tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-11-2015

  • Cập nhật : 01/11/2015

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hạ dự báo tăng trưởng kinh tế

Tại cuộc họp về ngân sách ngày 30/10, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới xuống còn 1,2% trong tài khóa 2015, đồng thời kéo dài thời gian đặt ra nhằm đạt mức lạm phát 2%.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế định kỳ nửa năm/lần, BoJ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản trong tài khóa 2015 (tính đến tháng 3/2016) chỉ đạt 1,2%/năm, và năm sau đạt 1,4%, lần lượt giảm so với mức 1,7% và 1,5%trong dự báo trước.

Báo cáo trên được công bố sau khi các dữ liệu của chính phủ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 9 giảm tháng thứ hai liên tiếp, xuống còn 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái, do giá dầu thô liên tục giảm.

Chính vì vậy, BoJ cũng giảm dự báo lạm phát trong tài khóa hiện nay xuống còn 0,1% (từ mức 0,7% trong dự báo hồi tháng 7 vừa qua), và giảm dự báo lạm phát trong tài khóa 2016 xuống còn 1,4% (từ mức 1,9% trong dự báo trước).

BoJ cũng đặt mục tiêu đạt mức lạm phát 2% trong 6 tháng cuối tài khóa 2016 (tức là tính đến tháng 3/2017), kéo dài thêm nửa năm so với dự báo trước. Dù CPI hiện vẫn còn xa so với mục tiêu lạm phát 2%, BoJ nhận định xu hướng lạm phát nói chung sẽ được cải thiện, vì giá các loại hàng hóa không kể thực phẩm tươi sống và năng lượng đang tăng khoảng 1%.

Bất chấp các chỉ số chưa tốt nói trên, tại cuộc họp này, BoJ cũng quyết định không mở rộng chính sách nới lỏng tiền tệ hiện nay. Như vậy, BoJ sẽ tiếp tục duy trì chính sách mua tài sản trị giá 80.000 tỷ Yen/năm (tương đương 665 tỷ USD), được áp dụng từ một năm qua


Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ thua lỗ hơn 34 tỷ USD 9 tháng qua

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB) ngày 30/10 thông báo lỗ 33,9 tỷ franc Thụy Sỹ (34,3 tỷ USD) trong 3 quý năm nay và mức thua lỗ này thậm chí còn tồi tệ hơn, nếu SNB không đạt được lợi nhuận 16,2 tỷ franc (16,36 tỷ USD) từ các hoạt động ngoại hối trong quý 3.

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB) ngày 30/10 thông báo lỗ 33,9 tỷfranc Thụy Sỹ (34,3 tỷ USD) trong 3 quý năm nay và mức thua lỗ này thậm chí còn tồi tệ hơn, nếu SNB không đạt được lợi nhuận 16,2 tỷ franc (16,36 tỷ USD) từ các hoạt động ngoại hối trong quý 3.

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, doanh thu tài chính của SNB từ đầu năm đến nay phần lớn phụ thuộc vào những biến động của thị trường vàng, ngoại hối và thị trường vốn.

Quyết định xóa bỏ mức ấn định tỷ giá tối thiểu 1,2 franc đổi 1 euro ngày 15/1 khiến đồng franc tăng giá mạnh, gây tổn thất cho đầu tư tiền tệ. Tổng thiệt hại trong lĩnh vực này ước tính ở mức 31,4 tỷ franc (31,72 tỷ USD).

Mặc dù mức thu nhập từ lãi suất và cổ tức lần lượt là 5,7 tỷ franc (xấp xỉ 6 tỷ USD) và 1,7 tỷ franc (2 tỷ USD), nhưng môi trường không thuận lợi trên thị trường chứng khoán cũng đã khiến SNB mất đi 4,4 tỷ franc (hơn 4,7 tỷ USD) từ cổ phiếu và các công cụ liên quan đến hoạt động chứng khoán.

Ngoài ra, SNB đang phải đối diện với một thực tế khác đó là việc vàng từng là yếu tố mang lại khá nhiều lợi nhuận cho ngân hàng này, song tới nay dự trữ vàng quy đổi theo giá trị của SNB lại thua lỗ khoảng 3,3 tỷ franc (khoảng 3,6 tỷ USD), do giá trị giao dịch trong tháng Chín sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2014.


Đừng để doanh nghiệp VN phải “bán mình”

Sau nhiều năm gặp khó và không có triển vọng phát triển, nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp “bán mình” cho nước ngoài. Tại sao?

Tại hội thảo “Đóng góp của các thành phần kinh tế trong tăng trưởng kinh tế của TP.HCM” do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, Ban kinh tế và ngân sách HĐND TP và Trường ĐH Kinh tế - luật tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng dù là xương sống của nền kinh tế nhưng thời gian qua doanh nghiệp vừa và nhỏ rất... bơ vơ, chưa nhận được nhiều hỗ trợ.

Sau nhiều năm gặp khó và không có triển vọng phát triển, nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp “bán mình” cho nước ngoài.

Ông Trần Việt Anh, tổng giám đốc Công ty Nam Thái Sơn, dẫn chứng đã có bốn doanh nghiệp tên tuổi trong ngành nhựa VN được bán chonhà đầu tư nước ngoài, chưa kể nhiều doanh nghiệp hiện đang được các nhà đầu tư Thái Lan đàm phán để mua 100%.

“Nếu cứ tiếp tục bị bỏ rơi, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bán mình cho nước ngoài” - ông Việt Anh cảnh báo.

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng TP.HCM cần có chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở thành vệ tinh của các doanh nghiệp nước ngoài. Chẳng hạn muốn được xem là hàng nội địa, sản phẩm phải đáp ứng một ngưỡng tỉ lệ phần trăm giá trị nội địa nào đó.

Điều này mới khuyến khích được nội địa hóa sản phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi sản xuất.


Jack Ma kêu gọi thương nhân Trung Quốc không nhận hối lộ

Ông chủ Alibaba bày tỏ hy vọng rằng các thương nhân sẽ không dung hối lộ như con đường tắt trong kinh doanh và tuyên bố sẽ khai trừ những ai nhận hối lộ ra khỏi hội đồng.

Cha đẻ của Alibaba Group, Chủ tịch hội đồng Thương mại điện tử tỉnh Chiết Giang, Jack Ma, bày tỏ hy vọng rằng các thương nhân sẽ không dung hối lộ như con đường tắt trong kinh doanh. Ông cũng tuyên bố sẽ khai trừ những ai nhận hối lộ ra khỏi hội đồng.

Là một thương nhân hàng đầu, Jack Ma có tầm ảnh hưởng lớn đến nềnkinh tế Trung Quốc. Với tuyên bố này, ông mong muốn sẽ có nhiềudoanh nhân tham gia chiến dịch để tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh.

Một loạt những vụ tham nhũng lớn trong những năm gần đây đã tiết lộ sự thông đồng khủng khiếp giữa quan chức và thương nhân. Chúng đã biến nền kinh tế Trung Quốc trở thành nền kinh tế bất bình đẳng khi những người không đi hối lộ bị đẩy vào thế bất lợi.

Để phục hồi nền kinh tế đang suy giảm, chính phủ Trung Quốc đã có hàng loạt động thái nhằm tối giản hóa các thủ tục và trao quyền cho các cấp thấp hơn với mục đích giúp thị trường sôi động trở lại. Và những chiến dịch chống tham nhũng được thực hiện bởi quan chức nhà nướccùng các doanh nhân sẽ góp phần giúp thị trường trở nên bình đẳng.

Đối với bất kì doanh nghiệp hay cá nhân nào, việc nhận và đưa hối lộ có thể đem lại lợi ích tạm thời, nhưng đó là nguyên nhân làm mất đi lợi ích lâu dài sau này bởi một nên nên kinh tế thị trường hiện đại không có chỗ cho hối lộ.

Xây dựng một môi trường công bằng và bình đẳng trong đó doanh nghiệp có thể cạnh tranh công bằng sẽ xây dựng niềm tin để đầu tư nhiều hơn nữa trong đổi mới như là một phương tiện để đạt được một lợi thế cạnh tranh.


Lâm Đồng “cầu cứu” Hiệp hội chè Việt Nam

Một số doanh nghiệp kinh doanh chè ở Lâm Đồng cho rằng việc các doanh nghiệp Đài Loan áp dụng hàng rào kỹ thuật khắt khe như vậy chỉ nhằm mục đích để hạn chế nhập chè của Việt Nam...

Trước tình hình hơn 2.000 tấn chè ô long của Lâm Đồng bị tồn kho không bán được, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn đề nghị Hiệp hội Chè Việt Nam vào cuộc trợ giúp.

Công văn của tỉnh nêu rõ thời gian qua, ngành chè Lâm Đồng nói riêng, Việt Nam nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu do một số quốc gia, vùng lãnh thổ đang áp dụng biện pháp “hàng rào kỹ thuật” để bảo vệ ngành chè trong nước họ.

Năm 2014, khi phía Đài Loan (Trung Quốc) bất ngờ đưa ra tiêu chuẩn về hoạt chất fibronil trên chè ô long chỉ ở mức 0,002ppm (dường như bằng 0) thì mới được phép xuất khẩu, đã khiến ngành chè trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, tiêu chuẩn này cao gấp nhiều lần mức chung của thị trường châu Âu và các thị trường khác (0,005ppm).

Một số doanh nghiệp kinh doanh chè ở Lâm Đồng cho rằng việc các doanh nghiệp Đài Loan áp dụng hàng rào kỹ thuật khắt khe như vậy chỉ nhằm mục đích để hạn chế nhập chè của Việt Nam, ưu tiên ngành trà trong quốc gia của họ.

Bên cạnh đó, việc Đài Loan tiến hành nhập chè của Trung Quốc đại lục đã khiến sản lượng lượng chè của Lâm Đồng xuất khẩu sang Đài Loan ngày càng giảm sút. Chỉ tính riêng tại tỉnh Lâm Đồng, hiện đã có hơn 2.000 tấn chè ô long thương phẩm đang bị tồn kho. Nhiều hộ trồng chè ở nơi đây cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về đầu ra, do nhiều công ty, doanh nghiệp thu mua hạn chế hoặc dừng thu mua.

Do vậy, để cứu lấy ngành chè, UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Hiệp hội Chè Việt Nam chủ động thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm chè.

Lâm Đồng hiện có vùng nguyên liệu chè lớn nhất nước với diện tích sản xuất ổn định trên 22 ngàn ha, sản lượng chè búp tươi năm 2014 đạt 230 ngàn tấn. Trong đó, diện tích chè chất lượng cao là gần 6.000ha, phân bổ tại 11 huyện, thành phố trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở huyện Bảo Lâm, TP Bảo Lộc và huyện Di Linh.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-11-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-11-2015

    Thận trọng với chiêu “lẩn tránh thuế”
    10 tháng: bội chi hơn 140 nghìn tỷ đồng
    Sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại
    Vietnam Motor Show 2015: 5 ngày bán được gần 2.500 ôtô
    ​Jetstar Pacific bắt đầu có lãi

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-11-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-11-2015

    Gần 30.000 tỷ xây khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa ở TP HCM
    Nhập khẩu ô tô 10 tháng gần chạm mốc 100.000 xe
    'Huyền thoại' đầu tư chứng khoán Trung Quốc bị bắt
    Giá xăng có cơ hội giảm mạnh
    Trung Quốc tăng giá NDT mạnh nhất 10 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-11-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-11-2015

    VFA: Không có chuyện tạm dừng xuất khẩu gạo 25% tấm
    Giá xăng có thể giảm từ 500- 600 đồng/lít từ ngày 3/11
    Fitch giữ nguyên xếp hạng và triển vọng tín nhiệm Việt Nam
    Goldman Sachs: Giá dầu mỏ có thể tiếp tục giảm mạnh
    Sapporo Việt Nam đã là DN 100% vốn Nhật

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-11-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-11-2015

    Ngân hàng đau đầu tìm cách đòi nợ
    Khởi tố 16 bị can tại Ngân hàng Xây dựng
    Tăng trưởng kinh tế của Hà Nội gấp hơn 1,5 lần cả nước
    Samsung tính cắt giảm 30% nhân sự toàn cầu
    Kinh tế Trung Quốc đón thêm tin xấu

  • Tin kinh tế đọc nhanh 02-11-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh 02-11-2015

    Việt Nam đủ khả năng tiếp nhận siêu tàu container cập cảng
    Vốn đầu tư toàn xã hội cao nhất trong 3 năm gần đây
    Hàng loạt 'ông lớn' dầu khí trên thế giới thi nhau báo lỗ
    Trung Quốc: 'Hiệu ứng domino' xảy ra với ngành sản xuất linh kiện smartphone?
    Quỹ đầu tư Singapore mua 30% dự án Diamond Lotus

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-11-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-11-2015

    Chuyên gia Mỹ: Đà Nẵng nên lập khu thương mại tự do để tận dụng TPP
    Thương lái nước ngoài mua bán ở biên giới cũng phải nộp thuế
    Chất lượng là yếu tố quyết định để trái cây hội nhập
    Quy định mới về thuế tiêu thụ đặc biệt với xe dưới 24 chỗ
    Vinamilk, HSC và Đạm Phú Mỹ quản trị công ty đứng đầu Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 01-11-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh 01-11-2015

    Cần xúc tiến tìm thị trường xuất khẩu mới cho chè Ô long
    Thêm ba trường hợp được sử dụng ngoại hối tại Việt Nam
    Hàng giả, hàng nhái Trung Quốc tràn vào Việt Nam
    TPHCM sắp có trên 700 căn nhà ở căn nhà ở xã hội
    Hà Nội công bố quy hoạch trụ sở nhiều Tổng Công ty tại KĐT Cầu Giấy

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 31-10-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 31-10-2015

    Bắt nhiều vụ buôn lậu qua biên giới Tây Nam
    Lâm Đồng “cầu cứu” Hiệp hội chè Việt Nam
    Samsung và Apple độc chiếm thị trường smartphone
    Nhu cầu mặt bằng bán lẻ tăng mạnh
    Nhà tái định cư tồn đọng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 31-10-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 31-10-2015

    Đồ nhựa Việt Nam ‘gặp nạn’ tại Ấn Độ
    Goldman Sachs chịu án phạt kỷ lục
    Tăng trưởng GDP của TP.HCM có khả năng đạt trên 10%
    Cải cách thuế vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng
    Xuất khẩu giảm khiến nông dân lao đao

  • Tin kinh tế đọc nhanh 31-10-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh 31-10-2015

    TP.HCM: sẽ siết chặt đầu tư công
    Thêm đại gia thủy sản ở Cà Mau bị bắt
    Pin khô AA của VN bị Ấn Độ kiện bán phá giá
    Doanh nghiệp mệt mỏi với kiểm tra chuyên ngành
    Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, xử lý nghiêm việc nhập lậu thép