tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-06-2016

  • Cập nhật : 20/06/2016

Ngành than kêu khó vì tăng thuế môi trường

Nhu cầu khoáng sản trên thị trường thế giới chậm được cải thiện, giá tăng chậm, cùng với tiêu thụ trong nước thấp hơn nhiều so với dự kiến đã ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của ngành than trong nửa đầu năm nay. Đặc biệt, việc thuế môi trường sắp tăng thêm 3% - 5% kể từ 1-7 tới sẽ khiến ngành than đương đầu với khó khăn hơn nữa.

tieu thu than nua dau nam nay gap kho khan hon du kien.

Tiêu thụ than nửa đầu năm nay gặp khó khăn hơn dự kiến.

Theo Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), doanh thu toàn tập đoàn trong 5 tháng ước đạt 40.386 tỷ đồng, chỉ đạt 37% kế hoạch năm và thấp hơn 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Than tiêu thụ chỉ đạt 40% kế hoạch năm, ở mức 14,709 triệu tấn, thấp hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Nguyễn Văn Biên – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn cho biết, tình hình năm nay diễn biến khó khăn hơn dự đoán do kinh tế thế giới chưa phục hồi như mong đợi, tiêu thụ trong nước cũng giảm. Dự kiến đến hết tháng 6, TKV sẽ tiêu thụ được khoảng 18 triệu tấn, xấp xỉ 50% kế hoạch năm nay và thấp hơn kỳ vọng do tiêu thụ của các hộ tiêu dùng lớn trong nước như nhiệt điện, xi măng, phân bón đều thấp.

Đặc biệt, với xi măng, do tìm được một số nguồn than trên thế giới phù hợp với mức giá cạnh tranh hơn, các DN xi măng đã tăng cường việc xuất khẩu clinke kết hợp nhập khẩu than để sử dụng, ảnh hưởng đến tiêu thụ của TKV khoảng 500.000 – 1.000.000 tấn. Giá than trên thị trường thế giới phục hồi chậm hơn so với giá dầu, chỉ nhích nhẹ lên 5-6 USD/tấn. 5 tháng đầu năm nay, TKV đã xuất khẩu 125 nghìn tấn và nhập khẩu 630 nghìn tấn.

TKV cho biết tình hình sẽ còn khó khăn hơn trong những tháng cuối năm, đặc biệt khi thuế tài nguyên sẽ tăng vào 1-7 tới. Cụ thể, thuế đối với than lộ thiên sẽ tăng từ 9% lên 12%, than hầm lò tăng từ 7% lên 10%.

Theo ông Nguyễn Văn Biên, với việc tăng thuế, tổng số chi phí của TKV sẽ tăng 1.300 - 1.500 tỷ/năm, tuỳ theo sản lượng. Đây là một thách thức mới mà ngành than phải đối mặt. Cân đối tài chính của tập đoàn đã khó khăn, sẽ khó khăn hơn.

“So sánh với Úc, thuế tài nguyên đối với than lộ thiên của họ là 7%, chúng ta là 12%; thuế với than hầm lò là 5%, còn chúng ta cao gấp đôi. Điều này cũng tác động đến sức cạnh tranh của các nguồn than, cùng điều kiện khai thác, cùng chất lượng, thuế suất đã khác nhau như vậy rồi. Đó là khó khăn của chúng tôi trong cạnh tranh.

Tập đoàn đã báo cáo và sẽ tiếp tục báo cáo các cơ quan Nhà nước để xem xét những chính sách để DN vượt qua giai đoạn khó khăn”, ông Biên khẳng định. Đại diện lãnh đạo TKV cũng cho biết họ đã và đang áp dụng các biện pháp tái cơ cấu, cơ giới hoá, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, nhưng sức cạnh tranh còn phụ thuộc vào chính sách.

Năm 2016, TKV phấn đấu vẫn sẽ có lãi, nhưng phải điều hành sản xuất không đạt mức kế hoạch, vì thuế cao thì một số khu vực khó khai thác sẽ phải xem xét lùi lại để giá cả thị trường lên chịu đựng được mới khai thác tiếp. Dù khẳng định đây là bài toán chung của ngành khoáng sản thế giới, cân đối lựa chọn mô hình khai thác, nhưng đại diện TKV cũng cho rằng nếu cứ tăng mãi thuế thì cũng sẽ ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên một cách hiệu quả theo nghĩa tận dụng tối đa tài nguyên. Thuế quá cao sẽ hạn chế việc tận thu các khu vực điều kiện khai thác khó khăn.

Đại diện TKV cho biết từ nay đến cuối năm vẫn phải chuẩn bị các giải pháp để duy trì sự ổn định, việc làm cho công nhân cũng như an toàn về tài chính, nhưng ở mức tối thiểu. Với thực tế lợi nhuận không còn nhiều, nguồn lực đầu tư cho dài hạn sẽ bị ảnh hưởng. Trả lời về sức cạnh tranh của than Việt Nam so với thế giới, ông Nguyễn Văn Biên khẳng định than nội địa vẫn chiếm 1 tỷ trọng quyết định cho tất cả các hộ sử dụng trong nước trong ngắn hạn, và về lâu dài vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

“Hiện tuy có một số nguồn than khác, nhưng với khối lượng ổn định, lớn, dài hạn thì chắc chắn than của TKV vẫn là sự lựa chọn số 1 hiện nay của các khách hàng”. Tuy nhiên, để nâng cao sức cạnh tranh, giảm chi phí, TKV cho biết hiện đang tập trung vào hoàn thiện tổ chức sản xuất, đặc biệt có giải pháp tăng năng suất, giảm lao động khâu phụ trợ, phục vụ, cơ giới hóa… TKV đã cơ giới hóa lò chợ của mỏ Hà Lầm đạt công suất cao nhất hiện nay nay (600.000 tấn/năm, so với trước đây các lò chợ chỉ đạt 150.000 – 200.000 tấn/năm).

Các lò chợ tiếp theo được cơ giới hoá khác của Công ty Than Khe Chàm, Dương Huy, Hồng Thái, Quang Hanh cũng đã được đưa vào hoạt động, góp phần tăng năng suất, cải thiện điều kiện làm việc cho thợ lò. TKV cũng phấn đấu tiếp tục đảm bảo việc làm và đời sống cho người lao động không giảm so với năm ngoái, đặc biệt là đời sống của thợ lò.


Cục Thuế Hà Nội thu ngân sách 6 tháng đạt 50,8% dự toán

Thông tin từ Cục Thuế Hà Nội cho biết, đơn vị này thu ngân sách 6 tháng đạt 50,8% dự toán.

Để đạt được kết quả này, Cục Thuế đã triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó có đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác thuế, tập trung cải cách thủ tục hành chính (TTHC), lấy sự hài lòng của người nộp thuế, của nhân dân là mục tiêu chính để cải cách TTHC.

Bên cạnh đó, Cục Thuế đã đổi mới phương thức, xây dựng phần mềm hỗ trợ phân tích, hỗ trợ cả quá trình thanh, kiểm tra, qua đó giảm thời gian cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cục Thuế cũng chú trọng đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, tính chuyên nghiệp, văn hóa ứng xử cho cán bộ làm công tác thanh, kiểm tra thuế.

Kết quả 5 tháng đầu năm, Cục Thuế Hà Nội đã hoàn thành 3.173 cuộc thanh, kiểm tra với kết quả xử lý truy thu, truy hoàn, phạt và tiền chậm nộp là 774 tỷ đồng.


Vì sao cá tra Việt một mình một chợ vẫn khó bán hàng?

Theo TS. Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch hiệp hội Cá tra Việt Nam, tính liên kết của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra của Việt Nam còn kém.

Một mình một chợ

Số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tính chung 5 tháng đầu năm giá cá tra nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL giảm, một phần do chưa có đơn hàng mới, phần khác do các nhà máy chuyển qua bắt cá trong vùng nuôi, hạn chế thu mua cá ngoài vùng nuôi để tránh gây áp lực tăng giá thu mua cá tra nguyên liệu.

Hơn nữa, do nhu cầu nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp không ổn định dẫn đến giá cá tra lúc tăng lúc giảm, người nuôi chủ yếu sản xuất cầm cự, không thả nuôi nhiều. Sản lượng thu hoạch cá tra 5 tháng đầu năm 2016 của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long giảm đáng kể 7% so với cùng kỳ, ước đạt 358.508 tấn.

Trong khi đó, theo các doanh nghiệp, giá cá tăng là do xuất khẩu khởi sắc. Đến đầu tháng 5, giá trị xuất khẩu cá tra của nước ta đạt hơn 435 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ 2015. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm đến 22% giá trị xuất khẩu dù Luật Nông trại đã có hiệu lực.

Như vậy, sản lượng giảm, thị trường xuất khẩu khởi sắc đã đẩy giá cá tra nguyên liệu tăng cao. Với giá thành sản xuất khoảng 19.000 đồng/kg thì người nuôi cá tra đã có được niềm vui sau nhiều năm thua lỗ. Hơn nữa, mới đây, Cơ quan kiểm tra và an toàn thực phẩm (FSIS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã chấp thuận bổ sung thêm 12 cơ sở của Việt Nam vào danh sách các cơ sở chế biến cá da trơn họ Siluriformes được phép xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Nhờ đó, tổng số cơ sở của Việt Nam được phép xuất khẩu cá da trơn họ Siluriformes vào Hoa Kỳ nâng lên thành 57 cơ sở. Đây là một tin vui về cửa thị trường rộng thêm cho doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Tuy nhiên, nhìn trong dài hạn, nhất là bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường thế giới, nhiều chuyên gia lo ngại sự thiếu bền vững của ngành cá tra nước ta. Bởi nhìn lại năm 2015, xuất khẩu cá tra cả năm đạt 1,56 tỷ USD, giảm 11,5% so với năm trước. Đáng lưu ý là xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đều giảm. Trong đó, sang thị trường EU giảm 17%, Mỹ giảm 6,3%, Mexico giảm 17%, Brazil giảm 37%... Riêng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng ổn định 43%. Và năm vừa qua cá tra của nước ta được xuất đi 142 thị trường, giảm 13 thị trường; tốp 10 thị trường dẫn đầu chiếm tới 76% tổng kim ngạch.

Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEPPRO, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo: Năm nay, giá cá tra xuất khẩu có xu hướng tăng. Nhưng do hạn hán và nhiễm mặn có thể làm giảm sản lượng, giá nguyên liệu tăng đồng thời thuế chống bán phá giá với cá tra tăng sẽ là thách thức với cá tra Việt Nam. Đặc biệt, nguy cơ thiếu cung có thể sẽ tác động đẩy giá xuất khẩu tăng trong những tháng tới và gây lo ngại cho các nhà nhập khẩu tại các thị trường.

Do đó, theo bà Lê Hằng, dự báo cả năm 2016, xuất khẩu cá tra sẽ giảm vì ảnh hưởng của Chương trình thanh tra cá da trơn của USDA cùng với nhu cầu thị trường chưa hồi phục. Vì thế, giá trị xuất khẩu cá tra cả năm nay ước chỉ đạt khoảng 1,504 tỷ USD, giảm 4% so năm ngoái.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, ông Nguyễn Việt Thắng, dù Việt Nam “một mình một chợ” bán cá tra, nhưng không nắm được đằng chuôi. Hiện Việt Nam có trên 6.000 ha nuôi cá tra, sản lượng hơn 1 triệu tấn, xuất khẩu có lúc đạt gần 1,8 tỷ USD. Nhưng hơn chục năm qua, giá cá tra cứ teo tóp dần, từ hơn 4 USD/kg năm 2003, nay chỉ còn khoảng 2,5 USD/kg; kim ngạch xuất khẩu năm 2015 cũng chỉ còn 1,56 tỷ USD.

Cần chế tài để phạt doanh nghiệp vi phạm

Theo ông Thắng, một trong những nguyên nhân quan trọng là tính liên kết của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra của Việt Nam còn kém. Thậm chí, giá cá tra giảm còn do doanh nghiệp tự phá giá, tự triệt tiêu lẫn nhau, mạnh ai nấy làm.

Do vậy, để phát huy lợi thế ngành hàng cá tra, theo TS. Thắng, cần nâng cao năng lực chuỗi ngành hàng để thích ứng yêu cầu của thị trường ngày càng cao. Đó là doanh nghiệp phải xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá tra từ giống đến xuất khẩu; liên kết chuỗi để quản trị chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu; nâng cao chất lượng sản phẩm để hình thành thương hiệu sản phẩm chất lượng cao cho ngành cá tra phục hồi niềm tin chất lượng cá tra Việt Nam.

Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ/ đầu tư thiết bị kiểm nghiệm để thích nghi các điều kiện quản trị ngành của các nước phát triển.

Đồng thời, cần liên kết các tổ chức quốc tế về phát triển bền vững thuỷ sản để tăng cường năng lực cập nhật kiến thức thông qua đào tạo quốc tế cho khối tư nhân lẫn khu vực công.

TS. Thắng cũng đề nghị phát huy vai trò hiệp hội trong việc phát triển thị trường qua kênh truyền thống hội chợ quốc tế và thương mại điện tử cá tra để giảm chi phí tiếp cận thị trường. Xây dựng bản đồ vùng nguyên liệu, cá giống để liên kết thương mại điện tử phục vụ cho truy xuất nguồn gốc nguyên liệu sản phẩm.

Đặc biệt, cần phát triển thị trường tiêu thu nội địa để tăng lợi nhuận ngành. Thông qua tổ chức các cuộc thi chế biến cá tra để tạo thông tin về sản phẩm vùng ĐBSCL có giá trị dinh dường cao, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng bình dân và cao cấp.

“Đề nghị Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Công Thương cho phép Hiệp Hội có quyền công bố danh sách các thành viên trong Hiệp hội không tuân thủ các cam kết/quy chế/điều lệ trong phát triển ngành hàng bền vững; đồng thời ban hành các chế tài phạt các thành viên này khi Hiệp hội công bố danh sách”- TS. Thắng nhấn mạnh./.(VOV)


Giá cà phê cao nhất từ đầu năm

Ngày 17/6, Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết, giá cà phê tại Tây Nguyên đang ở mức cao nhất từ đầu năm đến nay.

Trong vòng hơn một tháng qua, giá cà phê đang theo xu hướng tăng lên. Hiện giá cà phê nhân xô ở Đắk Nông là 37.500 đồng/kg, Đắk Lắk là 37.400 đồng/kg, Gia Lai 37.200 đồng/kg, Lâm Đồng khoảng 37.000 đồng/kg...Thấy xu hướng giá tăng lên, nhiều hộ trồng cà phê đang găm hàng lại, chờ một đợt bùng nổ giá có thể diễn ra trong tháng 6 này.

Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), tuy mưa đã xuất hiện trở lại với Tây Nguyên, nhưng đợt hạn hán tồi tệ nhất 30 năm qua làm gần 1/5 số cây cà phê đã bị chết hoặc bị hư hại


Tổng cục Hải quan lên tiếng vụ sữa Meiji nhập khẩu

Tổng cục Hải quan chưa nhận được thông tin nào về sữa Meiji tiêu thụ nội địa Nhật Bản vào VN bất hợp pháp..

Liên quan đến việc cung cấp thông tin về việc Công ty Cổ phần Meiji Nhật Bản đề nghị bảo hộ nhãn hiệu sữa Meiji Nhật Bản tại thị trường Việt Nam, Tổng cục Hải quan vừa có văn bản trả lời thông tin tới Báo Giao thông.

Tổng cục Hải quan cho biết, ngày 10/6, Tổng cục Hải quan đã nhận được công văn đề ngày 22/4/2016 của Công ty Cổ phần Meiji Nhật Bản. Sau khi chuyển cho các đơn vị liên quan xử lý, ngày 16/6, Cục Giám sát quản lý đã có công văn số 802/GSQL-GQ1 trả lời Công ty cổ phần Meiji.

Hãng sữa Meiji mới đây đã có công văn gửi các cơ quan chức năng của Việt Nam, trong đó có Tổng cục Hải quan. Trong công văn, hãng Meiji đề nghị Tổng cục Hải quan không cấp phép nhập khẩu, thông quan đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu sữa Meiji tiêu thụ nội địa Nhật Bản về Việt Nam. Lý do được Meiji đưa ra là sữa tiêu thụ nội địa Nhật Bản không đúng với chuẩn ở Việt Nam; chất lượng hàng nội địa sang tới Việt Nam không rõ ràng; có thể bị hàng nhái, hàng giả trà trộn.

Tổng cục Hải quan cho biết, kiến nghị của Công ty Meiji Nhật Bản là chính đáng. “Để có cơ sở triển khai bảo hộ nhãn hiệu sữa Meiji trên thị trường Việt Nam, đề nghị quý Công ty nghiên cứu quy định tại các Điều 73, 74, 75 và 76 Luật Hải quan để thực hiện các thủ tục bảo hộ cần thiết trước cơ quan hải quan theo đúng quy định hiện hành của pháp luật”, văn bản của Tổng cục Hải quan nêu.

Tổng cục Hải quan cho hay cũng chưa nhận được thông tin nào phản ánh về tình trạng hàng giả, hàng nhái trà trộn vào hàng Nhật Bản trên thị trường Việt Nam.

“Đồng thời, Tổng cục Hải quan cũng chưa nhận được phản ảnh của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và của các Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các thông tin doanh nghiệp phản ảnh nêu trên”, Tổng cục Hải quan cho hay.

Trong văn bản, Tổng cục Hải quan cũng cho biết, việc bảo hộ đối với nhãn hàng sữa Meiji tại Việt Nam là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng, do đó đề nghị Công ty thực hiện thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu này tại Việt Nam.

Thông qua chúng tôi và các phương tiện thông tin đại chúng khác, Tổng cục Hải quan cũng đề nghị Công ty Meiji cung cấp thông tin cụ thể hơn về các nội dung Công ty phản ảnh về các trường hợp hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng… để Tổng cục Hải quan phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng liên quan triển khai các bước cần thiết tiếp theo.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 22-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 22-06-2016

    Tỷ giá sẽ tiếp tục ổn định nhờ Fed trì hoãn tăng lãi suất
    Thanh khoản vẫn duy trì trạng thái tích cực trong một vài tuần tới
    Daewoo sắp xây khu đô thị "kiểu Hàn" 2,2 tỷ USD tại Hà Nội
    Hai quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái hết 7% vốn tại Dược Hậu Giang
    Ngân hàng Nhà nước sẽ là cổ đông lớn của PVcomBank

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-06-2016

    Amazon đã đặt chân vào Đông Nam Á, bao giờ đến Việt Nam?
    Vụ lừa đảo thẻ tín dụng quy mô cực lớn tại Nhật và “thế bí” của các ngân hàng
    10 nhà kinh tế đoạt Nobel cảnh báo hậu quả kéo dài của Brexit
    Bill Gates nói Microsoft thâu tóm LinkedIn là để đương đầu với Facebook
    VCCI: 72% số doanh nghiệp Việt Nam ủng hộ Hiệp định TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-06-2016

    Vì sao Bộ Công Thương chưa “nhả” Sabeco?
    Nga bắt cựu giám đốc ngân hàng đánh cắp 100 triệu Rúp cấp cho tổ chức “ma”
    Trung Quốc ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Serbia
    Boeing “thắng đậm” hợp đồng bán 100 chiếc máy bay cho Iran

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-06-2016

    Kinh doanh bến bãi – miếng bánh màu mỡ không phải ai cũng có phần
    Bất động sản Trung Quốc tăng chóng mặt lần 2 sau cuộc khủng hoảng tài chính
    iPhone 6 bị cấm bán tại Trung Quốc vì 'dám' giống điện thoại tại nước này
    Thừa nhận thị trường hết miếng ngon, Thế giới Di động vẫn bền bỉ mở 2 siêu thị/ngày
    Lỗ gần 2.000 tỷ sau 2 năm, lối thoát nào cho Sông Đà Thăng Long và dự án Usilk City?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-06-2016

    Xuất khẩu vượt nhập khẩu 1,64 tỷ USD sau 5 tháng
    IMF cảnh báo hậu quả nếu cử tri Anh bỏ phiếu lựa chọn Brexit
    Động đất kéo xuất khẩu Nhật Bản sụt giảm
    CEO hãng BMW Châu Á: Tôi đang rất lạc quan về thị trường Việt Nam
    Dự đoán lạnh sống lưng về Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 21-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 21-06-2016

    Brexit sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam, Campuchia, Hong Kong
    Ưu đãi doanh nghiệp đầu tư xe tải Nhật - Hàn
    Doanh nghiệp Việt tại Cộng hòa Séc tìm hiểu luật quản lý doanh thu trực tuyến
    Eurozone nhất trí giải ngân 7,5 tỷ euro cho Hy Lạp
    Bảng Anh mở rộng đà tăng khi hy vọng Bremain được thắp lên

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-06-2016

    Vào TPP: Doanh nghiệp Việt đối mặt thách thức lấn át cơ hội
    Các ngân hàng trung ương đang mất kiểm soát
    Trung Quốc vung quá nhiều tiền cho những con robot vô dụng
    Thương mại Việt – Nhật luôn tăng trưởng cao 10 năm qua

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-06-2016

    Thép Hòa Phát tiêu thụ gần 680.000 tấn trong 5 tháng đầu năm
    Phần lớn doanh thu Alibaba đến từ thiết bị di động
    Khai thác tài nguyên quốc gia nhưng lãi của Vinacomin không bằng 1 công ty buôn xe tải
    Lãi suất cho vay chờ tái tạo “gói 345.000 tỷ”

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-06-2016

    Dành 10.000 tỷ đồng vốn ưu đãi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
    Việt Nam sẽ nhập 96 triệu tấn dầu từ Nga
    Trung Quốc đang nuốt trọn ngành sản xuất smartphone
    Kỳ vọng giá mủ cao su khởi sắc
    Ông Trương Đình Tuyển: Ngân hàng không còn khả năng giảm lãi suất

  • Tin kinh tế đọc nhanh 20-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 20-06-2016

    Thép ngoại ồ ạt về Việt Nam
    Lo lắng hàng nông sản xuất sang Trung Quốc
    Vì sao Sabeco “rút chân” khỏi dự án bất động sản nghìn tỷ?
    Kinh tế Nga vượt khó trước lệnh trừng phạt của châu Âu
    Khoáng sản và Hóa chất Phú Thọ bán 4,4 triệu cổ phần Nhà nước