tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-11-2017

  • Cập nhật : 17/11/2017

CapitaLand rót thêm 177 triệu USD vào Việt Nam

tap doan bat dong san hang dau cua singapore tiep tuc dau tu them mot du an tai quan 4.

Tập đoàn bất động sản hàng đầu của Singapore tiếp tục đầu tư thêm một dự án tại quận 4.

Tập đoàn bất động sản hàng đầu của Singapore là CapitaLand vừa thông báo sẽ đầu tư thêm một dự án căn hộ trị giá 248 triệu USD tại thị trường Việt Nam (tương đương với 177 triệu USD). Đây là dự án thứ 9 của CapitaLand tại TP.HCM và thứ 11 tại Việt Nam.

Dự án mới được phát triển trên lô đất rộng 1.45 ha tại quận 4, gồm 870 căn hộ cùng với các mặt bằng bán lẻ. Tổng số tầng của dự án là 24 với tầm nhìn hướng về sông Sài Gòn, trung tâm quận 1. Diện tích trung bình một căn hộ vào khoảng 79 m2.

Đây là động thái mới nhất của nhà đầu tư Singapore sau khi chứng kiến tỉ lệ bán hàng của các dự án trước đó khá tốt. Điển hình như tại dự án d’Edge Thảo Điền, mặc dù mới chỉ mở bán vào tháng 7/2017 nhưng tỉ lệ căn bán được lên đến gần 100%.

“2017 là năm đánh dấu kỉ lục mới cho tăng trưởng của CapitaLand tai Việt Nam với doanh thu cao nhất chỉ trong 9 tháng, thậm chí còn vượt qua kết quả kinh doanh của 2016 tới 50% (412,9 triệu USD so với 282,1 triệu USD)”, ông Chen Lian Pang, CEO của CapitaLand Việt Nam, nói.

Việt Nam hiện là thị trường đầu tư lớn thứ ba của CapitaLand tại Đông Nam Á, chỉ sau Singapore và Malaysia. Tính đến cuối tháng 9/2017, tổng giá trị tài sản gộp (gross assets) mà nhà đầu tư này quản lý tại Việt Nam lên đến 2 tỉ USD, trải rộng từ phân khúc căn hộ, căn hộ dịch vụ đến văn phòng cho thuê.(NCĐT)
------------------------------

Bộ trưởng Tài chính: Thuế ô tô nhập khẩu về 0%, giảm thu chứ không phải thất thu

Cả 2 đại gia thanh toán điện tử Trung Quốc đồng loạt vào Việt Nam: Ngay sau Alipay là Wechat Pay

 

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết theo lộ trình cam kết thì cần cắt bỏ thuế quan, nhưng đây không phải thất thu mà giảm thu trực tiếp từ ngân sách về thuế nhập khẩu.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng ngày 16/11, đại biểu Đặng Hoàng Tuấn (Long An) đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề thất thu thuế.

Ông Tuấn cho biết, theo lộ trình từ năm 2018 thuế nhập khẩu ô tô sẽ giảm từ 30% xuống 0% đối với ô tô con; từ 5% xuống 0% đối với ô tô tải nhẹ và xe bán tải. "Theo tính toán của Bộ Tài chính, dự kiến trung bình trong 5 năm tới (từ năm 2018 đến 2022), xe nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ tăng trung bình từ 30-40%, như vậy ngân sách nhà nước sẽ thất thu thuế khoảng trên 22.000 tỷ đồng, tức là mỗi năm bình quân chúng ta thất thu trên 4.400 tỷ đồng", ông Tuấn nói.

Đại biểu này cũng nêu lên thực tế thị trường ô tô Việt Nam thời gian qua tăng trưởng chậm do tâm lý chờ đợi đến năm 2018 để mua xe giá rẻ. Ngày càng nhiều người dân đăng ký học lái ô tô để chuẩn bị sở hữu xe hơi.

"Nếu điều này xảy ra sẽ tạo ra một áp lực lớn đối với hạ tầng giao thông vận tải đường bộ trong thời gian tới do bùng phát số lượng lớn ô tô cá nhân. Theo Bộ trưởng cần có giải pháp và chính sách gì để đảm bảo chống thất thu thuế và đồng thời ổn định thị trường ô tô trong nước, đặc biệt là giải tỏa tâm lý chờ đợi của người dân?", ông Tuấn nêu vấn đề.

Bộ trưởng Tài chính cho rằng thuế ô tô nhập khẩu về 0%, giảm thu chứ không phải thất thu

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, theo lộ trình cam kết 90 dòng thuế ASEAN (trong đó có ô tô) sẽ giảm về 0% từ đầu năm 2018, nhưng "đây không phải thất thu, mà là giảm thu trực tiếp từ ngân sách về thuế nhập khẩu".

"Thực trạng năm 2017 tỷ trọng xe nhập khẩu từ ASEAN về Việt Nam tăng, riêng 6 tháng đầu năm tăng đến 50,4% về lượng và 82,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Năm 2018, tình trạng này sẽ tiếp tục diễn ra. Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), 9 tháng đầu năm sản lượng bán xe giảm so với năm ngoái", ông Dũng nêu rõ.

Theo Bộ trưởng, như các phương tiện truyền thông đưa tin, người mua đang trông chờ sau ngày 31/12/2017 khi thuế nhập khẩu về 0% sẽ mua xe. Điều này ảnh hưởng tới công ăn việc làm của người lao động trong ngành công nghiệp ô tô trong nước cũng như thu ngân sách.

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ nghiên cứu thay đổi biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, đề xuất giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với linh kiện ô tô chưa sản xuất được xuống 0% trong 5 năm gắn với điều kiện xe sản xuất hằng năm, nhằm kích thích sản xuất trong nước, tăng thu thuế nội địa. Nghị định này sắp được ký trong thời gian tới.

"Nếu không có quy định này, Quảng Nam tính toán sẽ giảm thu khoảng 2.000 tỷ đồng; còn nếu có quy định này sẽ đảm bảo dự toán thu. Đây là một trong giải pháp kích thích sản xuất trong nước, đảm bảo cơ cấu lại ngân sách, tăng thu thuế nội địa", ông Dũng nói.(NDH)
---------------------------

Sai phạm tại các khu đô thị Hà Nội, ngân sách thất thu 6.000 tỷ đồng

Chiều 15/11, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra về quản lý đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị của Hà Nội, chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quản lý, quy hoạch.

Sai phạm tại các khu đô thị Hà Nội, ngân sách thất thu 6.000 tỷ đồng

Theo kết luận thanh tra, Hà Nội thất thu ngân sách trên 6.000 tỷ đồng

Kết quả thanh tra chọn mẫu 38/204 dự án thuộc các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo quyết định 23 của UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2002 - 2014 đã phát hiện một loạt sai phạm.

Theo Thanh tra Chính phủ, công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng còn nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi vì không phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do những điều chỉnh quy hoạch có lợi cho chủ đầu tư, gây thất thu ngân sách nhà nước.

Đáng chú ý, theo Thanh tra Chính phủ, việc tính toán và phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư khu nhà ở, khu đất ở không căn cứ vào thông tư của Bộ Tài chính.

Hầu hết các dự án ở giai đoạn này, liên ngành Hà Nội đã trình UBND thành phố khi xác định giá tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư, trong đó tổng chi phí phát triển dự án đã đưa vào một số khoản chi không đúng quy định của pháp luật như chi phí dự phòng, thuế VAT, chi phí giải phóng mặt bằng… để giảm trừ, dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi về kinh tế, trong khi ngân sách nước bị thất thu số tiền lớn, ước khoảng trên 6.000 tỷ đồng.

Có dự án áp sai mức giá quy định trong bảng giá đất ban hành hàng năm do xác định không đúng vị trí với số tiền hơn 12,4 tỷ đồng. Có dự án được giao đất trong thời gian dài, nhưng sở, ngành không tham mưu trình UBND thành phố phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất (chủ đầu tư không có cơ sở để nộp tiền sử dụng đất) nhưng vẫn đầu tư xây dựng, kinh doanh và bán căn hộ cho khách (như lô đất CT 2 thuộc dự án khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ do Công ty Vinaconex 2 làm chủ đầu tư), số tiền sử dụng đất tạm tính hơn 733 tỷ đồng...

Ngoài ra, việc lạm dụng chủ trương xây dựng nhà ở xã hội để một số đơn vị đứng tên làm chủ đầu tư hưởng lợi không đúng quy định; đối tượng được mua nhà ở xã hội thực tế sử dụng với số lượng ít.

Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm 

Thanh tra Chính phủ kiến nghị giao Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm trong công tác đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất. Rà soát, kiểm tra lại các dự án chủ đầu tư vi phạm quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; có biện pháp khắc phục; xử lý các sai phạm theo thẩm quyền…

Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân qua các thời kỳ. Căn cứ vào kết quả kiểm điểm, có biện pháp xử lý đối với những tập thể, cá nhân trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Đối với những hành vi nếu có dấu hiệu cấu thành tội phạm, yêu cầu chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý.

Xử lý về kinh tế, tổng số tiền sai phạm phát hiện qua thanh tra hơn 1.562 tỷ đồng. Thanh tra Chính phủ kiến nghị, Hà Nội kiểm tra, xem xét, xử lý thu hồi về ngân sách thành phố hơn 509 tỉ đồng; thu hồi số tiền hơn 1.053 tỷSai phạm tại các khu đô thị Hà Nội, ngân sách thất thu 6.000 tỉ đồng đồng vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ.(thanhnien)
--------------------------

Cả 2 đại gia thanh toán điện tử Trung Quốc đồng loạt vào Việt Nam: Ngay sau Alipay là Wechat Pay

 

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

 

Theo thông báo từ Công ty cổ phần Công nghệ Vi Mô, ngày 13/11 ví điện tử VIMO sẽ trở thành đơn vị trung gian thanh toán đầu tiên cho phép du khách Trung Quốc sử dụng Ví điện tử WeChat Pay thanh toán bằng VNĐ tại các cửa hàng chấp nhận VIMO khi đến du lịch tại Việt Nam.

Cụ thể, các cửa hàng tại Việt Nam sẽ cài đặt ứng dụng "VIMO Merchant" trên điện thoại hoặc máy tính bảng, sau đó đăng ký tài khoản nhận tiền bán hàng tại địa chỉ trang web của VIMO.

Khi khách Trung Quốc thanh toán, người bán nhập thông tin đơn hàng và số tiền thanh toán bằng VND để tạo mã giao dịch QR. Tiếp đó du khách sử dụng ví điện tử WeChat Pay trên điện thoại của mình quét mã của người bán để hoàn tất giao dịch. Trong tối đa 2 ngày làm việc, tiền được chuyển về tài khoản ngân hàng của người bán.

Ông Đỗ Công Diễn, Tổng giám đốc VIMO.vn cho biết Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách Trung Quốc nhất trong khu vực, ước đạt 3,5 triệu lượt và mang lại doanh thu gần 3 tỷ USD trong năm 2017. Tuy nhiên gần đây có nhiều thông tin tiêu cực về việc du khách Trung Quốc thanh toán bằng nhân dân tệ, trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

“Vì vậy sau một thời gian tìm hiểu và đàm phán, đầu tháng 6/2017 VIMO đã ký thỏa thuận và kết nối thanh toán điện tử với Tenpay Payment Technology chủ quản WeChat Pay nhằm mang lại sự tiện lợi cho du khách và thúc đẩy nguồn thu du lịch cho đất nước”.

Tuy nhiên để bảo vệ thị trường thanh toán điện tử nội địa, hợp tác này không bao gồm việc WeChat Pay sử dụng các kết nối ngân hàng của VIMO để xử lý thanh toán giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam.

Ở thời điểm hiện tại, VIMO đã có gần 500 cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng WeChat Pay, trong đó hơn 50 cửa hàng thuộc 7 tổng công ty tại 5 sân bay quốc tế có đường bay thẳng từ Trung Quốc.

Thỏa thuận hợp tác giữa VIMO và Wechat Pay được đánh giá mang lại lợi ích cho nhiều bên, giúp khách Trung Quốc có thể chi tiêu mạnh tay hơn khi du lịch đến Việt Nam mà không cần chuẩn bị trước nhiều tiền mặt. Về phía các cửa hàng Việt Nam, doanh thu sẽ tăng vì WeChat Pay có tính năng gợi ý các cửa hàng có cài ứng dụng "VIMO Merchant" và chấp nhận thanh toán không tiền mặt cho người dùng Trung Quốc.

Trước đó, ngày 10/11, tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma ký kết hợp đồng hợp tác với Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), đơn vị duy nhất được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử tại Việt Nam. Theo thỏa thuận này, ngoài việc thanh toán bằng thẻ UnionPay, khách du lịch Trung Quốc còn có thể chi tiêu, mua sắm qua ứng dụng thanh toán Alipay tại các đơn vị bán hàng của Việt Nam. Thông tin cụ thể về thời gian, cách thức triển khai đã không được tiết lộ.

Được biết tại thị trường Trung Quốc, WeChat Pay và Alipay và là hai ví điện tử phổ biến nhất hiện nay. Năm 2016, tổng dung lượng giao dịch của hai đơn vị này đạt gần 2.000 tỷ USD với khoảng 1 tỷ người dùng thường xuyên, trong đó Wechat Pay có 600 triệu khách hàng còn Alipay là 450 triệu. Hầu như mọi hoạt động của xã hội như ăn uống, mua sắm, giải trí tại cửa hàng, trung tâm thương mại, du lịch… đều có thể thanh toán bằng việc quét mã QR qua ứng dụng thanh toán WeChat Pay và Alipay trên điện thoại di động.

Theo sau làn sóng người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài trong những năm gần đây, WeChat Pay và Alipay cũng đang cạnh tranh quyết liệt nhằm mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán cho du khách tại các quốc gia Châu Âu và Đông Nam Á.(CafwF)

Từ 13/11, ví điện tử WeChat Pay chính thức hoạt động tại Việt Nam thông qua thỏa thuận hợp tác với VIMO, chỉ 3 ngày sau khi đối thủ của họ là Alipay công bố quan hệ hợp tác với Napas.

Trở về

Bài cùng chuyên mục