tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 26-07-2016

  • Cập nhật : 26/07/2016

Brexit có thể làm thị trường tiền tệ thiệt hại 35 đến 40 tỷ USD

Hãng chuyên nghiên cứu về ngoại hối FIREapps ngày 20/7 vừa công bố báo cáo cho hay những biến động trên thị trường tiền tệ sau khi cử tri Vương quốc Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, sẽ làm tổn thương đến kết quả hoạt động của giới doanh nghiệp trong các quý sắp tới.

Giám đốc điều hành của FIREapps Wolfgang Koester đã gọi Brexit là cuộc khủng hoảng tiền tệ mới nhất và là căn nguyên gây tác động to lớn đến báo cáo lợi nhuận của những công ty chưa chuẩn bị tâm lý đối phó với kịch bản này. 
Theo nhà lãnh đạo của FIREapps, tổng thiệt hại của Brexit đối với thị trường tiền tệ có thể lên tới 35-40 tỷ USD.
Trước sự kiện Brexit, trong quý 1/2016, biến động về ngoại hối chỉ "lấy đi" của các doanh nghiệp Bắc Mỹ và châu Âu khoảng 20,03 tỷ USD. Tại riêng khu vực Bắc Mỹ, con số thiệt hại là 16,88 tỷ USD, so với mức 33,94 tỷ USD của quý 4/2015 và cũng là mức thấp nhất theo quý được ghi nhận kể từ quý 3/2014.
Sau khi Brexit xảy ra, chỉ số đồng USD đã tăng 3,8% trong khi trước đó chỉ số này đã giảm đến 4,1% trong quý 1/2016. 

Các khoản thu bằng ngoại tệ của doanh nghiệp đa quốc gia Mỹ khi được quy đổi sang đồng USD sẽ có giá trị thấp hơn, nếu đồng bạc xanh mạnh lên và ngược lại. Đồng thời, đồng USD mạnh lên cũng khiến giá trị hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ trở nên đắt đỏ hơn.(VN+)

Xuất khẩu trên 1 triệu lít nước dừa đóng hộp

Thông tin trên được bà Châu Kim Yến, tổng giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex), đưa ra tại lễ ra mắt sản phẩm nước dừa đóng hộp Cocoxim ngày 21-7 ở Bến Tre.

Theo bà Yến, các lô hàng nước dừa xuất khẩu thử nghiệm đã đến các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Úc và nhận được phản hồi tích cực. Công ty cũng đang xúc tiến xuất khẩu nước dừa đóng hộp vào các thị trường Mỹ và Canada thời gian tới.

Để có nước dừa đóng hộp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, Betrimex đã đầu tư 20 triệu USD vào nhà máy tại Giồng Trôm (Bến Tre) với công nghệ xử lý và đóng hộp của Tetra Pak. Mỗi năm nhà máy này sản xuất ra 37 triệu lít sản phẩm nước dừa đóng hộp, trong đó 60-65% để dành xuất khẩu.

Ông Robert Graves, tổng giám đốc Tetra Pak VN, cho biết nhu cầu sử dụng nước dừa đóng hộp trên thế giới tăng rất nhanh những năm qua.

Trong khi đó dù VN có sản lượng dừa đứng hàng thứ 8 trên thế giới nhưng nước dừa của VN vẫn là phụ phẩm trong quá trình chế biến cơm dừa vì thiếu công nghệ chế biến và bảo quản.

Việc Betrimex đầu tư vào nhà máy nước dừa đóng hộp nằm trong xu thế tiêu dùng sản phẩm nước dừa có nguồn gốc thiên nhiên đang tăng trưởng rất ấn tượng của thế giới.

Doanh nghiệp VN chưa “mặn” với trọng tài quốc tế

Đến nay các DN VN chưa quen giải quyết tranh chấp bằng hình thức khác, vẫn muốn lựa chọn qua tòa án để giải quyết. 

Trao đổi bên lề hội thảo về vai trò trọng tài quốc tế đối với doanh nghiệp (DN), được tổ chức ngày 21-7 tại TP.HCM, luật sư Châu Huy Quang, thành viên Trung tâm Trọng tài quốc tế VN, cho biết đến nay các DN VN chưa quen giải quyết tranh chấp bằng hình thức khác, vẫn muốn lựa chọn qua tòa án để giải quyết. 

Trong thực tế, Trung tâm Trọng tài quốc tế VN chỉ thụ lý khoảng 150 vụ việc mỗi năm, trong khi một thẩm phán của một tòa án nhân dân mỗi năm thụ lý hơn 100 vụ việc tranh chấp hợp đồng cũng như các tranh chấp khác.

Theo ông Quang, với xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, các tranh chấp không còn thuần túy giữa hai DN trong nước với nhau mà đã mang tính xuyên biên giới. Do đó các DN phải thay đổi thói quen này để bảo vệ quyền lợi nếu xảy ra tranh chấp.

Theo các luật sư, giải quyết các tranh chấp qua trọng tài quốc tế có nhiều lợi thế như việc thực thi phán quyết có thể thực hiện trong hoặc ngoài nước, nơi người có nghĩa vụ phải thực hành.

Hơn nữa, các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài hiện nay thường lựa chọn một bên đàm phán thứ ba là trọng tài thương mại thay vì chọn tòa án của một trong hai quốc gia mà DN có pháp nhân ở đó.

Dòng tiền lại ồ ạt chảy vào các thị trường mới nổi

Các dòng vốn lại đang chảy mạnh vào các thị trường mới nổi trong thời gian gần đây để mua cổ phiếu và trái phiếu, trang CNN Money dẫn một báo cáo của công ty nghiên cứu EPFR thuộc ngân hàng Bank of America cho biết.

Theo báo cáo này, trong tuần từ 14-20/7, một lượng vốn kỷ lục 4,9 tỷ USD đã đổ vào thị trường trái phiếu các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Nam Phi và Ấn Độ. Ngoài ra, 4,7 tỷ USD nữa đã được giới đầu tư toàn cầu chi để mua cổ phiếu tại các thị trường này trong cùng khoảng thời gian.
Trong vòng 1 năm nay, chưa có tuần nào mà vốn lại chảy mạnh vào các thị trường mới nổi như vậy.
Điều này trái với xu hướng mấy năm qua khi giới đầu tư rút vốn mạnh khỏi các thị trường mới nổi - những quốc gia chịu sức ép suy giảm tăng trưởng từ sự suy giảm của giá hàng hóa cơ bản như dầu, quặng sắt và đồng. Giờ đây, nhiều nhà đầu tư đang đặt cược rằng tình hình của các nền kinh tế mới nổi đã chuyển biến theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
“Các nền kinh tế này hiện nay đã vững vàng hơn so với cách đây 1 năm”, ông Jamie Anderson, nhà quản lý quỹ thuộc công ty Tierra Funds, nhận định. “Các số liệu trên thực tế cho thấy các nền kinh tế này đang trong quá trình thoát đáy”.
Tuy nhiên, lượng vốn ròng chảy vào thời gian qua chưa đủ bù đắp lượng vốn ròng rút khỏi các thị trường mới nổi từ đầu năm đến nay. Hầu hết sự thoái vốn này diễn ra vào tháng 1-2/2016 khi giá dầu rớt xuống đáy. Kể từ đó, giá dầu và nhiều hàng hóa cơ bản khác đã có sự hồi phục.
Giờ đây, các nhà đầu tư lại trở nên bi quan hơn về chứng khoán Mỹ và châu Âu. Lượng vốn ròng chảy khỏi hai thị trường này đã lên tới khoảng 67 tỷ USD từ đầu năm đến nay.
Theo EPFR, có ba yếu tố chính khiến các nhà đầu tư bị các thị trường mới nổi thu hút trở lại sau mấy năm họ “lạnh nhạt” với các thị trường này.
Yếu tố thứ nhất là lãi suất ở Mỹ thấp. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phát tín hiệu sẽ giữ lãi suất ở mức thấp lâu hơn dự kiến ban đầu. Dù kinh tế Mỹ phát đi nhiều số liệu tốt thời gian gần đây, giới quan sát cho rằng FED có thể chỉ tăng lãi suất 1 lần trong năm 2016, thậm chí là không tăng.
Thứ hai, giá hàng hóa cơ bản đã hồi phục, kéo giá cổ phiếu tại các thị trường chứng khoán mới nổi tăng theo. Từ đầu năm đến nay, chỉ số MSCI Emerging Market Index tăng 9,4%, cao hơn nhiều so với mức tăng của thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu.

Và thứ ba, giá cổ phiếu tại các thị trường mới nổi hiện khá rẻ, với hệ số giá/thu nhập (P/E) vào khoảng 12 lần. P/E của chứng khoán Mỹ là 17 lần, trong khi của chứng khoán châu Âu là 15 lần bất chấp tác động bất lợi của vụ Brexit.(vneconomy)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-07-2016

    Deutsche Bank vẫn thận trọng về tăng trưởng kinh tế thế giới
    Đánh giá rủi ro Việt Nam giảm đáng kể, khối ngoại mua ròng 17.100 tỷ TPCP từ đầu năm
    Châu Á đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ
    Ngân hàng Ấn độ mở chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 27-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 27-07-2016

    Xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng qua ước đạt 17,8 tỷ USD
    Những mặt hàng Trung Quốc nào vào Việt Nam nhiều nhất trong nửa năm nay?
    Startup Trung Quốc đặt cược vào khả năng bùng nổ dân số
    Hậu Brexit: Anh cân nhắc giảm thuế để thu hút đầu tư

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-07-2016

    Khó khăn vẫn rình rập dù xuất khẩu tăng
    Tăng cường sản xuất dầu từ các mỏ dầu sắp cạn kiệt bằng cách bơm CO2
    Dệt may, xuất khẩu than mất dần lợi thế cạnh tranh do chính sách tỷ giá
    Chubb Life Việt Nam nâng vốn chủ sở hữu lên 1.550 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-07-2016

    Mặt hàng nông, thủy sản đối mặt nhiều thách thức
    Xuất khẩu điện thoại, dệt may đem về nhiều ngoại tệ nhất cho Việt Nam
    Cán cân thương mại đảo chiều: xuất siêu
    Saudi Arabia lấy lại vị trí hàng đầu về cung cấp dầu thô cho Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-07-2016

    Ngành xi măng: Xuất khẩu khởi sắc
    Ngành giấy đang gặp nhiều khó khăn
    Xuất khẩu hàng dệt may đạt hơn 10 tỷ USD
    6 tháng, gần 50 nghìn ô tô được nhập về Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-07-2016

    Nợ công Trung Quốc vượt xa tất cả các quốc gia đang phát triển
    Fed có thể giữ nguyên chính sách lãi suất trong cuộc họp tuần tới
    Từ nay đến cuối năm: Đảm bảo ổn định lãi suất, tỷ giá
    Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại còn 6,5% trong năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-07-2016

    Yếu tố tiền tệ chi phối lớn đến lạm phát năm nay
    Đại gia Thái hứa xây dựng dự án hóa dầu Long Sơn cuối 2017
    “Tử huyệt kinh tế” của Philippines phụ thuộc vào Trung Quốc thế nào?
    Nhà đầu tư Nhật “săn” dự án bất động sản
    Xuất khẩu da giày hụt hơi

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-07-2016

    Yahoo có thể “bán mình” cho đại gia viễn thông Mỹ với giá 5 tỷ USD
    Gang thép Thái Nguyên: Lãi lớn nhất trong vòng nhiều năm, sắp xóa hết lỗ lũy kế
    2 doanh nghiệp dược Imexpharm, Vimedimex: Lợi nhuận quý 2/2016 giảm sút so với cùng kỳ
    FPT đạt 1.258 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-07-2016

    70% vốn đầu tư kinh doanh bất động sản là vốn vay ngân hàng
    Brexit sẽ là tâm điểm của Hội nghị Bộ trưởng tài chính G20 tại Trung Quốc
    Ồ ạt huy động vốn, Gelex lên kế hoạch thâu tóm Sotrans và khai thác dự án “đất vàng” cạnh hồ Gươm
    Phương án cổ phần hoá 3 “ông lớn” thuộc Bộ Xây dựng sắp lên bàn Thủ tướng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-07-2016

    Chủ động làm thương hiệu
    Khách hàng tốt, tài chính lành mạnh được vay với lãi suất chỉ 5-6%/năm
    Xuất khẩu nông sản sạch: Chọn ngách nhỏ, mở đường lớn
    Xuất khẩu đối mặt nguy cơ sụt giảm