tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 27-07-2016

  • Cập nhật : 27/07/2016

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng qua ước đạt 17,8 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 7 năm nay ước đạt 2,64 tỷ USD, đưa tổng giá tri ̣xuất khẩu 7 tháng đạt 17,8 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2015.
boc xep gao xuat khau tai cong ty co phan luong thuc hau giang. (anh: duy khuong/ttxvn)

Bốc xếp gạo xuất khẩu tại Công ty cổ phần lương thực Hậu Giang. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)

Trong tháng 7, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 274.000 tấn với giá trị 120 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng ước đạt 2,93 triệu tấn với 1,32 tỷ USD, giảm 18,4% về khối lượng và giảm 14,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Trung Quốc tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với trên 35% thị phần. Thị trường đứng thứ hai nhập khẩu gạo Việt Nam là Indonesia với 11,6% thị phần. Các thị trường có giá trị tăng mạnh là Gana (41%) và Bờ Biển Ngà (31,3%).
 
Bên cạnh đó, nhiều thi ̣trường có giá trị giảm mạnh như Philippines (54,3%), Malaysia (59,2%) và Singapore (34,6%).
 
Về mặt hàng tiêu, khối lượng tiêu xuất khẩu 7 tháng đạt 122.000 tấn với 988 triệu USD, tăng 26% về khối lượng và tăng trên 9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Giá tiêu xuất khẩu bình quân giảm trên 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Tương tự, giá càphê xuất khẩu trung bình giảm 15,6%. Do đó, tuy mặt hàng này tăng 38% về khối lượng (đạt 1,13 triệu tấn) nhưng chỉ tăng 18% về giá trị, đạt 1,98 tỷ USD. Giá cao su xuất khẩu cũng giảm gần 15%.
Qua 7 tháng , cao su xuất đạt 564.000 tấn, trị gia 705 triệu USD, tăng 8,8% về khối lượng nhưng giảm 7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
 
Sản phẩm chè xuất khẩu đạt 69.000 tấn với 110 triệu USD, tăng 4,9% về khối lượng nhưng giảm 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
 
Trong các nông sản xuất khẩu chính, hạt điều vẫn có sự tăng trưởng cả về sản lượng và giá trị. Khối lượng xuất khẩu hạt điều 7 tháng đạt 189.000 tấn, tăng 2,5% với kim ngạch 1,46 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ.
 
Ngoài ra, qua 7 tháng, giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 3,65 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2015. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 3,98 tỷ USD, tăng 0,8%. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là những thị trường nhập khẩu thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ hàng đầu của Việt Nam (VN+)

Những mặt hàng Trung Quốc nào vào Việt Nam nhiều nhất trong nửa năm nay?

Theo công bố của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2016, các mặt hàng chính nhập khẩu từ Trung Quốc là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; vải các loại; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày và sắt thép.

1. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng

Nhập khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm đạt gần 13,09 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khối doanh nghiệp có vốn FDI đạt kim ngạch 7,07 tỷ USD, chiếm 54,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

Đáng chú ý, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng cho Việt Nam với trị giá gần 4,16 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 31,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo lần lượt là các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,…

2. Vải các loại

Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch hơn 2,63 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 52% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Tính chung về tình hình nhập khẩu vải các loại, tính đến hết tháng 6/2016, nhập khẩu vải các loại đạt gần 5,06 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khối doanh nghiệp có vốn FDI nhập khẩu nhóm hàng này đạt hơn 3,1 tỷ USD, chiếm 61,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

3. Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy

Tính đến hết nửa đầu năm nay, nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 2,53 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khối doanh nghiệp có vốn FDI nhập khẩu đạt gần 1,82 tỷ USD, chiếm 72% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Trong đó, thị trường Trung Quốc đạt kim ngạch 920 triệu USD, chiếm 36,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đứng thứ 2 là Hàn Quốc đạt 392 triệu USD, chiếm 15,5%.

4. Sắt thép

Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam nửa đầu năm nay.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với 5,63 triệu tấn, trị giá hơn 2,1 tỷ USD, chiếm 58,3% về lượng và 55,2% về trị giá. Theo sau là Nhật Bản với 1,47 triệu tấn, trị giá 592 triệu USD, chiếm 15,2% về lượng và 15,5% về trị giá.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 6/2016, nhập khẩu sắt thép các loại đạt 9,66 triệu tấn, trị giá 3,81 tỷ USD, tăng 43,9% về lượng, tuy nhiên chỉ tăng 3,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.(Bizlive)

Startup Trung Quốc đặt cược vào khả năng bùng nổ dân số

Giới đầu tư mạo hiểm Trung Quốc đang hy vọng việc nước này hủy bỏ chính sách một con sẽ tạo ra nhu cầu với những dịch vụ công nghệ.

Nhu cầu này xuất phát từ thực tế nhiều bà mẹ trẻ đang hoàn toàn phụ thuộc vào các ứng dụng công nghệ và thông tin trên internet để tìm kiếm những thông tin liên quan.

Việc Trung Quốc hủy bỏ chính sách một con vào năm ngoái đã khơi dậy hứng thú của giới đầu tư khi trong nửa năm đã có tới 10 vòng gọi vốn cho cho start up (khởi nghiệp) vào thị trường dịch vụ dành cho trẻ em và bà mẹ mang thai. Chính sách một con được bãi bỏ khiến nhiều chuyên gia dự đoán dân số sẽ bùng nổ kéo theo nhu cầu dịch vụ về trẻ em.

Những nhà đầu tư lớn như Soft Bank Capital tại Trung Quốc cũng nhận ra tiềm năng của thị trường này khi đầu tư 100 triệu NDT (15 triệu USD) cùng Morningside Ventures vào ứng dụng Mami Zhidao, một ứng dụng cung cấp thông tin tư vấn trực tuyến về sức khỏe trẻ sơ sinh.

Người tiêu dùng Trung Quốc luôn háo hức với những ứng dụng công nghệ trong mọi lĩnh vực từ ngân hàng đến y tế, khiến thị trường này trở đang trở thành gà đẻ trứng vàng. Trung Quốc có khoảng 450 triệu thiết bị di động với 7.350 doanh nghiệp cung cấp hơn 33 nghìn ứng dụng. Nhu cầu sử dụng ứng dụng liên quan đến chăm sóc sức khỏe và tập luyện tăng gần 130% vào năm ngoái, tăng nhanh thứ hai sau các ứng dụng chỉnh sửa ảnh.

Những doanh nghiệp Trung Quốc chuyên về cung cấp ứng dụng y tế trực tuyến (bao gồm cả dược phẩm và những ứng dụng cho bà mẹ mang thai) đã huy động được 1,5 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là mức cao nhất từ trước đến nay. Những star up chuyên về ứng dụng y tế cho bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh gọi được nhiều vốn nhất so với những hạng mục khác.

Việc chính phủ cho phép các gia đinh sinh hai có có khả năng khiến mỗi năm nước này đón thêm ba triệu trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khả năng bùng nổ dân số vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn do nhiều gia đình nhận thấy sinh thêm con thứ hai sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí. Ngoài ra, số lượng trẻ mới sinh năm 2015 giảm hơn 300 nghìn trẻ dù chính phủ đã bắt đầu thông báo hủy bỏ chính sách một con vào năm 2013.(NĐH)

Hậu Brexit: Anh cân nhắc giảm thuế để thu hút đầu tư

Một trong những ý tưởng được đề xuất là đưa Anh trở thành nơi tránh thuế (tax haven) sau Brexit.

Do nước Anh dự định rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), giới chính trị gia nước này đang tìm kiếm những biện pháp duy trì vị thế một trong trung tâm tài chính trên thế giới. Một trong những ý tưởng được đề xuất là đưa Anh trở thành nơi tránh thuế (tax haven) sau Brexit.

Sau cuộc trưng cầu dân ý bỏ phiếu rời EU, nội các của Thủ tướng Cameron đã kêu gọi giảm thuế doanh nghiệp từ 20% xuống còn 15%. Mặc dù tân Thủ tướng Theresa May chưa đưa ra cam kết gì về đề xuất này nhưng nhiều thành viên quốc hội đang kêu gọi xem xét ý kiến này. Đây cũng là việc nhiều nhà kinh tế mong đợi với hy vọng Anh sẽ giành được nhiều điều khoản ưu đãi từ EU.

Tuy nhiên, với các bộ trưởng tài chính châu Âu, cạnh tranh thuế luôn là điều không hề vui vẻ. Lãnh đạo châu Âu hiện đã thống nhất về kế hoạch giảm thuế có thể khiến châu lục này mât 100 tỷ USD doanh doanh mỗi năm. EU đã phê chuẩn cho phép Ireland, Luxembourg, và the Netherlands có các mã thuế riêng – việc này cho phép những công ty như Starbucks và Apple có thể thu về lợi nhuận cao hơn. Điều khiến EU lo ngại là nếu Anh phê chuẩn việc cắt giảm thuế sẽ khiến các nước còn lại trong EU trở nên ít cạnh tranh hơn.

Nếu rời EU, Anh có thể tự do cắt giảm thuế nhưng nếu động thái này được xem là gây bất lợi cho các nước khác, EU có thể can thiệp hạn chế thương mại giữa Anh và EU.(NDH)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-07-2016

    Xuất khẩu cà phê tăng 18% sau 7 tháng
    Bio Ethanol Dung Quất đóng cửa do thua lỗ nghìn tỷ
    Bùng nổ doanh nghiệp ngoại vào Việt Nam thâu tóm
    Yên lên cao nhất 1 tuần do đồn đoán Nhật Bản giảm quy mô kích thích
    USD giảm so với yên nhưng tăng so với euro

  • Tin kinh tế đọc nhanh 28-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 28-07-2016

    Ngân hàng trung ương Singapore tăng kiểm soát hành vi rửa tiền
    G20 "đau đầu" tìm cách giải quyết dư thừa thép toàn cầu
    Mỹ cảnh báo tác động của Brexit tới ngành tài chính trong nước
    Giá điều xuất khẩu vụt tăng trở lại
    Lo ngại thị trường tôm xuất khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-07-2016

    Người Trung Quốc tràn sang Mỹ làm việc
    Tám nhóm hàng tăng giá
    Hàng ngàn kiện hàng tồn đọng ở cảng, sân bay
    Nhà máy kính tiết kiệm năng lượng đầu tiên tại Đông Nam Á
    Đồng NDT sắp vào giỏ tiền tệ quốc tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-07-2016

    Google thống trị thị trường quảng cáo tìm kiếm
    Nhật Bản: xuất khẩu giảm ít hơn so với dự kiến
    Sản lượng thép toàn cầu trong tháng 6 không thay đổi
    'Vua' cá tra tăng lãi 17 lần
    Dệt Long An vướng bê bối nợ nần

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-07-2016

    Lãi suất hay kết quả kinh doanh sẽ dẫn dắt thị trường chứng khoán?
    Hòa Phát lãi sau thuế 6 tháng 3.050 tỷ đồng, hoàn thành 95% kế hoạch năm
    Bảo Việt rót hàng trăm tỉ đồng vào Phú Quốc
    Bộ Xây dựng 'bêu tên' hàng loạt doanh nghiệp làm ăn yếu kém

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-07-2016

    Deutsche Bank vẫn thận trọng về tăng trưởng kinh tế thế giới
    Đánh giá rủi ro Việt Nam giảm đáng kể, khối ngoại mua ròng 17.100 tỷ TPCP từ đầu năm
    Châu Á đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ
    Ngân hàng Ấn độ mở chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-07-2016

    Khó khăn vẫn rình rập dù xuất khẩu tăng
    Tăng cường sản xuất dầu từ các mỏ dầu sắp cạn kiệt bằng cách bơm CO2
    Dệt may, xuất khẩu than mất dần lợi thế cạnh tranh do chính sách tỷ giá
    Chubb Life Việt Nam nâng vốn chủ sở hữu lên 1.550 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-07-2016

    Mặt hàng nông, thủy sản đối mặt nhiều thách thức
    Xuất khẩu điện thoại, dệt may đem về nhiều ngoại tệ nhất cho Việt Nam
    Cán cân thương mại đảo chiều: xuất siêu
    Saudi Arabia lấy lại vị trí hàng đầu về cung cấp dầu thô cho Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-07-2016

    Ngành xi măng: Xuất khẩu khởi sắc
    Ngành giấy đang gặp nhiều khó khăn
    Xuất khẩu hàng dệt may đạt hơn 10 tỷ USD
    6 tháng, gần 50 nghìn ô tô được nhập về Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-07-2016

    Nợ công Trung Quốc vượt xa tất cả các quốc gia đang phát triển
    Fed có thể giữ nguyên chính sách lãi suất trong cuộc họp tuần tới
    Từ nay đến cuối năm: Đảm bảo ổn định lãi suất, tỷ giá
    Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại còn 6,5% trong năm 2016