Nga là vị cứu tinh của Venezuela?; Mạng xã hội Trung Quốc sắp vượt Facebook về giá trị vốn hóa; Xuất khẩu hồ tiêu Ấn Độ gặp khó vì Việt Nam; Thẻ tín dụng sẽ chỉ được rút tối đa 5 triệu đồng mỗi ngày

Nepal xé bỏ thỏa thuận thủy điện 2,5 tỉ USD với Trung Quốc
Nepal vừa hủy bỏ thỏa thuận xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất nước này trị giá 2,5 tỉ USD với Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc.
Theo Reuters, Bộ trưởng Năng lượng Nepal Kamal Thapa viện dẫn lý do những sai sót trong quá trình đi đến thỏa thuận cho động thái bất ngờ nói trên.
"Nội các (Nepal) đã hủy bỏ thỏa thuận không đúng quy cách với Tập đoàn Gezhouba về việc xây dựng dự án thủy điện Budhi Gandaki" - Bộ trưởng Thapa chia sẻ trên Twitter hôm 13-11 sau cuộc họp nội các.
Ông không cho biết thêm chi tiết.
Nepal vốn sở hữu những con sông trải dài từ dãy Himalaya có tiềm năng thủy điện lớn nhưng việc thiếu vốn đầu tư và công nghệ khiến nước này phải phụ thuộc vào Ấn Độ để đáp ứng nhu cầu điện năng vào khoảng 1.400 megawatt (MW) mỗi năm.
Hồi tháng 6, chính phủ liên minh của nước này đã nhất trí thỏa thuận để Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc xây dựng nhà máy thủy điện 1.200 MW trên sông Budhi Gandaki, cách thủ đô Kathmandu khoảng 50 km về phía Tây, để giải quyết nhu cầu sử dụng điện trong nước.
Giới chỉ trích nói rằng dự án trị giá 2,5 tỉ USD này được trao vào tay của công ty Trung Quốc mà không hề có bất cứ hoạt động đấu thầu cạnh tranh nào như quy định của pháp luật. Từ đó, một nhóm nghị sĩ tại quốc hội đã yêu cầu chính phủ mới hủy bỏ thỏa thuận.
Theo Reuters, giới chức tại phía công ty Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về động thái mới nhất của Nepal.
Trung Quốc và Ấn Độ vốn tìm cách cạnh tranh ảnh hưởng thông qua viện trợ và đầu tư vào các dự án hạ tầng ở Nepal.
Kathmandu cũng mới bãi bỏ dự án xây dựng thủy điện 750 MW trên sông Tây Seti tại phía Tây nước này với Công ty Tam Đập thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc.
Trong khi đó, Nepal nhận lời 2 công ty của Ấn Độ - GMR Group và Satluj Jal Vidyut Nigam Limited, mỗi công ty xây dựng một nhà máy thủy điện, cả hai đều có năng suất 900 MW, chủ yếu để xuất khẩu sang Ấn Độ.(NLĐ)
-----------------------------
Theo nguồn tin của NCĐT, Tiki.vn vừa gọi thêm 1.000 tỉ đồng để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh trong thời gian tới.Nguồn ảnh: Nhịp Cầu Đầu Tư
Theo nguồn tin của NCĐT, Tiki.vn vừa gọi thêm 1.000 tỉ đồng để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh trong thời gian tới. Theo đó, sẽ có 3 nhà đầu tư lớn tham gia lần này. Một trong số đó được cho là JD.com, trang thương mại điện tử lớn thứ hai Trung Quốc.
Số tiền đầu tư lần này gấp hơn 2 lần so với số tiền VNG đầu tư trước đó. Theo ông Trần Ngọc Thái Sơn, nhà sáng lập, kiêm Tổng Giám đốc Điều hành Tiki.vn cho biết phần lớn số tiền đầu tư từ VNG này được đầu tư cho nhân sự, tối ưu hóa quy trình kho bãi ...
Đại diện Tiki.vn từ chối bình luận về thông tin này cũng như chia sẻ các chiến lược sắp tới. Nhiều khả năng, Tiki.vn sẽ dùng số tiền này đẩy mạnh mảng Marketplace, trước đó, công ty cho biết sẽ không thu phí hoa hồng đối với cá nhà bán hàng mới đến tháng 12. Song song, số tiền đầu tư lần này cũng được dùng để đẩy mạnh hoạt động giao hàng nhanh TikiNow.
Nhưng có điều chắc chắn, việc gọi vốn lần này giúp Tiki.vn có thể tiếp tục cuộc chơi thương mại điện tử Việt Nam với hai đại diện lớn nhất là Shopee Việt Nam ( Sea) và Lazada Việt Nam (Aliababa). Cả hai doanh nghiệp này đang tạo ra rào cản chi phí rất lớn để ngăn các doanh nghiệp khác gia nhập ngành bằng các chiến dịch quảng cáo rầm rộ và chương trình hỗ trợ giao hàng, không thu phí người mua.
Tiki được thành lập từ năm 2010. CyberAgent Ventures (Nhật Bản) là quỹ đầu tiên tham gia đầu tư vào Tiki.vn vào tháng 8/2013. Tiếp sau đó, Tiki nhận đợt đầu tư thứ hai từ Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản). Sau đợt đầu tư này Sumitomo giữ khoảng 30% cổ phần trong Tiki.vn, CyberAgent giữ 15% (giảm 7% so với ban đầu). Năm 2016, Công ty CP VNG mua 38% cổ phần Tiki với giá 384 tỉ đồng. (NCĐT)
------------------------
Thặng dư vốn cổ phần của Thaco tính đến cuối tháng 6/2017 là 2.998 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 16.295 tỷ đồng.Nguồn ảnh: VnEconomy
Thặng dư vốn cổ phần của Thaco tính đến cuối tháng 6/2017 là 2.998 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 16.295 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco) vừa công bố lấy ý kiến cổ đông về việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ và việc chia bổ sung cổ tức năm 2016.
Trong báo cáo tài chính ngày 30/6/2017, được kiểm toán bởi Ernst & Young Việt Nam, thặng dư vốn cổ phần của công ty đạt 2.998 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 16.295 tỷ đồng.
Thaco dự tính phát hành thêm 1,24 tỷ cổ phiếu tương ứng 12.435 tỷ đồng. Nguồn tiền để thực hiện tăng vốn được lấy từ nguồn thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Như vậy, tỷ lệ chia thưởng cổ phiếu tương ứng 300% (người sở hữu 1 cổ phiếu được nhận thêm 3 cổ phiếu mới).
Về mục đích của đợt phát hành, Thaco cho biết là để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống của các công ty con đến năm 2018.
Sau phát hành, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng từ 4.145 tỷ lên 16.580 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong quý 4/2017, sau khi có sự chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Về việc chi bổ sung cổ tức năm 2016, Hội đồng Quản trị Thaco thống nhất với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt (mỗi cổ phiếu nhận về 2.000 đồng).
Trước đó, trong tháng 5/2017, Thaco đã chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 30% cho năm 2016. Tổng cộng, năm 2016, cổ đông của Thaco được nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 50%.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2017, Trường Hải đạt doanh thu thuần 25.527 tỷ đồng, giảm 5,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế giảm 30% so với cùng kỳ năm trước xuống 2.567 tỷ đồng.
Tuy nhiên, so với kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế được đại hội cổ đông của Trường Hải thông qua năm 2017 lần lượt là 65.750 tỷ và 5.003 tỷ, Trường Hải đã hoàn thành 39% kế hoạch doanh thu và 51,3% kế hoạch lợi nhuận sau thuế đã đề ra.
Tính đến 30/6/2017, tổng tài sản của công ty đạt 56.118 tỷ đồng.(Vneconomy)
------------------------------
Chênh lệch giữa đầu vào và ra của hệ thống ngân hàng đang ở mức thấp so với khu vực, chỉ 2,2 đến 2,4%Nguồn ảnh: Dân trí
Trong quý IV năm nay, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, nói rằng khả năng giảm lãi suất là “rất khó”, bởi ba yếu tố.
Thứ nhất, nhu cầu huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng lên để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng cả năm, cũng như đáp ứng nhu cầu về thanh khoản cuối năm.
Thứ hai, xử lý nợ xấu đòi hỏi phải có thời gian và lộ trình nhất định.
Thứ ba, hiện nay không thể giảm lãi suất đầu vào. Nếu cố tình giảm lãi suất đầu vào, người dân sẽ phải thay đổi kênh đầu tư.
Tiến sĩ Lực cho rằng lãi suất không phải yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế hiện nay. Bởi vì, do lãi suất của Việt Nam hiện nay đã ở mức khá thấp, tương đương năm 2005 -2006. Lãi suất thực của Việt Nam hiện nay, sau khi trừ đi yếu tố lạm phát, đang tương đương mức trung bình so với khu vực.
Trong bối cảnh chính sách tiền tệ đang được nới lỏng, vị chuyên gia từng có thời gian làm việc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng “phải thận trọng và chặt chẽ hơn”.
Nới lỏng tiền tệ luôn có hai mặt, theo Tiến sĩ Lực, một mặt là thúc đây tăng trưởng kinh tế, nhưng mặt khác, có những hạn chế liên quan đến lạm phát, liên quan hiệu quả đầu tư của dòng vốn, đồng thời gây khó khăn trong phối hợp chính sách để kiểm soát giá cả trong nền kinh tế, thậm chí, có thể gây hệ luỵ về lâu về dài ổn định kinh tế vĩ mô.
GDP quý III đã tăng đột biến lên mức 7,64%. Tuy nhiên, các động thái chính sách nằm đạt được mục tiêu 6,7% cho cả năm 2017 đã khiến các tổ chức tài chính quốc tế tỏ rõ những quan ngại.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s tuần trước khi thông báo nâng triển vọng hệ thống ngân hàng của Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” trong vòng 12-18 tháng tới, đã nhận xét: Đà tăng trưởng kinh tế mạnh sẽ là cơ sở tích cực cho các ngân hàng cải thiện chất lượng tài sản.
Dù vậy, Hãng xếp hạng của Mỹ cũng cảnh báo, việc tăng trưởng tín dụng nhanh, được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ thả lỏng, có thể làm tăng rủi ro tài sản.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hồi cuối tháng 9 khi công bố Báo cáo cập nhật tình hình và triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2017 đã rất lo ngại về những rủi ro khi Việt Nam kích thích tăng trưởng bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ.
Theo ADB, những nỗ lực của Chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngân hàng vốn đã khá cao, bằng việc hạ lãi suất xuống các mức thấp kỷ lục có thể làm gia tăng rủi ro trong lĩnh vực tài chính, nhất là khi tính tới khối lượng lớn các khoản nợ xấu còn tồn đọng.
Những tháng trước đó, Ngân Hàng Thế Giới (WB) và IMF cũng lần lượt đưa ra những quan ngại về rủi ro ổn định tài chính, khi Việt Nam có dấu hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ, mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng chỉ tiêu tín dụng lên 21% là một ví dụ.(NCĐT)
--------------------------
Nga là vị cứu tinh của Venezuela?; Mạng xã hội Trung Quốc sắp vượt Facebook về giá trị vốn hóa; Xuất khẩu hồ tiêu Ấn Độ gặp khó vì Việt Nam; Thẻ tín dụng sẽ chỉ được rút tối đa 5 triệu đồng mỗi ngày
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Trong năm 2018 thị trường BĐS chưa có dấu hiệu biến động cực đoan lớn; OECD: Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chậm lại trong trung hạn; Đại biểu Trương Trọng Nghĩa: hàng trăm tỷ đô la thu hút FDI trong 20 năm qua đã mung lại những gì cho nội lực Việt Nam?; 10 tháng, cả nước xuất siêu 2,56 tỷ USD
Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á gọi Bitcoin là "trò lừa đa cấp"; Bộ Công thương công bố phương án và lộ trình thoái vốn cho Sabeco; Home Credit bổ nhiệm tổng giám đốc mới; Venezuela chính thức vỡ nợ, chìm sâu vào khủng hoảng
Bộ Xây dựng "điểm mặt" nhiều hạn chế của Luật Kinh doanh bất động sản; “Thúc” doanh nghiệp Việt khai thác thị trường Trung Đông – Châu Phi; Luật Du lịch 2017: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ; Nhiều tập đoàn cam kết tăng đầu tư với Thủ tướng tại APEC
Sanofi xây dựng nhà máy công suất 90 triệu hộp/năm; Hoàn thuế đối với một số mặt hàng thép hình chữ H nhập khẩu từ Trung Quốc; Việt Nam là một trụ cột trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ; Tổng số nợ VAMC thu hồi từ đầu năm đến nay khoảng 16.000 tỷ đồng
Mekong Capital đã thoái xong gần 25% vốn tại Traphaco; Giá điện dự kiến chia 6 bậc, tính theo % giá bình quân; Maritime Bank: Lợi nhuận tăng 207%; TP.HCM sẽ được hưởng những cơ chế đặc thù nào?
Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Hạ tầng “cõng” cao ốc; Bộ Tài chính đề nghị tăng cường quản lý thị trường giá cả dịp cuối năm; Tạo điều kiện cho kiều bào đầu tư sản xuất, kinh doanh; Nhu cầu vàng toàn cầu giảm mạnh trong quý 3, thấp nhất trong 8 năm
Túi PE đựng sữa mẹ chịu thuế NK 15%; Đến 31/10, bội chi NSNN khoảng 40,6 nghìn tỷ đồng, mới bằng 22,77% dự toán; Tín dụng 10 tháng ước tăng 13,5%; lãi suất cho vay giảm nhẹ; Siết đầu tư mới bất động sản cao cấp, nghỉ dưỡng
Luồng sinh khí mới cho đầu tư Mỹ vào Việt Nam?; 6 thủ tục lĩnh vực công thương chuẩn bị triển khai trên hệ thống một cửa; Xuất siêu 10 tháng cao hơn nhiều so với ước tính; Điều kiện để được áp dụng mức thuế tự vệ trong hạn ngạch nhập khẩu tôn màu
Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2018; Thỏa thuận CPTPP: Cú đột phá chiến lược; Dừng thủ tục hải quan xuất khẩu cát trắng silica; Tầm nhìn mới trong hợp tác giữa Việt Nam với các nền kinh tế thành viên APEC
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự