tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-05-2016

  • Cập nhật : 12/05/2016

Việt Nam mất lợi thế khi Trung Quốc đầu tư vào cảng biển Campuchia?

“Nếu Trung Quốc định hình một mạng lưới cơ sở hạ tầng từ Vân Nam qua Lào, Campuchia rồi xuống Thái Lan, Malaysia, Singapore thì mạng lưới cơ sở hạ tầng mà Việt Nam đang đầu tư theo trục Bắc – Nam có thể sẽ mất đi ưu thế hiện thời khi không có kết nối theo hướng Đông – Tây.

boc do hang tai cang quoc te cai mep (ba ria-vung tau). (anh: doan manh duong/ttxvn)

Bốc dỡ hàng tại cảng Quốc tế Cái Mép (Bà Rịa-Vũng Tàu). (Ảnh: Đoàn Mạnh Dương/TTXVN)

Bên cạnh đó, các khoản đầu tư lớn của Trung Quốc vào cảng biển của Campuchia và Thái Lan có thể làm các cảng biển quan trọng của Việt Nam mất đi lợi thế trong tương lai.”

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Nguyễn Đức Thành đã nhấn mạnh đến khả năng Việt Nam có thể mắc "bẫy cơ sở hạ tầng" trước sáng kiến đầy tham vọng “Một vành đai, một con đường” (OBOR) của Trung Quốc về việc cải thiện và tạo nên những tuyến đường kinh doanh, liên kết và cơ hội kinh doanh mới với Trung Quốc, bao trùm hơn 60 quốc gia trên khắp châu Á, châu Âu, châu Phi và Trung Đông.

Theo ông Thành, sáng kiến “Một vành đai, một con đường” có đa mục tiêu, trong đó bao gồm cả kinh tế và quân sự. Theo đó, Trung Quốc đã sử dụng các cơ chế huy động vốn đa phương như Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), Quỹ Con đường tơ lụa (SRF) và các cơ chế song phương để triển khai sáng kiến này kể từ năm 2013 đến nay và các cơ chế tài chính đa phương được huy động cho OBOR đã được định hình trong năm 2014.

 

 

Trên thực tế, kể từ khi sáng kiến trên được công bố, Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á với trọng tâm là việc xây dựng hàng lang kinh tế Trung Quốc – Bán đảo Đông Dương (các tuyến đường cao tốc ASEAN và đường sắt Singapore – Côn Minh chạy từ châu thổ sông Châu Giang đến Singapore, thông qua tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc) và các nước Đông Dương.

Ngoài ra, những dự án cảng ven biển bán đảo Đông Dương nằm dọc hoặc nằm cuối mạng lưới giao thông trên, như cảng Sihanoukvile, Kuantan, Kyaukpyu, Sittwe.

Về tác động đối với Việt Nam, nghiên cứu cho rằng, kể cả khi không tham gia vào OBOR, không kết nối với hệ thống cơ sở hạ tầng tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có thể tự mình rơi vào "bẫy cơ sở hạ tầng."

Cụ thể, khi một khu vực có hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư và hình thành sẽ có ưu thế về kết nối với các khu vực khác. Ngược lại quốc gia hoặc khu vực nào không có sự đầu tư thỏa đáng về sẽ dần mất ưu thế. Bởi vậy, sự xuất hiện của đòn bẩy cơ sở hạ tầng sẽ làm gia tăng chi phí cơ hội của quốc gia và về lâu dài có thể đẩy sự phát triển của một quốc gia khác ra “vùng ven” nếu quốc gia đó không có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển hoặc không kết nối được với hệ thống của cả khu vực.

Về hàm ý chính sách, ông Thành đề xuất việc phát triển các hành lang giao thông, trên cơ sở xây dựng các hành lang kinh tế.Theo đó, Việt Nam nên tận dụng hệ thống cảng và ưu thế đường biển, kết nối giao thông đường thủy giữa các nước ASEAN tại lưu vực sông Mekong đồng thời phát triển kết nối cơ sở hạ tầng Đông – Tây với ASEAN, ưu tiên trục giao thông Thái Lan – Campuchia – Tây Ninh – Sài Gòn – Vũng Tàu để phát huy lợi thế cảng Cái Mép – Thị Vải…(Vietnam+)


Lưc lượng Hải quan phát hiện, xử lý 5.485 vụ vi phạm

Đến hết 15-4, lực lượng Hải quan phát hiện, xử lý 5.485 vụ vi phạm, tổng trị giá hàng hóa ước trên 260 tỷ đồng; trong đó có 306 vụ buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới; 5.042 vụ vi phạm hành chính; 38 vụ ma túy…

luc luong hai quan kham xet 2 kien hang hoa chua 105 khuc nga voi tai san bay quoc te noi bai trong thang 4-2016. anh: q.h

Lực lượng Hải quan khám xét 2 kiện hàng hóa chứa 105 khúc ngà voi tại sân bay quốc tế Nội Bài trong tháng 4-2016. Ảnh: Q.H

Trong số này có 1.896 trên tuyến đường bộ; 299 vụ trên tuyến đường hàng không và 3.290 vụ trên tuyến biển.

Điển hình là ngày 29-1, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung (Đội 2- Cục Điều tra chống buôn lậu) chủ trì phối hợp với Cục Cảnh sát kinh tế (C46) cùng một số lực lượng chức năng liên quan tiến hành kiểm tra một tàu chở xăng Ron 92. Số xăng đang được bơm lên kho của Công ty Dương Đông Hòa Phú (có địa chỉ tại xã Hòa Phú, Tuy Phong, Bình Thuận).

Qua đấu tranh đã làm rõ, trước đó, ngày 28-1, Công ty Dương Đông Hòa Phú đã mở tờ khai số 100726667900 tại Hải quan Bình Thuận. Công ty trên khai báo trên tờ khai hàng hóa là 1.877,562 tấn xăng Ron 92 được vận chuyển trên tàu BTC CHRISTINA.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện số xăng Ron 92 đẵ bơm lên kho là 3.246 tấn, còn lại trên tàu là 6.137,636 tấn, tức là gấp 5 lần so với số hàng hóa mà Công ty Dương Đông Hòa Phú đã khai báo. Như vậy, tổng số hàng hóa vận chuyển trên tàu là 9.373,636 tấn, tương đương với 13.241,345 m3 xăng Ron 92.

Cùng ngày, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Đội 1- Cục Điều tra chống buôn lậu) phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống buôn lậu (C74 - Bộ Công an) và Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài (Cục Hải quan Nội Bài) tiến hành kiểm tra, phát hiện 6 vali ký gửi của 3 đối tượng có chứa khoảng 180kg nghi vấn là ngà voi và các sản phẩm chế tác từ ngà voi.

Lực lượng chức năng xác định, số hàng hóa trên được vận chuyển từ Angola, về Việt Nam qua đường hàng không trên chuyến bay VN680, chuyển tiếp từ Malaysia về Sân bay quốc tế Nội Bài lúc 21 giờ 40 phút ngày 29-1-2016.

Qua đấu tranh khai thác, bước đầu các đối tượng khai nhận số ngà voi trên được một đối tượng ở Angola thuê mang về Việt Nam.

Thời gian qua, ngành Hải quan đã xây dựng Kế hoạch tổng kết công tác chấp hành pháp luật Hình sự và triển khai thi hành Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự; triển khai giám sát container tuyến đường Hải Phòng – Hà Nội và Hải Phòng – Quảng Ninh bằng Hệ thống seal định vị GPS.

Đồng thời, ban hành và triển khai đồng bộ các Kế hoạch, văn bản chỉ đọa của Tổng cục Hải quan về đấu tranh, phòng, chống buôn lậu, cũng như chấn chỉnh công tác kiểm soát mặt hàng trọng điểm, cảnh báo thủ đoạn buôn lậu để kịp thời phát hiện các cá nhân có hành vi lợi dụng sơ hở trong làm thủ tục hải quan...


Vì sao truy thu thuế mặt hàng điều hòa âm trần?

Liên quan đến việc truy thu thuế đối với mặt hàng điều hòa không khí dạng âm trần cassett, Chi cục Kiểm tra sau thông quan (Cục Hải quan Hải Phòng)- đơn vị thực hiện kiểm tra, khẳng định việc kiểm tra, truy thu thuế được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam có văn bản gửi Bộ Tài chính kiến nghị về việc cơ quan Hải quan áp mã đối với điều hòa không khí dạng âm trần cassett.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, điều hòa không khí dạng âm trần đã làm thủ tục thông quan tại nhiều cửa khẩu của cảng Hải Phòng với mã 8415.81 hoặc 8415.82 thuế suất 5-10% (với C/O form E) trong nhiều năm. Tuy nhiên năm 2015, Chi cục Kiểm tra sau thông quan Hải quan Hải Phòng cho rằng loại hàng hóa này phải được phân nhóm theo mã HS là 8415.10 thuế suất 10-15% (với C/O form E) và yêu cầu truy thu toàn bộ số tiền thuế chênh lệch với tất cả tờ khai liên quan trong vòng 5 năm. Hiệp hội có ý kiến rằng việc phân loại, truy thu như vậy là chưa thỏa đáng.

Liên quan đến vụ việc này, phóng viên Báo Hải quan đã trao đổi với đại diện Chi cục Kiểm tra sau thông quan Hải quan Hải phòng. Đại diện Chi cục cho biết, hiện nay các hệ thống điều hòa không khí rất đa dạng gồm hệ thống điều hòa không khí cục bộ (gồm 1 khối nóng và 1 khối lạnh); hệ thống điều hòa không khí trung tâm (gồm một hoặc nhiều khối nóng kết hợp với nhiều khối lạnh). Trong đó khối lạnh gồm nhiều loại khác nhau bao gồm: Treo tường, đặt sàn, âm trần nối ống gió, âm trần cassette.

Đối với mặt hàng điều hòa âm trần cassette như phản ánh của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam là điều hòa không khí nhiều khối chức năng gồm dàn nóng (khối ngoài trời), dàn lạnh (khối trong nhà) riêng biệt nối với nhau bằng ống gas (không phải ống dẫn khí lạnh).

Để xác định được chính xác mã số mặt hàng điều hòa âm trần, Chi cục đã căn cứ vào Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 1-7-2015 của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Đồng thời tham khảo chú giải chi tiết HS 2012 và tuyển tập ý kiến phân loại của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Đặc biệt, HS 2012 là tài liệu mới nhất về phân loại mã số hàng hóa của WCO được công bố năm 2012, trong đó hướng dẫn phân loại mặt hàng điều hòa âm trần cassette vào phân nhóm 8415.10.

Theo Hải quan Hải Phòng, căn cứ các quy định trong nước và tài liệu liên quan của WCO kể trên, hệ thống điều hòa không khí dạng âm trần cassette phù hợp phân loại vào phân nhóm 8415.10.

Quá trình thu thập thông tin về hoạt động nhập khẩu mặt hàng này qua địa bàn Hải Phòng, Chi cục phát hiện một số doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng điều hòa không khí dạng âm trần trước đây đã khai báo vào phân nhóm 8415.81 và 8415.82. Nhưng từ năm 2014 đến nay, có một số doanh nghiệp khác khai báo mặt hàng trên vào phân nhóm 8415.10.

Với nguyên tắc một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất đúng, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp và do có sự chênh lệch về thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt C/O form E giữa các phân nhóm trên, nên Chi cục đã tiến hành kiểm tra sau thông quan đối với các doanh nghiệp này. Tại biên bản kiểm tra các doanh nghiệp đều thừa nhận việc khai sai mã số của mình. Căn cứ Luật Hải quan 2014, Luật Quản lý thuế, Chi cục Kiểm tra sau thông quan đã ra quyết định ấn định thuế đối với mặt hàng khai sai mã số từ năm 2012 đến nay đối với 7 DN (cả DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài) và đến tháng 5-2016, các doanh nghiệp đã nộp đủ thuế và tiền chậm nộp theo quy định, với tổng số tiền trên 6 tỷ đồng.

Về thời hạn vì sao truy thu hàng hóa đã được DN nhập khẩu trong vòng 5 năm trở về trước (tính từ thời điểm mở tờ khai đến khi cơ quan Hải quan kiểm tra), Chi cục Kiểm tra sau thông quan cho biết, việc truy thu trong khoảng thời gian như vậy thực hiện đúng quy định của Luật Hải quan 2014 và Luật Quản lý thuế.

Đại diện Chi cục Kiểm tra sau thông quan Hải Phòng cho biết thêm, đơn vị cũng chỉ truy thu với các mặt hàng nhập khẩu từ năm 2012 trở lại đây do từ năm 2012, WCO mới ban hành chú giải chi tiết HS 2012.

Điều 77 Luật Hải quan 2014 quy định:

1. Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.

Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.

2. Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan Hải quan, trụ sở người khai hải quan.

Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa.

3. Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

 


Không đạt thành tích xuất khẩu DN không bị "truất" giấy phép?

Với 41 thương nhân không đủ chỉ tiêu xuất khẩu 20.000 tấn gạo trong 2 năm (2014, 2015), Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chưa áp dụng quy định về tiêu chí, điều kiện về thành tích xuất khẩu trong 2 năm liên tiếp đến hết năm 2016.

trong nam 2014, 2015, co 41 doanh nghiep khong dat chi tieu xuat khau 20.000 tan gao/2 nam. anh internet.

Trong năm 2014, 2015, có 41 doanh nghiệp không đạt chỉ tiêu xuất khẩu 20.000 tấn gạo/2 năm. Ảnh internet.

Trong Quyết định 6139/QĐ-BCT (ban hành ngày 28-8-2013) của Bộ Công Thương có 1 quy định rất đáng chú ý là quy định về tiêu chí điều kiện về thành tích xuất khẩu gạo để duy trì giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, kỳ hạn xét thành tích xuất khẩu để thu hồi giấy chứng nhận là 2 năm liên tiếp xuất khẩu không đạt 10.000 tấn/năm.

Trên thực tế, trong năm 2014, 2015, Bộ Công Thương đã cấp giấy chứng nhận cho 142 thương nhân có trụ sở chính trên 23 tỉnh, thành phố; thu hồi 35 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Riêng trong năm 2015, Bộ Công Thương đã ban hành 18 quyết định thu hồi giấy chứng nhận. 

Nguyên nhân chủ yếu là do các thương nhân không xuất khẩu trực tiếp trong 12 tháng liên tục; ngoài ra có một số trường hợp giải thể (Công ty TNHH TM Kiên An Phú) và 1 trường hợp tác cơ cấu doanh nghiệp (Công ty CP Vĩnh Hoàn).

Còn theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và Sở Công Thương các tỉnh, trong năm 2014, 2015 có 10 thương nhân không có thành tích xuất khẩu gạo. Những doanh nghiệp này sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận theo quy định. 

Ngoài ra, có 41 thương nhân có tổng lượng gạo xuất khẩu (trong 2 năm 2014 và 2015) dưới 20.000 tấn. Theo Quyết định 6139, những thương nhân xuất khẩu gạo trong 2 năm liên tiếp không đạt tổng thành tích xuất khẩu tối thiểu 20.000 tấn gạo trong 2 năm sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận.

Tuy nhiên, đa số Sở Công Thương các tỉnh đều kiến nghị Bộ Công Thương tạm hoãn, chưa áp dụng điều kiện thành tích xuất khẩu đối với đầu mối xuất khẩu quy định tại Quyết định nêu trên đến hết năm 2016. VFA cũng nhất trí với kiến nghị này.

Nhìn nhận về vấn đề này, công văn của Bộ Công Thương do ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng ký gửi lên Thủ tướng Chính phủ có nêu, trong những năm qua, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế thế giới như nhu cầu thị trường yếu, cạnh tranh gay gắt, ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết bất thường. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân xuất khẩu gạo.

Mặt khác, trong lúc thị trường cạnh tranh gay gắt, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực tập trung khai mở phân khúc thị trường gạo cao cấp, gạo đặc sản, chất lượng cao nên số lượng xuất khẩu còn hạn chế.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang tăng cường liên kết với nông dân để sản xuất và xuất khẩu gạo giá trị cao thay vì chỉ chú trọng vào số lượng như trước đây để thực  hiện chủ trương xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Trước tình hình xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn và để góp phần hỗ trợ, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp tục nâng cao hiệu quả xuất khẩu, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng xem xét, cho phép tạm thời chưa áp dụng quy định về tiêu chí, điều kiện về thành tích xuất khẩu trong 2 năm liên tiếp đến hết năm 2016.


Chính phủ khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời

 Ngày 11/5, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc họp với một số Bộ, ngành về xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời.

Là nước gần đường xích đạo, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng mặt trời, đặc biệt là điện năng. Nguồn điện mặt trời sẽ giúp giải bài toán về cân bằng cung cầu điện vào giờ cao điểm ban ngày. Thay thế sử dụng nhiên liệu hoá thạch bằng điện mặt trời sẽ góp phần giảm khí CO2, giảm tác động xấu đến môi trường. Nhiều dự án điện mặt trời có thể bán được chứng chỉ giảm phát thải carbon cho cộng đồng quốc tế, tạo ra nguồn thu bổ sung để hỗ trợ các dự án điện mặt trời ở Việt Nam.

Từ năm 2004, Luật Điện lực đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển. Sau đó, Luật Điện lực năm 2012, Luật Bảo vệ môi trường (2014), Luật Đầu tư (2014) cùng với một số nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng cũng đã cụ thể hoá các chính sách này.

Theo kinh nghiệm trên thế giới trong lĩnh vực này cho thấy, phần lớn các nước đều có chiến lược và chương trình phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Hầu hết các chương trình phát triển nguồn năng lượng tái tạo đều được cung cấp tài chính trực tiếp từ ngân sách Nhà nước hoặc thông qua các biện pháp ưu đãi như bù giá điện, miễn giảm thuế và nhiều hình thức hỗ trợ khác.

Tại Trung Quốc, Thái Lan, Anh, Mỹ… quỹ phát triển năng lượng tái tạo được thành lập với nguồn thu từ thuế/phí nhiên liệu hoá thạch với mục đích thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.

Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế hỗ trợ phát triển điện mặt trời tại Việt Nam sẽ là hành lang pháp lý cụ thể cho hoạt động quản lý Nhà nước về phát triển điện mặt trời.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương và các địa phương sớm đưa vào quy hoạch những khu phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để tránh sự xung đột với các quy hoạch khác.

Dự kiến, sau khi Bộ Công Thương hoàn thiện, Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế hỗ trợ phát triển điện mặt trời tại Việt Namsẽ được báo cáo tại phiên họp của Thường trực Chính phủ trước khi Thủ tướng ký ban hành.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng lưu ý cần có thêm sự so sánh với các nước phát triển, các nước đang phát triển, các nước có trình độ phát triển tương đương để rút ra bài học trong xây dựng chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời.

Với dự thào này, thủ tục đầu tư phát triển điện mặt trời tại Việt Nam cũng sẽ được minh bạch, từ đó thúc đẩy đầu tư nguồn điện mặt trời nhằm bổ sung công suất cho hệ thống để thay thế nguồn nhiên liệu hoá thạch đang dần cạn kiệt.

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm phát thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường theo đúng các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Dự thảo cũng quy định mức hỗ trợ giá điện đối với đầu tư xây dựng công trình điện mặt trời. Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị phân phối điện, các tổ chức, cá nhân kinh doanh điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng từ các dự án điện mặt trời trong một giai đoạn (dự kiến 20 năm). Giá mua, phương thức cũng như các điều kiện mua-bán điện từ các dự án điện mặt trời sẽ được quy định cụ thể để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, các chính sách khuyến khích phát triển sau khi được ban hành sẽ hỗ trợ thúc đẩy phát triển điện mặt trời ở Việt Nam. Ước tính, sẽ có 0,5% sản lượng điện sản xuất từ nguồn năng lượng mặt trời vào năm 2020; đến năm 2030 là 5%; đạt mức 20% vào năm 2050; tương ứng đến năm 2030 và năm 2050 sẽ giảm khoảng 7,6 triệu tấn và 70 triệu tấn than nhập khẩu.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-05-2016

    Trung Quốc sản xuất pin mặt trời tại Việt Nam nhằm né thuế bán phá giá
    Một nhà đầu tư bị phạt 550 triệu đồng vì làm giá cổ phiếu
    Công ty bia nội tăng sáp nhập để “chống” bia ngoại
    Liên minh Thái Bình Dương và ASEAN sẽ ký thỏa thuận hợp tác song phương
    250 triệu USD xây kho ngầm chứa dầu tại Dung Quất

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-05-2016

    Gang thép Thái Nguyên có thể được bán lại
    IEA: 'Thị trường dầu sắp cân bằng'
    VRN: Trung Quốc lợi nhất nếu làm siêu dự án dọc sông Hồng
    Malaysia dỡ một phần lệnh cấm tuyển mới lao động nước ngoài
    Amazon sẽ là kình địch của Youtube trong tương lai ?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-05-2016

    Sản lượng thóc gạo châu Á sụt giảm
    Tài chính chứng khoán ở Châu Á: Cơ hội cho người đi vay và người cho vay
    Gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới vào năm 2030
    Phấn đấu đưa kim ngạch Việt Nam - UAE lên 10 tỷ USD
    Thủ tướng yêu cầu quyết định số phận dự án thép 8.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-05-2016

    Hãng dầu lớn nhất thế giới muốn liên doanh với Việt Nam
    Áp thuế tự vệ bột ngọt nhập khẩu: Doanh nghiệp sản xuất lo thiệt hại “nhãn tiền”
    Các ngân hàng trung ương ồ ạt mua vàng
    VAFI kiến nghị Bộ Công thương bán toàn bộ Sabeco và Habeco, thu về 3 tỷ USD cho ngân sách
    Tổng Giám đốc TMT có thể được thưởng hàng triệu USD nếu đạt chỉ tiêu kinh doanh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-05-2016

    Sẽ không trực tiếp siết tín dụng bất động sản?
    Quốc hội khóa XIV sẽ phê chuẩn TPP ở kỳ họp đầu tiên
    Ngân hàng đầu tư nghìn tỷ vào mía đường
    Tiêu thụ ximăng nội địa trong 4 tháng qua vượt hơn 15%
    Ngành sản xuất dầu ăn trong nước sắp hết được “bảo vệ”

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-05-2016

    Mỗi ngày người Việt mua hơn 700 ôtô
    Trung Quốc bơm thêm tiền ra thị trường
    Rà soát dữ liệu chuyển tiền của người Việt trong Hồ sơ Panama
    Vì sao tài sản ngân hàng “hao hụt”?
    Tham vọng của người Arab với hãng dầu 2.000 tỷ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-05-2016

    Mỹ, EU lo ngại thiếu hụt cá tra ở Việt Nam
    Khai thác tiềm năng, phát triển logistics
    Xuất khẩu gần 1,9 triệu tấn gạo trong 4 tháng đầu năm
    Thay đổi mức thuế tự vệ đối với dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu
    Paul Singer: Đà tăng của vàng mới chỉ bắt đầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-05-2016

    Công dân các nước đang phát triển giấu diếm lượng tài sản khổng lồ
    Hơn 1 năm rưỡi nữa, kinh tế Nga mới hết suy thoái
    Châu Âu tiến tới một xã hội không cần tiền mặt
    Thái Lan xả gạo, thị trường của Việt Nam có thể bị xáo trộn
    Việt Nam xuất khẩu điện thoại đạt gần 10 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-05-2016

    Người Việt uống hơn một tỷ lít bia trong 4 tháng
    Người Việt mua hơn 4.500 xe Toyota trong tháng 4
    Ngành thuế điều tra cá nhân, tổ chức trong Hồ sơ Panama
    Đằng sau hàng tỷ USD ngân hàng gửi ra nước ngoài
    VAFI muốn Chính phủ bán hết cổ phần tại 2 hãng bia lớn

  • Tin kinh tế đọc nhanh  trưa 11-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-05-2016

    Tôm sú VN đang cạnh tranh tốt trên thị trường Mỹ
    Thị trường đang quá tập trung vào FED
    Cái "bắt tay" giữa Vingroup và Tân Hoàng Minh
    Bớt đầu cơ, tiêu thụ thép giảm hẳn
    Trung Quốc: Giá quặng sắt, thép rơi tự do