Thanh tra đột xuất ngân hàng đổ nhiều tiền vào BĐS; Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025; Mỹ nâng gấp đôi thuế nhập khẩu đối với nhôm và thép của Thổ Nhĩ Kỳ; Kinh tế Vương quốc Anh tăng trưởng cao hơn Eurozone quý II/2018

Việt Nam sẽ tiếp tục tái cơ cấu mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước... Trong đó có việc bán lại các ngân hàng yếu kém.
Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, Chính phủ vẫn khuyến khích hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) các ngân hàng nhỏ để trở thành những ngân hàng lớn hơn. Sắp tới nhà nước cũng có chủ trương sẽ bán, chuyển giao những ngân hàng yếu kém và trong tình trạng kiểm soát đặc biệt như Ngân hàng Xây dựng, GP Bank, Oceanbank… Đặc biệt Chính phủ sẽ hạn chế và không cấp thêm giấy phép hoạt động cho ngân hàng 100% vốn ngoại tại Việt Nam nhưng vẫn khuyến khích và cho phép các tổ chức, ngân hàng nước ngoài mua lại những ngân hàng yếu kém trong nước và chuyển thành ngân hàng 100% vốn ngoại.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ thực hiện cổ phẩn hóa và thoái vốn khỏi các ngân hàng nhà nước như thực hiện cổ phần hóa ngân hàng Agribank vào năm 2019; bán bớt vốn nhà nước hoặc phát hành thêm cổ phần tăng vốn điều lệ và giảm sở hữu vốn nhà nước tại ngân hàng BIDV và Vietcombank. Đồng thời, Chính phủ cũng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xây dựng đề án tái cơ cấu các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng nhân dân; thu gọn danh mục doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ vốn...
“Hoạt động M&A đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn, đồng thời là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình tái cơ cấu của Việt Nam nói chung thành công và của doanh nghiệp nói riêng. Chính phủ đang nỗ lực hành động vì một môi trường đầu tư thực sự minh bạch, thuận lợi, khuyến khích hoạt động M&A phát triển cả về số lượng và chất lượng”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định.
Theo thống kê, giá trị thương vụ M&A tại Việt Nam từ năm 2009 - 2018 đạt 48,8 tỉ USD với hơn 4.000 giao dịch. Riêng năm 2017 giá trị M&A đạt mốc kỷ lục 10,2 tỉ USD.(Thanhnien)
----------------------
Ngày 8/8, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo nước này sẽ áp mức thuế bổ sung 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ có tổng trị giá 16 tỷ USD.
Trung Quốc áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trị giá 16 tỷ USD. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Các mặt hàng bị áp thuế gồm dầu mỏ, các sản phẩm thép, ô tô và thiết bị y tế.
Quyết định trên được đưa ra một ngày sau khi Chính phủ Mỹ thông báo sẽ có thêm lượng hàng hóa của Trung Quốc trị giá 16 tỷ USD bị áp thuế 25% kể từ ngày 23/8, một động thái được xem là càng làm gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Mặc dù vậy, căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang được xem là yếu tố tích cực đối với đồng USD.
Chỉ số đồng bạc xanh đã tăng lên mức 95.417, gần mức cao nhất được ghi nhận vào ngày 19/7 năm ngoái là 95.652. Trong khi đó, tỷ giá đồng Nhân dân tệ lại giảm 0,23% trong ngày 8/8 xuống mức 6,8345 Nhân dân tệ/1 USD.
Những động thái trên của Washington và Bắc Kinh cho thấy dường như hai nền kinh tế lớn nhất không muốn giảm căng thẳng trong cuộc chiến thương mại đang leo thang hiện nay.
Trước đó, ngày 6/7, Mỹ đã áp đặt mức thuế trị giá 34 tỷ USD với hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đã thực hiện nhiều biện pháp trả đũa, cảnh báo sẽ áp đặt mức thuế 60 tỷ USD với hàng hóa Mỹ (Bnews)
-----------------------------
Sức ép tỷ giá, lạm phát
"Sức ép ổn định kinh tế vĩ mô 6 tháng cuối năm nay lớn hơn năm trước do các yếu tố bên ngoài không thuận lợi", TS Đặng Đức Anh, Trưởng ban Phân tích và Dự báo, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (NCIF) nhận định tại buổi tọa đàm kinh tế 6 tháng cuối năm ngày 8/8.
Fed dự kiến tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất thêm 2 lần nữa và kinh tế Mỹ được sự báo tăng trưởng khả quan trong năm nay có thể khiến USD tăng giá.
Bên cạnh đó, chính sách bảo hộ thương mại cũng như căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dù chưa tác động mạnh 6 tháng tới nhưng sẽ có ảnh hưởng trong dài hạn. Chuyên gia kinh tế cho hay, diễn biến này tác động hai chiều đến Việt Nam, cả tích cực lẫn tiêu cực, phụ thuộc vào độ linh hoạt và khả năng nắm bắt thời cơ của doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, ở phía gián tiếp, ông Đức Anh chỉ ra tâm lý nhà đầu tư ảnh hưởng khi giá USD tăng và căng thẳng thương mại leo thang. Minh chứng rõ nét nhất là trong tháng 7 vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán bán ròng khá nhiều.
Hàng hóa cũng sẽ chịu tác động bởi khả năng tăng giá của thị trường quốc tế, đặc biệt là giá dầu.
Trong nước, lạm phát có xu hướng tăng lên do tác động từ giá dịch vụ công, giá lương thực và giá giao thông... Theo tính toán của NCIF, lạm phát bình quân năm 2018 sẽ trong khoảng từ 4-4,2%, thấp hơn mức 4,5% được đưa ra trước đó.
“Lạm phát và tỷ giá vẫn trong tầm kiểm soát nhưng đang chịu áp lực lớn. Vì vậy, đòi hỏi chính sách tiền tệ thận trọng nhằm kiềm chế gia tăng lạm phát từ phía cầu", đại diện NCIF nhấn mạnh.
Đà tăng trưởng giảm sút
TS Đặng Đức Anh cho hay động lực tăng trưởng 6 tháng cuối năm đang giảm dần, đặc biệt khi đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài giảm sút từ quý II.
Bên cạnh đó, những chính sách cải thiện thể chế, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư kinh doanh chưa có tác động rõ nét. Việt nam chưa có đánh giá lượng hoá tác động cải thiện của chính sách này cho tăng trưởng kinh tế.
Nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào vốn để sáng tạo, trong khi đó, năng suất lao động có cải thiện nhưng rất hạn chế.
6 tháng cuối năm, kinh tế Việt Nam không nhiều đột phá so với giai đoạn 2014-2016 và có xu hướng giảm sút.
"Tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu mất đà do thiếu động lực hỗ trợ. Đây không chỉ là vấn đề cho 6 tháng cuối năm mà còn cho cả giai đoạn 2019 – 2020", đại diện NCIF nhận định.
Theo dự báo của NCIF, tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 6,83%, trong đó, tăng trưởng quý III đạt 6,72% và quý IV đạt 6,56%. Ngành nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 3,54%, công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 7,89%, dịch vụ có mức tăng 7,35%.(NDH)
Thanh tra đột xuất ngân hàng đổ nhiều tiền vào BĐS; Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025; Mỹ nâng gấp đôi thuế nhập khẩu đối với nhôm và thép của Thổ Nhĩ Kỳ; Kinh tế Vương quốc Anh tăng trưởng cao hơn Eurozone quý II/2018
Đã có hơn 800 dự án thủy điện được phê duyệt tại Việt Nam; PVN phát hiện mỏ dầu khí mới; NSNN 7 tháng: Thu tiếp tục vượt chi, vay nước ngoài thêm hơn 650 triệu USD
Chính phủ yêu cầu thanh tra toàn diện việc cấp phép nhập khẩu phế liệu; Vì sao Ngân hàng Nhà nước không tăng chỉ tiêu tín dụng?; Cảnh báo cho vay P2P
Giá lúa mì Nga tăng mạnh; Tận dụng SAFTA để tránh thuế nhập khẩu dầu ăn của Ấn Độ; Giới đầu tư tiền ảo toàn cầu đã “mất” 600 tỷ USD trong năm nay
FAO: Giá đường, sữa giảm mạnh kéo chỉ số giá lương thực toàn cầu xuống đáy 6 tháng; Đức và Trung Quốc bảo vệ quan hệ làm ăn với Iran; Điện mặt trời chưa sáng vì đâu?: Đầu tư tràn lan sẽ lãng phí tài nguyên
Trung Quốc hạ giá nội tệ - thảm họa tiềm ẩn với kinh tế khu vực; Người Việt ăn 90.000 tấn thịt gà nhập trong nửa năm; Cảnh báo sản phẩm công nghệ có thể tăng giá vì xung đột thương mại Mỹ - Trung
Giữ ổn định giá các mặt hàng xăng; Mỹ sẽ áp thuế lên thêm 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc; Trung Quốc 'bao tiêu' hơn 90% thị trường xuất khẩu quả vải Việt
Không phải chiến tranh thương mại với Mỹ, đây mới là vấn đề Trung Quốc ưu tiên hàng đầu; Tổng thống D. Trump: Trừng phạt mới của Mỹ với Iran là hà khắc nhất từ trước tới nay; Ngân hàng Trung ương Australia tiếp tục giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục
Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak sẽ bị buộc tội rửa tiền; "Quy chế phong toả" sẽ giúp các công ty châu Âu tránh lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran; Dự trữ ngoại hối Trung Quốc tăng 5,82 tỷ USD trong tháng 7
Mỹ yêu cầu WTO cho phép trừng phạt thương mại với Indonesia; Chứng khoán châu Á đi lên bất chấp căng thẳng thương mại; Trump dọa trừng phạt các đồng minh cố tình kinh doanh với Iran; Trừng phạt Iran liệu có là vũ khí Boomerang của Mỹ?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự