tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-07-2016

  • Cập nhật : 30/07/2016

Anh rời EU có thể khiến hỗ trợ ODA cho Việt Nam gặp khó

Việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU - Brexit) có thể khiến vốn hỗ trợ ODA của EU dành cho Việt Nam bị ảnh hưởng.Chuyên gia dự báo sau năm 2020, EU khó có thể dành hỗ trợ ODA cho Việt Nam.
Đây là dự báo của các chuyên gia tại buổi tọa đàm Tác động Anh rời khỏi EU (Brexit) đến tình hình chính trị và kinh tế - tài chính thế giới và Việt Nam, do Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, Bộ Tài chính tổ chức, sáng 28/7.

Tại buổi tọa đàm, ông Lê Dũng, Vụ trưởng Vụ châu Âu, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng việc Anh rời EU tác động gián tiếp đến Việt Nam theo ba góc độ. Thứ nhất, khi Anh ra khỏi EU chắc chắn kinh tế của EU và cả Anh đều bị suy giảm, điều này sẽ ảnh hưởng ngay quan hệ thương mại song phương, đầu tư của EU và Anh với Việt Nam. Hai là, kinh tế của EU và Anh gặp khó khăn sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế thế giới và có thể sẽ tác động tiêu cực đến việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do. Ba là, khi tỷ giá đồng USD tăng lên trong khi đồng Bảng Anh, đồng Euro giảm đi khiến cho việc xuất khẩu sẽ khó khăn hơn.

Ngoài ra, “Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA ) của EU dành cho Việt Nam có thể sẽ bị ảnh hưởng, chúng tôi dự đoán sau khoản 400 triệu Euro mà EU đã dành cho Việt Nam giai đoạn 2014 -  2020 thì sau 2020, EU khó có thể dành hỗ trợ ODA cho Việt Nam nữa”, ông Dũng cho biết.

Ông Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng cho biết, FTA  Việt Nam – EU đã chính thức kết thúc đàm phán vào ngày 1/12/2015. Hai bên đang tiến hành rà soát lại văn bản hiệp định và lên kế hoạch ký kết chính thức trong năm 2016. Tuy nhiên việc Anh rời EU có thể sẽ khiến cho việc ký kết này bị ảnh hưởng.

EU và Anh là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, do đó điều này tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai bên. Trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam luôn ở vị thế xuất siêu với EU. EU cũng là nhà đầu tư quan trọng của Việt Nam và là nhà đầu tư lớn thứ 3 trong năm 2015.

Tính đến tháng 4/2016 có 1.809 dự án từ 24 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 23,16 tỷ USD, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, công nghệ chế biến, chiếm 8,7% số dự án của cả nước và chiếm 8% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

Trong ngắn hạn và trung hạn, xuất khẩu của Việt Nam sang EU dự báo sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực do thị trường EU bị thu hẹp và tăng trưởng kinh tế tại các nước EU còn lại suy giảm (xuất khẩu của Việt Nam sang Anh chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu từ Anh dưới 1%). Đầu tư từ EU sang Việt Nam dự báo cũng yếu đi do tiềm lực tài chính của các nước EU suy yếu khi Anh rời khỏi khối.(TBTC)

Tốc độ tăng trưởng của Eurozone giảm một nửa

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 19 nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong quý II/2016 đạt 0,3%, giảm một nửa so với quý I/2016.

ti gia giua dong dola my, dong euro, dong bang anh tai mot diem thu doi ngoai te o sydney. anh: afp/ttxvn

Tỉ giá giữa đồng đôla Mỹ, đồng euro, đồng bảng Anh tại một điểm thu đổi ngoại tệ ở Sydney. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo nhận định của giới phân tích, xu hướng giảm này sẽ kéo dài đến hết năm do ảnh hưởng của sự kiện Anh sẽ rời EU, hay còn gọi là Brexit. 
 
Số liệu thống kê của Cơ quan thống kê Eurostat cho biết trong quý II/2016 (tính từ tháng 4 đến hết tháng 6), Tây Ban Nha là nước trong Eurozone có mức tăng trưởng ổn định 0,7% bất chấp tình hình chính trị bất ổn trong nước. Trong khi đó, Pháp, nền kinh tế lớn thứ 2 trong Eurozone, lại tăng trưởng 0%. Eurostat ghi nhận kinh tế Eurozone tăng trưởng tổng cộng 1,6% trong 12 tháng qua. 
 
Cũng theo Eurostat, chỉ số giá tiêu dùng tại Eurozone trong tháng 7 tăng 0,2%, sau khi giảm 0,1% trong tháng 6. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone trong tháng 6 duy trì mức không đổi 10,1% của tháng 5, song lại giảm nhẹ so với mức 11% cùng thời điểm năm 2015. 
 
Theo tính toán mức tăng trưởng kinh tế của 28 nước thành viên EU, Eurostat cho biết trong quý II/2016, kinh tế EU tăng 0,4%, góp phần nâng mức tăng trưởng của cả năm lên con số 1,8%.
 
Hồi tuần trước, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định kiềm chế việc "bơm tiền" ra thị trường để kích thích tiêu dùng ở khu vực Eurozone, gây nỗi thất vọng lớn cho thị trường. Việc kinh tế Eurozone tăng tưởng chậm sẽ đẩy lạm phát tăng cao, kéo theo đó là chỉ số giá tiêu dùng và lương đều giảm sút. Hiện ECB đang có gắng kéo lạm phát xuống dưới mục tiêu dài hạn 2% để đảm bảo nền kinh tế Eurozone "mạnh khỏe" để tăng trưởng.(TTXVN)

Ủy ban châu Âu hủy trừng phạt Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

Ngày 27/7, Ủy ban châu Âu (EC) tuyên bố sẽ không áp đặt luật ngân sách hà khắc đối với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sau khi hai nước này đã để thâm hụt ngân sách cao hơn mức quy định của Liên minh châu Âu (EU).
Theo Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis, 28 quốc gia thành viên EU đã nhất trí hủy bỏ trừng phạt đối với cả hai nước trên vì quan ngại nếu áp đặt sẽ càng kích động tư tưởng chống EU vốn gia tăng sau khi Anh bỏ phiếu rời khỏi liên minh này hồi cuối tháng trước. 
Trước đó, ngày 12/7, các bộ trưởng Tài chính của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã nhất trí chính thức bắt đầu một thủ tục áp đặt hình phạt đối với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vì hai nước này không giải quyết được vấn đề thâm hụt ngân sách quá mức quy định (3%) của EU. 
Theo quy định của EU, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có thể bị phạt tới 0,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của từng nước. Nếu bị áp đặt, đây sẽ là hình phạt chưa từng có tiền lệ đối với các thành viên EU vi phạm kỷ luật tài chính của khối này. 
Mặc dù hủy trừng phạt song Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của EU Pierre Moscovici cho biết liên minh này đã quyết định sẽ cân nhắc khả năng ngừng các "quỹ cơ cấu" dành cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong năm tới nếu Madrid và Lisbon không đưa ra các biện pháp nhằm giảm thâm hụt ngân sách "sớm nhất có thể."
Các quỹ cơ cấu này thường được dùng để giải quyết tình trạng chênh lệch mang tính khu vực trong EU. Việc ngừng các quỹ trên còn cần phải được Nghị viện châu Âu (EU) thông qua và thảo luận sau kỳ nghỉ Hè năm nay. 

Năm 2015, mức thâm hụt ngân sách của Bồ Đào Nha là 4,4% GDP, trong khi Tây Ban Nha là 5,1% GDP.(VN+)

Trung Quốc: sản xuất công nghiệp tháng 7 gặp khó khăn

Tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Trung Quốc gặp khó khăn trong tháng 7, gia tăng kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng của kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ước tính chỉ số PMI đạt 50 điểm trong tháng 7, tương tự tháng 6, theo dự báo trung bình của 23 nhà phân tích.

Ngưỡng điểm 50 là phân cách giữa mở rộng và thu hẹp sản xuất trên cơ sở hàng tháng.

Sau khi mở rộng ba tháng liên tiếp -quý II/2016, tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đình trệ trong tháng 6.

Dữ liệu kinh tế quý II tăng nhẹ hơn dự kiến, nhờ vào sự bùng nổ nhà ở và chi tiêu của chính phủ vào cơ sở hạ tầng do đó thúc đẩy nhu cầu đối với vật liệu từ xi măng, sắt thép, nhưng sự tăng trưởng đầu tư tư nhân đã giảm đến mức thấp kỷ lục do thận trọng với những rủi ro của cải cách trong tương lai.

Lợi nhuận các doanh nghiệp công nghiệp Trung Quốc vào tháng 6 thu được đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong ba tháng, số liệu cho thấy vào ngày 27/7.

Chi tiêu chính phủ đã hỗ trợ giảm bớt căng thẳng tài chính đối với một số công ty. Nhưng mức tăng lợi nhuận không đồng đều giữa các ngành và chỉ tập trung ở một vài lĩnh vực như điện tử, thép, chế biến dầu.

Các số liệu cho thấy mức nợ tiếp tục tăng, và Cục Thống kê cho biết một số công ty đang phải đối mặt với khó khăn về vốn.

Cục trưởng Sheng Songcheng, Cục Khảo sát và thống kê của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), gần đây nói rằng Trung Quốc đã rơi vào "bẫy thanh khoản", nghĩa là đang tăng cung tiền để các công ty bù đắp thiếu hụt mà không phải là đang đầu tư tiền mặt có hiệu quả.

Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã cam kết vào ngày 26/7 giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong nửa cuối năm nay, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cải cách từ phía cung.

Các nhà chức trách sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ thận trọng, Tân Hoa Xã cho biết.

Số liệu sản xuất PMI chính thức sẽ được phát hành vào ngày / 8, cùng với chỉ số PMI dịch vụ chính thức.

Báo cáo các công ty kinh doanh mới tăng mạnh của lĩnh vực dịch vụ trong tháng 5, đặc biệt cho các công ty xây dựng, nhưng vẫn không đủ để bù đắp cho sự suy giảm hàng loạt của các công ty trong ngành công nghiệp.

Theo Markit/Caixin, PMI tháng 7 cũng được công bố vào tháng 8, các nhà phân tích dự báo sẽ tăng lên 48,8, tăng từ 48,6 trong tháng 6,  17 tháng giảm liên tiếp.(VITIC)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 31-08-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 31-08-2015

    Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng
    Đà Nẵng kêu gọi DN Nhật Bản đầu tư
    Giảm áp lực cho các cảng TP.HCM
    PVN đã khai thác trên 346 triệu tấn dầu thô
    Xuất khẩu gạo đạt 1,7 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh 31-08-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh 31-08-2015

    Người Việt chi 3,8 tỷ USD mua ôtô trong 8 tháng
    Doanh nghiệp Hàn Quốc kêu gọi Quốc hội phê chuẩn FTA với Việt Nam
    VN xuất khẩu 20 tỉ USD điện thoại, linh kiện điện thoại
    Giấy nhiều lớp chịu thuế nhập khẩu 10%
    Học kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-08-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-08-2015

    Tồn kho BĐS chỉ còn khoảng hơn 60.000 tỷ đồng
    Số doanh nghiệp ngành bất động sản thành lập mới tăng vọt
    Vingroup xây nhà kính 1.000 tỷ đồng trồng rau tại Vĩnh Phúc
    6 địa phương dẫn đầu xuất khẩu
    Năm 2016, 100% công trình vốn ngân sách sẽ sử dụng gạch không nung
    Chi 2,44 tỷ USD nhập 5 triệu tấn sắt thép từ Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-08-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-08-2015

    Lượng tiền giả thu giữ tăng mạnh
    Giá nhà ở Hà Nội, TP. HCM đều tăng nhẹ
    Myanmar khôi phục hoạt động xuất khẩu gạo vào giữa tháng 9
    Khởi tố nguyên tổng giám đốc Vinashinlines
    Wiko đầu tư và tiến mạnh vào thị trường điện thoại di động Việt Nam

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-08-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-08-2015

    Doanh nghiệp được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN
    Các doanh nghiệp cao su Việt Nam hoạt động hiệu quả ở Campuchia
    Vingroup chi 500 tỷ đồng xây công viên ven sông lớn nhất TPHCM
    Thêm 5 ngân hàng được bảo lãnh dự án bất động sản
    Hoàng Anh Gia Lai thu bạc tỉ từ nuôi bò, trồng bắp
    Tạm dừng thu thuế 5% đối với xuất khẩu sắn lát

  • Tin kinh tế đọc nhanh 28-08-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh 28-08-2015

    Tập đoàn may mặc Luen Thai Hong Kong tiếp tục đầu tư vào Việt Nam
    Bến xe miền Đông mới được đầu tư 4.000 tỷ đồng
    Ngân hàng Nhà nước tham gia vào HĐQT NH Đông Á
    Sẽ xuất khẩu cá chình VN
    Có nhà máy điện chào bán giá 
1 đồng/kwh

  • Tin kinh tế đọc nhanh 27-08-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh 27-08-2015

    Bất động sản đón dự án FDI hàng tỷ USD
    ANZ: Người tiêu dùng cẩn trọng hơn khi tiền đồng giảm giá
    EVN thu về 981 tỷ đồng nhờ thoái vốn ngoài ngành
    Không cho hoàn thuế nhiều doanh nghiệp, dự án
    TPHCM thu hồi 298 dự án ngay trong năm 2015

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-08-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-08-2015

    DN Hoa Kỳ muốn tham gia dự án sân bay Long Thành
    Dự án 1,9 tỷ USD của Bitexco được chấp thuận đầu tư
    33 doanh nghiệp Đài Loan đến Việt Nam tìm đối tác
    Xuất khẩu dầu thô mất gần 50% trị giá
    Duyệt quy hoạch khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang rộng 15.585ha

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-08-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-08-2015

    Nhật Bản và 5 quốc gia Mekong thông qua công nghiệp hóa tiểu vùng
    Sản lượng thép thế giới giảm 3,8% trong tháng 7
    Đề xuất xây Cảng tàu du lịch sông Hồng
    Rau quả Thái Lan “soán ngôi” Trung Quốc tại Việt Nam
    Nuôi cá biển xuất khẩu sang Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-08-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-08-2015

    Sức ép phá giá tiền Đồng còn lớn
    NHNN khẳng định sẽ không điều chỉnh tiếp tỷ giá
    Euro, yên đồng loạt lên cao nhất 7 tháng
    Vingroup mua lại Công ty Blue Star sở hữu dự án StarCity Centre
    Giá cà phê trong nước giảm 300 nghìn đồng/tấn