Trung Quốc đang vượt Mỹ về năng lượng tái tạo; Mercedes-Benz bất ngờ thu hồi 3 triệu xe; Mỹ công bố mục tiêu tái đàm phán NAFTA; HSBC hạ dự báo tăng trưởng năm 2017 của Việt Nam xuống 6%

Hurun Report và Visas Consulting Group vừa công bố báo cáo về xu hướng di cư của nhà giàu Trung Quốc, những người có tài sản từ 10 triệu đến 200 triệu nhân dân tệ, tương đương từ 1,5 triệu đến 30 triệu USD.
Theo CNBC và CNN, hơn một nửa số người giàu được khảo sát có kế hoạch hoặc đang xem xét việc chuyển ra nước ngoài sinh sống. Triệu phú Trung Quốc ngày càng thích đến Canada và Mỹ thay vì Anh. Mỹ là điểm đến hàng đầu với người nhập cư giàu có từ Đại lục năm thứ ba liên tiếp. Trong khi đó, Canada lần đầu vượt qua Anh, trở thành lựa chọn phổ biến thứ nhì.
Những người trả lời khảo sát của hai hãng nghiên cứu cho biết giáo dục và giá cả bất động sản ở Canada đang tốt hơn so với trước đây. Los Angeles, Seattle, San Francisco và New York của Mỹ lần lượt là những thành phố hàng đầu thế giới cho người giàu Trung Quốc nhập cư và đầu tư bất động sản. Dù vậy, báo cáo cũng chỉ ra rằng sự ưu ái dành cho các thành phố Mỹ giảm kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức.
Người giàu Trung Quốc trích dẫn một vài lý do chính khiến họ muốn sống ở nước ngoài và trong số này có yếu tố “môi trường sống lý tưởng”. Luật sư David Chen của Visas Consulting Group cho hay: “Nhiều người Trung Quốc vẫn không hài lòng với môi trường trong nước. Giáo dục và ô nhiễm là hai lý do khiến người giàu di cư. Nếu Trung Quốc có thể giải quyết những vấn đề này, động cơ chính cho việc di cư sẽ biến mất”.
Ngoài ra, tiền tệ cũng là mối quan tâm gia tăng. 84% người được hỏi, thay vì 50% người được hỏi như năm ngoái, trả lời rằng họ lo ngại về đà giảm giá nhân dân tệ. Đồng tiền này vừa hạ xuống mức thấp nhất trong tám năm hồi tháng 11.2016 trước khi phục hồi nhẹ trong nửa đầu năm nay.
Hơn 60% người giàu Trung Quốc “lạc quan” về sự phát triển kinh tế của nước này, song chỉ 22% cho biết tăng trưởng cao của Đại lục sẽ tiếp tục và 44% thì cho rằng nó sẽ chậm lại.(Thanhnien)
---------------------------------
Cơ quan chức năng Mỹ cho biết bắt đầu nhận đơn từ ngày 19-7, và sẽ chấp thuận thêm 15.000 trường hợp được vào Mỹ làm việc dịp hè.
Trong thông báo ngày 17-7, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) cho biết sẽ cấp thêm 15.000 thị thực cho những lao động thời vụ không thuộc lĩnh vực nông nghiệp, tăng gần 50% số lao động nước ngoài có thể làm việc tại Mỹ vào mùa hè này.
Quyết định được đưa ra nhằm đáp ứng những phàn nàn của giới kinh doanh và một số nghị sĩ Quốc hội về việc lao động diện thị thực H-2B giảm đáng kể khiến các khách sạn, nhà hàng và một số ngành kinh doanh khác gặp khó khăn do nhu cầu lao động tăng vọt trong mùa hè.
Theo hãng tin AFP, tuy nhiên quyết định trên cũng kèm theo các điều kiện rõ ràng.
Để được nhận thêm lao động, chủ lao động phải chứng minh rằng ngành kinh doanh của họ có thể bị thiệt hại nghiêm trọng lâu dài về tài chính do không có lao động diện thị thực H-2B.
Mặc dù một số nghị sĩ Mỹ yêu cầu cấp nhiều thị thực hơn, song các quan chức của DHS cho rằng con số kể trên là đủ để đáp ứng cho những công ty đạt được tiêu chí này.
Cho đến nay, hằng năm chính quyền Mỹ chỉ cấp tối đa 66.000 thị thực cho lao động ngắn hạn.
H-2B là chương trình việc làm ngắn hạn được Bộ Lao động Mỹ tài trợ nhằm cung ứng nhân lực cho những cơ sở kinh doanh không thể tìm đủ nguồn lao động do điều kiện thời tiết hoặc liên quan đến lĩnh vực công việc. Chương trình được tổ chức ngắn hạn trong các lĩnh vực cần nhiều nhân lực, như du lịch, nhà hàng, làm vườn...
Điểm nổi bật của thị thực dạng này là sinh viên chưa tốt nghiệp và đã tốt nghiệp đều có thể ghi danh, bất kể chuyên ngành gì. Thậm chí sau khi chương trình kết thúc, các ứng viên có thể gia hạn thị thực H-2B hoặc đổi sang các loại thị thực khác như B1/B2 ngay trên đất Mỹ.
Theo luật Mỹ, số lượng thị thực H-2B, dành cho lao động thời vụ không thuộc khu vực nông nghiệp, bị giới hạn là 66.000 người, được chia cho mùa hè và mùa đông. Năm nay, số thị thực H-2B dành cho mùa hè đã bị cấp hết từ tháng 3.
Trong những năm qua, Quốc hội Mỹ không áp mức trần đối với việc gia hạn thị thực H-2B, tạo điều kiện để có thêm nhiều người nước ngoài tham gia chương trình này, song năm nay, các nghị sĩ đã không kéo dài việc áp dụng ngoại lệ này.
Thay vào đó, hôm 30-4, Quốc hội cho phép Bộ An ninh Nội địa quyền cấp bổ sung thị thực nếu như Bộ trưởng An ninh Nội địa John Kelly nhận thấy các cơ sở kinh doanh có nguy cơ bị thiệt hại nếu thiếu lao động nước ngoài. Gần 3 tháng sau, Bộ An ninh Nội địa mới sử dụng đến quyền này.
Bộ trưởng John Kelly cho biết đã tham khảo với Bộ trưởng Lao động Alexander Acosta về con số cần thiết.
“Quyết định trên là minh chứng cho thấy cam kết của chính quyền đối với các doanh nghiệp Mỹ”, bộ trưởng Kelly nhấn mạnh.
Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra lời hứa bảo vệ người lao động Mỹ trước sự cạnh tranh của người nước ngoài và thường xuyên nói rằng lợi ích của Mỹ bị đe dọa bởi những người ngoại quốc đến Mỹ bằng cả con đường hợp pháp lẫn bất hợp pháp.
Trên cương vị tổng thống, ông đã thúc đẩy chương trình nghị sự "Tuyển dụng người Mỹ" và tuyên bố có thể ông sẽ giới hạn những chương trình cấp thị thực hiện hành.
Tuy nhiên, tờ The Wall Street Journal cho biết Câu lạc bộ Mar-a-Lago club do ông Trump sở hữu ở Palm Beach, bang Florida, đã sử dụng rất nhiều lao động diện H-2B trong mùa hè vừa qua.(Tuoitre)
---------------------------------
Ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên Hồng Kông bị bắt vì buôn bán hàng giả trên mạng, theo tờ South China Morning Post ngày 17.7 dẫn số liệu của Cục Thuế và Hải quan Hồng Kông.
Trong 6 tháng đầu năm nay, cơ quan chức năng xử lý 74 vụ vi phạm về buôn bán hàng giả trên mạng, cùng khoảng thời gian trong năm 2016 chỉ có 36 vụ. Bên cạnh đó, có 101 người bị bắt, 32 người trong số này là học sinh cấp 2 và cấp 3. Các mặt hàng nhái được giới trẻ bán thường là quần áo, đồng hồ và đồ da.
Theo luật, việc bán hàng giả có thể chịu mức án tối đa 5 năm tù và nộp phạt 500.000 đô la Hồng Kông (khoảng 1,45 tỉ đồng). Trong 6 tháng đầu năm 2017, tòa án Hồng Kông đã xét xử 27 học sinh và sinh viên, phạt tiền và bắt lao động công ích, chịu quản thúc vì buôn bán hàng giả. Bà Diệp Tuệ Thiền, lãnh đạo Cục Điều tra sở hữu trí tuệ, cho biết nhiều người trẻ không ý thức được hậu quả pháp lý của việc này dù biết rõ sản phẩm của mình là hàng giả. “Luật pháp quy định rõ việc bán một món đồ mà bạn biết đó là giả là trái pháp luật, bất kể bạn có nói cho người mua món đồ đó là giả thì cũng không quan trọng”, bà Diệp nhấn mạnh.(Thanhnien)
----------------
ĐTTC liên tục có bài cảnh báo việc giải cứu nông sản, gia súc đã không còn là câu chuyện tình thế nữa, mà đang có nguy cơ trở thành "đại dịch" của trong xuất nông nghiệp nước ta.
Thậm chí, đối tượng giải cứu không dừng ở trái dưa, con gà, con vịt, con heo của nhà nông, mà lan đến cả núi than ế của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, lên tới 9,3 triệu tấn.
Hay các doanh nghiệp taxi truyền thống thì “kêu rống”, đề nghị cơ quan chức năng can thiệp dẹp ngay Uber, Grab. Và mới đây là việc 1 doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ cũng xin được giải cứu, khi đề nghị Chính phủ trả nợ thay cho mình… Liệu việc giải cứu nêu trên có đúng bản chất nền kinh tế thị trường?
Kinh tế thị trường tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi người, về cơ hội và cả rủi ro, tức cơ hội để thành đạt ngang nhau, và nếu có biến cố việc chịu rủi ro cũng ngang nhau. Trong môi trường đó, ai nhạy bén nắm bắt cơ hội sẽ đi lên, bằng không phải chấp nhận thua thiệt; ai biết lo xa sẽ giữ được thành quả, không đề phòng được rủi ro phải chấp nhận trắng tay.
Vì thế, bản chất kinh tế thị trường là tự điều tiết, tự điều chỉnh. Cùng với đó, các nhà khoa học, cơ quan quản lý hoạch định chính sách phải có dự báo sớm về thị trường, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm; Nhà nước hỗ trợ về cơ chế. Vì vậy việc “người người cùng làm, nhà nhà cùng làm” một sản phẩm, dẫn đến cung vượt cầu là hệ lụy tất yếu, giá bán thấp hơn giá thành là điều tất nhiên.
Đặc biệt, quy luật kinh tế thị trường không thể vận hành trơn tru nếu có sự can thiệp phi thị trường. Thử hỏi cùng một mặt hàng tiêu dùng, cùng một mức giá bán nhưng chất lượng hàng ngoại tốt hơn, người tiêu dùng không thể yêu hàng nội được. Chỉ đến khi nào hàng nội và hàng ngoại ngang nhau về giá cả và có cùng chất lượng, người tiêu dùng mới chọn mua hàng nội. Thái độ rõ ràng, rạch ròi của người tiêu dùng được xem là “thuốc đắng dã tật” để doanh nghiệp trong nước phải phấn đấu vươn lên, đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại. Bản chất thị trường là vậy.
Việt Nam là thành viên của WTO, cũng như ký kết hàng loạt hiệp định thương mại đa phương và song phương, do vậy phải tuân thủ các cam kết chung. Theo đó, bất cứ đơn vị, tổ chức kinh tế nào cũng phải dựa trên các quy định liên quan để phát triển, nhằm tạo sự minh bạch, công bằng trong cạnh tranh.
Chẳng hạn, thay vì đổ lỗi cho sự xuất hiện của taxi công nghệ để xin giải cứu, taxi truyền thống phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tự hoàn thiện chất lượng, dịch vụ và đây chính là đòn bẩy giúp kinh tế phát triển. Hay việc doanh nghiệp cứ thua lỗ lại kêu cứu Chính phủ với những lý do không chính đáng, đã biểu hiện vi phạm Luật Cạnh tranh, không chấp hành quy luật nền kinh tế thị trường ở khía cạnh phát triển công bằng.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là điều không tránh khỏi. Nhưng khi trong xã hội còn những người yếu thế, thiếu vốn không thể tự mình vươn lên nắm bắt cơ hội… Nhà nước cần có chính sách thích hợp giúp họ đối phó với các rủi ro. Song điều này không có nghĩa Nhà nước sẽ đứng ra bảo hộ, can thiệp bằng những mệnh lệnh, hay gọi kêu giải cứu những đơn vị, doanh nghiệp làm ăn bết bát.
Vấn đề đặt ra ở đây là cần tách bạch các chính sách an sinh xã hội để đảm bảo những yếu tố mang tính quy luật thị trường. Một nền kinh tế hội nhập, bước vào cuộc chơi chung của thế giới buộc phải tuân thủ các quy luật cung cầu, nhất là không thể trông chờ vào lòng từ thiện của người tiêu dùng cũng như các cuộc giải cứu. Các mệnh lệnh mang tính hành chính chỉ làm méo mó bản chất thị trường của nền kinh tế.(NDH)
Trung Quốc đang vượt Mỹ về năng lượng tái tạo; Mercedes-Benz bất ngờ thu hồi 3 triệu xe; Mỹ công bố mục tiêu tái đàm phán NAFTA; HSBC hạ dự báo tăng trưởng năm 2017 của Việt Nam xuống 6%
Người nước ngoài mua nhà Mỹ tăng cao kỷ lục; Ngân hàng Singapore đầu tiên được cấp phép thành lập ngân hàng con tại Việt Nam; Nghề nuôi chim yến phát triển mạnh; Có thể hủy bỏ quy hoạch siêu dự án khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tổng thống Trump quyết bảo vệ hàng “Made in America“; Bộ Tư pháp Mỹ buộc tội băng nhóm thao túng ngoại hối; EVN sẽ phát hành trái phiếu quốc tế để vay vốn; Hà Nội đứng thứ 5 châu Á về taxi giá rẻ
Ấn Độ mất 1,5 triệu việc làm sau lệnh đổi tiền; Thống đốc: Đến 30/6 tín dụng tăng 9,06%, lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt; Hòa Phát đạt hơn 920 triệu USD doanh thu trong nửa đầu năm; Giá thuê biển khu vực TP HCM để xây đảo nhân tạo là 5 triệu đồng/ha/năm
Singapore muốn tham gia 'Con đường tơ lụa mới' của Trung Quốc; Cổ phiếu hai 'ông lớn' ngành bia nổi sóng; Vì sao người nước ngoài mua nhà tại TP HCM chưa được cấp "giấy đỏ"?; Nhật Bản cam kết hỗ trợ 1 tỷ USD thúc đẩy các mục tiêu phát triển
Cuộc tấn công mạng toàn cầu có thể gây thiệt hại tới 53 tỉ USD; Công ty Nhật tính chi 50 triệu yen mua 2,2% cổ phần Pizza 4P's; Xác định trách nhiệm xử lý 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ; Tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư PPP
IFC cấp thêm khoản vay chuyển đổi trị giá 57 triệu USD cho VPBank; Cảnh báo chiêu lừa đảo của một số doanh nghiệp nhập khẩu tại UAE; Việt Nam tiêu thụ 16% ngô của Nga; Nhập khẩu sắt thép từ Ấn Độ tăng đột biến
Vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 56,4% GDP; DN cao su thiên nhiên: Nửa đầu năm thu lãi lớn, triển vọng cuối năm vẫn tốt; Vốn đầu tư vào các khu công nghiệp TP HCM tăng gần 40%; Đầu tư ra nước ngoài, Viettel lãi 1.000 tỉ đồng
Bộ Công Thương: Ngành than và dầu khí sẽ tiếp tục gặp khó; Xe Indonesia, Thái Lan ồ ạt về VN; Tỷ phú từng giàu nhất Trung Quốc có thể bị “trừng phạt”; Nguồn cung bất động sản ở Hà Nội gia tăng
Sản xuất phục hồi, kinh tế Trung Quốc tăng vượt dự đoán; Lạ kỳ hiện tượng không xài tiền mặt ở Trung Quốc; Tăng trưởng GDP quí 2 của Trung Quốc vượt dự báo; Lọc dầu Dung Quất sẽ nợ gần 58.000 tỷ sau nâng cấp
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự