tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 31-07-2016

  • Cập nhật : 31/07/2016

Thế giới di động lãi 835 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm - tăng 83% so với cùng kỳ

Tính tới cuối tháng 6, MWG có 938 siêu thị, trong đó chuỗi Thegioididong có 827 siêu thị.

Theo thông tin từ CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG ), 6 tháng đầu năm 2016, công ty đạt doanh thu 19.650 tỷ đồng, tăng 81% so với cùng kỳ, hoàn thành 58% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu online đạt 1.306 tỷ đồng, tăng 93%.

LNST đạt 835 tỷ đồng, tăng 83% cùng kỳ và hoàn thành 60% kế hoạch năm.

Cũng trong 6 tháng, công ty mở thêm 305 siêu thị mới trên toàn quốc. Trong đó chuỗi thegioididong.com mở 263 siêu thị mới và chuỗi Điện máy Xanh mở 42 siêu thị mới.

Tính tới cuối tháng 6, MWG có 938 siêu thị, trong đó chuỗi Thegioididong có 827 siêu thị.

HDBank hợp tác với ngân hàng Senshu Ikeda (Nhật Bản)

Nhằm hỗ trợ hoạt động cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang và sẽ hoạt động tại Việt Nam, HDBank và ngân hàng Senshu Ikeda vừa quyết định ký biên bản ghi nhớ với cam kết sẽ cung cấp thông tin đầu tư, và các dịch vụ tài chính ngân hàng cần thiết cho khách hàng của ngân hàng Senshu Ikeda có nhu cầu thành lập văn phòng, chi nhánh, công ty liên doanh tại Việt Nam

Trước đó, vào tháng 9/2014, HDBank với Ngân hàng Hyakugo (Nhật Bản) đã cùng ra mắt dịch vụ Bàn Nhật – Japan Desk nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng và tư vấn hỗ trợ dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp Nhật Bản đang và sẽ hoạt động tại Việt Nam.

buoi gap go vua dien ra giua lanh dao hai ngan hang

Buổi gặp gỡ vừa diễn ra giữa lãnh đạo hai ngân hàng

Tiếp tục những hợp tác với các đối tác đến từ Nhật Bản, hôm nay, theo biên bản ghi nhớ, HDBank sẽ cung cấp thông tin đầu tư, và các dịch vụ tài chính ngân hàng cần thiết cho khách hàng của ngân hàng Senshu Ikeda cần thành lập văn phòng, chi nhánh, công ty liên doanh tại Việt Nam. Đồng thời ngân hàng Senshu Ikeda cũng sẽ cung cấp thông tin đầu tư, và các dịch vụ tài chính ngân hàng cần thiết cho khách hàng của ngân hàng HDBank cần thành lập văn phòng, chi nhánh, công ty liên doanh tại Nhật Bản. Ngoài ra, hai bên sẽ tổ chức hội thảo về đầu tư hoặc các sự kiện khác cho khách hàng của đối tác, nỗ lực trao đổi nhân sự, phái cử nhân sự đến làm việc tại trụ sở của đối tác nhằm phát triển kinh doanh của đôi bên.

Mới đây, nằm trong các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam, HDBank cùng ngân hàng Hyakugo và Công ty TM Banrai cũng đã đồng tổ chức Hội nghị kết nối kinh doanh thực phẩm Việt Nam – Nhật Bản tại TP.HCM.

Với trên tiềm lực tài chính vững mạnh, HDBank thường xuyên triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm tiếp sức cho các đối tượng khách hàng. Riêng với các doanh nghiệp FDI, nhiều năm qua, HDBank đã luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư với nhiều chính sách khuyến khích và ưu đãi. Với "Dịch vụ Bàn Nhật - Japan Desk" được chuyên biệt và tối ưu hóa để nhắm đến các đối tượng doanh nghiệp FDI cụ thể, cũng như chương trình ưu đãi vốn vay cho các doanh nghiệp FDI nói chung, HDBank đã và đang góp phần cùng các cấp chính quyền củng cố niềm tin của khối nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường kinh doanh và năng lực hợp tác của các doanh nghiệp tại Việt Nam.(BĐT)

Tỷ giá tĩnh lặng đến bất ngờ

Thị trường ngoại hối trong nước tĩnh lặng không ngờ, bất chấp đồng nhân dân tệ mất giá kỷ lục và hệ lụy hậu Brexit còn kéo dài.

Ngân hàng Nhà nước “gặp may”?

Thông thường, từ quý II, tỷ giá bắt đầu biến động do giao dịch sôi động. Tuy nhiên, tỷ giá hiện tại khá im lìm, tỷ giá trung tâm còn thấp hơn so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng cuối năm 2015. Nói cách khác, tỷ giá đang giảm so với cuối năm ngoái. Mặc dù từ đầu năm đến nay, sóng tỷ giá có gợn lên ở một số thời điểm, song mức tăng không quá lớn, còn cách xa trần và không kéo dài.

Điều lạ nhất là nửa đầu năm nay, tỷ giá trong nước dường như “miễn nhiễm” với biến động của thị trường tài chính thế giới khi tăng không đáng kể, dù sự kiện Brexit diễn ra gây chấn động thị trường tài chính toàn cầu và đồng nhân dân tệ (NDT) tiếp tục mất giá kỷ lục.

ty gia on dinh khong hoan toan do ngan hang nha nuoc gap may. anh: duc thanh

Tỷ giá ổn định không hoàn toàn do Ngân hàng Nhà nước gặp may. Ảnh: Đức Thanh

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, tỷ giá ổn định là do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã “gặp may” khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn việc tăng lãi suất. Bên cạnh đó, dù NDT tiếp tục mất giá, nhưng không có sự phá giá sốc, mà lại giảm nhỏ giọt, dần dần, khiến tỷ giá trong nước không gặp những cú sốc lớn. Trong nước, nguồn cung ngoại tệ dồi dào (giải ngân vốn FDI đạt 7,3 tỷ USD, xuất siêu 1,7 tỷ USD, kiều hối gia tăng, dự trữ ngoại tệ tăng thêm khoảng 8 tỷ USD…) cũng giúp NHNN có thêm dư địa ổn định tỷ giá.

Tuy nhiên, tỷ giá ổn định không hoàn toàn do NHNN gặp may. Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), thời gian qua, NHNN đã có hàng loạt giải pháp đồng bộ chống đô la hóa khiến cầu ngoại tệ giảm mạnh. Bên cạnh đó, cơ chế điều hành tỷ giá mới cũng giúp thị trường bớt căng thẳng.

Phân tích nguyên nhân ổn định tỷ giá trong 6 tháng đầu năm, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cũng khẳng định: “Đó là nhờ NHNN chuyển sang cách thức điều hành tỷ giá mới đã giúp giải tỏa tâm lý găm giữ ngoại tệ và hệ thống các tổ chức tín dụng đã chuyển sang mua ròng ngoại tệ từ nền kinh tế, qua đó giúp tăng dự trữ nhà nước”.

Đồng tình với ý kiến này, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cũng cho rằng, việc NHNN thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm và “neo” với rổ 8 loại tiền tệ khác nhau đã khiến tỷ giá bớt nhạy cảm hơn với các biến động của thị trường tài chính toàn cầu.

Một điểm đáng lưu ý nữa là suốt nửa năm qua, NHNN đã ứng phó khá nhanh với các biến động thị trường, có tính toán trên cả yếu tố cung - cầu và tâm lý kỳ vọng, nhờ đó đã giúp thị trường ổn định. Doanh nghiệp được đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ, lãi suất huy động USD giảm về 0% đã giúp tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm, các ngân hàng mua ròng ngoại tệ, giúp NHNN tăng dự trữ ngoại hối.

Còn ẩn số, song khó có cú sốc

Dù tỷ giá khá lặng sóng, nhưng không có nghĩa là NHNN có thể chủ quan, bởi còn rất nhiều ẩn số trong những tháng cuối năm. “Rủi ro biến động của những đồng tiền chủ chốt như EUR, bảng Anh, NDT, yên Nhật… vẫn rất lớn, nhất là khi quá trình đàm phán của Anh rút khỏi EU còn đang kéo dài. Nếu các đồng tiền trên biến động, USD sẽ bị ảnh hưởng, từ đó tác động đến Việt Nam. Do đó, NHNN phải theo dõi chặt diễn biến của các đồng tiền trên thế giới và diễn biến tỷ giá trong nước để có giải pháp ứng phó kịp thời”, TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị.

Liên quan đến vấn đề này, VCBS cũng cho rằng, hậu Brexit, diễn biến của đồng NDT và quyết định của Fed về tăng lãi suất là ba yếu tố tác động lớn nhất đến tỷ giá cuối năm. Tuy nhiên, theo VCBS, tỷ giá trong những tháng cuối năm sẽ không có những cú sốc lớn. Cụ thể, trong báo cáo vừa mới công bố, VCBS dự báo biến động tỷ giá năm nay chỉ còn 1-3%, thay vì mức 4-5% như dự báo đưa ra đầu năm nay.

Hiện giới chuyên gia đưa ra nhiều cơ sở vững chắc cho ổn định tỷ giá trong những tháng cuối năm. Trước hết, cơ chế điều hành tỷ giá mới (tỷ giá trung tâm) cho phép NHNN ứng phó linh hoạt hơn với các biến động của thị trường. Nguồn cung ngoại tệ vẫn khá dồi dào do giải ngân vốn FDI khả quan, xuất khẩu tăng trưởng tốt. Khả năng Fed không tăng lãi suất từ nay đến cuối năm. Ngoài ra, dù NDT vẫn đang mất giá, song nhiều khả năng, đà rơi của đồng tiền này sẽ bị hãm lại do Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách cứu vãn, bởi nếu NDT tiếp tục rớt giá, dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ chảy mạnh ra khỏi Trung Quốc.(BĐT)

Sóng IPO tiếp tục dâng cao

Diễn biến bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trong nửa đầu năm 2016 cho thấy, đã có sự kết nối hiệu quả hơn giữa doanh nghiệp chào bán cổ phần và nhà đầu tư. Điều này hứa hẹn nhịp sóng IPO có thể tiếp tục dâng cao trong thời gian tới.

Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 6/2016, HNX đã tổ chức 7 phiên đấu giá, trong đó có 6 phiên IPO và 1 phiên đấu giá cổ phần để thoái vốn nhà nước. Kết quả, 4/7 phiên đã bán hết 100% số cổ phần đưa ra đấu giá. Tổng khối lượng cổ phần đưa ra đấu giá trong 7 phiên này đạt hơn 70,7 triệu cổ phần, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 6, HNX đã nhận được 567 lượt đăng ký tham dự từ các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân. Đây là tháng có số lượng nhà đầu tư đăng ký đấu giá nhiều nhất từ đầu năm đến nay. Phiên đấu giá thu hút sự quan tâm đông đảo nhất từ công chúng đầu tư là phiên của Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam (337 lượt đăng ký). Tổng cộng có 60,2 triệu cổ phần trúng giá trong tháng 6 (tương đương 85% tổng khối lượng chào bán), thu về cho Nhà nước hơn 680,5 tỷ đồng, cao hơn 20,6 tỷ đồng so với giá khởi điểm.

dien bien trong 7 thang dau nam 2016 se la chat xuc tac tiep tuc ham nong san ipo trong thoi gian toi.

Diễn biến trong 7 tháng đầu năm 2016 sẽ là chất xúc tác tiếp tục hâm nóng sàn IPO trong thời gian tới.

Trong 6 phiên IPO diễn ra vào tháng 6, có 3 phiên đấu giá của Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất, Công ty TNHH một thành viên Đầu tư thương mại và Dịch vụ quốc tế và Tổng công ty Dược Việt Nam đã bán hết 100% số cổ phần chào bán, huy động được hơn 575,5 tỷ đồng, cao hơn 20,5 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Đáng chú ý, trong phiên đấu giá cổ phần thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Thương mại Nghệ An, mặc dù mức giá khởi điểm lên tới 106.000 đồng/cổ phần (cao nhất trong tháng 6), nhưng khối lượng cổ phần đặt mua cao gấp 2,6 lần so với khối lượng chào bán và toàn bộ số cổ phần chào bán đã được bán hết thu về cho Nhà nước hơn 63,3 tỷ đồng.

Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2016, HNX đã thực hiện đấu giá cổ phần cho 36doanh nghiệp, với số lượng cổ phần trúng giá 290 triệu cổ phần (chiếm 83,6% số cổ phần bán đấu giá), tương ứng giá trị bán được là 3.703 tỷ đồng. Trong đó, một số đại gia đã ra mắt công chúng, làm tăng thêm bầu không khí sôi động cho sàn đấu giá. Đó là Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng công ty 36, Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam, Tổng công ty Dược Việt Nam... Đáng lưu ý, 2 phiên đấu giá bán cổ phần theo lô đã được thực hiện suôn sẻ là phiên của Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam và Tổng công ty Vận tải thủy.

Trong các phiên IPO của đại gia trong nửa đầu năm 2016, phiên IPO của Tổng công ty Dược là một trong những phiên được giới đầu tư chờ đợi từ khá lâu. Chính vì lẽ đó, đây là phiên đấu giá có số lượng nhà đầu tư tham dự đông nhất trong quý II/2016. Kết quả, 100% số cổ phần đưa ra chào bán đã được bán hết cho 175 nhà đầu tư. Tổng giá trị cổ phần bán được đạt hơn 443,9 tỷ đồng, cao hơn 18,4 tỷ đồng so với mức giá khởi điểm.

Việc cổ phần của Tổng công ty Dược được quan tâm không chỉ bởi đây là doanh nghiệp giàu truyền thống của ngành dược Việt Nam, mà còn bởi tổng công ty này đang sở hữu khá nhiều bất động sản. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quý Sơn, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty, một số tài sản cố định vẫn được định giá khá cao.

Cũng trong nửa đầu năm 2016, một đại gia khác của ngành y tế là Tổng công ty Thiết bị Y tế cũng đã khuấy động sàn IPO sau quãng thời gian dài chờ đợi. Phiên đấu giá đã thu hút 21 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, với tổng khối lượng đăng ký mua đạt hơn 4 triệu cổ phần. 100% số cổ phần đưa ra chào bán đã được bán hết với giá đấu thành công là 10.201 đồng/cổ phần. Tổng giá trị cổ phần bán được đạt hơn 35,9 tỷ đồng, cao hơn 709,4 triệu đồng so với mức giá khởi điểm.

Không khí IPO vẫn tiếp tục kéo dài sáng tháng 7, khi có tới 3 tổng công ty tổ chức đấu giá tại HNX. Đó là các phiên IPO của các tổng công ty Cơ khí Xây dựng, Vật tư Nông nghiệp và phiên đấu giá phát hành thêm cổ phần của Tổng công ty Viglacera. Trong tháng đầu quý II còn có các phiên thoái vốn của Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ Đô thị Vĩnh Yên, Công ty cổ phần Nhà và Thương mại dầu khí và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị đường sắt.

Rõ ràng, với động thái hàng loạt đại gia đã và sắp “bung hàng”, các nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội để sở hữu những doanh nghiệp thuộc tốp đầu trong từng lĩnh vực và đây sẽ là chất xúc tác tiếp tục hâm nóng sàn IPO giai đoạn tới.

Ngoài sự bùng nổ về số lượng, cơ quan chức năng cũng đã chuẩn bị khá đầy đủ hạ tầng về chính sách hỗ trợ các công ty đại chúng hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn. Ông Trịnh Đức Vinh, Phó vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán (Bộ Tài chính) cho biết, chế độ kế toán mới được ban hành gần đây đã có những quy định phù hợp với thực tiễn, hiện đại và mang tính khả thi, tôn trọng bản chất hơn hình thức, linh hoạt và mở, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Masan Group: Lãi ròng 1.034 tỷ đồng trong 6 tháng, 2/3 doanh thu đến từ bán cám

6 tháng lãi ròng 1.034 tỷ, tăng 184% so với cùng kỳ

Tập đoàn Masan (Masan Group – MSN) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất nửa đầu năm 2016 với sự tăng trưởng mạnh về cả doanh thu lẫn lợi nhuận.

Theo đó, doanh thu thuần hợp nhất đạt hơn 19.100 tỷ, tăng 8.700 tỷ (84%) so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng sau khi loại trừ lợi ích cổ đông thiểu số đạt 1.034 tỷ đồng, gần gấp 3 lần so với mức 364 tỷ đạt được trong nửa đầu năm 2015.

Một trong các yếu tố kỹ thuật giúp lợi nhuận của Masan Group tăng mạnh là do mảng thức ăn chăn nuôi của Masan Nutri-Science chỉ được hợp nhất vào kết quả kinh doanh của tập đoàn từ tháng 5/2015 trong khi năm nay phản ánh toàn bộ kết quả 6 tháng của công ty này.

Masan Group: Lãi ròng 1.034 tỷ đồng trong 6 tháng, 2/3 doanh thu đến từ bán cám - Ảnh 1.

Ngành đạm động vật đóng góp gần 60% doanh thu
 
Masan Group: Lãi ròng 1.034 tỷ đồng trong 6 tháng, 2/3 doanh thu đến từ bán cám - Ảnh 1.
Masan Group: Lãi ròng 1.034 tỷ đồng trong 6 tháng, 2/3 doanh thu đến từ bán cám - Ảnh 2.

Doanh thu của Masan Nutri-Science (MNS) tăng 14% so với cùng kỳ, từ 9.700 tỷ lên 11.000 tỷ đồng. Do Masan Group mua MNS vào cuối tháng 4/2015 nên chỉ có 3.300 tỷ doanh thu được ghi nhận vào kết quả của Masan Group trong nửa đầu năm 2015.

Hiện MNS đang tập trung vào thức ăn chăn nuôi heo (sản phẩm có lợi nhuận biên cao nhất): thức ăn chăn nuôi heo đóng góp 63,2% sản lượng trong nửa đầu năm 2016 so với 6 mức 49,6% cùng kỳ năm ngoái. Trong nửa đầu năm 2016, sản lượng thức ăn chăn nuôi heo tăng 58,2% so với nửa đầu năm 2015.

Mới đây, MNS đã nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty thức ăn chăn nuôi ANCO lên 100% và ANCO đã mua 24,9% cổ phần của Vissan, đồng thời thành lập công ty Masan Nutri-Farm.

Mảng hàng tiêu dùng tăng trưởng thấp do tác động từ nước chấm và mì gói
10:5129/07/2016
Masan Group: Lãi ròng 1.034 tỷ đồng trong 6 tháng, 2/3 doanh thu đến từ bán cám - Ảnh 1.

Mảng kinh doanh thực phẩm và đồ uống do Masan Consumer Holdings (MCH) phụ trách đạt 6.345 tỷ đồng doanh thu trong 6 tháng, tăng trưởng 7,9%.

Nhóm các sản phẩm liên quan đến đồ uống như đồ uống không cồn, cà phê của Masan Beverage tăng trưởng 26% còn mảng bia của Masan Brewery tăng tưởng 84%.

Trong khi đó, mảng gia vị (nước tương, nước mắm, tương ớt...) - ngành hàng có doanh thu lớn nhất trong nhóm - chỉ tăng trưởng 4% còn ngành thực phẩm tiện lợi (mì gói) giảm 11%.

Riêng trong quý 2/2016, kết quả có khả quan hơn khi mảng gia vị đã trưởng 16% còn mì gói chỉ giảm 6% so với cùng kỳ.


Khoáng sản: Doanh thu tăng 45%, lợi nhuận giảm 33%
 

Masan cho biết: Tất cả các sản phẩm đầu ra của dự án Núi Pháo đều được bán hết và việc không ngừng tập trung vào kiểm soát và cải thiện chất lượng của tất cả các sản phẩm đã bắt đầu mang lại kết quả khả quan nhờ giá bán cao hơn.

Do đó, mặc dù giá cả hàng hóa thấp hơn, nhưng doanh thu thuần của Masan Resources vẫn đạt 1.745 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2016, tăng 45,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, lãi ròng vẫn giảm 34 tỷ đồng so với cùng kỳ, xuống còn 70 tỷ đồng.

 

Techcombank: Lợi nhuận trước thuế 6 tháng tăng 53,8%
 

Ngân hàng Techcombank công bố lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2016 đạt 1.587 tỷ đồng, tăng 53,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ thu nhập lãi thuần tăng 17,3% và thu nhập thuần từ phí dịch vụ tăng 40,1%, ngay cả sau khi trích ngân sách chi phí dự phòng cao hơn.

Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank được duy trì ở mức 1,87% vào ngày 30/6/2016.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 14,3% vào cuối tháng 6/2016, cao hơn nhiều so với mức 9,0% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.


(Theo CafeF)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-12-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-12-2015

    Ngân hàng Nhà nước: Không còn tình trạng hai số liệu nợ xấu
    Cả nước thêm gần 95.000 doanh nghiệp mới
    HUD1 bị truy thu và phạt hơn 2 tỷ đồng tiền thuế
    Doanh nghiệp sẽ được vay đến 70% vốn đầu tư công nghiệp hỗ trợ
    Đường nội sợ đường ngoại lấn lướt

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-12-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-12-2015

    Gần 20.000 tỉ xây dựng đường trên cao TP.HCM đi miền Tây
    Đề xuất đầu tư 7,1 tỷ USD làm cao tốc Hà Nội – Vientiane dài hơn 700 km
    Hai nhà đầu tư mua 36% Khách sạn Sài Gòn với giá 64 tỷ đồng
    Lãi suất ngân hàng sẽ khó giảm trong năm 2016
    100 tấn nhãn Đồng Tháp xuất sang Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-12-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-12-2015

    TPHCM kiến nghị Thủ tướng cho Vingroup thực hiện hai dự án
    12 năm huy động gần 24.000 tỷ đồng xây cơ sở hạ tầng
    Phó thống đốc: Chưa thể chủ quan với lạm phát
    Tôm sú Việt Nam xuất khẩu trở lại Trung Quốc
    Nhà nước sẽ bán trên 51% vốn tại Sabeco

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-12-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-12-2015

    Thủy điện Lai Châu có doanh số 7.000 tỷ đồng/năm
    Tổng tài sản các ngân hàng đạt hơn 6,8 triệu tỉ đồng
    Interpol truy quét thuốc giả tại châu Á
    “Đại gia” dầu lửa Mỹ tháo chạy khỏi Nga
    Vốn ngoại ồ ạt "chảy" vào TP Hồ Chí Minh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-12-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-12-2015

    Nhu cầu thuê văn phòng sẽ tăng mạnh trong năm 2016
    Cam kết sử dụng nhân dân tệ, Zimbabwe được Trung Quốc xóa nợ
    Bảo hiểm Thái Lan thâm nhập thị trường Việt Nam
    Doanh nghiệp xin “ứng trước” 20.000 tấn than xuất khẩu năm 2016
    Bộ Tài chính: Ngành ô tô sẽ có điều chỉnh lớn trong vòng xoáy ASEAN và TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-12-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-12-2015

    Chuyên gia nước ngoài nói gì về thị trường BĐS Việt Nam?
    Ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn làm cổ đông chiến lược Tổng công ty Cảng hàng không
    Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 3.800 xe Vios vì lỗi túi khí
    Ống thép dẫn dầu VN bị Canada áp thuế chống bán phá giá 37,4%
    Nhập siêu từ ASEAN tới 5,6 tỉ USD trong 11 tháng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-12-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-12-2015

    Hà Nội: Tín dụng năm 2015 tăng trưởng 19,5%
    Xuất khẩu ngày càng khó khăn
    Nhật Bản lần đầu tiên đề xuất tăng ngân sách ODA sau 17 năm
    TPHCM: CPI tháng cuối năm “lao dốc” theo giá xăng dầu
    Vĩnh Long thu hút 11.700 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư phát triển

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-12-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-12-2015

    "Cửa" tăng lãi suất năm 2016 đang lớn dần?
    Xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn
    Ban hành biểu thuế ưu đãi đặc biệt Hàn Quốc - Việt Nam
    Công khai 6 nhóm thủ tục về thuế
    TGĐ CTCP Williams Việt Nam bị khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-12-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-12-2015

    Google sẽ đào tạo 1.400 kỹ sư, chuyên gia Việt Nam
    Bộ Tài chính giục doanh nghiệp vận tải giảm cước theo xăng dầu
    Chuẩn bị công bố 10 quy định bị xếp hạng tồi nhất
    Cá tra Việt có nên kiện Mỹ?
    Chứng khoán Mirae Asset trở thành công ty 100% vốn nước ngoài

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-12-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-12-2015

    Đề nghị công bố tiêu chuẩn Việt Nam đối với mặt hàng phôi thép
    Doanh nghiệp dệt may ồ ạt rao bán nhà xưởng
    86% DN kêu khó tìm nhân tài ở Việt Nam
    Không hợp tác, ống thép dẫn dầu VN tiếp tục bị Canada áp thuế
    Dệt may sẽ gặp khó