tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-05-2016

  • Cập nhật : 17/05/2016

Nga và Việt Nam thành lập quỹ đầu tư chung với số vốn ban đầu 500 triệu USD

Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga (RFPI) và Tổng công ty Đầu tư vốn Nhà nước Việt Nam (SCIC) sẽ đầu tư 500 triệu USD để thành lập Quỹ đầu tư Nga-Việt dành cho các dự án thương mại song phương, Sputniknews dẫn nguồn tin từ Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga(RFPI) cho biết hôm 16 tháng Năm.
le ky ban ghi nho thanh lap quy dau tu nga-viet voi su chung kien cua thu tuong 2 nuoc. anh sputnik/dmitry astahov

Lễ ký bản ghi nhớ thành lập Quỹ đầu tư Nga-Việt với sự chứng kiến của thủ tướng 2 nước. Ảnh Sputnik/Dmitry Astahov

Biên bản ghi nhớ về việc thành lập Quỹ đầu tư Nga-Việt đã được Đại diện hai phía, ông Kirill Dmitriev(RFPI),và ông Nguyễn Đức Chi (SCIC) ký kết trong chuyến thăm Liên Bang Nga chính thức của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, vẫn theo nguồn tin nói trên.
"Theo thỏa thuận, RFPI và SCIC sẽ góp mỗi bên 250 triệu USD vào quỹ để đầu tư cho các công ty và dự án nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế, tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và Nga, cũng như phát triển kinh doanh của các công ty vừa và lớn của Việt Nam trên lãnh thổ của Liên bang Nga", thông cáo về Quỹ đầu tư chung viết.

Quản lý chặt chẽ dòng tiền chuyển ra nước ngoài

Quản lý các dòng tiền đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở Thông tư 36/2013/TT-NHNN có quy định về mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Quản lý chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài đang được thực hiện như thế nào là vấn đề đặt ra sau khi có các tổ chức, cá nhân người Việt bị nêu tên trong Hồ sơ Panama? Ông Nguyễn Hoàng Minh , Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Gần đây, vụ việc Hồ sơ Panama có đề cập đến một số tổ chức và cá nhân người Việt Nam có liên quan đến “thiên đường thuế”, dưới góc độ ngân hàng trên địa bàn ông có thể cho biết hình thức quản lý kiểm soát dòng tiền từ trong nước đi ra nước ngoài như thế nào?

Hiện nay chúng tôi đang quản lý các dòng tiền đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở Thông tư 36/2013/TT-NHNN có quy định về mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Theo đó, các NHTM phải được Vụ Quản lý ngoại hối, NHNN Việt Nam xác nhận tài khoản, tiến độ về chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời các DN có giấy phép kinh doanh ở địa phương nào thì phải đăng ký với NHNN tỉnh, thành phố về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ở địa phương ấy.

Vụ Hồ sơ Panama được cho là có hàng chục tỷ USD bị các cá nhân chuyển đến những quốc gia và vùng lãnh thổ có mức thuế thấp để lách thuế

NHNN địa phương là khâu cuối cùng trong hoạt động kiểm soát dòng tiền của DN chuyển ra nước ngoài đầu tư, trên cơ sở DN phải có giấy phép chấp thuận của Bộ Kế hoạch và đầu tư về hoạt động đầu tư ra nước ngoài, số lượng vốn chuyển để đầu tư, tiến độ dự án đầu tư. Cùng với đó, DN phải có đầy đủ các giấy phép ở quốc gia nơi DN Việt Nam đến đầu tư xác nhận.

Chẳng hạn, giấy phép đầu tư một dự án vào “quận Cam” ở Mỹ nhưng sau một thời gian lại thực hiện ở một khu vực khác ở nước Mỹ… thì cũng không được duyệt các thủ tục chuyển tiền đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Có thể nói các chứng từ đầu tư ra nước ngoài được NHNN quản lý rất chặt chẽ và khớp với các giấy phép của các bộ, ngành hữu quan chấp thuận cho tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài.

Ông có thể nói rõ hơn về những đối tượng nào đăng ký với NHNN chi nhánh TP.HCM và hệ thống ngân hàng trên địa bàn có hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài?

Như tôi đã nói hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có việc chuyển tiền của NHTM, có việc đăng ký khoản đầu tư của DN. Như vậy DN cũng phải đăng ký với NHNN trên địa bàn và mở tài khoản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở NHTM sau khi đã có giấy phép đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của hai quốc gia DN đi và đến đầu tư. Đối tượng chuyển tiền ra nước ngoài hiện nay có DN đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, do NHNN địa phương quản lý trực tiếp.

Ngoài ra, Nghị định 70 của Chính phủ cũng quy định rất rõ về việc các cá nhân chuyển tiền ra nước ngoài vì mục đích du học, định cư, khám chữa bệnh… do NHTM xây dựng quy trình và phải đảm bảo được các cơ sở pháp lý của Nhà nước Việt Nam. Theo đó, các NHTM có hoạt động nay phải báo cáo thường xuyên với NHNN địa phương để có cơ sở quản lý kiểm soát dòng tiền chuyển ra nước ngoài.

Theo tôi được biết thì hiện nay như việc chuyển tiền trong vấn đề du học thì các NHTM căn cứ trên mức học phí của các trường học ở quốc gia nơi người có con em đang học tập, cộng thêm một phần chi phí sinh hoạt ở đất nước đó để các NHTM làm dịch vụ chuyển tiền cho khách hàng.

Bên cạnh đó còn có hoạt động vay nợ nước ngoài của các DN Việt Nam. Riêng trong năm 2015 tổng lượng kim ngạch vay nợ do ngân hàng quản lý khoảng 6,1 tỷ USD. Hiện việc quản lý vay nợ nước ngoài cũng được quản lý rất chặt chẽ. Đối với hợp đồng vay nợ từ 12 tháng trở xuống, Nhà nước giao cho các NHTM tổ chức việc đăng ký cho DN, những loại hợp đồng vay nợ có kỳ hạn trên 12 tháng, DN phải đăng ký với NHNN chi nhánh, tỉnh thành phố nơi DN đăng ký kinh doanh.

Đối với khối DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam hiện nay cũng được quản lý rất chặt. Dòng tiền này thường phải có một quá trình dài khoảng vài ba năm mới chuyển tiền ra, khi DN FDI đầu tư tại Việt Nam sản xuất kinh doanh có sản phẩm dịch vụ đã được phân phối ra thị trường. Có nghĩa, DN đó đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế và các chi phí với Nhà nước và cuối cùng DN FDI có lợi nhuận chuyển ra nước ngoài trên tài khoản của NHTM, chuyển nhượng vốn đầu tư thì phải đăng ký với NHNN…

Từ vụ Hồ sơ Panama, theo ông, chúng ta cần có những biện pháp gì để quản lý và kiểm soát tốt hơn các dòng tiền chuyển ra nước ngoài?

Bản chất các dòng tiền chuyển ra nước ngoài hiện nay rất đa dạng. Vì vậy, quan điểm cá nhân tôi cho rằng, qua vụ việc Hồ sơ Panama chúng ta cũng nên có những nhìn nhận điều chỉnh để kiểm soát tốt hơn nữa dưới góc độ quản lý thuế và kiểm soát dòng tiền.

Từ đó hạn chế thất thoát các nguồn lực thuế của đất nước nhưng vẫn đảm bảo dòng tiền tự do luân chuyển trên toàn cầu cho các DN Việt và các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam làm ăn mà không ảnh hưởng đến các cam kết hội nhập của Chính phủ Việt Nam.


Nguy cơ nữ trang Việt thua trên sân nhà

Đó là một trong những lo ngại khi hàng rào thuế quan trong khu vực ASEAN được tháo bỏ.

nu trang viet se kho canh tranh voi thai lan, indonesia. anh: dao ngoc thach.

Nữ trang Việt sẽ khó cạnh tranh với Thái Lan, Indonesia. Ảnh: Đào Ngọc Thạch.

Đại diện Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết theo số liệu từ Hội đồng Vàng thế giới (WGC), giá trị vàng trang sức trên đầu người của Việt Nam năm 2015 là 6,2 USD, chỉ bằng 60% của Malaysia và 7% của Singapore. Tỷ lệ tiêu thụ vàng trang sức của Việt Nam so với tổng tiêu thụ vàng chỉ chiếm 25%, trong khi tỷ lệ này tại các nước trong khu vực là trên 50% (ngoại trừ Thái Lan 14%). Ba năm trở lại đây, lượng vàng trang sức tiêu thụ tại Việt Nam đã liên tục tăng, đây là xu hướng tất yếu phù hợp chung với quá trình phát triển và là tiềm năng của ngành trang sức nội địa.

Mẫu mã, phân phối đều thua
Sau khi tham gia hội chợ kim hoàn, trang sức tại Thái Lan vào tháng 2 vừa qua, giám đốc một doanh nghiệp (DN) vàng bạc đá quý lớn tại TP.HCM không khỏi lo ngại cho ngành trang sức Việt. Vị này cho hay: “Trang sức của các DN nước ngoài tại hội chợ đa dạng về mẫu mã, sắc nét. Trong khi hàng của Việt Nam mang đi tham dự hội chợ dù đã được tuyển chọn nhưng nhìn thua sút hơn hẳn”.
Thực tế, các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia đều có thế mạnh về nữ trang, vàng bạc đá quý. Thái Lan có thế mạnh về nữ trang đính đá, nhưng nhiều DN cho biết họ ngán ngại nhất là những sản phẩm đến từ Indonesia. Đã từ lâu, các DN Indonesia đầu tư máy theo công nghệ Ý, cho ra các sản phẩm nữ trang khá sắc sảo. Sản phẩm nữ trang Ý được thị trường Việt ưa chuộng nên khi hàng từ Indonesia theo công nghệ Ý được đưa vào sẽ nhanh chóng chiếm thị phần. Kim ngạch xuất khẩu đồ trang sức của Indonesia trong 5 năm qua đã tăng hơn 70%, trong đó đồ trang sức bằng kim loại quý chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ trang sức.
Một lo ngại khác là các loại nữ trang thâm nhập thị trường Việt Nam sẽ dễ dàng hơn khi có sự hậu thuẫn của hệ thống phân phối mà các đại gia Thái Lan vừa thâu tóm như Metro, Big C. Trong khi đó, hiện cả nước có khoảng 10.000 tiệm vàng hoạt động, đây là hệ thống bán lẻ vàng chiếm thị phần lớn, nhưng trước những khó khăn của thị trường vàng trong nước hiện nay, các đơn vị không mặn mà đầu tư về thương hiệu, không có một chiến lược phát triển lâu dài nên miếng bánh thị phần nữ trang đang đứng trước nguy cơ sẽ rơi vào tay các nước trong khu vực.
Nguy cơ làm thuê cho nước ngoài
Tổng giám đốc một công ty vàng cho rằng, dù rằng tay nghề thợ kim hoàn Việt giỏi nhưng ngành nữ trang hiện nay chưa được xem là ngành mũi nhọn như các quốc gia trong khu vực, chưa có những chính sách hỗ trợ phát triển. Do đó ngành nữ trang nội sẽ rất khó có thể cạnh tranh được với những sản phẩm của các nước trong khu vực ngay tại sân nhà. “Nếu như những khó khăn của thị trường vàng trong nước hiện nay không được sớm tháo gỡ, có thể vài năm tới chúng tôi sẽ đăng ký làm đại lý bán thuê sản phẩm cho phía nước ngoài”, vị giám đốc trên chia sẻ.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam(VGTA), nhìn nhận dù nhiều tiềm năng nhưng ngành nữ trang Việt đang gặp nhiều vấn đề khó khăn. DN sản xuất, kinh doanh vàng trang sức hiện chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí nhiều đơn vị đã phải đóng cửa, hoặc chuyển sang kinh doanh các ngành nghề khác, do không có vàng nguyên liệu và không được vay vốn để sản xuất, kinh doanh; kéo theo hàng nghìn lao động trong ngành vàng bạc đá quý không có việc làm, đồng thời khiến ngành kim hoàn Việt Nam ngày càng tụt hậu xa so với các quốc gia trong khu vực.
Điều này càng trở nên nguy hiểm, bởi Việt Nam đã và sẽ tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thuế nhập khẩu vàng trang sức sẽ giảm dần xuống 0%. Khi đó, hàng ngoại nhập với kiểu dáng, mẫu mã đẹp, giá thành thấp sẽ tràn vào, đè bẹp sản phẩm nội và chắc chắn nhiều DN nữ trang Việt sẽ trở thành các đại lý bán thuê sản phẩm nữ trang cho nước ngoài. “Sản xuất kinh doanh trang sức là hoạt động kinh doanh thông thường, không thuộc đối tượng bị cấm hay hạn chế kinh doanh. Đã đến lúc nhà nước cần tháo gỡ những khó khăn về mặt chính sách cho các DN để tạo điều kiện cho DN phát triển”, ông Long kiến nghị.(TN)

Gánh nặng nợ mất vốn

Sau khi bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), tỷ lệ nợ xấu của các NHTM đã giảm về dưới 3%. Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính quý I vừa công bố, nợ có khả năng mất vốn của nhiều NH tăng mạnh so với cuối năm 2015 và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nợ xấu của các NHTM.
anh minh hoa long thanh.

Ảnh minh họa Long Thanh.

Nợ nhóm 5 tăng vọt

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2016 của BIDV, tính đến thời điểm 31/3/2016, tỷ lệ nợ xấu của NH này ở mức 1,8%, cao hơn mức 1,67% hồi cuối năm 2015. Trong đó, đáng chú ý là nợ nghi ngờ tăng 879 tỷ đồng so với cuối năm ngoái lên mức 1.766 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn tăng 465 tỷ đồng lên mức 5.565 tỷ đồng. Trong quý I, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV cũng tăng mạnh với 1.991 tỷ đồng, gấp 2,03 lần so với quý I/2015.

Ở 2 NH lớn còn lại, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ nhưng nợ có khả năng mất vốn cũng ở mức cao. Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank đã giảm từ mức 1,84% vào cuối năm 2015 xuống 1,76%, tuy nhiên trong gần 7.600 tỷ đồng nợ xấu có đến 5.885 tỷ đồng thuộc nợ nhóm 5, tăng 295 tỷ đồng so với đầu năm. VietinBank trong quý I có tỷ lệ nợ xấu chỉ 0,96%, nhưng trong số hơn 5.300 tỷ đồng nợ xấu, nợ nhóm 5 chiếm 2.094 tỷ đồng.

Ở nhóm NHTMCP, nợ nhóm 5 cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của NamABank tại thời điểm 31/3 là 0,87%, giảm nhẹ so với mức 0,9% cuối năm 2015. Tuy nhiên, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn đang có dấu hiệu tăng mạnh. Cụ thể, nợ nghi ngờ tăng gấp đôi từ 23,6 tỷ đồng lên 55,7 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn đã tăng 24% từ 87 tỷ đồng lên 103 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu cuối quý I/2016 của ACB chỉ có 1,3%, nhưng nợ có khả năng mất vốn tăng 200 tỷ đồng so với cuối năm, đạt mức 1.315 tỷ đồng, chiếm 70% nợ xấu.

Tổng số nợ xấu trong quý I của Techcombank đã tăng 24% lên 2.321 tỷ đồng, chiếm 2,03% tổng dư nợ cho vay, tăng so với mức 1,67% tại thời điểm cuối năm 2015, trong đó có 1.280 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn. MB cũng có 1.117 tỷ đồng nợ nhóm 5 trong số 1.986 tỷ đồng nợ xấu. Tổng số nợ xấu cuối quý I của Eximbank là 2.300 tỷ đồng, chiếm 2,78% tổng dư nợ cho vay, tăng so với mức 1,85% vào cuối năm 2015, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn đều tăng vọt so với cuối năm.

Một số NH không công bố số liệu nợ xấu, tuy nhiên chi phí trích lập dự phòng rủi ro trong kỳ cũng tăng mạnh, như chi phí dự phòng của TPBank tăng từ 22,4 tỷ đồng lên 73,7 tỷ đồng. SHB trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ tăng đột biến lên hơn 168 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ gần 8 tỷ đồng.

Tăng tín dụng để giảm nợ xấu

Khi tiến độ xử lý nợ xấu còn chậm, quá trình nợ xấu chuyển từ nhóm 2-3 sang nhóm 4-5 rất nhanh, các NH khó tránh được tình trạng nợ có khả năng mất vốn tăng. 
Một chuyên gia tài chính nhận định, khi nợ xấu gia tăng, NH đã phải đối mặt với rủi ro lớn, còn với việc nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh, rủi ro mà NH đối mặt cao gấp nhiều lần. Về nguyên tắc, khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không trả được nợ vay và không còn nguồn trả nợ, NH có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật.
Trên thế giới, khi khoản vay của khách hàng nằm trong nhóm 3, các NH đã tiến hành xử lý bằng cách bán tài sản đảm bảo, khi chuyển sang nhóm 4, họ sẽ tìm cách thanh lý và xử lý bằng mọi biện pháp nếu rơi vào nợ có khả năng mất vốn. Do đó, nợ nhóm 5 thường có tỷ trọng thấp. Còn ở Việt Nam, tình trạng doanh nghiệp vẫn ốm yếu, vỡ nợ, phá sản cùng với giải pháp xử lý nợ xấu chưa thực sự rốt ráo đã khiến cho nợ nhóm 5 luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ xấu của các NHTM.

Việc giải quyết nợ xấu của NH hiện nay gồm bán trực tiếp các tài sản thế chấp liên quan đến nợ xấu, chuyển giao nợ xấu và tài sản thế chấp cho VAMC và trích lập dự phòng rủi ro. Nhưng việc bán tài sản đảm bảo còn gặp nhiều vướng mắc nên các NH rất khó thu hồi được các món nợ xấu, trong khi VAMC chủ yếu mua những khoản nợ tốt, nợ có khả năng thu hồi trong cục nợ xấu của các NH, nên các khoản nợ có khả năng mất vốn dồn cục tại NH từ năm này qua năm khác. Các khoản nợ này cũng tạo ra gánh nặng rất lớn, bào mòn lợi nhuận của không ít NH, vì hiện nay tỷ lệ dự phòng rủi ro đối với nợ nhóm 5 là 100%.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng tín dụng cả nước trong quý I-2016 đạt 1,54%, con số này cao hơn so với 1,25% của cùng kỳ năm trước. Tại các NHTM tín dụng cũng tăng trưởng vượt bậc như BIDV tăng 4,2%, Vietcombank tăng 6,5%, SCB tăng 9%, ACB tăng 7,6%, VietABank tăng 10,4%, TPBank có mức tăng mạnh nhất tới 20,6% so với cùng kỳ năm 2015. Năm nay, các NH cũng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khá cao trong năm 2016 như SCB với kế hoạch tăng trưởng tín dụng 36%, MB đặt mục tiêu tăng trưởng 20%, ACB, BIDV, VietinBank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18%, Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17%...

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao của nhiều NHTM trong vài năm gần đây ngoài việc hướng đến lợi nhuận còn được đánh giá một trong những giải pháp để đối phó với áp lực giữ tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3% theo quy định NHNN. Bởi khi dư nợ tín dụng tăng càng mạnh, nợ xấu trong tổng dư nợ sẽ càng thấp. Tuy nhiên, điều này có thể để lại những hệ lụy về sau, do tín dụng tăng nóng có thể khiến đẩy giá trị tài sản tăng theo kiểu bong bóng và cho vay tiêu dùng cũng nhảy vọt, do người vay được tài trợ vốn một cách dễ dãi từ NH hoặc các công ty tài chính khiến nợ xấu gia tăng.


Nắng nóng cao điểm - thị trường điện lạnh sôi động

Các nhà cung cấp dự báo, sức mua các sản phẩm điện lạnh hè năm nay sẽ tăng khoảng 20% so với năm 2015.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Do thời tiết nắng nóng những ngày gần đây, thị trường hàng điện máy, nhất là các sản phẩm điện lạnh tại Hà Nội sôi động hẳn lên. Các cửa hàng, siêu thị điện máy đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, kích cầu rầm rộ cho các dòng sản phẩm giải nhiệt như điều hòa, tủ lạnh, các loạt quạt, máy sinh tố, máy ép trái cây đang có nhu cầu tiêu dùng cao, thu hút nhiều khách hàng.

Năm 2016 sẽ là năm nóng đỉnh điểm, do vậy, các nhà cung cấp cũng như các nhà bán lẻ đã chuẩn bị nguồn hàng khá lớn để đáp ứng nhu cầu mua sắm của thị trường năm nay, lượng hàng điện lạnh đã nhập kho tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Các nhà cung cấp dự báo, sức mua các sản phẩm điện lạnh sẽ tăng khoảng 20% so với năm 2015.

Điểm nhấn của nhóm hàng điện lạnh trong năm nay là công nghệ inverter tiết kiệm điện thế hệ mới nhất. Trong nhóm hàng điều hòa, 70% là các dòng điều hòa tích hợp công nghệ inverter. Năm nay các loại quạt hơi nước, quạt phun sương, quạt điều hòa có khả năng làm mát lạnh, giá rẻ và di chuyển dễ dàng được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh đó, dòng quạt sạc điện cũng được nhiều người tiêu dùng hỏi mua.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Công ty phân phối điều hòa Trane của Mỹ cho biết, thị trường điện máy nói chung và thị trường điện lạnh nói riêng ngày càng đa dạng phong phú. Các nhà sản xuất rất tích cực nghiên cứu đưa ra những mẫu mã phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của thị trường và đồng thời người tiêu dùng cũng có điều kiện nhiều hơn cho việc mua sắm các sản phẩm theo ý của mình.

“Sang năm 2016 một số nhà sản xuất cũng ồ ạt đưa ra thị trường các dòng sản phẩm có những tính năng mới như tiết kiệm điện năng, sử dụng các mô chất lạnh thân thiện với môi trường và có sự cạnh tranh nhau hơn nữa bằng các dịch vụ sau bán hàng, bảo trì bảo dưỡng”, ông Dũng cho biết.

Tại hệ thống các siêu thị, trung tâm điện máy lớn tại Hà Nội như Nguyễn Kim, Pico, Trần Anh, các mặt hàng điện lạnh được bày bán đa dạng, với nhiều mẫu mã bắt mắt cùng các chương trình khuyến mại, giảm giá hấp dẫn. Các sản phẩm tủ lạnh, điều hòa thuộc chương trình khuyến mại được bán với giá ưu đãi, như máy lạnh 1.0HP giá khoảng 7 triệu đồng, máy lạnh 1.0 Hp công nghệ inverter tiết kiệm điện năng có giá 9 triệu đồng, tủ lạnh 166 lít, làm lạnh nhanh, kháng khuẩn giá khoảng 5 triệu đồng, quạt lạnh làm mát giá từ 1 đến 5 triệu đồng/cái tùy loại.

Bên cạnh việc giảm giá, các siêu thị, trung tâm điện máy còn có các chương trình khuyến mãi như tặng thêm phiếu mua hàng, tặng quạt, máy xay sinh tố, máy sấy tóc khi mua điều hòa cùng nhiều ưu đãi khác như miễn phí công lắp đặt, tặng phiếu bảo trì và vật tư giảm giá, mua hàng trả góp lãi suất 0%,…

Anh Nguyễn Mạnh Sang, Trưởng phòng Marketing Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim Tràng Thi cho biết, so với năm 2015, giá các mặt hàng điện lạnh năm nay không có biến động trong khi công nghệ đã phát triển rất nhanh. Các nhà cung cấp cũng đã dự trù và chuẩn bị một số lượng hàng rất lớn cho mùa nóng năm nay.

Những nhóm hàng giải nhiệt như máy xay sinh tố, máy ép trái cây, quạt, quạt hơi nước, quạt đứng, quạt cây hay quạt treo và thậm chí năm nay có công nghệ mới là quạt điều hòa thì những nhóm hàng này cũng tăng trưởng rất cao trong đầu mùa nóng năm nay.

Theo nhiều người tiêu dùng đánh giá, thị trường điện lạnh năm nay có nhiều khởi sắc với sự phong phú đa dạng về mẫu mã, chủng loại, giá cả hợp lý và chất lượng ổn định.

Chị Nguyễn Thị Thanh Dung, ở quận Bắc Từ Liêm cho biết, hiện có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài đã xuất hiện trên thị trường, người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn các mặt hàng phù hợp về giá thành cũng như công năng sử dụng với những mẫu mã đẹp, đa dạng.

Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, với một thị trường điện lạnh phong phú, đa dạng như hiện nay, người tiêu dùng nên mua các sản phẩm điện máy, điện lạnh chính hãng tại các cửa hàng, siêu thị uy tín, tuy có thể giá cao hơn nhưng sản phẩm được đảm bảo về xuất xứ và chất lượng, giúp người tiêu dùng yên tâm hơn. Mua hàng ở các siêu thị điện máy lớn, người tiêu dùng cũng sẽ được tư vấn, lắp đặt, bảo hành và dịch vụ chính hãng.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 19-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 19-05-2016

    Tiết lộ bí mật tài chính lớn nhất toàn cầu
    Cơn sốt giá vàng 2016 bắt đầu tăng tốc
    MEF III có vốn đầu tư 112 triệu USD
    Doanh nghiệp nhỏ, khó khăn chồng chất
    Khi cỗ máy mất đà

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-05-2016

    Warren Buffett vừa rót 1 tỷ USD vào Apple
    Ngân hàng lớn nhất Trung Quốc mua hầm chứa vàng tại Anh
    Ông Putin cho phép bán cổ phiếu của công ty dầu mỏ chủ chốt Nga
    Nga có thể cấm nhập khẩu tất cả các loại trái cây rau quả từ Thổ Nhĩ Kỳ
    Cuộc “tháo chạy” của nhà đầu tư khỏi các quỹ chứng khoán toàn cầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-05-2016

    DN khai sai trị giá sẽ bị xử lý vi phạm hành chính
    Ký hợp đồng xuất khẩu xoài trị giá 1 triệu USD sang Hàn Quốc
    Rosneft và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hợp tác phát triển lọc hóa dầu
    Dệt may giảm được 63,5% tiền thuế nhập khẩu
    Lộ diện thị trường xuất khẩu 10 tỷ USD đầu tiên năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-05-2016

    Iran sẽ đẩy điểm cân bằng dầu mỏ đi về đâu ?
    Thủ tướng Medvedev: Nga quan tâm nông sản Việt Nam
    General Motors thông báo thay đổi lãnh đạo tại Việt Nam
    70 doanh nghiệp Đức tìm kiếm cơ hội đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh
    Chuyển nhượng dự án: Ăn may nhất thời

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-05-2016

    Google có nguy cơ bị phạt cao kỷ lục trên 3 tỉ euro
    Xuất khẩu cá tra sang Thái Lan tăng mạnh
    Mỗi tiệm khăn bông của Phong Phú thu nửa tỷ một tháng
    Cá rô phi được quy hoạch, xây dựng thương hiệu xuất khẩu
    Doanh nghiệp có thuế VAT âm sẽ không được hoàn thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 18-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 18-05-2016

    Góc khuất thị trường bán lẻ: Doanh nghiệp mệt vì bị ép
    Goldman Sachs tự tin giá dầu sẽ tăng vọt trong thời gian tới
    OPEC đang “chết”, sắp bị thay thế bởi tổ chức mới mang tên OGEC?
    Trung tâm thương mại Parkson Paragon đóng cửa
    Giám đốc Trung Quốc lừa đảo 800 triệu USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-05-2016

    Ô tô Thái Lan tiếp tục đổ bộ thị trường Việt Nam
    Nguyễn Kim hoàn tất thương vụ thâu tóm Zalora Việt Nam
    Lý do nào khiến người Hàn “thích“ đầu tư vào Việt Nam đến vậy?
    Louis Vuitton store Tràng Tiền Plaza có dấu hiệu bất thường khi xử lý khiếu nại
    Chưa thoát tư duy “ao làng” làm sao hội nhập TPP?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-05-2016

    Sẽ có sàn vàng Quốc gia?
    VNG đã mua 38% cổ phần Tiki, định giá ở mức 1.000 tỷ đồng
    Dabaco: "Sạch thì kém cạnh tranh"!
    Ngân hàng Thế giới: Nhà máy nhiệt điện than là "thảm họa" đối với hành tinh
    Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 17-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 17-05-2016

    8 hãng hàng không giá rẻ châu Á lập liên minh lớn nhất thế giới
    Lào xuất siêu sang Việt Nam
    50% lãi Petrolimex đến từ xăng dầu
    Tham gia 1% trong Vietnammobile, bà Trịnh Minh Châu góp gần 4,3 triệu USD
    Xuất siêu tháng thứ ba trong vòng 4 tháng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 17-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 17-05-2016

    Chính thức thu phí tại cảng, bến thủy nội địa
    Gỡ vướng về công bố hợp quy, dán nhãn năng lượng cho hàng nhập SXXK
    Động lực tăng của VN-Index có khả năng bị ghìm lại
    Quy định mới về xuất khẩu cá ngừ vào Hoa Kỳ
    Nhiều kỳ vọng vào thị trường nghỉ dưỡng ven biển