Bộ Xây dựng "điểm mặt" nhiều hạn chế của Luật Kinh doanh bất động sản; “Thúc” doanh nghiệp Việt khai thác thị trường Trung Đông – Châu Phi; Luật Du lịch 2017: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ; Nhiều tập đoàn cam kết tăng đầu tư với Thủ tướng tại APEC

Luồng sinh khí mới cho đầu tư Mỹ vào Việt Nam?
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên tại Đông Nam Á, hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng và tin tưởng rằng, hợp tác Việt - Mỹ, đặc biệt là hợp tác đầu tư sẽ có bước tiến mới.
Hàng loạt tên tuổi lớn như Sheryl Sandberg, CEO Facebook; Nathan Blecharczyk, Giám đốc chiến lược Airbnb; Scott Price, Phó chủ tịch Walmart International; David Cunningham, CEO FedEx Express; Aran Maree, Giám đốc mảng y tế Johnson&Johnson; Robert S. Franklin, Phó giám đốc Exxon Mobil… đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh lãnh đạo doanh nghiệp APEC 2017 (APEC CEO Summit 2017).
Họ tháp tùng Tổng thống Mỹ Donald Trump đến tham dự Hội nghị Cấp cao APEC vào ngày 10/11 và cũng sẽ tháp tùng vị Tổng thống Mỹ đầu tiên lựa chọn đến thăm Việt Nam ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ.
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên ở Đông Nam Á, hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng và tin tưởng rằng, hợp tác Việt - Mỹ, đặc biệt là hợp tác đầu tư sẽ có những bước tiến mới.
.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, trong cuộc gặp gỡ với hơn 60 doanh nghiệp lớn của Mỹ vào ngày 8/11 cũng đã nhấn mạnh điều này. Chủ tịch nước cho rằng, chuyến thăm này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hai nước, mà còn là thông điệp về chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Và rằng, trong thành quả của quan hệ hai nước, có sự đóng góp rất quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao việc nhiều tập đoàn hàng đầu của Mỹ trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, dược phẩm, thực phẩm, y tế, công nghệ cao… đã tham gia vào các hoạt động của APEC từ đầu năm đến nay, cũng như đánh giá cao việc các doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam trên các lĩnh vực Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu, như công nghệ cao, năng lượng, kết cấu hạ tầng…
Chưa rõ toan tính của các “đại gia” Mỹ khi tới Việt Nam lần này là gì, nhưng không khó để nhận ra, trong số này có rất nhiều doanh nghiệp đã và đang có kế hoạch đầu tư tại Việt Nam. Chẳng hạn, FedEx Express đang tiến bước rất nhanh ở thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam; còn Walmart cũng từng bước thâm nhập thị trường bán lẻ. Trong khi đó, dù chưa chính thức có mặt tại Việt Nam, song Airbnb - một start-up nổi tiếng toàn cầu trong lĩnh vực chia sẻ chỗ ở, đã có một hệ thống khoảng 6.500 - 7.000 cơ sở tại Việt Nam tham gia vào mạng lưới này, chỉ sau một thời gian rất ngắn…
Sự xuất hiện của những tên tuổi lớn trong giới đầu tư Mỹ đã tiếp thêm “luồng sinh khí mới” cho dòng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam.
Sự xuất hiện của những tên tuổi lớn này, có lẽ đã tiếp thêm “luồng sinh khí mới” cho dòng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam, vốn đã được đẩy lên tầm cao mới sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào giữa năm nay. Khi ấy, gần 20 hợp đồng, thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam đã được ký kết, với tổng giá trị lên tới 10 tỷ USD. Và sau đó, lần lượt các tập đoàn lớn của Mỹ tới Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Từ tỷ phú Philip Falcone, Chủ tịch Harbinger Capital Partners (Mỹ), quỹ đầu tư đang chi một ngân khoản không nhỏ cho Dự án Hồ Tràm Strip, vốn đầu tư 4,2 tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu, đến Chủ tịch Tập đoàn Warburg Pincus, rồi Phó chủ tịch Tập đoàn Exxon Mobil và gần đây nhất là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Boeing Thương mại (Mỹ) Kevin Mc Allister.
Cũng đã có thêm các thỏa thuận hợp tác mới được ký kết trong dịp này. Chẳng hạn, Warburg Pincus không ngần ngại ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Becamex IDC để thành lập một liên doanh có vốn đầu tư ban đầu là 200 triệu USD, nhằm phát triển các khu kho vận hậu cần và các nhà máy xây sẵn theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong tầm nhìn phát triển 4-5 năm tới, liên doanh này thậm chí có thể nâng vốn đầu tư lên tới 1-2 tỷ USD.
Câu hỏi đặt ra là, liệu các thỏa thuận mới này có thể “làm nóng” lên dòng vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam, vốn lâu nay còn khá khiêm tốn? Số liệu đến ngày 20/10/2017, Mỹ mới đăng ký đầu tư vào Việt Nam 848 dự án, với tổng vốn đăng ký 9,4 tỷ USD, đứng thứ 9 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, song thấp hơn nhiều con số hàng chục tỷ USD mà các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… đã dốc vào Việt Nam. Riêng 10 tháng đầu năm, các nhà đầu tư Mỹ chỉ đăng ký đầu tư vào Việt Nam hơn 400 triệu USD, một con số cho thấy khoảng cách quá xa với tiềm lực thực sự của họ.
Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump lần này, chắc chắn sẽ tạo xung lực mới thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước.(Baodautu)
----------------------------
Đối với thủ tục khai báo hóa chất, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan đã thống nhất phương án kỹ thuật và đang gấp rút tiến hành xây dựng hệ thống để có thể đưa vào vận hành chính thức vào ngày 25/11/2017.
Cụ thể, năm 2017, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp với Tổng cục Hải quan triển khai kết nối 6 thủ tục hành chính mới với cổng thông tin một cửa quốc gia gồm: Thủ tục cấp giấy phép XNK tiền chất vật liệu nổ công nghiệp; thủ tục cấp giấy phép XNK tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp; thủ tục khai báo hóa chất NK; thủ tục NK thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại; thủ tục đề nghị cấp văn bản chấp thuận tham giá thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN; thủ tục thông báo chỉ tiêu NK nguyên liệu thuốc giá, giấy cuốn điếu thuốc lá.
Đến nay, thủ tục khai báo hóa chất đã được thống nhất phương án kỹ thuật để triển khai chính thức vào ngày 25/11.
Đối với ba thủ tục: Thủ tục cấp giấy phép XNK tiền chất vật liệu nổ công nghiệp; thủ tục cấp giấy phép XNK tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp và thủ tục đề nghị cấp văn bản chấp thuận tham giá thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN, Bộ Công Thương đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống tiếp nhận hồ sơ từ Hệ thống một cửa quốc gia.
Với hai thủ tục: Thủ tục NK thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại và thủ tục thông báo chỉ tiêu NK nguyên liệu thuốc giá, giấy cuốn điếu thuốc lá, Bộ Công Thương gửi tài liệu, quy trình các thủ tục sang Tổng cục Hải quan; đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Công Thương.
Hiện tại để triển khai hiệu quả và đúng tiến độ đặt ra, Bộ Công Thương đang tiếp tục phối hợp với Tổng cục Hải quan xây dựng kế hoạch vận hành thí điểm trước khi đưa vào hoạt động chính thức trong năm 2017.
Năm 2016, Bộ Công Thương đã xây dựng và đưa vào hoạt động 5 thủ tục hành chính gồm: Thủ tục cấp giấy phép XNK vật liệu nổ công nghiệp; thủ tục cấp giấy phép NK các chất làm suy giảm tầng ô-zôn; thủ tục cấp giấy chứng nhận quy trình Kimberley đối với kim cương thô; thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D; thủ tục cấp giấy phép NK tự động mô tô phân khối lớn.(baohaiquan)
------------------------
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10 cả nước xuất siêu tới 2,18 tỷ USD; qua đó nâng con số xuất siêu từ đầu năm lên 2,56 tỷ USD thay vì con số xuất siêu 1,23 tỷ USD như ước tính của Tổng cục Thống kê.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 của cả nước đạt 20,29 tỷ USD, tăng 4,9% so với tháng trước; lũy kế 10 tháng đạt gần 174,55 tỷ USD, tăng 21,3% (tương ứng tăng hơn 30,62 tỷ USD) so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước do một số nhóm hàng tăng khá cao, đơn cử: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 39,4%; Điện thoại và linh kiện tăng 29,7%; đặc biệt than đá tăng 171%...
Trong khi đó, trong tháng 10 kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước chỉ đạt hơn 18,11 tỷ USD, giảm 0,7% so với tháng trước; lũy kế 10 tháng đạt gần 171,99 tỷ USD, tăng 21,6% (tương ứng tăng 30,6 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2016.
Như vậy, trong tháng 10 cả nước xuất siêu tới 2,18 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số xuất siêu 900 triệu USD như ước tính trước đó của Tổng cục Thống kê. Nhờ đó, tính chúng 10 tháng cả nước xuất siêu 2,56 tỷ USD thay vì con số 1,23 tỷ USD như số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê.
Một điều đáng mừng nữa là xuất khẩu đã hoàn thành 92,85% kế hoạch. Với tốc độ hiện nay có lẽ hết tháng 11 xuất khẩu đã vượt mục tiêu.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả rất đang ghi nhận kể trên, vẫn còn nhiều nỗi lo khi mà xuất khẩu và xuất siêu vẫn phụ thuộc chủ yếu vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) với một số nhóm hàng chủ lực như Máy vi tính, sản phẩm điện tử; Điện thoại; dệt may…
Cụ thể, trong tháng 10 kim ngạch xuất khẩu của kkhu vực DN FDI đạt 14,97 tỷ USD, tăng 6,6% so với tháng trước; lũy kế 10 tháng đạt 124,04 tỷ USD, tăng 23,0% so với cùng kỳ năm 2016.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong tháng 10 đạt 10,02 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước; lũy kế 10 tháng đạt 103,10 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ.
Như vậy, trong tháng 10 khu vực DN FDI xuất siêu tới 4,95 tỷ USD, nâng con số xuất siêu của khối này trong 10 tháng lên 20,94 tỷ USD. Điều đó cũng có nghĩa khu vực kinh tế 100% vốn trong nước nhập siêu 2,77 tỷ USD trong tháng 10 và nhập siêu 18,38 tỷ USD trong 10 tháng.(TBNH)
-----------------
Sau khi nhận được yêu cầu của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Pride Việt Nam đề nghị hướng dẫn thực hiện thủ tục nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Tổng cục Hải quan đã có ý kiến trả lời cụ thể tại Công văn 2477/GSQL-GQ1 ngày 13/10/2017.
Cục Giám sát quản lý về Hải quan cho biết, về quy định cửa khẩu nhập, theo điểm 9.1 Quyết định số 1931/QĐ-BCT ngày 31/5/2017 của Bộ Công Thương, để được áp dụng mức thuế tự vệ trong hạn ngạch nhập khẩu đã được phân bổ và miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu chất lượng cao, việc nhập khẩu tôn màu và các thủ tục hải quan chỉ được thực hiện tại các cảng tại TP. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh.
Thực hiện Quyết định số 38/2017/QĐ-TTg ngày 18/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn số 6551/TCHQ-GSQL ngày 5/10/2017 hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu về làm thủ tục hải quan tại Cảng cạn ICD Mỹ Đình. Theo đó, hóa nhập khẩu đáp ứng quy định tại Quyết định số 38/2017/QĐ-TTg được phép chuyển cửa khẩu về làm thủ tục hải quan tại Cảng cạn ICD Mỹ Đình.
Do vậy, đối với trường hợp tôn màu áp dụng biện pháp tự vệ nhập khẩu đáp ứng quy định tại Quyết định số 38/2017/QĐ-TTg thì được phép chuyển cửa khẩu về làm thủ tục hải quan tại Cảng cạn ICD Mỹ Đình, đồng thời được áp dụng mức thuế tự vệ trong hạn ngạch hoặc miễn trừ biện pháp tự vệ khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Quyết định 1931/QĐ-BCT.
Về xác nhận thông tin Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan, qua kiểm tra, đối chiếu với Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan số CTBYN201709000294 ngày 29/9/2017 do Hiệp hội Thương gia xuất nhập khẩu công nghiệp hóa chất ngũ khoáng Trung Quốc gửi, Cục Giám sát quản lý về Hải quan xác nhận: Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan số CTBYN201709000294 ngày 29/9/2017 do Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Pride Việt Nam cung cấp phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan do Hiệp hội Thương gia xuất nhập khẩu công nghiệp hóa chất ngũ khoáng Trung Quốc gửi Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Do vậy, Cục Giám sát quản lý về Hải quan yêu cầu Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội căn cứ bản chính Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan số CTBYN201709000294 ngày 29/9/2017 do Công ty nộp và bộ hồ sơ nhập khẩu để giải quyết thủ tục hải quan theo quy định. (MOV)
---------------------
Bộ Xây dựng "điểm mặt" nhiều hạn chế của Luật Kinh doanh bất động sản; “Thúc” doanh nghiệp Việt khai thác thị trường Trung Đông – Châu Phi; Luật Du lịch 2017: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ; Nhiều tập đoàn cam kết tăng đầu tư với Thủ tướng tại APEC
Sanofi xây dựng nhà máy công suất 90 triệu hộp/năm; Hoàn thuế đối với một số mặt hàng thép hình chữ H nhập khẩu từ Trung Quốc; Việt Nam là một trụ cột trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ; Tổng số nợ VAMC thu hồi từ đầu năm đến nay khoảng 16.000 tỷ đồng
Mekong Capital đã thoái xong gần 25% vốn tại Traphaco; Giá điện dự kiến chia 6 bậc, tính theo % giá bình quân; Maritime Bank: Lợi nhuận tăng 207%; TP.HCM sẽ được hưởng những cơ chế đặc thù nào?
Nepal xé bỏ thỏa thuận thủy điện 2,5 tỉ USD với Trung Quốc; Tiki.vn vừa gọi thêm vốn 1.000 tỉ đồng?; Trường Hải đem hơn 12.000 tỷ chia cổ tức, thưởng cổ phiếu cho cổ đông; Ba yếu tố khiến lãi suất quý IV khó giảm
Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Hạ tầng “cõng” cao ốc; Bộ Tài chính đề nghị tăng cường quản lý thị trường giá cả dịp cuối năm; Tạo điều kiện cho kiều bào đầu tư sản xuất, kinh doanh; Nhu cầu vàng toàn cầu giảm mạnh trong quý 3, thấp nhất trong 8 năm
Túi PE đựng sữa mẹ chịu thuế NK 15%; Đến 31/10, bội chi NSNN khoảng 40,6 nghìn tỷ đồng, mới bằng 22,77% dự toán; Tín dụng 10 tháng ước tăng 13,5%; lãi suất cho vay giảm nhẹ; Siết đầu tư mới bất động sản cao cấp, nghỉ dưỡng
Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2018; Thỏa thuận CPTPP: Cú đột phá chiến lược; Dừng thủ tục hải quan xuất khẩu cát trắng silica; Tầm nhìn mới trong hợp tác giữa Việt Nam với các nền kinh tế thành viên APEC
Uber chấp thuận lời đề nghị đầu tư hàng tỷ USD của Softbank; Hiệp định RCEP "hoãn" đến năm 2018; Sau VNM, nhiều cuộc đấu giá dự báo sẽ hấp dẫn dòng tiền; Tăng lương cơ sở lên 1,39 triệu đồng
Tại sao các tổ chức tài chính phương Tây chuẩn bị đổ xô đến Trung Quốc?; TPP đã được cứu khỏi “vực thẳm” sụp đổ?; APEC trước hai chiến lược thương mại đối kháng Mỹ-Trung; Saudi Arabia tuyên bố thiệt hại hàng trăm tỷ USD vì tham nhũng
Thương mại điện tử trong APEC dự báo tăng gấp đôi lên 467 tỷ USD; Piaggio triệu hồi hơn 3.000 chiếc Medley tại Việt Nam; Hơn nửa người Việt vay ngân hàng để mua điện thoại đắt tiền; Máy bay “made in China” sẵn sàng thách thức Airbus, Boeing
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự