tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-07-2016

  • Cập nhật : 26/07/2016

Mặt hàng nông, thủy sản đối mặt nhiều thách thức

Nếu không có biện pháp tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hàm lượng chế biến sản phẩm... thời gian tới, xuất khẩu sản phẩm nông-thủy sản khó có thể đạt mức tăng trưởng cao.

6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 82 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ, trong đó nhóm nông, lâm, thủy sản đạt 13,63 tỷ USD, tăng 4,1% so cùng kỳ

Theo nhận định từ các chuyên gia, đa số các mặt hàng nông-thủy sản xuất khẩu đã đến ngưỡng, sản lượng khó có thể tăng cao hơn nữa. Do vậy, nếu không có biện pháp tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hàm lượng chế biến thì trong thời gian tới, xuất khẩu nhóm hàng này khó có thể đạt mức tăng trưởng cao, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt.

Ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2016 đạt chưa tới 2,7 triệu tấn, giảm 2%. Đây là mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Theo ông Huệ, giải pháp cho ngành gạo là vẫn phải tiếp tục củng cố thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng thị trường mới. Về lâu dài, để nâng cao năng lực cho gạo xuất khẩu, cần tái cơ cấu sản xuất lúa gạo trong nước nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng được thương hiệu. Muốn làm được điều này cần phải có sự chung tay của Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cùng các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp (DN).

Đối với các DN xuất khẩu thủy sản, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, mặc dù 6 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn do thời tiết, giá cả thị trường giảm, nhưng xuất khẩu mặt hàng này vẫn đạt 3,08 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt các thị trường lớn truyền thống vẫn duy trì tăng trưởng ổn định, riêng thị trường Trung Quốc có sự tăng đột biến. Dự báo cả năm 2016, xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 7,2 tỷ USD, tăng 8,2% so cùng kỳ năm trước, riêng sản phẩm xuất khẩu chủ lực là tôm ước đạt trên 3 tỷ USD.

Theo đánh giá của VASEP, mặc dù xuất khẩu thủy sản thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn, nhưng các sản phẩm chế biến sâu, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều dư địa phát triển, lượng tiêu thụ tại các thị trường lớn, truyền thống như Mỹ, EU vẫn tăng đều.

Chính vì vậy, ông Hòe cho rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước cần đồng hành với DN và nông dân, sớm quy hoạch phát triển chương trình nuôi tôm sạch. Nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm tôm sạch đạt chất lượng luôn tăng cao. Đồng thời, các cơ quan chức năng, nhất là quản lý thị trường cần xử phạt mạnh tay với hành vi bơm tạp chất vào tôm trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng xấu đến thị trường và uy tín của DN xuất khẩu.

Tại Hội nghị giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các tháng cuối năm 2016 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 19/7 tại TPHCM, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, để nâng cao giá trị cho hàng hóa nông, thủy sản xuất khẩu, Bộ sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT rà soát và triển khai thực hiện hiệu quả các đề án tái cơ cấu của từng ngành trong khuôn khổ đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; xây dựng quy hoạch sản phẩm nông sản, thủy sản xuất khẩu theo từng chủng loại hàng, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Bộ Công Thương cũng đề nghị Bộ NN&PTNT tăng cường tập huấn cho các hộ nông dân sản xuất, nuôi trồng, chế biến về các mô hình thực hành sản xuất tốt (GlobalGAP, VietGAP…), cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cách kiểm soát dư lượng kháng sinh... để thu được sản phẩm sạch, chất lượng cao cho xuất khẩu, đáp ứng các yêu cầu của thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường khó tính.(Chinhphu)

Xuất khẩu điện thoại, dệt may đem về nhiều ngoại tệ nhất cho Việt Nam

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/7, trong số các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, điện thoại và linh kiện chính là nhóm hàng mang về nhiều ngoại tệ nhất.
 

Theo đó, trong nửa đầu tháng 7/2016 (từ 1/7-15/7), Việt Nam đã thu được 1,2 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại và linh kiện, giảm 12,7 % so với 15 ngày cuối tháng 6. Tính đến ngày 15/7, xuất khẩu nhóm hàng này đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Hải quan Việt Nam, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 7 đạt hơn 7,21 tỷ USD, giảm 6,2% (tương ứng giảm hơn 477 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 6/2016. Tính đến hết ngày 15/7/2016 kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt  hơn 89,3 tỷ USD, tăng 6,5% (tương ứng tăng  gần 5,44 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.

Cũng tính đến 15/7, đứng ở vị trí thứ 2 về giá trị xuất khẩu, nhóm mặt hàng dệt may thu được hơn 12 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ 2015. Tiếp theo là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 8,6 tỷ USD, tăng 8,9%; giày dép các loại đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng 8,3%; máy móc thiết bị và phụ tùng đạt gần 4,9 tỷ USD, tăng 19,4%....

Theo Hải quan Việt Nam, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong nửa đầu tháng 7.2016 đạt gần 4,93 tỷ USD, giảm 7,1% (tương ứng giảm 375 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 6/2016.

Như vậy, tính đến hết ngày 15/7/2016 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt  hơn 62,25 tỷ USD, tăng 9,8% tương ứng tăng gần 5,56 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm đến 69,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Cán cân thương mại đảo chiều: xuất siêu

Hết tháng 6, cả nước xuất siêu 1,7 tỷ USD, trái ngược với mức thâm hụt thương mại lên đến 3,43 tỷ USD của cùng kỳ năm 2015, theo thông tin Tổng cục Hải quan vừa công bố.

Trong đó, khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xuất siêu 10,25 tỷ USD và khối các doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước (doanh nghiệp trong nước) nhập siêu gần 8,55 tỷ USD.

Đáng chú ý, xét ở khía cạnh châu lục, Việt Nam thâm hụt thương mại duy nhất với châu Á, chủ yếu thâm hụt từ Trung Quốc.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, thâm hụt thương mại với châu Á là hơn 26,69  tỷ USD, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2015 và bằng 69% so với kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu lục này.

Theo Tổng cục Hải quan, những tháng vừa qua các doanh nghiệp FDI vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động XNK của cả nước. Cụ thể, trị giá XNK của các doanh nghiệp FDI đạt  gần 104,45 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng kim ngạch XNK của cả nước, đạt mức tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong khi đó, kim ngạch xuất nhập khẩu khối doanh nghiệp vốn hoàn toàn trong nước đạt 58,13 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tính riêng về kim ngạch xuất khẩu, doanh nghiệp FDI vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao với trị giá hơn 57,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2015. Ngược lại doanh nghiệp hoàn toàn trong nước đạt 24,79 tỷ USD, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tập trung vào ba nhóm hàng  chính  gồm điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện với tổng trị giá đạt 25,73 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ, và chiếm 44,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của khối này.

Ngược lại với xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp FDI lại có mức tăng trưởng âm với trị giá hơn 47,11 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2015. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của doanh nghiệp FDI là điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với trị giá hơn 15,89 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, đạt kim ngạch hơn 7,07 tỷ USD...(HQ)

Saudi Arabia lấy lại vị trí hàng đầu về cung cấp dầu thô cho Trung Quốc

Số liệu hải quan cho thấy Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã lấy lại vị trí là nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho Trung Quốc trong tháng 6, sau khi bị Nga thay thế trong ba tháng trước.

Trung Quốc đã nhập khẩu 4,569 triệu tấn dầu thô từ Saudi Arabia trong tháng 6, hay 1,112 triệu thùng/ngày, giảm 14,2% trong năm nay, nhưng vượt mức 961.000 thùng/ngày trong tháng 5.
Nhập khẩu từ Saudi Arabia nhích tăng 0,24% trong 6 tháng năm nay so với một năm trước lên trung bình 1,06 triệu thùng/ngày.
Nga xuất khẩu sang Trung Quốc được hưởng lợi từ nhu cầu của các nhà máy lọc dầu độc lập kể từ cuối năm 2015, sau khi nước này cho phép các nhà máy lọc dầu này lần đầu tiên nhập khẩu dầu thô.
Trung Quốc đã nhập khẩu 4,107 triệu tấn, hay khoảng 999.420 thùng/ngày dầu thô trong tháng 6 từ Nga, giảm từ mức kỷ lục 1,24 triệu thùng/ngày trong tháng 5.
Nhập khẩu từ Nga tăng 35,3% trong nửa đầu năm nay lên 1,05 triệu thùng/ngày, chỉ sau Saudi Arabia.
Một chuyên gia năng lượng Trung Quốc tại Eurasia Group trụ ở Washington cho biết “Bắc Kinh có lẽ hoàn toàn hài lòng với sự cạnh tranh thị phần của thị trường dầu thô Trung Quốc”. “Chính phủ không muốn quá phụ thuộc vào bất cứ một nhà cung cấp nào, vì thế sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp là một sự phát triển được chào đón, đặc biệt nếu dẫn tới kết quả giá thấp hơn”.
Biệt danh nhà máy lọc dầu “teapots” là do quy mô tương đối nhỏ của chúng, các nhà máy độc lập góp phần hơn một nửa vào nhu cầu dầu tăng thêm 930.500 thùng/ngày của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay.
Việc tăng cường dự trữ của chính phủ là một động lực thúc đẩy nhập khẩu, do các bể chứa mới sẵn có.
Nhập khẩu từ Iran tăng 16,1% trong tháng 6 so với một năm trước lên 780.175 thùng, tăng từ mức 671.176 thùng/ngày trong tháng 5. Nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm nay tăng 2,5%.
Lượng nhập khẩu giữ tương đối ổn định do Tehran đang tập trung vào lấy lại thị phần bị mất tại châu Âu sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng mạnh cũng đến từ Kuwwai, nhà sản xuất nhỏ của OPEC cũng như Venezuela. Kuwait đã cung cấp hơn 45% trong tháng 6 lên 1,336 triệu thùng hay 325.100 thùng/ngày.
Các nguồn cung cấp từ Venezuela tăng vọt 88% trong tháng 6 và trong 6 tháng đầu năm tăng 35,5% lên 9,936 triệu tấn hay 398.500 thùng/ngày.
Xuất khẩu xăng ở mức cao kỷ lục
Trong khi tổng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 6 là thấp nhất theo ngày kể từ tháng 2, ở mức 7,45 triệu thùng/ngày, xuất khẩu nhiên liệu đã tinh chế này là ở mức thứ hai trong kỷ lục tại 4,22 treieuj tấn, cho thấy dư cung nhiên liệu ngày càng tăng.
Xuất khẩu xăng của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 1,1 triệu tấn trong tháng 6, hơn gấp đôi một năm trước.
Xuất khẩu dầu diesel tăng 64% lên gần 1,1 triệu tấn, tháng thứ 4 liên tiếp lượng xuất khẩu lên hơn 1 triệu tấn.
Ủy ban Cải tổ và Phát triển Quốc gia cho biết tiêu thụ nhiên liệu đã lọc của Trung Quốc tăng 4,4% trong nửa đầu năm so với một năm trước.
Nhu cầu xăng tăng 13,7% trong khi nhu cầu diesel giảm 3,1% trong giai đoạn này.(Vitic)
(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-07-2016

    Người Trung Quốc tràn sang Mỹ làm việc
    Tám nhóm hàng tăng giá
    Hàng ngàn kiện hàng tồn đọng ở cảng, sân bay
    Nhà máy kính tiết kiệm năng lượng đầu tiên tại Đông Nam Á
    Đồng NDT sắp vào giỏ tiền tệ quốc tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-07-2016

    Google thống trị thị trường quảng cáo tìm kiếm
    Nhật Bản: xuất khẩu giảm ít hơn so với dự kiến
    Sản lượng thép toàn cầu trong tháng 6 không thay đổi
    'Vua' cá tra tăng lãi 17 lần
    Dệt Long An vướng bê bối nợ nần

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-07-2016

    Lãi suất hay kết quả kinh doanh sẽ dẫn dắt thị trường chứng khoán?
    Hòa Phát lãi sau thuế 6 tháng 3.050 tỷ đồng, hoàn thành 95% kế hoạch năm
    Bảo Việt rót hàng trăm tỉ đồng vào Phú Quốc
    Bộ Xây dựng 'bêu tên' hàng loạt doanh nghiệp làm ăn yếu kém

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-07-2016

    Deutsche Bank vẫn thận trọng về tăng trưởng kinh tế thế giới
    Đánh giá rủi ro Việt Nam giảm đáng kể, khối ngoại mua ròng 17.100 tỷ TPCP từ đầu năm
    Châu Á đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ
    Ngân hàng Ấn độ mở chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 27-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 27-07-2016

    Xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng qua ước đạt 17,8 tỷ USD
    Những mặt hàng Trung Quốc nào vào Việt Nam nhiều nhất trong nửa năm nay?
    Startup Trung Quốc đặt cược vào khả năng bùng nổ dân số
    Hậu Brexit: Anh cân nhắc giảm thuế để thu hút đầu tư

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-07-2016

    Khó khăn vẫn rình rập dù xuất khẩu tăng
    Tăng cường sản xuất dầu từ các mỏ dầu sắp cạn kiệt bằng cách bơm CO2
    Dệt may, xuất khẩu than mất dần lợi thế cạnh tranh do chính sách tỷ giá
    Chubb Life Việt Nam nâng vốn chủ sở hữu lên 1.550 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-07-2016

    Ngành xi măng: Xuất khẩu khởi sắc
    Ngành giấy đang gặp nhiều khó khăn
    Xuất khẩu hàng dệt may đạt hơn 10 tỷ USD
    6 tháng, gần 50 nghìn ô tô được nhập về Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-07-2016

    Nợ công Trung Quốc vượt xa tất cả các quốc gia đang phát triển
    Fed có thể giữ nguyên chính sách lãi suất trong cuộc họp tuần tới
    Từ nay đến cuối năm: Đảm bảo ổn định lãi suất, tỷ giá
    Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại còn 6,5% trong năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-07-2016

    Brexit có thể làm thị trường tiền tệ thiệt hại 35 đến 40 tỷ USD
    Xuất khẩu trên 1 triệu lít nước dừa đóng hộp
    Doanh nghiệp VN chưa “mặn” với trọng tài quốc tế
    Dòng tiền lại ồ ạt chảy vào các thị trường mới nổi

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-07-2016

    Yếu tố tiền tệ chi phối lớn đến lạm phát năm nay
    Đại gia Thái hứa xây dựng dự án hóa dầu Long Sơn cuối 2017
    “Tử huyệt kinh tế” của Philippines phụ thuộc vào Trung Quốc thế nào?
    Nhà đầu tư Nhật “săn” dự án bất động sản
    Xuất khẩu da giày hụt hơi