớt lờ"chuyện niêm yết
    Nỗi đau mang tên Việt Nam của Parkson

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-05-2016

    Warren Buffett vừa rót 1 tỷ USD vào Apple
    Ngân hàng lớn nhất Trung Quốc mua hầm chứa vàng tại Anh
    Ông Putin cho phép bán cổ phiếu của công ty dầu mỏ chủ chốt Nga
    Nga có thể cấm nhập khẩu tất cả các loại trái cây rau quả từ Thổ Nhĩ Kỳ
    Cuộc “tháo chạy” của nhà đầu tư khỏi các quỹ chứng khoán toàn cầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-05-2016

    DN khai sai trị giá sẽ bị xử lý vi phạm hành chính
    Ký hợp đồng xuất khẩu xoài trị giá 1 triệu USD sang Hàn Quốc
    Rosneft và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hợp tác phát triển lọc hóa dầu
    Dệt may giảm được 63,5% tiền thuế nhập khẩu
    Lộ diện thị trường xuất khẩu 10 tỷ USD đầu tiên năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-05-2016

    Iran sẽ đẩy điểm cân bằng dầu mỏ đi về đâu ?
    Thủ tướng Medvedev: Nga quan tâm nông sản Việt Nam
    General Motors thông báo thay đổi lãnh đạo tại Việt Nam
    70 doanh nghiệp Đức tìm kiếm cơ hội đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh
    Chuyển nhượng dự án: Ăn may nhất thời

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-05-2016

    Google có nguy cơ bị phạt cao kỷ lục trên 3 tỉ euro
    Xuất khẩu cá tra sang Thái Lan tăng mạnh
    Mỗi tiệm khăn bông của Phong Phú thu nửa tỷ một tháng
    Cá rô phi được quy hoạch, xây dựng thương hiệu xuất khẩu
    Doanh nghiệp có thuế VAT âm sẽ không được hoàn thuế