tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-09-2017

  • Cập nhật : 15/09/2017

Dự trữ ngoại hối của các nước Châu Á đạt mức cao nhất lịch sử

day la mot chien luoc chu dong de doi pho voi vien canh fed co the that chat tien te, tang rui ro cho dong von vao cac thi truong moi noi.nguon anh: business inquirer

Đây là một chiến lược chủ động để đối phó với viễn cảnh Fed có thể thắt chặt tiền tệ, tăng rủi ro cho dòng vốn vào các thị trường mới nổi.Nguồn ảnh: Business Inquirer

Trên khắp châu Á, lượng dự trữ ngoại tệ chưa bao giờ lên cao như hiện nay.

Dự trữ ngoại hối của Ấn Độ dự kiến ​​sẽ đạt kỷ lục mới là 400 tỷ USD, đủ để trang trải cho một năm nhập khẩu. Ngoài ra, dự trữ của Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Indonesia đều ở mức kỷ lục. Trong tháng 8, kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, hiện đang là lớn nhất thế giới, đã có tháng thứ 7 tăng liên tiếp lên 3,09 nghìn tỷ USD.

du tru ngoai hoi cua cac nuoc chau a (ty usd). anh: bloomberg

Dự trữ ngoại hối của các nước Châu Á (tỷ USD). Ảnh: Bloomberg

Dòng vốn từ các nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi suất cao và việc đồng USD suy yếu trong suốt thời gian qua đã giúp tăng dự trữ ngoại hối của nhiều quốc gia tại Châu Á. Ngoài ra, các ngân hàng trung ương Châu Á đã chuẩn bị rất kỹ càng cho bất kỳ sự biến động nào có thể phát sinh từ việc Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến thu hẹp bảng cân đối kế toán của cơ quan này trong năm nay. Thực tế, các ngân hàng trung ương ở Ấn Độ và Indonesia đang tự tin về khả năng bình ổn thị trường sau khi cả 2 ngân hàng này đã đồng loạt cắt giảm lãi suất trong tháng trước.

Frederic Neumann, đồng giám đốc nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC Holdings ở Hong Kong, cho biết: "Đây là một chiến lược chủ động nhằm đối phó với viễn cảnh Fed có thể thắt chặt tiền tệ, tăng rủi ro cho các dòng vốn vào các thị trường mới nổi".

Các ngân hàng trung ương tại châu Á có lý do chính đáng cho sự chủ động này. Trong quá khứ, một tín hiệu của Chủ tịch Fed Ben Bernanke vào năm 2013 về việc thu hẹp chương trình mua trái phiếu khổng lồ của Fed đã tạo ra mối đe dọa rằng dòng vốn sẽ chảy khỏi khu vực Châu Á và gây áp lực lên đồng tiền của các nước. Hiện tượng này đã được gọi là "cơn thịnh nộ về thắt chặt" (taper tantrum). Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) nằm trong số những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào thời điểm đó khi các nhà đầu cơ đã bán rupee nhằm rút vốn.

Dòng vốn vào Ấn Độ

Tình thế đã được cải thiện. Các nhà đầu tư ham lợi suất cao đang đổ xô vào thị trường Ấn Độ, khi mà đồng rupee đã được giữ ổn định và chính phủ nước này hứa hẹn duy trì cải cách kinh tế.

Nhà đầu tư nước ngoài đã đổ hơn 20 tỷ USD vào thị trường nợ và 6,5 tỷ USD vào thị trường cổ phiếu của Ấn Độ trong năm nay, giúp đồng rupee tăng hơn 6% so với đồng USD. Ấn Độ đã tiếp nhận được 60 tỷ USD vốn FDI trong giai đoạn từ tháng 3/2016 đến tháng 3/2017, trở thành một trong những nước nhận vốn FDI nhiều nhất thế giới.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng khá hào hứng với những khu vực khác tại Châu Á, vốn đang có tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và lợi suất cao, ngay cả khi Fed đã tăng lãi suất tới 4 lần kể từ tháng 12/2015.

loi suat trai phieu chinh phu 10 nam cua cac nuoc chau a. anh: bloomberg

Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của các nước Châu Á. Ảnh: Bloomberg

Chuyên gia kinh tế Radhika Rao của ngân hàng DBS tại Singapore nói: "Châu Á vẫn đem đến tỷ suất lợi nhuận cao, trong khi lạm phát tại 3 thị trường chủ chốt là Mỹ, Anh, Eurozone vẫn chưa tăng lên nhiều”.

Indonesia - nơi mà những kí ức về cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 vẫn chưa phạt nhạt - đã tích lũy một lượng dự trữ ngoại hối lên tới gần 129 tỷ USD. Tính đến cuối tháng 8, nước này có lượng dự trữ ngoại hối tương đương với 8,6 tháng nhập khẩu và trả nợ nước ngoài của chính phủ.

Dự trữ ngoại hối của Thái Lan đã tăng lên mức kỷ lục là 196 tỷ USD khi các dòng vốn chảy vào nước này tăng mạnh. Điều này gây ra một cơn đau đầu cho các nhà hoạch định chính sách do nó đẩy giá đồng baht lên.

Hàn Quốc đã tăng dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục 384,8 tỷ USD vào cuối tháng 8. Đó là một trong những lý do khiến chính phủ nước này vẫn tự tin về khả năng phục hồi của nền kinh tế, bất chấp viễn cảnh Fed tăng lãi suất và căng thẳng gia tăng với CHDCND Triều Tiên.

Dự trữ ngoại hối của Nhật Bản vẫn ổn định ở mức khoảng 1,2 nghìn tỷ USD.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc dường như đang trở lại quỹ đạo tăng, một phần nhờ sự suy yếu của đồng USD và sự tăng giá đáng ngạc nhiên của đồng NDT trong năm nay. Nhưng có những dấu hiệu cho thấy các lãnh đạo nước này cảm thấy rằng đồng NDT đã tăng giá quá mạnh.

Một lý do khiến tiền đổ vào Châu Á là có một sự khác biệt trong chính sách tiền tệ giữa các ngân hàng trung ương tại đây và Fed.

Sian Fenner, chuyên viên kinh tế cao cấp tại Châu Á tại Oxford Economics, cho biết: "Trong những lần Fed thắt chặt chính sách tiền tệ trước đây, các ngân hàng trung ương tại Châu Á đã phản ứng một cách đồng bộ với Fed, nhưng lần này thì không như vậy”.(NCĐT)
---------------------------

Ukraine không phụ thuộc vào than Nga: Moskva chẳng quan tâm

Tổng thống Ukraine vui mừng khi than đá từ Hoa Kỳ được chuyển đến Kiev trong khi Nga khẳng định không ảnh hưởng đến xuất khẩu sang Ukraine.

Tổng thống Poroshenko vui mừng

Sputnik ngày 13/9 dẫn thông tin từ kênh truyền hình 112 Ukraine cho biết, Tổng thống Petro Poroshenko hoan nghênh đợt than đá đầu tiên đến quốc gia này từ Hoa Kỳ.

“Tôi hoan nghênh lô than đầu tiên của Mỹ đến Ukraine, hợp đồng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tôi với Tổng thống Trump”, ông Poroshenko chia sẻ trên trang Facebook cá nhân.Tổng thống Poroshenko khẳng định đợt than từ Hoa Kỳ đóng góp quan trọng cho an ninh năng lượng quốc gia đồng thời là bằng chứng sống động về sự hợp tác cùng có lợi giữa các đối tác chiến lược.

tong thong petro poroshenko hoan nghenh dot than da dau tien den quoc gia nay tu hoa ky.

Tổng thống Petro Poroshenko hoan nghênh đợt than đá đầu tiên đến quốc gia này từ Hoa Kỳ.

“Nga thêm một mất mát không thể đảo ngược từng được dùng làm công cụ đe dọa năng lượng, bất chấp sự đánh cắp thâm hiểm than Ukraine ở Donbass“, ông Poroshenko nhấn mạnh.

Trước đó, ông Igor Nasalik, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine đã yêu cầu Chính phủ Ukraine ban hành lệnh cấm nhập khẩu than antraxit từ Nga.

Đến tháng 4/2017, ông Nasalik đã gửi đến Bộ Ngoại giao Mỹ bức thư với thỉnh cầu cung cấp than.

“Chúng tôi cần 4,7 triệu tấn than đến ngày 1/1/2018. Chúng tôi được biết có thể nhận cung cấp từ Mỹ chỉ 2,5 triệu tấn”, ông Nasalik cho biết.

Sau lời thỉnh cầu trên, đến tháng 7/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng bán cho Ukraine và các nước hàng nhiều triệu tấn than.

“Ukraine đã tự nói với chúng ta là họ cần than, hàng triệu và hàng tiệu tấn than. Ngay bây giờ có nhiều nơi đang cần than và chúng ta sẵn sàng bán than trên khắp thế giới, cho những ai cần than”, ông Trump nhấn mạnh.

Nga cười nhẹ?

Dù Ukraine bày tỏ vui mừng trước việc nhập đợt than đá đầu tiên từ Hoa Kỳ tuy nhiên điện Kremlin dường như không mấy quan tâm về vấn đề này.

Thứ trưởng Năng lượng Nga Anatoly Yanovsky khẳng định, các hợp đồng cung cấp than từ Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến việc xuất khẩu khí đốt của Nga sang Ukraine.

“Tôi không nghĩ nó sẽ có ý nghĩa vì một lý do đơn giản: chúng tôi cung cấp than cốc cho Ukraine nhưng chưa bao giờ cung cấp than á bitum cho họ”, ông Yanovsky tuyên bố với báo chí hôm 22/8.Thứ trưởng Năng lượng Nga cũng khẳng định, Nga không hạn chế nguồn cung cấp than cốc tới Ukraine. Mỗi năm, Moskva xuất khẩu khoảng 10 triệu tấn.

nga khang dinh, cac hop dong cung cap than tu my se khong anh huong den viec xuat khau khi dot cua nga sang ukraine.

Nga khẳng định, các hợp đồng cung cấp than từ Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến việc xuất khẩu khí đốt của Nga sang Ukraine.

Các mỏ than của Ukraine chủ yếu tập trung ở miền đông. Nhưng từ khi nổ ra cuộc nội chiến năm 2014 cho đến nay, các mỏ than ở miền đông rơi vào tay phe ly khai. Thời gian đầu của cuộc nội chiến, chính quyền Kiev vẫn nhập than từ vùng lãnh thổ do phe ly khai chiếm đóng nhưng gần đây phe dân tộc chủ nghĩa đã chặn các đoàn tàu chở than từ miền đông và từ chối cả mua than của Nga.

Điều này dẫn đến tình trạng khan hiếm than ở Kiev và khiến giá năng lượng tăng cao. Đây là lý do Ukraine phải đi nhập than từ Mỹ.

Hiện áp lực về năng lượng vẫn đang đè nặng lên Ukraine. Lượng khí đốt dùng cho sưởi ấm và sản xuất điện của Ukraine giờ vẫn phải đi “ăn đong” hàng tháng do Nga siết chặt điều kiện mua bán.

Ukraine giờ phải mua khí đốt của Nga với giá thị trường chứ không được ưu đãi như trước và phải ứng trước tiền chứ không được mua thiếu như trước khi xảy ra khủng hoảng(ĐVO)
--------------------------

Mỹ ngưng cấp visa 4 nước vì thiếu hợp tác nhập cư

Campuchia, Eritrea, Guinea, Sierraa Leone bị Mỹ trừng phạt visa vì thiếu hợp tác trong nhận lại công dân mình bị Mỹ trục xuất.

Mỹ vừa áp lệnh trừng phạt visa với 4 nước từ chối nhận lại công dân mình bị Mỹ trục xuất, thông tin được Bộ An ninh Nội địa Mỹ thông báo ngày 13-9. 4 nước này là Campuchia, Eritrea, Guinea, Sierraa Leone.

Mức trừng phạt cao nhất là ngưng cấp visa hạng B đối với những người sang Mỹ vì mục đích kinh doanh và du lịch, áp dụng với Eritrea và Campuchia. Tại Campuchia, các quan chức chính phủ cấp cao và người thân trực hệ bị Mỹ từ chối cấp visa vì mục đích kinh doanh và du lịch.

Tại Guinea, ngoài ngưng cấp visa hạng B như ở trên, Mỹ còn ngưng cấp visa nghiên cứu và trao đổi văn hóa với các quan chức chính phủ và người thân trực hệ. Tại Sierra Leone, các quan chức ngoại giao và nhập cư bị từ chối cấp visa vì mục đích kinh doanh và du lịch.

Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Elaine Duke. Ảnh: GETTY IMAGES
Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Elaine Duke. Ảnh: GETTY IMAGES

Diễn biến này bắt nguồn từ một sắc lệnh hành pháp do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký hồi tháng 1. Theo đó, các nước nào từ chối nhận lại công dân mình bị Mỹ trục xuất sẽ phải chịu lệnh trừng phạt visa của Mỹ.

“Bản thân Mỹ thường xuyên hợp tác với các nước trong việc nhận lại công dân khi có yêu cầu, như phần lớn các nước trên thế giới vẫn làm. Tuy nhiên các nước này - Campuchia, Eritrea, Guinea, Sierraa Leone – từ chối làm thế, và thái độ một chiều này kết thúc bằng trừng phạt” – theo Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Elaine Duke.

Theo bà Duke, trừng phạt visa này sẽ vẫn có hiệu lực đến chừng nào Bộ An ninh Nội địa báo với Bộ Ngoại giao rằng “sự hợp tác của các nước này đã được cải thiện đến một mức độ chấp nhận được”.

Trước đây Mỹ ít khi viện tới trừng phạt visa, nhưng dạo gần đây nó trở thành một vũ khí chống nhập cư trái phép của Mỹ. Tháng 8 vừa rồi, Bộ An ninh Nội địa cho biết có 12 nước không hợp tác trong chuyện nhận lại công dân bị Mỹ trục xuất, và sẽ có 4 trong 12 nước này bị Mỹ trừng phạt visa.(PLO)

Trở về

Bài cùng chuyên mục