tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 11-08-2018

  • Cập nhật : 11/08/2018

Thanh tra đột xuất ngân hàng đổ nhiều tiền vào BĐS

Cuối năm 2018, Ngân hàng Nhà nước sẽ thanh tra đột xuất ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong lĩnh bực BĐS, chứng khoán, tiêu dùng...

Ngày 8/8/2018, cổng thông tin Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông báo nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng 6 tháng cuối năm 2018.

Đáng chú ý trong đó có nội dung Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng yêu cầu các cán bộ thực hiện nghiêm túc kế hoạch thanh tra, giám sát, trong đó tập trung vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, dễ phát sinh sai phạm để kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro, yếu kém, nguy cơ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.

Đồng thời, tiến hành thanh tra đột xuất các tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ,...

cac ngan hang dang do tien vao bds, chung khoan, tieu dung ngay cang nhieu (anh minh hoa)

Các ngân hàng đang đổ tiền vào BĐS, chứng khoán, tiêu dùng ngày càng nhiều (Ảnh minh họa)

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng, nhất là những hành vi vi phạm đã được cảnh báo; Kiên quyết xử lý những tổ chức tín dụng không chấp hành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và không thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Được biết, việc thị trường nhà đất, chứng khoán, tiêu dùng giao dịch sôi động đang khiến dòng vốn tín dụng chảy vào các lĩnh vực này ngày một mạnh hơn.

Thống kê số liệu từ 8 ngân hàng top đầu cho thấy, dư nợ bất động sản các ngân hàng tính đến hết năm 2016 lên tới hơn 153.000 tỷ đồng, trong đó đứng đầu là BIDV với số dư nợ ngành này là gần 37.500 tỷ đồng, chiếm gần 1/4 tổng dư nợ ở nhóm này.

Dư nợ bất động sản của BIDV đứng đầu về con số tuyệt đối nhưng số tương đối chỉ là 5,18% - thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung.(ĐVO)
----------------------------

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 986/QĐ-TTg.

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025. Ảnh minh họa: TTXVN

Chiến lược đặt mục tiêu tăng dần tính độc lập, chủ động và trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Nhà nước về mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững; Tăng cường năng lực thể chế, hiệu lực, hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước; mở rộng phạm vi thanh tra, giám sát đến các tập đoàn tài chính dưới hình thức công ty mẹ - con, trong đó công ty mẹ là tổ chức tín dụng; đến cuối năm 2025, thanh tra, giám sát ngân hàng tuân thủ phần lớn các nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả theo Basel. Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở dưới mức 10%; đến cuối năm 2025, con số này rút xuống còn 8%.

Chiến lược nhằm tăng số lượng doanh nghiệp và người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính, ngân hàng do các tổ chức tín dụng cung ứng; tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn...

Chiến lược đã đưa ra một loạt các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, ngân hàng trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập; đổi mới khuôn khổ chính sách tiền tệ, công tác quản lý ngoại hối và vàng; phát triển, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng (Vnanet)
--------------------------------

Mỹ nâng gấp đôi thuế nhập khẩu đối với nhôm và thép của Thổ Nhĩ Kỳ

dong lira cua tho nhi ky. (nguon: reuters)

Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Reuters)

Quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục leo thang khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/8 quyết định tăng gấp đôi mức thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ. 

Trong một tuyên bố đăng tải trên tải khoản Twitter, ông Trump cho hay sản phẩm nhôm và thép của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chịu mức thuế mới lần lượt là 20% và 50%. 

Động thái trên của Mỹ diễn ra sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố nước này sẽ thắng trong "cuộc chiến kinh tế." 

Kênh truyền hình nhà nước TRT Haber dẫn lời ông Erdogan khẳng định nước này sẽ không lùi bước trước cuộc chiến tranh kinh tế. 

Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước Anadolu cũng dẫn lời nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh Ankara sẽ vượt qua sự khó khăn này như vượt qua "trận lũ lụt" đang diễn ra tại tỉnh Ordu của nước này. 

Tổng thống Erdogan đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của người dân thông qua việc bán vàng và các ngoại tệ như USD để mua đồng nội tệ lira, vốn đã mất 25% giá trị tính từ đầu năm đến nay. 

Ông nhấn mạnh: "Đây sẽ là sự đáp trả của người dân Thổ Nhĩ Kỳ đối với những nước phát động cuộc chiến tranh kinh tế chống lại chúng ta." 

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ còn mô tả cuộc khủng hoảng tiền tệ hiện nay là "cuộc đấu tranh dân tộc" chống lại các thế lực thù địch kinh tế, đồng thời trấn an người dân Thổ Nhĩ Kỳ. 

Trước đó, sáng cùng ngày, đồng lira đã giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD với tỉ giá 6,30 lira/USD, sau khi các cuộc đàm phán tại Washington giữa phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ và giới chức Mỹ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước rơi vào bế tắc. 

Đồng lira đã giảm giá hơn 10% kể từ khi Mỹ hồi tuần trước áp đặt trừng phạt đối với Bộ trưởng Tư pháp và Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ với lý do hai quan chức này có vai trò quan trọng trong quyết định bắt và giam giữ linh mục người Mỹ Andrew Brunson. 

Trước tình hình này, Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Berat Albayrak cho biết nước này sẽ áp dụng một mô hình kinh tế mới nhằm mang lại phát triển bền vững và dựa trên một "tâm lý chiến lược."

Theo quan chức trên, bước đầu của giải pháp kinh tế mới sẽ là "tái cân bằng nền kinh tế", được kỳ vọng sẽ mang lại tăng trưởng bền vững và phân bổ tài sản công bằng hơn (Vietnam+)
---------------------------------

Kinh tế Vương quốc Anh tăng trưởng cao hơn Eurozone quý II/2018

Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh (ONS), kinh tế nước này tăng trưởng cao so với Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong quý II/2018, bất chấp những lo ngại gia tăng về việc nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, một phần nhờ thời tiết thuận lợi và Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup 2018) vừa qua.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Vương quốc Anh tăng 0,4% trong quý II/2018. Trong khi đó, GDP của Eurozone tăng 0,3% trong quý II/2018.

Doanh số bán lẻ và hoạt động xây dựng ở Anh đã nhận được tác động tích cực của thời tiết thuận lợi. Trong khi đó, nền kinh tế Anh dường như không bị ảnh hưởng trước việc một loạt doanh nghiệp, trong đó có chuỗi cửa hàng giá rẻ Poundworld và nhà bán lẻ thiết bị điện Maplin, sụp đổ.

Thông tin trên được đưa ra một tuần sau khi Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất từ 0,5% lên 0,75%, mức cao nhất trong chín năm trở lại đây để ứng phó với tình trạng lạm phát tăng cao và nâng dự đoán tăng trưởng kinh tế 2019 bất chấp việc các nhà đầu tư lo ngại về kịch bản Anh và EU không đạt được thỏa thuận thương mại hậu Brexit.

Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Anh cũng giữ nguyên triển vọng kinh tế năm 2018 khi cho rằng sự giảm tốc trong quý I/2018 chỉ là tạm thời và kinh tế nước sẽ khôi phục đà tăng trưởng trong quý II/2018 bất chấp những lo ngại liên quan xung đột thương mại trên thế giới. (Vietnamplus)

Trở về

Bài cùng chuyên mục