tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-07-2016

  • Cập nhật : 28/07/2016

Phát hiện mỏ dầu khí dự trữ lớn trên Ấn Độ Dương

Một đoàn thám hiểu chung giữa Ấn Độ và Mỹ đã phát hiện ra một mỏ dầu khí tự nhiên lớn tại khu vực Ấn Độ Dương.

Mỏ dầu khí này có tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất năng lượng tại khu vực này khi các quốc gia ở đây phần lớn đều là các nước nhập khẩu năng lượng.

Bộ Dầu mỏ và Khí đốt của Ấn Độ cùng với Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ đã tìm thấy một khi vực lớn chứa khí gas tự nhiên hóa lỏng – một dạng xăng dầu đóng băng – trên vịnh Bengal phía đông Ấn Độ. Theo cơ quan của Mỹ, đây có thể là mỏ dự trữ dưới biển đầu tiên có khả năng đưa vào sản xuất.

Phát hiện này có thể giúp tăng nguồn cung dầu khí trên thị trường thế giới. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ dự tính lượng nhiên liệu được tích lũy dưới dạng khí gas tự nhiên hóa lỏng trên Trái Đất mà chúng ta chưa khám phá được có thể lớn gấp nhiều lần những gì con người đã tìm thấy và sử dụng.

Phát hiện này cũng được đánh giá vô cùng ý nghĩa đối với các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc bởi họ đang muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào những nguồn năng lượng gây ô nhiễm như than đá – loại nhiên liệu thải ra gấp đôi khí thải bẫy nhiệm so với khí tự nhiên.

Điều phối viên Walter Guidroz của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết những tiến bộ như phát hiện tại vịnh Bengal sẽ giúp tiềm năng của nguồn năng lượng tự nhiên được mở ra cũng như giúp xác định các công nghệ cần thiết để sản xuất lâu dài.

Mỏ khí gas này được tìm thấy sau quá trình thám hiểm kéo dài từ tháng 3 tới tháng 7 năm trước. Trước đó, những mỏ khí hóa lỏng được tìm thấy khác lại không thể dùng để sản xuất nhiên liệu được. Tuy nhiên, mỏ khí này được hình thành trong các hồ chứa cát nên có thể xử lý được với các công nghệ hiện tại. Bước tiếp theo, các bên liên quan sẽ bàn tới vấn đề kinh tế trước khi đưa mỏ khí này vào sản xuất.

Nhà khoa học cấp cao Tim Collett nhận định rằng kết quả của chuyến thám hiểm lần này một bước tiến quan trọng trong quá trình tìm hiểu tiềm năng của các nguồn năng lượng chưa được sử dụng tới nhiều như khi gas tự nhiên hóa lỏng.

Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới

Sản lượng thức ăn chăn nuôi trong nước hiện không đủ đáp ứng nhu cầu. Nhu cầu thịt lợn tăng nhanh kéo theo nhu cầu nhập khẩu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi.

Nhiều công ty nước ngoài bao gồm Cargill và một số doanh nghiệp lớn trong nước như Hoà Phát đang có kế hoạch xây dựng thêm nhiều nhà máy sẳn xuất thức ăn chăn nuôi với hy vọng lợi nhuận tăng trưởng tỷ lệ thuận với lượng tiêu dùng thịt.

Theo Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), lượng tiêu thụ thịt lợn trong nước tăng gấp đôi kể từ năm 2000. Trong 7 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có nhu cầu thịt lợn lớn nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, sản lượng trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu, nhập khẩu đậu tương của Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ năm 2012. Do sản lượng thế giới trong những năm qua không biến động giúp ổn định giá cả, cùng với thu nhập bình quân tăng lên khiến người tiêu dùng trong nước chi nhiều tiền hơn vào các sản phẩm thịt và protein.

Theo ông Trần Tuấn Dương, tổng giám đốc Hoà Phát “mặc dù ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi không mang lại lợi nhuận cao và cạnh tranh khốc liệt, nhưng thị trường lớn và nhiều tiềm năng.” Hoà Phát dự định sẽ mở nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thứ hai trong năm tới.

Hiện Trung Quốc đang đứng đầu về tiêu thụ thịt lợn nhưng vị trị này có thể sớm bị thay thế bởi Việt Nam. OECD ước tính đến năm 2023, lương tiêu thụ trên đầu người ở Việt Nam sẽ ở mức 33,9 kg so với mức 22,9 kg hiện tại trong khi dự báo của Trung Quốc chỉ ở mức 33,2 kg. Thu nhập bình quân của người Việt đã tăng 42% trong 5 năm qua lên 2.173,65 USD và được dự báo sẽ tăng 43% lên 3.105,41 USD vào năm 2021 sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng lên cao.

Tính đến tháng 6 năm nay, sản lượng chăn nuôi trong nước đạt 28,3 triệu con lợn tăng 3,9% so với một năm trước và vẫn đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là sản lượng ngô và đầu tương không đáp ứng đủ nhu cầu chăn nuôi, phần nào do chi phí sản xuất cũng như đất trồng không phù hợp.

Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 70% thành phần sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhập khẩu ngô năm ngoái chạm mức kỷ lục 7,55 triệu tấn trong khi sản lượng trong nước chỉ tăng 2,8% lên 5,28 triệu tấn. Nhập khẩu đậu tương cũng sẽ có khả năng chạm đỉnh 5,2 triệu tấn vào năm 2017 so với 2,28 triệu tấn vào năm 2012.

Với nhiều nhà máy đang được xây dựng, có khả năng Việt Nam sẽ nhập khẩu thêm nhiều đậu tương chế biến trong năm tới với 1,75 triệu tấn. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi sẽ tăng hơn 10% mỗi năm đồng nghĩa với việc cần có hơn 20 triệu tấn thức ăn gia súc vào năm 2018, ông Dương nói thêm.

Đến năm 2022, giá trị thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước sẽ đạt 10,55 tỷ USD, theo nghiên cứu của Grand View. Như vậy con số này cao hơn 50% so với mức 7 tỷ USD hiện tại, theo ước tính của Masan.

Do tiềm năng lớn nên đây là ngành sản xuất hấp dẫn trong những năm vừa qua. Nhiều doanh nghiệp đã mở rộng đầu tư trong đó Cargill mở cửa nhà máy thứ 11 tại Việt Nam và sẽ hoàn thành xây dựng một nhà máy khác vào cuối năm 2017. Masan mua lại hai thương hiệu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp là Pronco và Anco. Dabaco cũng bắt đầu xây dựng nhà máy có công suất 200 nghìn tấn/năm và có kế hoạch xây hai nhà máy khác với công suất 150 nghìn tấn/năm với mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn/năm vào năm 2019.

Hoa Kỳ sắp cấp phép nhập khẩu cho quả vú sữa

 Tin từ Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ cho phép nhập khẩu thêm quả vú sữa của Việt Nam, dự kiến vào quý IV-2016.

neu duoc cap phep, vu sua la loai qua thu 5 cua viet nam duoc xuat khau vao hoa ky. anh internet.

Nếu được cấp phép, vú sữa là loại quả thứ 5 của Việt Nam được xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Ảnh internet.

Với việc trái vú sữa được cấp “giấy thông hành” sang Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ có 5 loại quả được xuất khẩu vào Hoa Kỳ gồm thanh long, chôm chôm, vải và nhãn.

Theo ông Đào Trần Nhân, Tham tán Công sứ, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, trong Công báo Liên bang ngày 19-7, Cơ quan kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ nêu rõ, theo đề nghị của Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam, APHIS đã hoàn tất bản báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại để đánh giá những nguy cơ liên quan đến việc nhập khẩu quả vú sữa tươi từ Việt Nam vào lục địa Hoa Kỳ. 

Trên cơ sở của bản báo cáo phân tích này, APHIS kết luận rằng quả vú sữa tươi từ Việt Nam là an toàn để nhập khẩu vào lục địa Hoa Kỳ và chỉ cần áp dụng một hoặc vài tiêu chuẩn về vệ sinh thực vật nhất định là có thể làm giảm bớt những nguy cơ của việc xâm nhập hay lan truyền sâu bọ thực vật hoặc dịch hại liên quan đến việc nhập khẩu quả vú sữa tươi từ Việt Nam. 

Những tiêu chuẩn này gồm: Quả vú sữa tươi chỉ được nhập khẩu như hàng hóa thương mại; mỗi chuyến hàng xuất khẩu quả vú sữa tươi đều phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam cấp; mỗi chuyến hàng xuất khẩu quả vú sữa tươi phải được xử lý đúng quy định theo mục 7 phần 305 của Luật về các quy định của Liên bang (CFR); mỗi chuyến hàng xuất khẩu đều là đối tượng kiểm tra ngay khi cập cảng vào Hoa Kỳ.

Trong thời gian từ nay đến 19-9, cơ quan này sẽ nhận đóng góp ý của các bên liên quan. Sau khi xem xét mọi ý kiến đóng góp, bình luận nhận được, nếu toàn bộ phân tích kết luận của APHIS và người chịu trách nhiệm xác định nguy cơ dịch hại vẫn không thay đổi, APHIS sẽ cho công bố quyết định cho phép nhập khẩu loại quả này từ Việt Nam vào Hoa Kỳ trong một thông báo chính thức sau.

Đây là tin vui đối với các doanh nghiệp và cơ quan thương vụ này khuyến cáo, doanh nghiệp cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt hàng và sẵn sàng cung cấp sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ ngay khi có thông báo chính thức.(HQ)

Vì sao giá hạt điều chạm “đỉnh”?

Theo Bộ NN&PTNT: Tháng 7 vừa qua, có những thời điểm giá thu mua hạt điều khô tại Bình Phước đã đạt mức cao nhất trong suốt nhiều năm gần đây, lên tới 44.000 đồng/kg. 

che bien hat dieu xuat khau. anh: internet

Chế biến hạt điều xuất khẩu. Ảnh: Internet

Đó là vào ngày 11 và 13-7. Hiện nay, giá đã giảm nhẹ xuống mức 43.500 đồng/kg. Tuy nhiên đây vẫn được nhìn nhận là mức giá khá cao.

Nguyên nhân theo đại diện Bộ NN&PTNT là do nhu cầu mua điều thô phục vụ chế biến tăng, trong khi đó hạt điều tồn kho trong nước còn ít do mất mùa.

Xét về nguồn nguyên liệu nhập khẩu, giá điều thô nhập khẩu cũng ở mức cao do sản lượng điều tại một số nước xuất khẩu điều thô giảm.

Ngoài ra, việc cạnh tranh nguyên liệu gay gắt giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá điều thô tăng lên.

Thống kê mới nhất của Bộ NN&PTNT cho thấy: Lũy kế 7 tháng đầu năm, tổng lượng hạt điều xuất khẩu đạt 189 nghìn tấn và 1,46 tỷ USD, tăng 2,5% về khối lượng và tăng 9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Giá hạt điều xuất khẩu bình quân nửa đầu năm đạt 7.694 USD/tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 33,6%, 13,3% và 13,2% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều.(HQ)

Trung Quốc vẫn là thị trường XK quan trọng của thịt lợn dù rủi ro

 Trong tháng 7, giá lợn hơi bán ra tại nhiều địa phương đã giảm rõ rệt so với tháng trước, đặc biệt so với thời gian đỉnh điểm cuối tháng 4, đầu tháng 5 do Trung Quốc hạn chế mua.

ong nguyen van trong, pho cuc truong cuc chan nuoi (bo nn&ptnt)

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT)

Thừa nhận thị trường Trung Quốc nhiều rủi ro, song ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) vẫn khẳng định đây là thị trường quan trọng của ngành chăn nuôi trong thời gian tới.

Ông nhìn nhận như thế nào về những rủi ro đặt ra đối với người chăn nuôi, xuất phát từ thực tế vài tháng trước Trung Quốc ồ ạt thu mua lợn mỡ, song đến thời điểm hiện tại lại hạn chế?

Chưa thể thống kê chính xác lượng lợn mỡ xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian vừa qua, tuy nhiên thông tin từ cửa khẩu Cao Bằng hoặc Lạng Sơn cho thấy có ngày xuất khẩu lên tới 50-60 xe hoặc tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) có ngày xuất khẩu lên tới 30 xe. Song có ngày lại chỉ xuất khẩu khoảng một vài xe. 

Xuất khẩu lợn mỡ sang Trung Quốc hoàn toàn theo lối tiểu ngạch nên người chăn nuôi dễ rơi vào thế bị động khi giá hạ hoặc cầu giảm lượng mua. Giai đoạn tháng 3, tháng 4 vừa qua, do giá lợn tăng nên chăn nuôi lợn cũng gia tăng đột biến khoảng 20%. Người chăn nuôi vào đàn trong lúc giá lợn cao, đồng nghĩa với việc giá con giống cao sẽ phải đối diện với rủi ro càng cao. Đến nay, khi Trung Quốc siết chặt việc nhập khẩu, giá lập tức hạ nhanh. Thời gian tới, thịt lợn thừa nhiều, dự kiến giá sẽ tiếp tục giảm. 

Tuy vậy, phải khẳng định, Trung Quốc vẫn là thị trường chủ yếu, tiềm năng cho ngành chăn nuôi lợn. Bởi, Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), song giá thành sản phẩm chăn nuôi còn cao, chưa đáp ứng được các vấn đề về an toàn thực phẩm… nên muốn xuất khẩu sang EU hay các nước khác khá khó khăn. 

Đã nhiều năm, không ít mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc rơi vào tình trạng, xuất khẩu ồ ạt khi giá cao và khi Trung Quốc đột ngột dừng thu mua, người nông dân phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Phải chăng không có cách nào khắc phục điều này, thưa ông?

Trên thực tế, để có kế hoạch chủ động cho sản xuất thì xuất khẩu hay nhập khẩu đều phải tiến hành chính ngạch. Tuy nhiên, muốn chính ngạch không thể đơn phương thực hiện mà phải có thỏa thuận giữa hai nước. Hơn nữa, khi xuất khẩu hàng hóa chính ngạch, chất lượng sản phẩm cũng phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn của nước nhập khẩu hoặc tiêu chuẩn vùng. Sản phẩm chăn nuôi nói riêng, nông sản nói chung của Việt Nam còn có hạn chế về an toàn thực phẩm nên muốn xuất khẩu chính ngạch không đơn giản. 

Trước mắt để giảm thiểu rủi ro, ông có khuyến cáo gì cho người chăn nuôi?

Người chăn nuôi cần lưu ý, để tránh rủi ro không nên ồ ạt thay thế đàn ở thời điểm giá cao, ngược lại cũng không nên bỏ đàn tại thời điểm giá xuống. Khi đã xác định chăn nuôi là nghề thì phải đảm bảo sự ổn định, đều đặn mới đem lại lợi nhuận. 

Về lâu dài, để đảm bảo sự phát triển ổn định, người chăn nuôi nên tiến hành chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã ban hành 8 VietGAP mới cho trang trại và 2 VietGAP mới cho nông hộ. Những VietGAP này được xây dựng đơn giản hơn nhiều so với trước, giảm khoảng 30 chỉ tiêu nhưng vẫn đảm bảo an toàn và đảm bảo phù hợp với vùng. Bên cạnh đó, tăng cường giống vật nuôi bản địa có chất lượng cao để cạnh tranh được với thị trường quốc tế cũng là một hướng làm khả thi. (HQ)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-07-2016

    Đại gia Hàn Quốc có thể chi hơn 700 tỷ đồng mua Xúc xích Đức Việt
    Nghi thép Trung Quốc dùng xuất xứ Việt Nam xuất khẩu
    PVI đạt doanh thu gần 4.200 tỷ đồng, tiếp tục đứng đầu thị phần bảo hiểm phi nhân thọ
    Người dùng tiếp tục mang về hàng tỷ USD cho Facebook
    VAMI tố doanh nghiệp nhập khẩu khai gian giá ôtô Trung Quốc để lách thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-07-2016

    Tiếp tục gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia
    Ngành lúa mỳ nước Anh hưởng lợi từ quyết định rời khỏi EU
    Thống kê chính thức đầu tiên về sức khỏe kinh tế Anh hậu Brexit
    CTCP Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung bị tố ăn cắp hình ảnh, thương hiệu
    Mỹ nâng biên độ phá giá hai doanh nghiệp thép tại Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-07-2016

    Brazil vươn mạnh ra thị trường nông sản thế giới
    Trung Quốc ra tay hạ nhiệt thị trường tiền tệ
    Xuất khẩu nông, lâm và thủy sản đạt 17,8 tỷ USD
    Điện thoại và linh kiện chiếm hơn 1/5 kim ngạch xuất khẩu
    Apple đã bán được 1 tỷ iPhone

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-07-2016

    6 tháng đầu năm: Mua bán, sáp nhập đạt trên 3 tỷ USD
    Vị trí trung tâm tài chính hàng đầu của London lung lay vì Brexit
    Anh và Mỹ thảo luận về hợp tác thương mại sau sự kiện Brexit
    Áp dụng quy chế miễn trừ khi NK thép dây hợp kim để sản xuất vật liệu que hàn
    Tiêu dùng vẫn chậm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-07-2016

    Ngân hàng Thế giới nâng dự báo giá dầu năm 2016 lên mức 43 USD
    Xay nghiền cacao của châu Á tăng do châu Phi mất mùa
    EIA: Lượng dầu lưu kho của Mỹ bất ngờ tăng
    Fed để ngỏ khả năng tăng lãi suất đến tận tháng 9
    New Zealand thặng dự thương mại trong tháng 6

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-07-2016

    Đòn nặng sau PCA, Trung Quốc có thể gây sức ép khiến kinh tế Việt Nam khó khăn hơn
    Chính quyền Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế khổng lồ
    Lượng than nhập khẩu tăng mạnh
    Cổ phiếu Apple tăng giá nhờ bán nhiều iPhone hơn dự báo
    Cảnh báo thảm họa tài chính ở châu Á

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-07-2016

    Bitexco bắt tay Mitsubishi làm dự án 1,9 tỷ USD tại Hà Nội
    Một cá nhân bị phạt 550 triệu đồng vì thao túng giá cổ phiếu
    NYDC đóng cửa nhà hàng cuối cùng tại Việt Nam
    Nhiều doanh nghiệp khai gian giá xe tải nhập từ Trung Quốc để trốn thuế
    Ngân hàng Trung Quốc hô biến 1,6 tỷ USD nợ xấu thành cổ phiếu

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-07-2016

    Xuất khẩu cà phê tăng 18% sau 7 tháng
    Bio Ethanol Dung Quất đóng cửa do thua lỗ nghìn tỷ
    Bùng nổ doanh nghiệp ngoại vào Việt Nam thâu tóm
    Yên lên cao nhất 1 tuần do đồn đoán Nhật Bản giảm quy mô kích thích
    USD giảm so với yên nhưng tăng so với euro

  • Tin kinh tế đọc nhanh 28-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 28-07-2016

    Ngân hàng trung ương Singapore tăng kiểm soát hành vi rửa tiền
    G20 "đau đầu" tìm cách giải quyết dư thừa thép toàn cầu
    Mỹ cảnh báo tác động của Brexit tới ngành tài chính trong nước
    Giá điều xuất khẩu vụt tăng trở lại
    Lo ngại thị trường tôm xuất khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-07-2016

    Người Trung Quốc tràn sang Mỹ làm việc
    Tám nhóm hàng tăng giá
    Hàng ngàn kiện hàng tồn đọng ở cảng, sân bay
    Nhà máy kính tiết kiệm năng lượng đầu tiên tại Đông Nam Á
    Đồng NDT sắp vào giỏ tiền tệ quốc tế