tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-11-2015

  • Cập nhật : 04/11/2015

Bộ trưởng Tài chính: 'Phần lớn doanh nghiệp được xóa nợ thuế đã phá sản'

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết số nợ thuế dự kiến xóa cho các doanh nghiệp Nhà nước khoảng 1.000 tỷ đồng, phần lớn thuộc về các đơn vị đã giải thể, phá sản.

Trao đổi với VnExpress bên hành lang Quốc hội sáng 3/11, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay khoản tiền nợ thuế của Doanh nghiệp Nhà nước mà Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép xóa vào khoảng 1.000 tỷ đồng.Bộ trưởng lý giải thực chất đây là số tiền không thể thu được nữa, do chủ yếu là nợ của các doanh nghiệp giải thể, phá sản. Số liệu chi tiết được lãnh đạo Bộ Tài chính cung cấp sau đó cho thấy khoảng 600 tỷ đồng trong số tiền nêu trên là nợ thuế của các công ty đã có quyết định phá sản trước ngày 31/12/2015 nhưng chưa được xử lý được nợ thuế. Trong số này cũng có quá nửa là tiền phạt chậm nộp.

bo truong dinh tien dung cho rang so no thue 1.000 ty cua doanh nghiep nha nuoc thuoc dien "khong the thu duoc nua".

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng số nợ thuế 1.000 tỷ của doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện "không thể thu được nữa".

Trước đó, đề xuất xóa nợ thuế cho một số doanh nghiệp Nhà nước mà Chính phủ đưa ra nhận được nhiều quan điểm trái chiều khi Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về Thuế. Trong đó, đại biểu Trần Du Lịch (TP HCM) cho rằng ông “ủng hộ có điều kiện chủ trương này” nếu Chính phủ báo cáo rõ về số nợ và đánh giá tác động trong bối cảnh ngân sách trung ương hụt thu. 

“Tôi cũng đã trao đổi lại với đại biểu Trần Du Lịch rằng Chính phủ đã báo cáo về con số cụ thể và đây là số về cơ bản không thể thu được nữa”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói thêm.

Tại tờ trình của mình, Chính phủ cho rằng “cần thiết phải quy định xóa nợ thuế” đối với một số trường hợp sau: Một là, doanh nghiệp Nhà nước sắp xếp lại hoặc chuyển đổi sở hữu mà có số nợ thuế lớn hơn hoặc bằng số lỗ lũy kế, để giá trị thực tế vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đủ điều kiện để thực hiện sắp xếp lại.

Đối tượng thứ hai là doanh nghiệp đã cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh từ ngày 1/7/2007. Thứ ba là doanh nghiệp Nhà nước đã có quyết định giải thể trước ngày 31/12/2015 còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh từ ngày 1/7/2007.

“Quy định xóa các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế như trên sẽ giúp giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn tại cũ, qua đó sẽ giúp tháo gỡ gánh nặng cho các cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan thuế; tiết kiệm chi phí quản lý hành chính thuế, đồng thời góp phần thực hiện thành công chính sách tái cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước”, tờ trình của Chính phủ nêu rõ.

Theo thống kê sơ bộ của Bộ Tài chính, có khoảng 254 doanh nghiệp thuộc ba đối tượng trên và tổng số tiền nợ thuế, tiền phạt chậm nộp vào khoảng 1.082 tỷ đồng.

Trong phiên thảo luận ở tổ mới đây, đa số ý kiến đại biểu đều phản đối đề xuất này vì cho rằng như vậy sẽ là bất công cho những doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác lẫn cho chính doanh nghiệp Nhà nước đã nộp thuế đầy đủ. Thậm chí nhiều ý kiến lo ngại điều này sẽ tạo tiền lệ xấu và gây ra sự chây ỳ trong nộp thuế thời gian tới ở khối doanh nghiệp quốc doanh.

Theo nghị trình, Quốc hội sẽ thảo luật tại hội trường một lần nữa vào ngày 13 tới trước khi biểu quyết thông qua ngày 25/11.


Chính phủ ban hành kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô

Về điều chỉnh các loại thuế, phí và lệ phí liên quan đến ôtô, từ năm 2015, duy trì ổn định lâu dài các chính sách thuế, phí và lệ phí liên quan đến ôtô

Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ôtô và phụ tùng ôtô thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Mục tiêu đến năm 2020 duy trì hoạt động sản xuất, lắp ráp và tạo ra giá trị trong nước đến sau 2018; tăng trưởng lành mạnh nhu cầu ôtô trong nước, phù hợp với điều kiện về hạ tầng cơ sở, tránh gây tác động xấu đến môi trường, xã hội; thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của công nghiệp ôtô; cắt giảm chi phí sản xuất, chi phí hậu cần, và giá bán xe; hội nhập với mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu dựa trên lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

Kế hoạch hành động nêu rõ, về điều chỉnh các loại thuế, phí và lệ phí liên quan đến ôtô, từ năm 2015, duy trì ổn định lâu dài các chính sách thuế, phí và lệ phí liên quan đến ôtô (SCT/OT/VAT; phí duy tu, bảo dưỡng đường bộ, phí môi trường…) với lộ trình thuế, phí nội địa ổn định trong vòng 10 năm; điều chỉnh lại giá trị tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu cho hợp lý.

Đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển linh kiện, phụ tùng từ các nhà cung cấp chế xuất để phục vụ thị trường nội địa. Giảm thuế nhập khẩu đối với các phụ tùng, linh kiện ôtô chưa sản xuất được ở trong nước, và định kỳ rà soát, điều chỉnh danh mục phụ tùng, linh kiện ôtô được giảm thuế nhập khẩu.

Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, bổ sung công nghiệp ôtô và phụ tùng ôtô vào danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm khuyến khích phát triển; bổ sung một số linh kiện, phụ tùng ôtô vào danh mục các sản phẩm công nghệ cao; bố trí nguồn vốn nhất định từ Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để cho các doanh nghiệp vay đầu tư trang thiết bị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghiệp ôtô với lãi suất, thời hạn vay ưu đãi và nới lỏng điều kiện thế chấp.

Nghiên cứu, đề xuất phát triển các cụm liên kết (cluster) công nghiệp ôtô nhằm tận dụng sự tập trung công nghiệp hiện có của các doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp ôtô, và định hướng rõ ràng cho những dự án, nhà đầu tư mới.

Về phát triển nguồn nhân lực, tiến hành rà soát, khảo sát các cơ sở đào tạo kỹ thuật (đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở đào tạo nghề,…); rà soát, sửa đổi các nội dung giáo trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, có sự tham vấn chặt chẽ với doanh nghiệp; nghiên cứu, đề xuất ưu đãi, chính sách hỗ trợ thúc đẩy công tác đào tạo liên tục và tiếp nhận thực tập sinh tại các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam; thực thi việc cấp giấy chứng nhận tay nghề trong ngành công nghiệp ôtô (đặc biệt trong sản xuất phụ tùng, linh kiện); xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghiệp ôtô với sự hợp tác, hỗ trợ của doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài.


 

gia dau giam do kinh te trung quoc giam toc

Giá dầu giảm do kinh tế Trung Quốc giảm tốc

 Giá dầu giảm tiếp do lo ngại kinh tế Trung Quốc giảm tốc qua loạt số liệu vừa công bố.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/11, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao tháng 12 giảm 45 cent hay giảm 1% xuống 46,14 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 77 cent hay giảm 1,6% xuống 48,79 USD/thùng.

Giá dầu giảm tiếp do lo ngại kinh tế Trung Quốc giảm tốc qua loạt số liệu vừa công bố. Theo đó, chỉ số nhà quản trị sản xuất (PMI) của Trung Quốc do hãng Caixin khảo sát, tăng lên 48,3 điểm trong tháng từ mức 47,2 điểm trong tháng 9. Trong khi đó, số liệu chính thức công bố cuối tuần qua cho thấy PMI sản xuất của nước này không đổi ở 49,8 điểm. Tuy nhiên, con số dưới 50 cho thấy sản xuất của Trung Quốc tiếp tục suy giảm.

Kinh tế giảm tốc kéo theo tiêu thụ dầu của Trung Quốc giảm. Theo số liệu của Barclays, nhu cầu tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc – thị trường tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới đến hết tháng 9 giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngược lại, sản lượng dầu của các quốc gia sản xuất lớn như Nga, OPEC đồng loạt tăng trong những tháng gần đây. Giới phân tích cho rằng, sản lượng dầu tháng 10 của OPEC ước tính tiếp tục tăng. Báo cáo mới nhất cho biết, sản lượng dầu tháng 10 của Nga đạt kỷ lục 10,8 triệu thùng/ngày.

Doanh nghiệp quân đội nộp ngân sách hơn 2 tỷ USD mỗi năm

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng cho hay các doanh nghiệp quân đội hiện đều hoạt động có lãi và đang tích cực thực hiện tái cơ cấu.

Phát biểu tại Quốc hội sáng nay (3/11), Thượng tướng Lê Hữu Đức - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã dành nhiều thời gian để trao đổi về tính hình hoạt động cũng như tái cơ cấu của các doanh nghiệp trong ngành.

Cụ thể, từ chỗ có 300 doanh nghiệp, Thượng tướng Lê Hữu Đức cho biết các đơn vị quốc phòng đã thu về còn 75 đầu mối, trong đó 43 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, sửa chữa vũ khí kỹ thuật cho các quân chủng, binh chủng để đảm bảo chiến đấu. 6 doanh nghiệp khác trồng cao su, cà phê dọc biên giới và 26 đơn vị sản xuất, cung cấp các dịch vụ lưỡng dụng như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng công ty Bay, Ngân hàng Quân đội (MB), Tổng công ty Đông Bắc...

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng cũng thông tin các doanh nghiệp quân đội hiện đều làm ăn có lãi, hằng năm nộp ngân sách trên 2 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho 187.000 lao động. Đặc biệt, các doanh nghiệp lưỡng dụng thời bình sản xuất nhưng khi có chiến tranh, sẽ sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Chẳng hạn Tổng công ty Bay hiện có 25 trực thăng hiện đại, khi cần thiết sẽ là 2 trung đoàn không quân chiến đấu; Tổng công ty Đông Bắc sẽ thành sư đoàn công binh làm đường...

Theo các báo cáo, một số đơn vị trong ngành quốc phòng đang đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế. Theo đó, riêng Viettel năm 2014 đạt lợi nhuận trước thuế 42.000 tỷ đồng, tăng 15%, đóng góp cho ngân sách hơn 15.000 tỷ đồng; MB năm qua cũng lãi sau thuế hơn 2.500 tỷ đồng, tăng 10% so với năm ngoái.


Chín năm, 59 doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng

Sau chín năm đưa vào hoạt động, Quỹ bảo lãnh tín dụng TP.HCM vẫn chưa trở thành địa chỉ tin cậy của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại sao?

tp.hcm hien co hon 150.000 doanh nghiep vua va nho

TP.HCM hiện có hơn 150.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong khi TP.HCM hiện có hơn 150.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang hoạt động, đến nay Quỹ bảo lãnh tín dụng TP.HCM chỉ mới bảo lãnh tín dụng cho 59 DNVVN với 120 hợp đồng được ký kết. 

Trong đó, riêng năm 2014 có 24 DNVVN được bảo lãnh với số dư bảo lãnh khoảng 241,8 tỉ đồng. Như vậy, sau chín năm đưa vào hoạt động, quỹ này vẫn chưa trở thành địa chỉ tin cậy của các DNVVN.

Đây là kết quả khảo sát đánh giá "Hỗ trợ DNVVN tại TP.HCM: trường hợp bảo lãnh tín dụng" vừa được bà Hà Thị Thiều Dao - trưởng khoa kinh tế quốc tế, ĐH Ngân hàng và nhóm thực hiện công bố.

Khảo sát tại gần 500 doanh nghiệp cho thấy có 42% biết đến quỹ nhưng chỉ 2,2% liên hệ với quỹ, có nghĩa là số lượng được bảo lãnh rất ít.

Theo nhóm khảo sát, dù rất “khát” vốn nhưng nhiều doanh nghiệp không được bảo lãnh vay do không đủ năng lực, bởi tiêu chuẩn bảo lãnh của quỹ này tại các địa phương gần giống như tiêu chuẩn cho vay của các ngân hàng hay các quỹ tín dụng khác.

Trao đổi với chúng tôi, một DNVVN bức xúc cho rằng “cực chẳng đã” mới tìm đến quỹ bảo lãnh sau khi bị ngân hàng từ chối, nhưng doanh nghiệp cũng chẳng được vay dù phải mất thêm khoản phí bảo lãnh, thẩm định…


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-11-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-11-2015

    Nhà máy lọc dầu Dung Quất sắp hết chỗ chứa dầu?
    Doanh nghiệp Canada muốn đầu tư lĩnh vực vật liệu xây dựng tại Việt Nam
    Bộ Tài chính: Samsung kiến nghị ưu đãi thuế vượt khung
    Dự án đắp chiếu 20 năm tại Hà Nội đổi chủ
    GAS mất cả nghìn tỷ đồng vì giá khí giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-11-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-11-2015

    Tháp điện gió Việt Nam không bán phá giá tại Mỹ
    Đề xuất thành lập Liên minh hải quan - doanh nghiệp
    Pan Pacific công khai thâu tóm Vinaseed
    Đề nghị sớm đưa thi thể nữ doanh nhân Hà Linh về nước
    Việt Nam nâng dự báo xuất khẩu gạo năm 2015 lên 7-7,5 triệu tấn

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-11-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-11-2015

    Chè Việt quá phụ thuộc vào thị trường Đài Loan
    Doanh nghiệp châu Âu quan tâm ​dự án khu đô thị Thủ Thiêm
    Kiến nghị tăng vốn dự án tàu điện ngầm 
    Mời doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào ĐBSCL
    Thêm vốn ngoại vào thị trường bất động sản

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-11-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-11-2015

    8.500 tỷ đồng làm đường trục Bắc - Nam ở TP HCM
    Ngành Kế hoạch và Đầu tư lên kế hoạch thanh tra năm 2016
    25 mặt hàng thủy sản sẽ được áp mức thuế xuất khẩu 0%
    Giả bệnh, vỡ nợ để rao bán nhà
    Masan muốn mua nước khoáng Quang Hanh

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-11-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-11-2015

    Bộ trưởng Xây dựng: Hết gói 30.000 tỷ đồng sẽ có gói khác
    Đề xuất tăng lương vào tháng 5/2016
    Vinamilk trình 4 kiến nghị về phương thức thoái vốn Nhà nước
    Standard Chartered cắt giảm 15.000 việc làm do kinh doanh thua lỗ
    Thương hiệu xa xỉ Vertu về tay Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-11-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-11-2015

    Xác định có vàng ở Phú Riềng
    Bộ Tài chính chi tiêu ngân sách 'giật gấu vá vai'
    Trái phiếu chính phủ sôi động trở lại
    Tăng cường vốn tư nhân vào phát triển hạ tầng
    Sau TPP, thuế 12 mặt hàng thủy sản sẽ về 0% ngay lập tức

  • Tin kinh tế đọc nhanh 04-11-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh 04-11-2015

    Phú Quốc có thêm dự án nghỉ dưỡng 4.500 tỷ đồng
    Mỹ kiện ống thép Việt Nam bán phá giá
    Mỹ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam
    “Con cưng” của FPT lãi ròng 643 tỷ đồng 9 tháng đầu năm
    Lợi nhuận ngân hàng không dễ khởi sắc

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-11-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-11-2015

    Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động
    Quỹ ngoại rót 300 triệu USD vào bất động sản
    Trở lại vị trí đầu, CEO Toyota 'dạy đời' Volkswagen
    Doanh nghiệp mù mờ về TPP
    Bất động sản VN hấp dẫn nhất khu vực

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-11-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-11-2015

    Thận trọng với chiêu “lẩn tránh thuế”
    10 tháng: bội chi hơn 140 nghìn tỷ đồng
    Sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại
    Vietnam Motor Show 2015: 5 ngày bán được gần 2.500 ôtô
    ​Jetstar Pacific bắt đầu có lãi

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-11-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-11-2015

    Gần 30.000 tỷ xây khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa ở TP HCM
    Nhập khẩu ô tô 10 tháng gần chạm mốc 100.000 xe
    'Huyền thoại' đầu tư chứng khoán Trung Quốc bị bắt
    Giá xăng có cơ hội giảm mạnh
    Trung Quốc tăng giá NDT mạnh nhất 10 năm