tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-11-2015

  • Cập nhật : 04/11/2015

Xác định có vàng ở Phú Riềng - Bình Phước

Ngày 2.11, Sở TN-MT Bình Phước cho biết đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh về việc kiểm tra, khảo sát đánh giá trữ lượng vàng tại khu vực hai xã Phú Riềng, Phú Trung (H.Phú Riềng) mà Thanh Niên phản ánh cùng ngày.
Đại diện Sở TN-MT Bình Phước cho biết theo tài liệu tài nguyên khoáng sản tỉnh Bình Phước do Tổng cục Địa chất và khoáng sản VN xuất bản năm 2006, kết quả đo vẽ bản đồ địa chất, địa chất thủy văn và địa chất công trình... do Liên đoàn Địa chất thủy văn - địa chất công trình miền Nam thực hiện (hoàn thành năm 2004) xác định đã phát hiện điểm quặng vàng tại khu vực H.Phú Riềng.
Theo kết quả này, vàng xâm tán trong mạch thạch anh - sulfur và đới cạnh mạch; đá vây quanh là cát bột kết hệ tầng mã đà bị biến đổi. Các mạch thạch anh - sulfur có bề dày 0,2 - 1 m có phương đông bắc - tây nam hoặc á vĩ tuyến, tập trung thành đới mạch có chiều rộng từ 3 - 10 m, chiều dài không liên tục. Vàng gốc có hàm lượng 0,64 - 4,1 g/t (gr/tấn -PV).
Trả lời Thanh Niên, đại diện Sở TN-MT Bình Phước cho biết cơ quan này đã báo cáo cho UBND tỉnh và Bộ TN-MT, Bộ Công thương... “Hướng giải quyết, xử lý thuộc Bộ Công thương nếu có vàng hoặc khai thác hay không thì thuộc Bộ Công thương trình Chính phủ quy hoạch, khai thác; địa phương chỉ đảm bảo việc quản lý, giữ gìn an ninh trật tự...”- đại diện Sở TN-MT Bình Phước nói.

Bộ Tài chính chi tiêu ngân sách 'giật gấu vá vai'

Phát biểu tại nghị trường sáng nay 3.11, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM Trần Du Lịch lo ngại trước tình trạng Bộ Tài chính đang thu - chi ngân sách theo kiểu 'giật gấu vá vai'.

dai bieu tran du lich - anh: ngoc thang

Đại biểu Trần Du Lịch - Ảnh: Ngọc Thắng

Đánh giá mặt tích cực của tình hình kinh tế - xã hội, Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng cái được lớn nhất, nếu hình tổng thể của cả một cánh rừng, là “sự ổn định của vĩ mô, lạm phát bên trong và các hiệp định thương mại ký kết bên ngoài đã mở ra một thời kỳ mới so với thời điểm năm 2010”.

Tuy nhiên, về tồn tại, theo ông Lịch, trong số 21 chỉ tiêu giai đoạn 5 năm (từ 2011 - 2015), có 9 chỉ tiêu không đạt lại rơi vào đúng 9 chỉ tiêu tạo ra chất lượng tăng trưởng, như: tổng đầu tư xã hội/GDP, sản phẩm công nghệ cao, năng suất lao động, lao động qua đào tạo… Đại biểu Lịch lo ngại trong 5 năm tới hoặc từ năm 2016, có thể GDP năm sau sẽ không thể cao hơn năm trước như kế hoạch đã đề ra.

GDP phục hồi, doanh nghiệp vẫn “chết” nhiều

Ví von tăng trưởng thời gian qua như người đã “nhón gót chân lên”, nếu không có động lực mới sẽ không thể tăng được nữa, đại biểu đề nghị phải khắc phục được 4 hạn chế:

Thứ nhất, tổng đầu tư vốn toàn xã hội giảm (trong khi nền kinh tế chủ yếu tăng trưởng dựa vào vốn).

Thứ hai, nông nghiệp đã giảm trần tăng trưởng và suy giảm.

Thứ ba, kinh tế phục hồi nhưng doanh nghiệp trong nước thời gian dài chết quá nhiều, xảy ra hiện tượng FDI tồn tại tốt còn doanh nghiệp trong nước phát triển yếu kém. Nếu duy trì tăng trưởng dựa vào FDI, đại biểu Lịch lo ngại sẽ phát sinh mâu thuẫn vì xét cho cùng FDI vẫn là nợ quốc gia, GDP tăng nhưng lợi tức của quốc gia sẽ giảm, bởi vì tổng nguồn vốn đưa vào bao giờ cũng thấp hơn tổng đưa ra và phân phối không được.

Thứ tư, vướng vào chi ngân sách, nợ công thâm thủng, đại biểu cảm thấy hiện nay chi tiêu ngân sách, Bộ Tài chính khổ sở theo kiểu giật gấu vá vai thì rõ ràng không có dư địa kích tổng cầu cho giai đoạn sau.

“Từ 2016 trở đi, với 4 hạn chế trên, tôi đồng ý tăng trưởng GDP 6,5-7% nhưng nếu không có động lực mới thì không đạt được”, ông Lịch băn khoăn.

Động lực mới ở đây, theo ông Lịch, về chính sách tiền tệ, vấn đề nợ xấu, đổ vỡ ngân hàng đã được xử lý khá tốt, nhưng phải sớm giảm lãi suất cho vay trung - dài hạn. Để kích thích tăng trưởng, tỷ lệ tăng tín dụng phải gấp 3 lần tăng trưởng GDP, tức khoảng 20%/năm.

Đối với chính sách tài khóa, vấn đề quan trọng nhất phải xem lại cân đối thu - chi, giảm cho được chi thường xuyên, trong đó có cải cách hành chính. Tái cơ cấu lại nợ công, giải quyết sự đồng bộ trên thị trường vốn, tiền tệ, chứng khoán và bảo hiểm. Ông Lịch nhấn mạnh: "Hiện nay tất cả gánh nặng đổ lên vai ngân hàng thương mại thì không thể giải quyết được bài toán vốn".


Trái phiếu chính phủ sôi động trở lại

 

Trong tháng 10, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tổ chức đấu thầu huy động được hơn 24.900 tỉ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP), tăng nhiều lần so với mức 2.628 tỉ đồng của tháng 9.
Lãi suất trúng thầu trong tháng 10 cũng tăng nhẹ so với tháng 9, lãi suất kỳ hạn 3 năm ở mức 6,54 - 6,7%/năm, kỳ hạn 5 năm tăng từ 0,18 - 0,75%/năm, kỳ hạn 10 năm nhích nhẹ 0,4%, lãi suất kỳ hạn 15 năm không tăng, ở mức 7,65 - 7,9%/năm.
Theo Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), thanh khoản hệ thống ngân hàng đang dồi dào là một trong những nguyên nhân khiến kênh đầu tư TPCP sôi động trở lại.
Ngoài ra, đề xuất của Chính phủ về việc phát hành trở lại TPCP kỳ hạn dưới 5 năm đang được kỳ vọng sẽ được Quốc hội sớm thông qua. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng mua vào TPCP, tính chung trong tháng 9 và tháng 10, khối ngoại mua ròng hơn 5.800 tỉ đồng TPCP trên thị trường thứ cấp.

Tăng cường vốn tư nhân vào phát triển hạ tầng

Ngày 2 - 3.11, Tổng lãnh sự quán của Anh tại TP.HCM phối hợp với Vụ Phát triển hạ tầng cơ sở (Infrastructure UK) thuộc Bộ Tài chính Anh quốc tổ chức hội thảo về quan hệ đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực phát triển hạ tầng cơ sở.
Ông James Ballingall, Giám đốc Cơ quan quốc tế - Phát triển cơ sở hạ tầng Anh, cho biết hiện các nước trên khắp thế giới đang hướng tới tài chính tư nhân như là một phương tiện phát triển cơ sở hạ tầng và là động cơ phát triển để thoát khỏi suy thoái.
Còn theo ông Javier Encinas, Phó giám đốc dự án Cơ quan phát triển cơ sở hạ tầng Anh, 4 khung chính để xây dựng một chương trình PPP thành công gồm: khung pháp lý, chính sách (cam kết chính trị, cần có luật về PPP, kế hoạch và chương trình đầu tư PPP); khung thể chế (bộ phận PPP trung tâm, các bộ phận quản lý theo ngành, năng lực kỹ thuật, cấp vốn cho khu vực công); khung tài chính, công nghiệp (nhà thầu, đơn vị vận hành, cố vấn tài chính, kỹ thuật và pháp lý, đơn vị cho vay và cung cấp vốn).

Sau TPP, thuế 12 mặt hàng thủy sản sẽ về 0% ngay lập tức

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khoảng 25 mặt hàng thủy sản xuất khẩu chịu thuế từ 1 - 10% sẽ trở về 0% ngay lập tức hoặc theo lộ trình kéo dài lâu nhất đến năm thứ 16.
Trong đó, có đến 12 mặt hàng thủy sản sẽ giảm thuế về 0% ngay sau khi TPP có hiệu lực như: cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá hồi đỏ, cá tuyết (đông lạnh), surimi cá minh thái, trứng cá minh thái, cá trích, trứng cá trích, tôm, tôm chế biến, cua, cá ngừ đóng hộp.
Cá minh thái, cá hồi Thái Bình Dương (hồng và trắng), cá ngừ vây dài (đông lạnh), cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương (tươi) sẽ giảm dần và về 0% vào năm thứ 6.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-07-2016

    Giá lương thực sẽ duy trì vững trong thập kỷ tới
    Cá tra sắp được giao dịch trên internet
    Giá tỏi tại Trung Quốc vẫn ở mức cao
    Thất nghiệp của Tây Ban Nha giảm xuống mức thấp nhất trong gần 7 năm
    Chỉ số CPI tháng 6 tăng 0,46%, dự kiến tiếp tục tăng vào tháng 7

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-07-2016

    Lượng thép nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng mạnh vào cuối năm nay
    Mua bạc được đánh giá tốt hơn vàng
    Tổng tài sản của TPBank đạt trên 83.200 tỷ đồng trong 6 tháng
    Thị trường chứng khoán Việt Nam: Brexit chỉ là "dư chấn" nhỏ
    BĐS: Thị trường bán lẻ Hà Nội hoạt động ế ẩm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-07-2016

    Triều Tiên bán quyền đánh cá cho Trung Quốc giá 30 triệu USD
    8.400 tỷ đồng làm tuyến tàu điện một ray số 3 của TP HCM
    BIDV chính thức được Myanmar cấp phép thành lập chi nhánh 85 triệu USD
    Đồng bảng trượt xuống mức thấp kỷ lục mới trong 31 năm so với đồng USD
    Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu xăng dầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-07-2016

    Anh rời EU: Đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang EU mất giá từ 5-7%
    Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Australia tăng mạnh
    Người Trung Quốc rục rịch “đổ bộ” sang Anh sắm đồ hiệu
    CHUYÊN GIA KINH TẾ LÊ ĐĂNG DOANH: Hãy ra nước ngoài đầu tư nếu trong nước không tạo điều kiện
    Sau 5 năm, nợ công tăng gần 1 triệu tỉ đồng 

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-07-2016

    Forbes: Ông Phạm Nhật Vượng có trên 49.000 tỷ đồng tài sản ròng
    Thêm kênh quảng bá đặc sản miền Tây
    Nhập khầu dầu thô của Ấn Độ từ Iran tăng vọt trong tháng 6
    Xuất khẩu dầu của Iraq giảm trong tháng 6 do tiêu thụ trong nước tăng
    Tiêu thụ xăng của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 4

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-07-2016

    TP.HCM: Giao dịch biệt thự, nhà phố tăng trên 81%
    Tỷ phú đầu tư George Soros "ăn đậm" với Brexit
    TP.HCM: XNK 6 tháng tăng hơn 3,4 tỷ USD
    Kiểm dịch thủy sản NK vẫn còn nhiều bất cập

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-07-2016

    Xuất khẩu cá tra tăng mạnh ở thị trường Mỹ, Trung Quốc, Brazil
    Ngày 12/7: Đấu giá gần 8 triệu cổ phần Công ty Nhà và Thương mại Dầu khí
    PBoC: Trung Quốc sẽ không phá giá tiền tệ
    VNG tính bán điện thoại, sản xuất đồ điện tử?
    Mỹ: Tăng trưởng GDP quý I/2016 cao hơn so với dự báo

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-07-2016

    Giá gạo Việt Nam giảm khi vào mùa thu hoạch, gạo Thái Lan vững
    Xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ có thể bị giảm 2 tỷ USD khi TPP được thực thi.
    Brexit: Thêm cơ hội cho đồng NDT trong giao dịch quốc tế
    Brexit sẽ tác động tới vai trò trung tâm tài chính của London
    Đầu tư 4.500 tỷ đồng cho dự án Trung tâm năng lượng điện tái tạo Bình Định

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-07-2016

    Xuất khẩu nông sản đạt hơn 15 tỷ USD sau 6 tháng đầu năm
    Công nghiệp ôtô của Anh có thể tồn tại mà không cần EU?
    Xuất khẩu dầu thô của Nga lập kỷ lục trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt
    Australia giảm dự báo sản lượng sữa niên vụ 2016/17 xuống 3%
    Sản lượng thủy sản đạt khá, nhưng tiêu thụ yếu

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-07-2016

    Doanh nghiệp logistics kêu trời vì “phí làm luật”
    BigC đã có phản hồi về việc Việt Nam “đòi” 3.600 tỷ đồng thuế chuyển nhượng
    “Sống khỏe” nhờ thị trường ngách
    Chuyên gia ngoại: Minh bạch tăng 1 điểm làm tăng 10% vốn đầu tư của doanh nghiệp