WB: GDP Việt Nam sẽ tăng chậm lại, nhưng vẫn trên mức 6% trong 3 năm tới
5 ngân hàng tài trợ gần 2.300 tỷ đồng vốn ưu đãi cho doanh nghiệp TP.HCM
Thị trường ô tô Việt Nam quý I: Thaco chiếm tới 30% thị phần
Vietinbank: Quý 2/2016 dự kiến hoàn tất sáp nhập PGbank, áp lực tăng vốn năm 2016
VAMC dự báo thu hồi vượt mức 20% nợ đã mua
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-04-2016
- Cập nhật : 10/04/2016
Sản phẩm chống trộm giúp Việt Tiệp thu về hơn 800 tỷ đồng trong năm 2015
Từ hàng ngàn năm trước, khi cộng động xã hội nguyên thủy bắt đầu phát triển và có của cải tích trữ, những chiếc khóa đã được ra đời. Theo những ghi chép không chính thức, những chiếc khóa đầu tiên được làm bằng gỗ và thuộc về xã hội Ai Cập cổ đại. Về sau này, khi con người phát triển thêm một chút, những chiếc khóa tinh xảo bằng vàng, bạc còn được coi như một cách thể hiện sự giàu sang của tầng lớp quý tộc.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn chiến tranh hay thời kỳ bao cấp, những chiếc khóa cửa không thực sự cần thiết. Ở các làng quê, chỉ cần một cánh cửa gỗ nhỏ để khép lại cho gia súc gia cầm không chạy ra chạy vào, chứ không cần tới khóa, thậm chí có nhà cũng không cần cửa.
Theo số liệu từ Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp, giai đoạn bao cấp từ năm 1986 trở về trước, sản lượng sản xuất của công ty chỉ đạt 250.000-300.000 khóa các loại và là thời kỳ sản xuất trì trệ, thu nhập người lao động ở mức thấp.
Mãi đến khoảng 20 năm trở lại đây, các sản phẩm về khóa mới bắt đầu có những bước phát triển. Việt Tiệp năm 1994 đã đạt sản lượng 1 triệu chiếc khóa, năm 2009 vượt 10 triệu chiếc khóa và năm 2015 đạt gần 18 triệu chiếc.
Điểm thú vị của sản phẩm khóa là gần như không để lại tiếng xấu trên thị trường. Một chiếc khóa cơ bản là đủ để bảo vệ nhà cửa, tài sản. Còn trong trường hợp nhà có “đạo chích”, mối quan tâm đầu tiên của gia chủ cũng là tài sản mất mát những gì, đi trình báo lên phường thế nào và … ngồi chửi tên trộm, chứ không ai ngồi trách chất lượng của chiếc khóa.
Doanh thu của Việt Tiệp tăng trưởng đều qua các năm còn lợi nhuận thì bắt đầu tăng vọt từ năm 2009. Các năm 2011-2013 lợi nhuận có chiều hướng đi xuống nhưng 2 năm gần đây đang có dấu hiệu hồi phục trở lại. Theo báo cáo mới công bố, doanh thu năm 2015 của Việt Tiệp là 839 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay còn lợi nhuận là 55,3 tỷ đồng.
Với sự phát triển của nền kinh tế, các tòa nhà mọc lên như nấm, thị trường khóa được đánh giá là rộng mở với các doanh nghiệp. Cũng chính vì thế mà mức độ cạnh tranh cũng tăng lên.
Theo Việt Tiệp, một trong những khó khăn mà công ty phải đối mặt những năm gần đây là xuất hiện nhiều hãng khóa cạnh tranh mới nhập hàng Trung Quốc về bán, và có nhiều dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh. Nạn hàng giả cũng hoành hành tại các tỉnh miền Bắc.
Mặc dù vậy, công ty cũng có những thuận lợi nhờ sở hữu thương hiệu lớn, sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng.
Đối tác ngoại sắp mua 500 tỷ đồng trái phiếu Nam Long
Đại gia Singapore sẽ có quyền chuyển đổi trái phiếu này sang cổ phiếu NLG theo các điều kiện đã cam kết. Giá chuyển đổi là 23.500 đồng một cổ phiếu.
Đầu năm ngoái, Keppel cũng từng thông qua công ty con để đăng ký mua 7,1 triệu cổ phiếu được phát hành mới của Nam Long, chiếm khoảng 5% cổ phần của doanh nghiệp, tổng giá trị giao dịch đạt hơn 140 tỷ đồng. Trong trường hợp toàn bộ trái phiếu được chuyển đổi sang cổ phiếu, doanh nghiệp Singapore sẽ nắm giữ tổng cộng khoảng 15% cổ phần của Công ty Nam Long.
Phía đối tác Singapore cho biết thêm, giao dịch mua trái phiếu này dự kiến sẽ không có ảnh hưởng đáng kể đến giá trị tài sản hay lãi trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện tại.
Theo đánh giá của các chuyên gia, động thái của Iberworth sẽ mở ra cơ hội cho đại gia bất động sản cao cấp Keppel và ông lớn chuyên phát triển nhà bình dân Nam Long cùng hợp tác phát triển các dự án nhà ở trong tương lai.
Đình chỉ xuất xưởng một dòng xe tải của Ôtô Trường Hải
Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa cho biết đã đình chỉ xuất xưởng tạm thời với dòng xe tải Thaco Auman C2400/230 - MB1, đồng thời tiến hành tổng kiểm tra đối với hoạt động lắp ráp xe tải của Công ty Ôtô Trường Hải.
Trước đó, dưới sự chứng kiến của đại diện doanh nghiệp, cơ quan này đã kiểm tra thực tế với một chiếc xe tải thuộc dòng sản phẩm nói trên của chủ xe tại phường Đức Giang (Long Biên, Hà Nội).
Kết quả cho thấy trọng lượng xe sai lệch 1.035kg so với giá trị trên giấy chứng nhận chất lượng. Bên cạnh đó, một số kết cấu có sự sai khác so với hồ sơ thiết kế đã được duyệt như số lá nhíp, loại lốp, giảm chấn, kích thước dầm thùng, thùng nhiên liệu… trong khi chủ phương tiện khẳng định chiếc xe nguyên bản của đại lý.
Sau khi kiểm tra, Cục Đăng kiểm đã có văn bản yêu cầu nhà sản xuất làm việc với khách hàng để giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của chủ xe.
Theo tra cứu dữ liệu của cơ quan đăng kiểm, chiếc xe kể trên là xe ôtô tải có mui do Công ty TNHH MTV SL&LR ôtô tải Chu Lai Trường Hải sản xuất, rắp láp theo giấy chứng nhận được cấp đầu năm 2015. Trong khi đó, báo cáo với Cục Đăng kiểm vào cuối tháng 3/2016, doanh nghiệp cho biết "đã cố gắng liên hệ làm việc để giải quyết nhưng chủ xe không hợp tác".
Trao đổi với VnExpress, đại diện doanh nghiệp cũng cho rằng dù cơ quan đăng kiểm đề nghị, song đây là lỗi của các chi nhánh khi thay đổi một số chi tiết để phù hợp với địa hình miền núi ở một số địa phương và khẳng định các xe xuất xưởng vẫn đáp ứng các thiết kế kỹ thuật được duyệt.
Tuy nhiên, trước thông tin này, đại diện Cục Đăng kiểm cho hay quyết định đình chỉ đã được đưa ra vì cơ quan quản lý xác định đây là lỗi từ nhà máy. "Chúng tôi cũng đã yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo về số lượng xe đã xuất xưởng và bán đến tay khách hàng để có hướng xử lý", vị này nói thêm
Hải Phát chi hơn 500 tỷ thâu tóm 7.200m2 đất vàng Tố Hữu
Đường Tố Hữu đang có sự hiện diện của các dự án chung cư lớn về số lượng kể cả đã xây và chưa xây như Dương Nội, Văn Khê, Văn phú, Usilk City, GTC, Mulberry Lanes.
Thâu tóm giành thị phần: Nhà giàu Việt song đấu ông lớn ngoại
CJ của Hàn Quốc là “người anh em” Samsung dù rất tham vọng nhưng buộc phải chấp nhận một thất bại để rồi nuối tiếc tuột mất cơ hội ở thị trường đầy tiềm năng cho dù trước đó đã chi ra hàng trăm tỷ đồng để mua gần 4,2% cổ phần Vissan trong đợt phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO).
Chiến thắng nói trên là một bước đi quan trọng giúp DN thực phẩm trong nước thay đổi vị thế của mình trong ngành cung ứng thịt Việt Nam vốn đang nguy cơ bị thâu tóm bởi Tập đoàn CP đến từ Thái Lan..
Năm 2011, Masan thực hiện M&A với Vinacafé Biên Hòa - thương hiệu cà phê hòa tan có thị phần lớn nhất Việt Nam cũng diễn ra đầy bất ngờ. Trong một thời gian khá dài Masan chuẩn bị kế hoạch và tài chính để thực hiện thương vụ một cách nhanh chóng.
Sự nhanh chân đã giúp Masan đi trước và nắm giữ cổ phần áp đảo tại Vinacafé Biên Hòa so với các quỹ đầu tư nước ngoài: Hongkong GaoLing Fund (hiện nắm giữ hơn 23%), FTIF - Templeton Frontier Markets Fund (1,6%) và Barca Global Master Fund, L.P. (1,5%).
Quyết định thâu tóm VCF cũng giúp Masan trở thành đại diện DN Việt cùng với Trung Nguyên cạnh tranh với đối thủ ngoại Nescafé đang làm mưa làm gió trên thị trường cà phê chế biến Việt Nam.
Thị trường bán lẻ Việt Nam trong những tháng đầu năm 2016 xáo động khi Tập đoàn TCC của Thái Lan đang dẫn đầu trong việc đàm phán mua lại toàn bộ 19 trung tâm bán buôn của Tập đoàn Metro tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn nước ngoài trong đó có AEON của Nhật trả 800 triệu USD để mua Big C Việt Nam.
Vụ mua bán sáp nhập (M&A) Big C trở nên hấp dẫn hơn sau khi có thông tin các đại gia Việt cỡ bự muốn thâu tóm thương hiệu bán lẻ của Casino Group của Pháp: Đầu tiên, Saigon Coop đã được vào vòng hai còn mới nhất Công ty Cổ phần Thăng Long GTC mới đây đã chính thức vào cuộc
Doanh nghiệp Việt ngược dòng
Hiện tượng các tập đoàn nước ngoài lớn tung tiền mua đứt nhiều thương hiệu hàng đầu trở nên phổ biến bao giờ hết. Giới đầu tư chứng kiến những gã khổng lồ châu Á như Lotte, CJ (Hàn Quốc), SCG, Central Group (Thái Lan), Ayala (Philippines), AEON (Nhật)… thâu tóm các thương hiệu lớn của Việt Nam như Prime, Nguyễn Kim, FiviMart…
Tuy nhiên, gần đây bức tranh thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam đang có sự chuyển biến khá rõ rệt: các tập đoàn nước ngoài đã không còn quá áp đảo mà thay vào đó là sự nổi lên khá mạnh mẽ của các DN lớn trong nước và sự hợp tác liên kết nội ngoại cùng kinh doanh.
Đại diện Bibica trước đó thừa nhận, sự hợp tác hai bên đã không diễn ra như ý muốn bởi Lotte muốn biến Bibica thành công ty con của họ, muốn Bibica làm các sản phẩm của Lotte thay vì đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới.
Sự xuất hiện của ông Nguyễn Duy Hưng đã khiến cuộc chiến Lotte - Bibica thay đổi hoàn toàn. SSI và các DN liên quan đã liên tục tăng tỷ lệ sở hữu tại Bibica lên ngang bằng với Lotte và buộc đại gia Hàn Quốc phải e dè. Cho đến nay, cuộc chiến tại Bibica vẫn chưa đến hồi kết. Hai DN của SSI hiện đang nắm gần 46%, trong khi Lotte nắm 44%.
Cuộc chiến của SSI có lẽ đã góp chút sức lực giúp các DN bánh kẹo nội địa giữ lại được một mảnh nhỏ trong miếng bánh thị phần vốn đang quá lép vế trên thị trường bánh kéo có quy mô hơn tỷ USD của Việt Nam.
Trong nhiều lĩnh vực, thị trường đã thấy các doanh nhân Việt không ngại đại gia Mỹ, Nhật. Nhiều doanh nhân đang nỗ lực chứng tỏ vị thế của DN Việt qua các thương vụ thâu tóm, đấu trí đầy ngoạn mục với đối tượng ngoại.
Thương vụ Daewoo năm 2011, tưởng chừng khách sạn này đã rơi vào đại gia Lotte nhưng chung cuộc một đại gia Việt đã hợp tác với Hanel hiện thực hóa quyền “ưu tiên mua” của mình. Sau khi thâu tóm xong khách sạn Daewoo, đại gia khoáng sản Hợp Thành còn mang tiền xuống Hải Phòng mua cảng.
Cũng trong lĩnh vực khách sạn và BĐS nghỉ dưỡng, đại gia Việt đã thâu tóm khá nhiều khách sạn nổi tiếng như Metropole, Hilton, Victoria, Furama Resort Đà Nẵng… Đó là những cái tên đang nổi lên mạnh mẽ như: Sovico Holdings của ông Nguyễn Thanh Hùng, Thiên Minh của doanh nhân Trần Trọng Kiên, BRG của bà Nguyễn Thị Nga…
Sự thật đằng sau những cú thâu tóm của đại gia Việt còn nhiều phức tạp nhưng xu hướng này cho thấy nhiều doanh nhân đã nhận thực được tầm quan trọng của việc phải lớn nhanh về quy mô, chiếm lĩnh thị trường trong nước khi độ mở theo hội nhập ngày lớn. Không ít tập đoàn Việt đã có những bước chuyển mình lớn nhanh thần kỳ nhờ quản trị tốt, công nghệ huy động vốn hiện đại và những vụ M&A ngoạn mục. Bên cạnh đó, hợp tác với đối tác ngoại cũng là một xu hướng tích cực.