tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 01-08-2016

  • Cập nhật : 01/08/2016

Bộ Kế hoạch Đầu tư: Brexit có thể làm tăng hàng nghìn tỷ đồng nghĩa vụ trả nợ, kéo dài EVFTA

Theo tính toán của Bộ KHĐT, giả định nếu USD và Yên Nhật tăng giá 1-3% trong khi EUR mất giá tương ứng thì nghĩa vụ trả nợ gốc trong năm bị tăng thêm do biến động tỷ giá vào khoảng 5.349-16.047 tỷ đồng mỗi năm.
 

Tính đến thời điểm hiện tại, đã hơn một tháng kể từ ngày 51,8% số phiếu bầu tại Anh ủng hộ việc nước này rời Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi là sự kiện Brexit. Ngay trong tháng này 7/2016, việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) (Brexit) đã có ảnh hưởng bước đầu tới Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực dệt may.

Trong báo cáo gửi Chính phủ về tác động của Brexit tới Việt Nam, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho rằng trong ngắn hạn, Brexit không có ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng tới xuất nhập khẩu của Việt Nam. Còn tác động dài hạn của Brexit sẽ phụ thuộc vào tình hình đàm phán giữa Anh và EU về các kịch bản Anh rời EU, nhưng dù thế nào thì cũng ảnh hưởng ít nhiều tới thương mại của Việt Nam.

Trong đó, Bộ KHĐT cho rằng Brexit sẽ tác động trực tiếp đến Việt Nam qua ba mặt.

Việt Nam sẽ mất một đối tác thân thiện trong EU, luôn ủng hộ Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề giữa Việt Nam với EU như thuế chống bán phá giá, trao quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP - Good Storage Practice) hay công nhận quy chế thị trường…

Cùng với đó, hàng hóa của Việt Nam vào Anh sẽ chịu ảnh hưởng gay gắt hơn Trung Quốc, Brasil, Ấn Độ… vì sẽ không còn được hưởng GSP. Anh cũng sẽ cần thời gian để xây dựng và thông qua lại các quy định pháp lý về thương mại xuất nhập khẩu sau khi rời EU.

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU chưa được phê chuẩn bởi Nghị viện Châu Âu, hiện đang trong quá trình rà soát thủ tục pháp lý. Cũng như Ủy ban Kinh tế, Bộ KHĐT lo ngại thời gian ký kết Hiệp định này có thể sẽ phải kéo dài vì sẽ phải đàm phán lại một số điều khoản liên quan đến Anh. Mặt khác khi Anh rời EU, Việt Nam sẽ phải đàm phán một hiệp định thương mại khác với Anh.

Còn về tác động gián tiếp, Bộ KHĐT cho rằng sau sự kiện Brexit, thu ngân sách nhà nước có thể bị ảnh hưởng. Đáng chú ý, việc Anh rời EU sẽ làm một số đồng tiền tăng giá mạnh như Yên Nhật, USD làm tăng dư nợ bằng ngoại tệ khi quy đổi sang VND. Điều này làm tăng nghĩa vụ trả nợ trong thời gian tới và nợ công của Việt Nam.

“Theo giả định, nếu USD và Yên Nhật tăng giá 1-3% trong khi EUR mất giá tương ứng thì nghĩa vụ trả nợ gốc trong năm bị tăng thêm do biến động tỷ giá vào khoảng 5.349-16.047 tỷ đồng mỗi năm”, Bộ KHĐT lưu ý trong báo cáo.

Như vậy, theo Bộ KHĐT, tác động trực tiếp của Brexit tới Việt Nam là không lớn trong ngắn hạn. Nhưng tác động có thể sẽ lớn hơn do ảnh hưởng gián tiếp từ nước thứ ba có quan hệ thương mại lớn với Anh và EU.(NDH)

Đầu tư sản xuất giảm hạn chế tăng trưởng kinh tế Mỹ

Tăng trưởng kinh tế Mỹ bất ngờ vẫn ảm dạm trong quý 2 do hàng tồn kho giảm lần đầu tiên trong gần 5 năm và đầu tư kinh doanh tiếp tục suy yếu, trong khi đó chi tiêu tiêu dùng mạnh.

Bộ Thương mại cho biết tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng với tốc độ hàng năm 1,2% sau khi quý 1 được điều chỉnh giảm thành tăng 0,8%. Ngoài ra tăng trưởng GDP ước tính cho quý 4 bị cắt giảm 0,5 điểm phần trăm xuống mức 0,9%.
Ba quý liên tiếp tăng trưởng khoảng 1% cho thấy đà tăng trưởng giảm đáng kể đẩy nền kinh tế này vào nguy cơ rủi ro.

Hàng tồn kho giảm nhưng lý do chính không phải do tiêu thụ mạnh mà bởi ngành sản xuất hạn chế đầu tư mới, mà thay vào đó tăng cường tiêu thụ hàng tồn kho.

Mặc dù hàng tồn kho giảm đè nặng lên tăng trưởng GDP, điều đó dường như cung cấp sự tăng sản lượng trong những quý tới do các đơn hàng hàng hóa của doanh nghiệp để tích trữ lại hàng hóa trong kho đã cạn kiệt.

Không tính tồn kho tăng trưởng GDP ở mức 2,4% và nhu cầu trong nước tăng ở tốc độ 2,7%.
Các nhà kinh tế đã dự báo nền kinh tế này tăng với tốc độ 2,6% trong quý 2, sau khi báo cáo tăng 1,1% trong quý 1.
Giới kinh tế tin tưởng các nguyên nhân khác kéo giảm tăng trưởng trong những quý qua, gồm giá dầu thấp va một đồng đô la mạnh. Trong khi tăng trưởng được dự kiến phục hồi trong quý 2, tăng sẽ có thể chưa tới 2% so với năm 2016.
Báo cáo GDP yếu không thể có tác động tới triển vọng lãi suất, với Cục dự trữ liên bang tập trung vào thị trường lao động và lạm phát vẫn duy trì thấp. Ngân hàng trung ương Mỹ cho biết những rủi ro trong ngắn hạn tới triển vọng kinh tế đã giảm bớt.
Báo cáo GDP và lợi nhuận yếu kém từ các công ty dầu chính Exxon và Chevron đã tác động tới chứng khoán Mỹ một thời gian ngắn, sự tăng giá sau đó do doanh số bán lẻ của Amazon.com đánh bại dự báo trong quý 2.
Đồng đô la giảm so với rổ tiền tệ chính, trong khi giá trái phiếu của Mỹ tăng.
Chi tiêu của người tiêu dùng mạnh
Chi tiêu tiêu dùng, chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế Mỹ, tăng với tốc độ 4,2%, nhanh nhất kể từ quý 4 năm 2014 và chiếm gần như tất cả sự tăng trưởng GDP quý 2.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng có thể không bền vững, thị trường lao động tốt lơn, giá nhà ngày càng tăng và tiết kiệm vẫn cao hơn có thể củng cố chi tiêu cho phần còn lại của năm 2016.
Trong quý 2, thu nhập sau thuế của các hộ gia định sau khi điều chỉnh lạm phát tăng lên mức 13,92 tỷ USD từ mức 13,81 tỷ USD hồi đầu năm.
Một báo cáo khác từ Bộ Lao động cho thấy chi phí lao động tăng ở tốc độ ổn định 0,6% trong quý 2, phù hợp với mức tăng trong quý trước.
Hàng tồn kho kinh doanh giảm 8,1 tỷ USD trong quý 2, lần đầu tiên giảm kể từ quý 3/2011, sau khi tăng 40,7 tỷ USD trong quý 1.
Hàng tồn kho làm giảm 1,16 điểm phần trăm từ tăng trưởng GDP, giảm mạnh nhất trong hơn 2 năm. Đây là quý thứ 5 liên tiếp hàng tồn kho kéo giảm GDP.
Sự sụt giảm hàng tồn kho gần như khắp các mặt hàng, với sụt giảm mạnh trong kho hàng nông nghiệp, sản xuất và bán buôn. Một số nhà kinh tế cho biết tồn kho giảm có thể phản ánh sự tính toán chính xác hơn của chính phủ đối với dự trữ dầu và khí đốt trong giai đoạn khi giá lao dốc.
Chi tiêu cho thiết bị đã giảm quý thứ ba liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ suy thoái 2007-2009, mặc dù tốc độ sụt giảm chậm lại. Chi tiêu cho thiết bị giảm với tốc độ 3,5% sau khi sụt giảm 9,5% trong quý 1.
Chi tiêu kinh doanh đã bị thiệt hại bởi giá dầu rẻ, làm giảm lợi nhuận trong lĩnh vực lăng lượng, buộc các công ty cắt giảm ngân sách chi tiêu.
Ngoài lĩnh vực dầu, giới phân tích cho biết tình trạng không rõ về nhu cầu toàn cầu và cuộc bầu cử tổng thống sắp tới của Mỹ cũng gây ra các công ty thận trọng về chi tiêu.
Đầu tư trong xây dựng khu dân cư và chi tiêu của chính phủ giảm, nhưng giới phân tích dự kiến sẽ phục hồi. Bất chấp những ảnh hưởng kéo dài của một đồng đô la mạnh và nhu cầu toàn cầu yếu, thương mại đã đóng góp 0,2 điểm phần trăm trong tăng trưởng GDP.(VITIC/Reuters)

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng nhẹ

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 7 ước tính tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,2%, thấp hơn nhiều mức tăng 10% của cùng kỳ năm 2015.
Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) vừa cho biết, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 7 ước tính tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 2,9%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,7%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,7%.

Tính chung 7 tháng năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 10% của cùng kỳ năm 2015. Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,9%, đóng góp 6,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,6%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 2,7%, làm giảm 0,6 điểm phần trăm mức tăng chung.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như Thái Nguyên tăng 34,9%; Quảng Nam tăng 34,2%; Hải Phòng tăng 16,1%; Cần Thơ tăng 11,5%...

TTCK Việt Nam vào TOP 5 có mức tăng trưởng cao nhất thế giới

Thị trường chứng khoán Việt Nam  là 1 trong 5 thị trường thế giới có mức tăng trưởng cao nhất từ đầu năm tới nay và có mức sinh lời lớn nhất trong quý II/2016 tại khu vực Đông Nam Á.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết mặc dù chịu nhiều tác động bởi tình hình thế giới, nhưng từ đầu năm tới nay, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) đã hồi phục nhanh chóng và duy trì được tốc độ tăng trưởng khá.

Trong tháng 7, chỉ số VNIndex đã đạt mức đỉnh trong 8 năm trở lại đây (kể từ tháng 3/2008), thanh khoản tăng mạnh, mức vốn hóa thị trường đạt mức cao nhất trong 6 năm trở lại đây.

TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 thị trường thế giới có mức tăng trưởng cao nhất từ đầu năm tới nay và có mức sinh lời lớn nhất trong quý II/2016 tại khu vực Đông Nam Á, UBCKNN cho biết thêm.

Theo số liệu từ UBCKNN, tính đến ngày 22/7/2016, chỉ số VN-Index đạt 649,87 điểm, tăng 12,2% so với cuối năm 2015.

Mức vốn hóa thị trường đạt 1.570 nghìn tỷ đồng, tăng 15,5% so với cuối năm 2015, tương đương 37,4% GDP. Thanh khoản thị trường tăng mạnh, quy mô giao dịch bình quân/phiên trong 7 tháng đầu năm đạt 6.107 tỷ đồng/phiên, tăng 24% so với năm trước, trong đó giao dịch trái phiếu đạt 3.205 tỷ đồng/phiên, tăng 31%; giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 2.901 tỷ đồng/phiên, tăng 17% so với năm 2015.

Tính trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng mức huy động trên TTCK đạt 230.000 tỷ đồng, tăng 93% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, phát hành trái phiếu Chính phủ đạt 211.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần; phát hành cổ phiếu (bao gồm cả cổ phần hóa và phát hành riêng lẻ) đạt 19.000 tỷ đồng.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, đã có 51 doanh nghiệp Nhà nước đấu giá cổ phần hóa qua các Sở Giao dịch chứng khoán với tổng giá trị tiền thu được 4.542 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thành công đạt 64%. Ngoài ra, có 17 đợt đấu giá thoái vốn Nhà nước qua Sở Giao dịch chứng khoán với tổng số tiền thu được là 1.613 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2015, tỉ lệ thành công đạt 75%.(chinhphu)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-07-2016

    Nhật Bản dự định triển khai gói kích thích kinh tế 97 tỷ USD
    Giá sữa toàn cầu tiếp tục giảm
    Tồn trữ xăng của Mỹ bất ngờ tăng hạn chế lợi nhuận của nhà máy lọc dầu
    Giá nguyên liệu sản xuất phân bón tại châu Á giảm
    IEA tăng dự báo về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-07-2016

    Tôn màu giá rẻ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
    Hòa Phát tiếp tục tăng thị phần thép, đưa vào sử dụng hệ thống máy hàn mới
    Số Doanh Nghiệp trở lại hoạt động tăng hơn 75%
    Thị trường liên ngân hàng: Lãi suất giảm ở hầu hết các kỳ hạn chủ chốt
    VNP đi ngược xu hướng?

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-07-2016

    Thủ tướng: Ném tiền vào Gang thép Thái Nguyên như ném tiền vào lửa
    Quy định cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
    Indevco sẽ tạm nhập tái xuất 250 xe ô tô du lịch đã qua sử dụng
    Phải tái xuất các lô bông nhập khẩu từ châu Phi ra khỏi Việt Nam nếu bị nhiễm dịch
    Jetstar Pacific mua 10 máy bay A320 CEO Sharklet của Tập đoàn Airbus

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-07-2016

    Gỡ khó cho các ngành để đẩy mạnh xuất khẩu 6 tháng cuối năm
    OPEC: Tình trạng dư cung dầu mỏ đang tiếp tục giảm dần
    Đấu giá 10,75 triệu cổ phần Saigonbank ngày 5/8/2016
    Đầu tư 6.940 tỷ đồng phát triển tổ hợp cảng biển và KCN Đầm Nhà Mạc
    Hơn 40% vốn Dầu Tường An đã được sang tay, ai đã mua vào?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-07-2016

    EU muốn Trung Quốc giảm tình trạng dư thừa năng lực sản xuất thép
    Cổ phiếu Điện tử Biên Hòa chuẩn bị lên sàn UPCoM
    Quảng bá hàng Việt Nam tại Thái Lan
    HBC trúng 5 gói thầu trị giá hơn 1.500 tỷ đồng
    Doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản mở rộng kinh doanh thực phẩm Nhật.

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-07-2016

    Khởi tạo thị trường trái phiếu doanh nghiệp
    Mekong Capital rót 7 triệu USD vào chuỗi nhà hàng Wrap & Roll
    Đại gia vàng nợ thuế bị thu hồi giấy phép
    Có thể rút hết vốn Nhà nước tại Sabeco và Habeco
    Trái phiếu ngân hàng đắt hàng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-07-2016

    "Lạm phát tăng dần làm hạn chế khả năng NHNN nới lỏng tiền tệ"
    EVN được Chính phủ bảo lãnh vay nợ gần 10 tỷ USD
    Trong ngắn hạn, mặt bằng lãi suất huy động vẫn ổn định
    Đài Loan tổng kiểm tra cột ATM sau vụ rút trộm 3 triệu USD
    Facebook đối mặt vụ kiện 1 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 13-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-07-2016

    Mỹ và Liên minh châu Âu khởi động vòng đàm phán TTIP thứ 14
    USD tăng mạnh nhất 2 năm so với yên do đồn đoán Nhật Bản tăng cường kích thích
    Platts: Chỉ số niềm tin ngành thép Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 7
    Giá gạo Myanmar giảm bởi nhu cầu của Trung Quốc chậm
    Giảm kế hoạch xuất khẩu gạo

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-07-2016

    PV GAS sẽ liên doanh với đối tác Nhật phát triển LNG
    Chủ hệ thống FoodcoMart sắp IPO 33% vốn
    Hoàng Anh Gia Lai khổ vì thuế bất động sản Myanmar
    Navis Capital đầu tư vào bệnh viện Việt Pháp Hà Nội
    VietinBank ước lãi 4.300 tỷ đồng 6 tháng đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-07-2016

    Tân Hoa Xã: Trung Quốc giảm xây dựng các dự án năng lượng
    Tập đoàn Trung Quốc đầu tư dự án pin mặt trời 1 tỷ USD tại Bắc Giang
    Đơn đặt hàng máy móc thiết bị của Nhật Bản bất ngờ giảm
    Cơ hội cuối cho các doanh nghiệp ngành thép phản đối áp thuế
    Giá dầu giảm, doanh thu của Petro Vietnam hụt gần 85.000 tỷ đồng