tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-03-2016

  • Cập nhật : 28/03/2016

2 vạn doanh nghiệp đóng cửa, bội chi ngân sách 45.000 tỷ đồng

gdp quy i/2016 uoc tinh tang 5,46% so voi cung ky nam truoc. muc tang tren cao hon muc tang cung ky cua cac nam 2012, 2013 va 2014, tuy nhien, lai thap hon muc tang cua nam 2015 cho thay nen kinh te cua viet nam bat dau co dau hieu chung lai.

GDP quý I/2016 ước tính tăng 5,46% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trên cao hơn mức tăng cùng kỳ của các năm 2012, 2013 và 2014, tuy nhiên, lại thấp hơn mức tăng của năm 2015 cho thấy nền kinh tế của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu chững lại.

Số liệu trên vừa được công bố trong báo cáo kết quả kinh tế xã hội 3 tháng đầu năm 2016 của Tổng cục Thống kê.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/3/2016 ước tính đạt 182,4 nghìn tỷ đồng, bằng 18% dự toán năm.

Trong đó, thu nội địa chiếm 152,1 nghìn tỷ đồng; thu từ dầu thô 7,2 nghìn tỷ đồng; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 22,8 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 31,8 nghìn tỷ đồng, chủ yếu do giảm thu từ nhà máy lọc dầuDung Quất do giá dầu giảm.

Trong khi đó, tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/3/2016 ước tính đạt 227,7 nghìn tỷ đồng , bằng 17,9% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển là 40,1 nghìn tỷ đồng, tương đương với số chi trả nợ và viện trợ là 31,9 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã bội chi ngân sách khoảng 45.000 tỷ đồng.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2016, tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động là 20.044, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước.

Con số doanh nghiệp đóng cửa, giải thể thực tế quý I/2016 cao hơn 1.200 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2015 khi số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động của quý I/2015 là 18.700 doanh nghiệp.

Về số thành lập mới, quý I/2016 cả nước cả nước có 23.767 doanh nghiệp, tổng vốn đạt 186.000 tỷ đồng, tăng 24,8% về số lượng và tăng 67,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Số vốn đăng ký bình quân đạt 7,8 tỷ đồng.

Riêng trong tháng 3/2016, cả nước có hơn 9.800 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 72.900 tỷ đồng, tăng 76,6% về số doanh nghiệp và tăng 35,7% về số vốn đăng ký so với tháng trước.

Theo nhận định của cơ quan thống kê, nền kinh tế của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu chững lại và cũng đang đối mặt với không ít những thách thức, khó khăn.

Kinh thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam cũng phải chịu nhiều bất lợi. Đặc biệt, tình hình hạn hán ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và xâm ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và xuất nhập khẩu, Tổng cục Thống kê cho biết.


Giá hạt điều đang ở mức cao nhất trong 10 năm

gia hat dieu dang o muc cao nhat trong 10 nam

Giá hạt điều đang ở mức cao nhất trong 10 năm

Giá hạt điều tươi dịp đầu năm nay đang được đánh giá đạt mức tốt nhất trong 10 năm qua, chủ yếu là bởi giá điều thế giới nhích lên, đồng thời hạt điều trong nước có chất lượng.

Tính chung trong quý I, điều có giá khá tốt. Đặc biệt, từ giữa tháng 2 đến nay, các nhà vườn ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng bắt đầu thu hoạch điều tươi và giá năm nay được xem là ở mức cao nhất trong 10 năm qua.

Cụ thể, hiện nay giá thu mua điều tươi ở vào khoảng 31.000 đ/kg, tuy giảm so với thời điểm đầu vụ vào giữa tháng 2 (lên đến 34.000 đ/kg) nhưng vẫn được xem ở mức cao.

Theo nhiều chuyên gia lĩnh vực này, giá điều năm nay tăng là do giá thế giới nhích lên, đồng thời hạt điều trong nước có chất lượng vượt trội.

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy: Trong quý I, khối lượng xuất khẩu hạt điều ước đạt 55 nghìn tấn với 416 triệu USD, giảm 1,7% về khối lượng nhưng tăng 3,3% về trị giá với cùng kỳ năm 2015.

Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm đạt 7.530 USD/tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 27,54%, 21,16% và 12,71% tổng trị giá xuất khẩu.


Ba tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản tăng nhẹ

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu Thủy sản trong 3 tháng đầu năm đạt gần 1,36 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2015.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng Ba ước đạt gần 2,54 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt 6,73 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Về sản phẩm gạo, khối lượng gạo xuất khẩu tháng Ba ước đạt 629.000 tấn, với giá trị đạt 274 triệu USD, đưa khối lượng gạo xuất khẩu 3 tháng ước đạt 1,59 triệu tấn, giá trị đạt 692 triệu USD, tăng 41,6% về khối lượng và tăng 40,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Đáng chú ý, mặc dù đã có nhiều dự báo khô hạn sẽ ảnh hưởng đến sản lượng nhưng giá trị xuất khẩu mặt hàng thủy sản đã không sụt giảm , thậm chí tăng nhẹ. Cụ thể, 3 tháng đầu năm đạt gần 1,36 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc vẫn là 3 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 51,84%.

Xuất khẩu cà phê trong tháng Ba ước đạt 182.000 tấn với giá trị 300 triệu USD, đưa khối lượng càphê xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt 479.000 tấn đạt giá trị 808 triệu USD, tăng 30,2% về khối lượng và tăng 5,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Đức và Mỹtiếp tục là 2 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam .

Trong khi đó, khối lượng chè xuất khẩu 3 tháng qua chỉ đạt 23.000 tấn đạt giá trị 35 triệu USD, giảm 5% về khối lượng và giảm 10,2% về giá trị so với cùng kỳ.

Cũng trong tháng Ba, ước giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 1,97 tỷ USD, đưa giá trị nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 5,31 tỷ USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Các mặt hàng nhập khẩu chính đạt khoảng 3,77 tỷ USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước.


Sản lượng lúa Mùa và Đông Xuân tại Kiên Giang giảm 241.000 tấn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang, sản xuất lúa Mùa và Đông Xuân 2015-2016 của tỉnh​ có chỉ tiêu hơn 2,5 triệu tấn, chiếm 53,24% sản lượng kế hoạch năm 2016.

Thế nhưng tổng sản lượng của 2 trà lúa này chỉ đạt khoảng 2,2 triệu tấn, giảm hơn 241.000 tấn lúa so với chỉ tiêu đề ra.

Để bù đắp sản lượng hụt giảm do hạn mặn và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản lượng lúa năm 2016, tỉnh Kiên Giang điều chỉnh cơ cấu sản xuất vụ Hè Thu, Thu Đông theo hướng thích hợp về nguồn nước, tránh hạn mặn, hệ thống thủy lợi đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất an toàn, bền vững và hiệu quả.

Theo tiến s​ỹ Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang, tỉnh bố trí thời vụ xuống giống cho từng tiểu vùng sản xuất nhằm tránh hạn, mặn, ứng phó với điều kiện thời tiết không thuận lợi để giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra.

Đối với vụ Hè Thu sản xuất 302.000 ha, những tiểu vùng trên vùng Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu cải thiện được tình trạng hạn mặn bằng hệ thống thủy lợi đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt và chủ động nguồn nước, tập trung gieo sạ trong tháng 3, diện tích còn lại xuống giống dứt điểm tháng 4.

Vùng không chủ động được nguồn nước, phải chờ mưa gieo sạ, vùng đầu nguồn lũ, vùng ven biển của Tứ giác Long Xuyên, khu vực ven sông Cái Lớn, Cái Bé vùng Tây sông Hậu và vùng sản xuất U Minh Thượng xuống giống từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6.

Tiếp đến, sản xuất 120.000 ha lúa vụ Thu Đông, gieo sạ đợt 1 trong tháng 6 đối với các tiểu vùng trên vùng Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu thu hoạch xong lúa Hè Thu.

Đợt 2 gieo sạ trong tháng 7 trên diện tích sản xuất lúa Hè Thu xuống giống vào tháng 4 đã thu hoạch của các huyện vùng Tây sông Hậu và một phần huyện Gò Quao.

Ngoài ra, sản xuất lúa Mùa trên nền đất nuôi tôm và lúa - tôm vùng Vĩnh Thuận, ven biển huyện An Biên, An Minh và phía Nam Quốc lộ 80 trở ra biển vùng Tứ giác Long Xuyên gieo cấy từ tháng 8 đến tháng 10.

Cùng với đó, ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang chuẩn bị lượng lúa giống, khuyến cáo nông dân sử dụng các giống lúa chất lượng cao, ngắn ngày, có khả năng chống chịu hạn mặn, phẩm cấp gạo ngon… thích hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng, từng vùng để gieo sạ như: OM5451, OM2517, OM9676, OM6162, OM9921, OM677…

Để sản xuất vụ lúa Hè Thu, Thu Đông an toàn, bền vững và hiệu quả trong điều kiện thời tiết bất lợi như hiện nay, các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Kiên Giang đã triển khai đồng bộ các phương án thủy lợi phục vụ sản xuất.

Theo đó, quản lý vận hành việc đóng, mở hệ thống cống trên tuyến đê biển nhằm ngăn mặn - giữ ngọt hợp lý; hoàn thành đắp 118/154 đập ngăn mặn - giữ ngọt, bước đầu cải thiện đáng kể tình trạng xâm nhập mặn trên địa bàn các huyện Kiên Lương, Giang Thành và Hòn Đất.

Duy tu, sửa chữa trạm bơm, máy bơm tập thể để chủ động bơm tát. Kiểm tra, xử lý những sự cố hư hỏng các công trình thủy lợi, nạo vét hệ thống kênh thủy lợi trọng yếu, kênh mương nội đồng.

Cùng với đó, đắp hoàn thành 2 đập lớn trên kênh Rạch Giá​-Hà Tiên tại xã Hòa Điền (Kiên Lương) và kênh Rạch Giá​-Long Xuyên tại đoạn giáp ranh 2 phường Vĩnh Thanh​-Vĩnh Hiệp (thành phố Rạch Giá) vừa ngăn mặn, giữ ngọt bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân, vừa chuẩn bị đón dòng nước từ thượng nguồn sông M​ekong đổ về Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 4 để tích trữ nước cho vùng Tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển ​Nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến thời điểm này toàn tỉnh đã xuống giống vụ lúa Hè Thu hơn 90.000ha, đạt hơn 30% kế hoạch.

Sản xuất vụ lúa Hè Thu và Thu Đông, tỉnh Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng hơn 2,3 triệu tấn; trong đó lúa Hè Thu 1,6 triệu tấn trở lên, góp phần đạt kế hoạch mục tiêu tổng sản lượng lương thực năm 2016 gần 4,7 triệu tấn lúa./.


Ngành tôm điêu đứng

Nắng nóng kéo dài, cạn kiệt nguồn nước và độ mặn tăng cao làm thiệt hại hàng loạt diện tích nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL

Theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh Bạc Liêu có hơn 1.360 ha tôm nuôi bị thiệt hại, trong khi con số này tại Cà Mau là 2.700 ha. Nguyên nhân tôm chết ngoài chất lượng con giống chưa bảo đảm, ô nhiễm môi trường, phần lớn do ảnh hưởng nắng nóng kéo dài làm cho độ mặn trong các ao nuôi tăng cao vượt ngưỡng thích nghi của tôm. Đặc biệt, ở một số địa phương có nhiều mô hình nuôi tôm được đánh giá là bền vững như: tôm - lúa, tôm quảng canh, quảng canh cải tiến… cũng bị thiệt hại nặng.

Thiệt hại toàn diện

Những ngày qua, bà Nguyễn Thị Thiệt (ngụ xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) phải lội xuống ao mò tôm chết để làm khô. “Nước quá mặn và nóng, tôm sú mới thả nuôi chưa đầy 2 tháng không chịu nổi, chết thối cả ao. Tôm cỡ này bán chẳng ai mua. Xót của, tôi để làm khô ăn dần” - bà Thiệt buồn bã.

Nhiều nông dân ở xã này cũng cho biết nắng nóng, kiệt nguồn nước và độ mặn quá cao, tôm không lột vỏ nên không lớn nổi. “Tôi và một số người đành chấp nhận bỏ lứa tôm này, phơi ao chờ mưa vì tiếp tục chỉ thêm tốn kém tiền mua thức ăn cho tôm và tốn công vô ích. Với điều kiện thời tiết này, có phép mầu tôm mới sống được” - ông Liêu Văn Nhị, ngụ xã Vĩnh Trạch Đông, nói.

Các hộ nuôi tôm bán thâm canh ở Cà Mau cũng rơi vào tình trạng không có đủ nước để bơm vào ao đầm nuôi tôm vì nước các sông rạch cạn kiệt và rất mặn. Ông Tiến - một chủ trang trại nuôi tôm ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau - cho biết nuôi tôm trong điều kiện thời tiết bình thường đã khó, nên thời tiết như hiện nay thì không có hy vọng gì nhiều. Trong khi đó, vốn đầu tư nuôi tôm công nghiệp rất lớn nên tốt nhất là treo ao, chờ trời mưa cho độ mặn giảm xuống mới thả tôm được.

Ông Sơn Thành và hàng trăm hộ nuôi tôm khác ở xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình thả tôm nuôi hơn tháng nay nhưng vẫn không lột xác phát triển được do nắng nóng làm cho độ mặn trong ao tăng cao. “Mô hình lúa - tôm kết hợp hay ở chỗ là vừa tạo môi trường sống cho tôm vừa thu hoạch thêm lúa. Có điều một khi lúa chết thì tôm chắc chắn sẽ chết theo. Những năm qua, tôm cũng có chết lai rai nhưng hiếm khi nào xảy ra tình trạng lúa chết trắng như bây giờ. Chúng tôi thiệt hại toàn diện, không thu hoạch được tôm mà cũng chẳng còn lúa để ăn” - ông Thành rầu rĩ.

Thiếu nguyên liệu xuất khẩu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT), trong quý I/2016, giá tôm nguyên liệu có xu hướng ổn định ở mức cao do nguồn cung nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu rất yếu vì điều kiện thời tiết bất lợi. Việt Nam đã phải chi 228 triệu USD nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Trong đó, nguồn cung nguyên liệu thủy sản chủ yếu đến từ Ấn Độ (34,1%), Na Uy (8,1%), Đài Loan (6,8%), Nhật Bản (5,5%) và Hàn Quốc (5,1%). Thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái là Thái Lan (tăng 76,6%), tiếp đến là Đài Loan (tăng 30,1%).

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng ĐBSCL đang rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn lĩnh vực nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản. Lượng tôm thả từ tháng 12-2015 đến tháng 3-2016 chỉ bằng 50% so với cùng kỳ. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và giá tôm đã tăng cao, các sản phẩm thủy sản khác cũng tăng. Do đó, phải tìm các giải pháp để khắc phục, bù đắp những thiệt hại, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Theo ông Tám, giải pháp cấp bách phải thực hiện là tăng cường quan trắc cảnh báo môi trường để thông báo kịp thời cho người dân chủ động ứng phó. Chuẩn bị thả giống từ tháng 4 thay vì tháng 6 có mưa vào các ao ươm trước khi nuôi đại trà, tăng cường diện tích tôm lúa và chú trọng nuôi tôm quảng canh vì đang có triển vọng. Năng suất tôm quảng canh hiện khoảng 300 kg/ha, nếu áp dụng tốt biện pháp kỹ thuật, có thế nâng lên 400 kg/ha. Với diện tích nuôi tôm quảng canh hơn 200.000 ha như hiện nay, có thể bù đắp được sản lượng nguyên liệu tôm thiếu hụt. “Về lâu dài, chúng ta càng phải tăng cường các giải pháp về khoa học - công nghệ để thích ứng với biến đổi khí hậu. Chẳng hạn, tới đây sẽ nghiên cứu các giống tôm, giống cá chịu mặn như tôm thẻ chân trắng, cá tra…; các loại cây trồng trên vùng đất bị xâm nhập mặn mà đang quảng canh để tạo ra môi trường cho tôm quảng canh được nâng cao năng suất hay việc nghiên cứu giống lúa có sức chịu đựng độ mặn trên 5%o” - ông Tám lưu ý.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-03-2016

    Sau Aeon, Lotte,... các “đại gia” bán lẻ Châu Âu, Trung Đông sắp đổ tiền vào Việt Nam
    Bác đề xuất hưởng thuế suất 0% của vàng Bồng Miêu
    Trung Quốc - Thiên đường rửa tiền
    Doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt sa thải công nhân
    Gay cấn cuộc đua thâu tóm thương hiệu Sheraton

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-03-2016

    Tính chuyện hút thêm 2 triệu tấn dầu thô để bù đắp ngân sách
    Giải mã cơn sóng ngầm tăng lãi suất
    Năm 2015, cảng Hải Phòng lãi 450 tỷ đồng, chia cổ tức 8%
    Xử lý nợ xấu phải có giải pháp căn cơ
    Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam hầu tòa

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-03-2016

    Ukraine bất ngờ ra tiền giấy bằng… sợi lanh
    Nhật Bản kêu khó khi nhập khẩu hàng vào Việt Nam
    Từ 31.3, ngân hàng chấm dứt cho vay ngoại tệ sản xuất kinh doanh
    Khởi công nhà máy nhiệt điện hơn 1,8 tỉ USD
    Malaysia đề xuất 'chứng nhận ASEAN' về an toàn thực phẩm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-03-2016

    Xuất khẩu thủy sản hai tháng đầu năm đạt gần 1 tỉ USD
    Thị trường USD trước lệnh cấm cho vay ngoại tệ
    Indonesia áp thuế thêm 5 năm với thép Việt
    Cơ chế nhập khẩu đường sắp được “chuẩn y”
    Các ngân hàng đồng loạt bơm vốn cho nông dân

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-03-2016

    Sharp sẽ về tay Foxconn với giá 4,3 tỷ USD vào tuần tới
    Thủ tướng quyết định thành lập Khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội
    Doanh nghiệp bia lo bị đối xử bất bình đẳng
    Thép Pomina bị tố nhập phôi, sản xuất cầm chừng
    Hoàn thiện quy định quản lý ngoại hối

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-03-2016

    Chi thêm 6 tỷ USD gom mua, dự trữ vàng của Nga lên hơn 381 tỷ USD
    Hãng hàng không mới Vietstar Airlines thuộc Bộ Quốc phòng
    Trung Quốc tăng 0,46% tỷ giá nhân dân tệ qua 3 phiên liên tiếp
    Italy thiệt hại 3,6 tỷ euro vì lệnh cấm vận Nga
    Đề nghị cơ cấu nợ cho doanh nghiệp trồng cao su tại Lào

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-03-2016

    Miễn thuế xe Nga, vẫn không có ô tô con giá rẻ
    Nước ASEAN nào rót tiền vào Việt Nam nhiều nhất 2015?
    Việt Nam sẽ trở thành thị trường của ô tô Thái Lan?
    Viettel cuối cùng cũng nhận giấy phép viễn thông tại Myanmar
    Nhà thầu Trung Quốc: Nên hay không?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-03-2016

    Ngành thực phẩm và đồ uống đón làn sóng “ngoại”
    Thu hồi giấy phép hoạt động của Ngân hàng liên doanh VID Public Bank
    Foxconn chốt thương vụ thâu tóm Sharp vào 31/3
    Không dễ đánh tráo lãi suất
    Hết thời lạm phát thấp?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 28-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 28-03-2016

    Trung Quốc tiêu hủy 35 tấn chuối nhập từ Philippines
    Thái Lan nói không với vốn vay của Trung Quốc "vì lợi ích quốc gia"
    Không cho Vinataba đăng ký nhãn hiệu và sản xuất thuốc JET, HERO
    Chúng ta cần thay đổi cách nhìn về Nhật Bản
    Nhà máy gần 1.900 tỷ đồng ở Dung Quất đóng cửa

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-03-2016

    Ngành than cần 18.000 tỷ đồng vốn mỗi năm
    Nối dài danh sách ngân hàng M&A
    Cảng Thọ Quang, Đà Nẵng: Dự án hạ tầng hàng hải đầu tiên đầu tư theo hình thức PPP
    Thành lập Hội đồng nước châu Á
    Nhà nước phải để doanh nghiệp đứng lên vai