tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 21-06-2016

  • Cập nhật : 21/06/2016

Brexit sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam, Campuchia, Hong Kong

Theo một nghiên cứu của tờ "Thời báo Tài chính" công bố hôm 18/6, kịch bản nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, có thể sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á. 
Tuy nhiên, nhìn tổng thể, đây không phải là một nguy cơ lớn đe dọa đến triển vọng kinh tế khu vực, bởi thị trường Anh hiện chỉ chiếm khoảng 0,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả châu Á. 
Nếu cử tri Anh lựa chọn Brexit trong ngày trưng cầu dân ý 23/6 tới, mức cầu trên thị trường đảo quốc này sẽ suy giảm đáng kể. 
Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế như Việt Nam, Campuchia hay Hong Kong (Trung Quốc). 
Bên cạnh đó, Brexit có thể khiến đồng bảng Anh xuống giá, dẫn đến những bất ổn trên thị trường tài chính - tiền tệ thế giới. 
Trong đó, đồng ringgit của Malaysia và đồng rupiah của Indonesia sẽ chịu tác động nặng nề nhất, bởi thực tế cho thấy trong trường hợp xảy ra bất ổn, hai đồng tiền này dễ bị tổn thương hơn. 
Vấn đề đặt ra hiện nay là các tập đoàn lớn của châu Á như Nissan, Toyota... sẽ phản ứng như thế nào đối với Brexit.
Trong một tuyên bố gần đây, hãng Toyota cho rằng việc nước Anh tiếp tục ở lại EU sẽ giúp họ mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh. 
Tờ "Thời báo Tài chính" dẫn lời các nhà kinh tế của hãng nghiên cứu độc lập Capital Economics cho rằng, Brexit còn tác động gián tiếp đến châu Á khi châm ngòi cho nhiều vấn đề nảy sinh tại thị trường châu Âu. 
Theo lập luận của phe ủng hộ Brexit, sau khi rời khỏi EU, nước Anh sẽ tự do đàm phán và ký kết thỏa thuận thương mại với các nền kinh tế phát triển năng động ở châu Á.
Tuy nhiên, họ khó có thể tiếp cận với thị trường chung và đầy tiềm năng ở châu Âu. 

Mặc dù vậy, tờ "Thời báo Tài chính" cho rằng đà suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc và chu kỳ tăng lãi suất cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tác động đến châu Á nhiều hơn là Brexit.


Ưu đãi doanh nghiệp đầu tư xe tải Nhật - Hàn

Đó là gói giải pháp tài chính tối ưu cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư phương tiện vận tải mang thương hiệu Nhật Bản, Hàn Quốc vừa được Eximbank ra mắt.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Theo đó, với sản phẩm mới này, doanh nghiệp được tự do lựa chọn gói lãi suất và phí ưa thích cùng thời gian vay lên đến 60 tháng.

Cụ thể, doanh nghiệp sẽ được vay bằng tiền VND. Thời hạn cho vay theo từng lần rút vốn là 60 tháng đối xe thương hiệu Nhật Bản và 48 tháng đối với xe thương hiệu Hàn Quốc. Hình thức bảo đảm nợ vay là xe ô tô tải hình thành từ vốn vay

Để được vay vốn, doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh khả thi và có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Eximbank

Hồ sơ vay vốn bao gồm: Hồ sơ pháp lý của khách hàng đề nghị vay vốn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến phương án vay và nguồn trả nợ.

Để biết thêm thông tin chi tiết, khách hàng có thể liên hệ trung tâm hỗ trợ khách hàng Call Center - 1800 1199 hoặc các điểm giao dịch của ngân hàng trên toàn quốc.


Doanh nghiệp Việt tại Cộng hòa Séc tìm hiểu luật quản lý doanh thu trực tuyến

luat eet (quan ly doanh thu truc tuyen) hien la de tai duoc da so cong dong nguoi viet nam tai cong hoa sec quan tam.

Luật EET (Quản lý doanh thu trực tuyến) hiện là đề tài được đa số cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Séc quan tâm.

Ngày 12.6, hội thảo “Những sự thật và lời đồn về EET” (Luật Quản lý doanh thu trực tuyến) đã diễn ra tại Trung tâm thương mại Sapa ở thủ đô Praha, Cộng hòa Séc. Hội thảo được Hội Doanh nghiệp Việt Nam, Hội Thanh niên - Sinh viên Việt Nam tại Cộng hòa Séc phối hợp với Bộ Tài chính và Cục Quản lý Tài chính của Cộng hòa Séc tổ chức, nhằm cung cấp thông tin chi tiết về luật mới này cũng như giải đáp những thắc mắc của các doanh nghiệp Việt Nam xung quanh việc thực hiện EET trên thực tế.

Luật EET hiện là đề tài được cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Séc quan tâm, nhiều người cho rằng, đây là vấn đề ảnh hưởng lớn đến công việc kinh doanh. Do đó, hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động kinh doanh tại Cộng hòa Séc. Luật dự kiến được áp dụng từ 1.12.2016, theo lộ trình 4 giai đoạn cho đến năm 2018, bắt đầu từ khách sạn, nhà hàng, cơ sở bán buôn, bán lẻ, xưởng thủ công, các dịch vụ như taxi đến bác sĩ, luật sư, kể cả ngân hàng và bảo hiểm.

Luật Quản lý doanh thu trực tuyến là hình thức nối mạng máy tính tiền ở các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, sản xuất với cơ quan tài chính. Các khoản thu từ một máy tính tiền được lưu lại trong hồ sơ của cơ quan tài chính và cộng dồn vào cuối tháng để tính thuế. Một điều bắt buộc đối với người kinh doanh khi thực hiện EET là in hóa đơn mua hàng cho khách hàng, điều mà trước đây ít người đòi hỏi.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Andrej Babis nhấn mạnh phía Cộng hòa Séc sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về Luật Quản lý doanh thu trực tuyến. Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách thuế vụ Alena Schillerova và các chuyên gia về EET của Bộ Tài chính Cộng hòa Séc nhấn mạnh việc áp dụng EET sẽ tạo môi trường kinh doanh công bằng cho doanh nghiệp và giúp tăng thu thuế cho ngân sách. Được biết, áp dụng luật này sẽ giúp Cộng hòa Séc tăng thu thuế khoảng 666,7 triệu euro để sử dụng vào cải tạo và xây dựng đường xá, bệnh viện, trường học...

Ông Babis hy vọng EET sẽ nhận được sự ủng hộ của khoảng 600.000 doanh nghiệp tại Cộng hòa Séc, trong đó có 20.000 doanh nghiệp Việt Nam. Các chuyên gia tài chính và thuế vụ Cộng hòa Séc luôn ghi nhận cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Séc là một bộ phận rất quan trọng trong xã hội, người Việt Nam có cửa hàng bán buôn và bán lẻ tại hầu các địa phương. Để việc thực hiện EET có kết quả, Bộ Tài chính sẽ kết hợp với Hội Doanh nghiệp Việt Nam tổ chức nhiều buổi hội thảo về EET tại các địa phương để mọi người hiểu rõ về ý nghĩa của EET cũng như những việc cần làm khi thực hiện luật mới này.


Eurozone nhất trí giải ngân 7,5 tỷ euro cho Hy Lạp

Các bộ trưởng tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) ngày 16/6 đã nhất trí giải ngân 7,5 tỷ euro (8,4 tỷ USD) trong khoản hỗ trợ khẩn cấp dành cho Hy Lạp, giúp nước này ổn định tài chính trong vài tháng tới. Đây là một phần trong gói cứu trợ thứ 3 trị giá 86 tỷ euro mà các chủ nợ quốc tế thông qua hồi tháng Bảy năm ngoái.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Tại cuộc họp diễn ra ở Luxembourg, các bộ trưởng tài chính của 19 nước thành viên Eurozone quyết định “mở két” cấp tiền cho Athens, nhằm giúp nước này thanh toán hai khoản nợ lớn cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào tháng tới.         

Ông Klaus Regling, người đứng đầu Cơ chế Bình ổn châu Âu, cơ quan phụ trách giải ngân các khoản cứu trợ cho Hy Lạp, cho biết quyết định kỹ thuật về việc giải ngân dự kiến được các quan chức cấp cao đưa ra ngày 17/6 và Chính phủ Hy Lạp sẽ nhận được tiền vào tuần tới.

Tháng trước, các bộ trưởng tài chính Eurozone đã đạt được thỏa thuận quan trọng với Hy Lạp, theo đó nhất trí giải ngân nhiều tỷ euro trong gói cứu trợ mới và bắt đầu tiến hành cơ cấu lại nợ cho Athens theo yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Chủ tịch ECB cho biết các chủ nợ quốc tế sẽ giải ngân khoản tiền trên thành hai đợt, đợt đầu 7,5 tỷ euro vào tháng Sáu và đợt thứ hai vào tháng Chín tới.

Theo thỏa thuận trong chương trình cứu trợ thứ 3 với các chủ nợ, Hy Lạp phải thực hiện một loạt biện pháp tăng thuế mới và cải cách lương hưu gây tranh cãi.

Trong khi đó, IMF vẫn từ chối tham gia chương trình cứu trợ thứ ba dành cho Hy Lạp và khẳng định sẽ không “chi một xu” cho đến khi tổ chức này nhìn thấy bản kế hoạch cụ thể từ châu Âu nhằm tái cơ cấu nợ cho Athens. 

 Cùng ngày, các nước Eurozone đã đặt ra thời hạn chót là tháng Chín tới cho việc nhất trí về thuế giao dịch tài chính đã được đề xuất từ năm 2011, dù nước Anh phản đối. 10 nước Eurozone cho rằng đã có đủ tiến triển trong quá trình thương lượng để có thể đạt sự nhất trí về thuế giao dịch tài chính trong vài tháng tới.  

Đề xuất về thuế giao dịch tài chính nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đức và Pháp, hai nền kinh tế lớn nhất Eurozone. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán gặp trở ngại khi có những ý kiến phản đối về phạm vi đánh thuế, tức là về các sản phẩm tài chính chịu thuế và mức thuế. (TBNH)


Bảng Anh mở rộng đà tăng khi hy vọng Bremain được thắp lên

Đồng bảng Anh tiếp tục tăng giá trong phiên giao dịch châu Á sáng nay (20/6) khi kỳ vọng Anh ở lại Liên minh châu Âu (Bremain) lại được nhen lên. Điều đó cũng khiến các nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra các tài sản an toàn như đồng yên Nhật.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Theo đó, đồng bảng Anh đã tăng 0,9% so với USD lên mức 1,4483 USD, mở rộng sự phục hồi từ mức đáy hai tháng của tuần trước là 1,4013 USD.Đồng bảng cũng tăng 1,7% so với yên Nhật, đạt 151,75 JPY, sau khi đã rơi xuống thấp nhất 3 năm là 145,34 JPY hôm thứ Năm tuần trước.

Các nhà đầu tư yên lòng hơn sau khi 3 trong 6 cuộc thăm dò ý kiến ​​được công bố cuối tuần qua nghiêng về khả năng Anh ở lại Eu. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng vẫn phải đợi cuộc bỏ phiếu của cử tri Anh ngày 23/6 tới đây.

"Kết quả các cuộc thăm dò này sẽ cộng hưởng hỗ trợ cho đồng bảng Anh, cũng như củng cố thêm cho đồng đôla Úc trong khi lại khiến đồng yên chịu áp lực bán mạnh", Ray Attrill – một chiến lược gia hàng đầu về ngoại hối tại Ngân hàng Quốc gia Australia cho biết.

Ở chiều ngược lại, đồng yên sụt giảm khá mạnh cho thấy những mối lo tiềm ẩn về sức mạnh của đồng tiền này. Hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Tài chính Nhật Taro Aso đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về sự mạnh lên "nhanh chóng và mang tính đầu cơ" của đồng yên và cho biết sẽ phản ứng khẩn cấp nếu cần thiết như bán đồng yên để can thiệp.

So với yên Nhật, đồng bạc xanh cũng tăng 0,6% đạt 104,68 JPY, trong khi đồng euro tăng 1,1% lên 118,72 JPY.

So với đồng USD, đồng tiền chung cũng tăng nhẹ lên 0,5% lên 1,1333 USD. Chỉ số đồng USD giảm 0,4% xuống còn 93,825 điểm.

Đồng đô la Úc, đồng tiền thường được bán ra khi lo ngại rủi ro tăng cao, cũng tăng 0,4% so với USD lên 0,7422 USD; tăng 0,9% so với yên Nhật đạt 77,67 JPY.

Một tài sản rủi ro khác là chứng khoán tương lai của Mỹ ESc1 cũng tăng 0,9% trong phiên sáng nay, mở ra một triển vọng tích cực trên Wall Street sau đó trong ngày. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo niềm tin của thị trường hiện đang rất yếu và tình thế có thể đảo ngược nếu các nhà đầu tư cảm thấy bi quan.(TBNH)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-06-2016

    Singapore: chỉ số CPI giảm trong tháng 5
    Úc ngừng xuất bò cho 3 lò mổ Việt Nam vì ngược đãi động vật
    Iran tăng cường công suất xuất khẩu dầu thô của đảo Kharg
    Indonesia có thể bổ sung Brent, WTI trong chuẩn dầu thô từ tháng 7
    Xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia giảm trong tháng 4 mặc dù sản lượng cao

  • Tin kinh tế đọc nhanh 22-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 22-06-2016

    Tỷ giá sẽ tiếp tục ổn định nhờ Fed trì hoãn tăng lãi suất
    Thanh khoản vẫn duy trì trạng thái tích cực trong một vài tuần tới
    Daewoo sắp xây khu đô thị "kiểu Hàn" 2,2 tỷ USD tại Hà Nội
    Hai quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái hết 7% vốn tại Dược Hậu Giang
    Ngân hàng Nhà nước sẽ là cổ đông lớn của PVcomBank

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-06-2016

    Amazon đã đặt chân vào Đông Nam Á, bao giờ đến Việt Nam?
    Vụ lừa đảo thẻ tín dụng quy mô cực lớn tại Nhật và “thế bí” của các ngân hàng
    10 nhà kinh tế đoạt Nobel cảnh báo hậu quả kéo dài của Brexit
    Bill Gates nói Microsoft thâu tóm LinkedIn là để đương đầu với Facebook
    VCCI: 72% số doanh nghiệp Việt Nam ủng hộ Hiệp định TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-06-2016

    Vì sao Bộ Công Thương chưa “nhả” Sabeco?
    Nga bắt cựu giám đốc ngân hàng đánh cắp 100 triệu Rúp cấp cho tổ chức “ma”
    Trung Quốc ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Serbia
    Boeing “thắng đậm” hợp đồng bán 100 chiếc máy bay cho Iran

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-06-2016

    Kinh doanh bến bãi – miếng bánh màu mỡ không phải ai cũng có phần
    Bất động sản Trung Quốc tăng chóng mặt lần 2 sau cuộc khủng hoảng tài chính
    iPhone 6 bị cấm bán tại Trung Quốc vì 'dám' giống điện thoại tại nước này
    Thừa nhận thị trường hết miếng ngon, Thế giới Di động vẫn bền bỉ mở 2 siêu thị/ngày
    Lỗ gần 2.000 tỷ sau 2 năm, lối thoát nào cho Sông Đà Thăng Long và dự án Usilk City?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-06-2016

    Xuất khẩu vượt nhập khẩu 1,64 tỷ USD sau 5 tháng
    IMF cảnh báo hậu quả nếu cử tri Anh bỏ phiếu lựa chọn Brexit
    Động đất kéo xuất khẩu Nhật Bản sụt giảm
    CEO hãng BMW Châu Á: Tôi đang rất lạc quan về thị trường Việt Nam
    Dự đoán lạnh sống lưng về Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-06-2016

    Ngành than kêu khó vì tăng thuế môi trường
    Cục Thuế Hà Nội thu ngân sách 6 tháng đạt 50,8% dự toán
    Vì sao cá tra Việt một mình một chợ vẫn khó bán hàng?
    Giá cà phê cao nhất từ đầu năm
    Tổng cục Hải quan lên tiếng vụ sữa Meiji nhập khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-06-2016

    Vào TPP: Doanh nghiệp Việt đối mặt thách thức lấn át cơ hội
    Các ngân hàng trung ương đang mất kiểm soát
    Trung Quốc vung quá nhiều tiền cho những con robot vô dụng
    Thương mại Việt – Nhật luôn tăng trưởng cao 10 năm qua

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-06-2016

    Thép Hòa Phát tiêu thụ gần 680.000 tấn trong 5 tháng đầu năm
    Phần lớn doanh thu Alibaba đến từ thiết bị di động
    Khai thác tài nguyên quốc gia nhưng lãi của Vinacomin không bằng 1 công ty buôn xe tải
    Lãi suất cho vay chờ tái tạo “gói 345.000 tỷ”

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-06-2016

    Dành 10.000 tỷ đồng vốn ưu đãi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
    Việt Nam sẽ nhập 96 triệu tấn dầu từ Nga
    Trung Quốc đang nuốt trọn ngành sản xuất smartphone
    Kỳ vọng giá mủ cao su khởi sắc
    Ông Trương Đình Tuyển: Ngân hàng không còn khả năng giảm lãi suất