Đại sứ Pháp: “Việt Nam hội đủ các điều kiện để startup thành công“; Sản lượng từ Mỹ tiếp tục tăng, đẩy giá dầu thế giới đi xuống; Prudential Việt Nam tăng vốn điều lệ; Không có ô tô Thái Lan nhập khẩu trong tuần qua, thị trường đã hết khan hàng?

Chuyên gia Mỹ: Đà Nẵng nên lập khu thương mại tự do để tận dụng TPP
Ông Nestor Scherbey, Chủ tịch Ủy ban thuận lợi hóa thương mại và hải quan (AmCham Vietnam) cho rằng việc thành lập khu thương mại tự do ở Đà Nẵng sẽ tận dụng được TPP, thúc đẩy đầu tư sản xuất vì thuế nhập khẩu các linh kiện thiết bị, vật tư, máy móc sẽ được bãi bỏ...
Ngày 30/10, tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo Hiệp định TPP: Tác động về thu hút đầu tư và phát triển thương mại đối với địa phương và doanh nghiệp (DN).
Theo ông Nguyễn Diễn, Phó Giám đốc Thường trực VCCI-chi nhánh Đà Nẵng cho biết, qua khảo sát cho thấy phần lớn các DN trong nước ủng hộ TPP. DN nhìn thấy được cơ hội xuất nhập khẩu trực tiếp trong các nước TPP cũng như cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và giúp DN Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc thực thi các cam kết của TPP sẽ cung cấp thêm động lực to lớn để cải cách thể chế, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi giúp DN nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, rất ít DN, chủ yếu là DN vừa và nhỏ trong nước tự tìm hiểu, nghiên cứu về TPP để điều chỉnh công việc kinh doanh. Các DN cũng quan ngại việc các nước TPP áp dụng các biện pháp phi thuế quan như vệ sinh, kiểm dịch động thực vật, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. DN quan ngại nhiều hơn về khả năng áp dụng các biện pháp này của Việt Nam để bảo vệ hợp pháp các nhà sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, phần lớn các DN vừa và nhỏ trong nước có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu nên khó tạo ra lợi thế cạnh tranh so với DN các nước thành viên TPP.
Phân tích về những tác động của TPP đối với thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành AmCham Vietnam nhấn mạnh lợi ích then chốt của TPP đối với Việt Nam, đó là kết nối mạnh hơn với chuỗi cung ứng quốc tế và động lực để cải cách hành chính, thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra cơ hội. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức đối với Việt Nam khi DN FDI chiếm tới 70% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Ông Herb Cochran cho rằng để gia tăng thị phần xuất khẩu trong chuỗi cung ứng quốc tế, DN Việt Nam cần năng động, cải thiện nhiều hơn để trở thành nhà cung cấp đạt “chuẩn” cho thị trường Hoa Kỳ và toàn cầu. Trong đó, cần quan tâm tăng cường trao đổi dữ liệu điện tử; có mã số D-U-N-S (số ID quốc tế duy nhất gồm 9 chữ số cung cấp cho DN được công nhận toàn cầu trong mọi giao dịch) cho các hoạt động thương mại trên toàn cầu; đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics vận chuyển và thương mại để thúc đẩy năng suất và củng cố khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, các cơ quan, DN và người dân tham gia tích cực hơn trong cải cách thể chế, nhất là cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn hơn nữa thời gian thực hiện các thủ tục.
Ông Nestor Scherbey, Chủ tịch Ủy ban thuận lợi hóa thương mại và hải quan (AmCham Vietnam) cho rằng tại Đà Nẵng cũng như nhiều địa phương khác của Việt Nam, các dịch vụ máy bay thân rộng quốc tế không thường xuyên vận hành, các ga hàng không cũng như dịch vụ kho bãi tại các sân bay còn rất hạn chế, trong khi đó, chi phí dịch vụ logistics quá cao so với các nước trong khu vực nên khả năng cạnh tranh thấp. Do vậy, việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng logistisc là một biện pháp cần thiết để thu hút dòng vốn đầu tư FDI mới sau hiệp định TPP.
Ngoài việc cải thiện cơ sở hạ tầng thương mại, việc đổi mới và cải tiến trong quy trình thương mại cũng rất cần thiết, đặc biệt là cần có chuyển biến nhanh hơn về thủ tục xuất nhập khẩu, góp phần giảm chi phí mậu dịch sau khi tham gia TPP.
Theo ông Nestor Scherbey, chính quyền thành phố Đà Nẵng nên xem xét đề xuất Trung ương cho phép thí điểm thành lập khu thương mại tự do dưới sự giám sát hải quan khu vực. Khu thương mại tự do sẽ thúc đẩy đầu tư sản xuất vì thuế nhập khẩu các linh kiện thiết bị, vật tư, máy móc sẽ được bãi bỏ; các gánh nặng trong thủ tục hành chính cũng như yêu cầu giám sát chuyên ngành được giảm thiểu…
Thương lái nước ngoài mua bán ở biên giới cũng phải nộp thuế
Quyết định 52 mới ban hành về quản lý hoạt động thương mại biên giới và các nước có chung biên giới của Thủ tướng có những quy định chặt chẽ hơn về đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu tại khu vực này. Theo đó, thương nhân người nước ngoài được phép sang chợ Việt Nam buôn bán nhưng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế liên quan xuất nhập khẩu để đảm bảo công bằng với các thương nhân Việt Nam.
Không chỉ vậy, cư dân biên giới khi mua bán, trao đổi hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) với giá trị không quá 2 triệu đồng một người mỗi lượt trong một ngày và không quá 4 lượt một tháng. Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công Thương ban hành.
"Cư dân biên giới" theo giải thích tại Quyết định 52, là công dân Việt Nam và nước có chung biên giới có hộ khẩu thường trú tại các khu vực biên giới; người có giấy phép của cơ quan công an tỉnh cho cư trú.
Hàng xuất khẩu dưới hình thức mua bán qua biên giới được hoàn thuế giá trị gia tăng. Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm dịch y tế; kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản; kiểm tra chất lượng hàng hóa; kiểm tra về an toàn thực phẩm.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.
Chất lượng là yếu tố quyết định để trái cây hội nhập
Đó là ý kiến được sự thống nhất của hầu hết các đại biểu tham dự hội thảo “Trái cây Bến Tre trên đường hội nhập: cơ hội và thách thức” vừa được Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre tổ chức. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp Bến Tre, toàn tỉnh hiện có 27.500 ha cây ăn trái, với sản lượng trên 330.000 tấn/năm.
Quy định mới về thuế tiêu thụ đặc biệt với xe dưới 24 chỗ
Vinamilk, HSC và Đạm Phú Mỹ quản trị công ty đứng đầu Việt Nam
Đại sứ Pháp: “Việt Nam hội đủ các điều kiện để startup thành công“; Sản lượng từ Mỹ tiếp tục tăng, đẩy giá dầu thế giới đi xuống; Prudential Việt Nam tăng vốn điều lệ; Không có ô tô Thái Lan nhập khẩu trong tuần qua, thị trường đã hết khan hàng?
80 doanh nghiệp Trung Quốc sẽ sang Bắc Giang thu mua vải thiều; Giá cá tra sẽ ở mức cao trong năm 2018; 1 triệu nhân viên ngân hàng đình công trên khắp Ấn Độ; Chiến lược 'chập chờn' của ông Trump với Trung Quốc có thể phản tác dụng
Khuyến khích doanh nghiệp Nhật tham gia cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam; Mỹ khai chiến thương mại với châu Âu, Mexico, Canada; Mỹ tuyên bố áp thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc; Gạo Việt bớt phụ thuộc Trung Quốc
Kiến nghị bổ sung 3.000 tỉ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội; Cổ phiếu chứng khoán dẫn sóng tăng trưởng thị trường; Châu Âu 'sôi máu' vì bị Mỹ áp thuế nhôm thép; 'Đừng để thương mại ảnh hưởng quan hệ Việt - Mỹ'
Ông Trump sẽ chiến tranh thương mại với Liên minh châu Âu?; OECD: Rủi ro chiến tranh thương mại đe dọa triển vọng tăng trưởng toàn cầu; Nợ đọng bảo hiểm xã hội hơn 10.450 tỷ đồng; General Motor Hàn Quốc đóng cửa nhà máy tại Gunsan sau 22 năm hoạt động
Bất động sản thu hút thêm hơn 800 triệu USD vốn FDI; Đài Loan mở rộng điều tra sản phẩm thép từ Trung Quốc đại lục; Buffett đã muốn đầu tư 3 tỷ USD vào Uber nhưng bị từ chối; Tồn gần 700.000 tấn, giá đường tụt dốc, nông dân 'bí' đầu ra
Nhà đầu tư Hàn Quốc bạo chi rót hơn 1 tỉ USD vào Việt Nam; ‘Gã khổng lồ’ Thái nắm trọn tổ hợp hóa dầu 5,4 tỉ USD ở VN; Gần hết thời hạn, NAFTA vẫn bế tắc; Mỹ-Trung cãi nhau dữ dội chuyện ‘bản quyền công nghệ’ tại WTO
Các nhà máy dầu độc lập của Trung Quốc đối mặt với đóng cửa theo quy định thuế mới; Vì sao TP HCM muốn thu hút thêm nhiều khách Trung Quốc?; MB đưa ra "chìa khoá" để doanh nghiệp star up tiếp cận vốn tín dụng; Hàng tồn như núi ở cảng
Mumuso chưa được cấp phép nhượng quyền thương mại vào Việt Nam; Trung Quốc xuất cá tra vào Mỹ giá gấp đôi Việt Nam; Qatar cấm bán sản phẩm của Ả Rập Xê Út; Trung Quốc cấp phép 7 thương hiệu mới cho con gái ông Trump
WB sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam phát triển hạ tầng giao thông vận tải; 2.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi vốn trung và dài hạn; Mỹ sắp xuất khẩu lượng dầu thô kỷ lục sang thị trường châu Á; Kinh tế số mở ra nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự