tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-07-2017

  • Cập nhật : 23/07/2017

Cựu lãnh đạo ngân hàng Thụy Sĩ thừa nhận giúp người Mỹ trốn thuế

Susanne Rüegg Meier, người đứng đầu nhóm Zurich chi nhánh Bắc Mỹ của ngân hàng Credit Suisse, có thể phải đối mặt với bản án 5 năm tù vì giúp người Mỹ trốn hàng triệu USD thuế thu nhập trong gần một thập niên qua.

credit suisse da tung bi phat 2,6 ti usd vi giup nguoi my tron thue vao nam 2014 anh: reuters

Credit Suisse đã từng bị phạt 2,6 tỉ USD vì giúp người Mỹ trốn thuế vào năm 2014 ẢNH: REUTERS

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, hôm 19.7, tại tòa án liên bang Alexandria, bang Virginia (Mỹ), Susanne Rüegg Meier thừa nhận đã giúp người Mỹ che giấu tài sản và thu nhập trong các tài khoản ngân hàng bí mật ở Thụy Sĩ để không phải đóng thuế tại Mỹ. Được biết, khoản thiệt hại thuế do hành vi phạm tội của Susanne Rüegg Meier là từ 3,5 đến 9,5 triệu USD.

Các công tố viên cho biết trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2011, Susanne Rüegg Meier đã giám sát tới 1.500 tài khoản, quản lý khoảng 400 triệu USD tài sản và chịu trách nhiệm cá nhân với khoảng 150 khách hàng. Hầu hết trong số những khách hàng này đều là người Mỹ sống ở New York, Chicago hoặc Florida. Trong đó có trường hợp, ngay cả khi Credit Suisse đã đóng tài khoản của một khách hàng Mỹ vào năm 2008, Susanne Rüegg Meier vẫn giúp khách hàng này thu hồi được khoảng 1 triệu USD tiền mặt và bảo anh ta nên đi bộ dọc các con phố ở Zurich tìm một ngân hàng mới để gửi tiền.

Susanne Rüegg Meier đã bị truy tố vào năm 2011 trong một chiến dịch của Mỹ nhằm điều tra các công dân Mỹ trốn thuế ở nước ngoài. Trường hợp của cô chỉ là một trong hàng loạt những vụ gian lận khác được phát hiện tại các ngân hàng ở Thụy Sĩ.

Theo CNN, không chỉ riêng cá nhân Susanne Rüegg Meier mắc tội mà cả Credit Suisse cũng đã từng phải nộp phạt 2,6 tỉ USD cho chính phủ liên bang và cơ quan quản lý tài chính New York hồi tháng 5.2014 với cùng tội danh trên.

Credit Suisse cho biết trong một thông báo gửi cho CNN hôm 20.7 rằng họ “đã giải quyết vấn đề này vào năm 2014” và từ chối không đưa ra bình luận gì thêm.

Các ngân hàng ở Thụy Sĩ từ lâu từ chối giao dữ liệu khách hàng cho các cơ quan chức năng. Một số tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ còn không có tên mà chỉ sử dụng số nhận dạng. Tuy nhiên, trước áp lực toàn cầu trong việc giải quyết tình trạng trốn thuế, Thụy Sĩ đã phải ký kết các thỏa thuận với Liên minh châu Âu, Úc và Mỹ để tăng tính tuân thủ các quy định về thuế.(Thanhnien)
---------------------------

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại ‘nghẽn’ vì thiếu vốn

Sắp đến hẹn chạy thử nghiệm vào tháng 10/2017, nhưng nhiều hạng mục dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang dừng thi công, khiến dự án khó cán đích vì thiếu vốn triển khai.

Mặc dù theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT), dự án hiện đã đạt 94% giá trị xây lắp, nhưng mốc tiến độ trên vẫn khó đạt được, nếu việc giải ngân 250,6 triệu USD vốn bổ sung tiếp tục bị chậm trễ.

Tháng 6/2017, nhà ga La Khê đầu tiên thuộc dự án đã cơ bản hoàn thành và mở cửa đón người dân Thủ đô tham quan ga, đoàn tàu mẫu của dự án, nhưng nhiều nhà ga khác của dự án hiện vẫn còn thi công ngổn ngang. 

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Thời gian qua, Bộ GTVT đã nhiều lần giải trình với Bộ Tài chính, Tư pháp và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc để đàm phán các điều khoản liên quan đến pháp lý của 2 nước. Bộ GTVT cho rằng, cần có sự khẩn trương, quyết liệt hơn nữa từ các bộ, ngành liên quan trong việc giải quyết các vướng mắc về thủ tục để khơi thông nguồn vốn 250,62 triệu USD cho dự án. Tuy nhiên, đến thời điểm này, dự án vẫn phải chờ vốn.

Theo ông Vũ Hồng Phương, Phó giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án đường sắt, đích vận hành thử vào tháng 10/2017 và khai thác thương mại trong năm 2018 không còn dài, đòi hòi các nhà thầu, hạng mục dự án phải tập trung cao độ để hoàn thành tiến độ từng tuần, hàng tháng. Nhưng nếu thiếu vốn giải ngân sẽ rất khó để hoàn thành tiến độ các hạng mục. Việc chậm trễ, vướng mắc nguồn vốn giải ngân hiện chủ yếu liên quan đến vấn đề thủ tục.

Cụ thể, dự án sử dụng nguồn vốn vay của Trung Quốc gồm: Vay tín dụng ưu đãi Chính phủ 1,2 tỷ Nhân dân tệ, vay tín dụng ưu đãi bên mua 250 triệu USD và vay tín dụng ưu đãi Chính phủ (bổ sung) 250,62 triệu USD. Trong đó, nguồn vốn vay bổ sung 250,62 triệu USD mới đang được các Bộ Tư pháp, Tài chính kiểm tra, xem xét và làm việc với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc để hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan.

Theo Ban Quản lý dự án đường sắt đang bám sát, làm cầu nối trao đổi giữa các bộ, ngành trong nước và ngân hàng Trung Quốc để kịp thời báo cáo các vướng mắc,  thúc đẩy hiệp định vay vốn có hiệu lực sớm nhất.(baotintuc)
--------------------

Các đại gia Mỹ cất giữ 'núi tiền' ở nước ngoài

Apple, Google và Microsoft hiện nắm giữ khoảng 464 tỷ USD tiền mặt.

Hãng nghiên cứu Moody's vừa công bố một báo cáo cho thấy, các công ty phi tài chính của Mỹ nắm giữ khoảng 1.840 tỷ USD tiền mặt tính đến cuối năm 2016. Con số này tăng 11% so với năm 2015 và gần 2,5 lần so với năm 2008.

Tuy nhiên, 70% số tiền này - khoảng 1.300 tỷ USD đang được các doanh nghiệp cất giữ ở nước ngoài, để không phải chịu các chính sách thuế của Mỹ. Trong đó, Apple, Alphabet - Công ty mẹ của Google, Microsoft, Cisco và Oracle dự trữ 88% lượng tiền mặt tại nước ngoài.Ba đại gia Apple, Google và Microsoft sở hữu 464 tỷ USD tiền mặt. Còn Cisco, Oracle nắm giữ 71,8 tỷ USD và 58,2 tỷ USD.

rieng apple nam giu khoang 246,1 ty usd tien mat.

Riêng Apple nắm giữ khoảng 246,1 tỷ USD tiền mặt.

Moody's cho rằng "núi tiền" được rải rác ở nước ngoài phản ánh mặt tiêu cực của chính sách thuế đánh vào số tiền được chuyển về Mỹ. Chính phủ Mỹ đã đề xuất miễn thuế một lần để khuyến khích các doanh nghiệp mang tiền trở về quốc gia này. 

Hồi tháng 3 năm nay, Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Steven Mnuchin cho rằng việc Apple để toàn bộ tiền mặt tại nước ngoài cho thấy mức thuế tại Mỹ cao hơn hẳn các quốc gia khác. "Tại sao họ phải đem tiền mặt trở về và phải chịu trả mức thuế cao hơn?", ông Mnuchin chia sẻ.

Lượng tiền mặt khổng lồ cho thấy các doanh nghiệp Mỹ khoẻ mạnh như thế nào kể từ sau cuộc Đại suy thoái. Tuy nhiên, sự miễn cưỡng chi tiêu của các công ty đã ảnh hưởng lớn tới khả năng phục hồi. Lượng tiền mặt nằm trong bản cân đối kế toán sẽ không được đầu tư vào những công việc như xây dựng nhà máy mới.

Theo Moody's, chi tiêu vốn của các doanh nghiệp Mỹ giảm 18 % xuống 727 tỷ USD trong năm ngoái. Phần lớn sự suy giảm này là do sự suy thoái của ngành dầu mỏ, buộc các công ty năng lượng phải đảm bảo tiền mặt bằng cách đầu tư trì hoãn. Thậm chí, chi tiêu cho cổ tức, cổ phiếu cũng giảm.(Vnexpress)
--------------------------------

Mỹ ngừng điều tra bán phá giá với sợi polyester VN

Ngày 21.7, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương thông báo Bộ Thương mại Mỹ đã có quyết định chấm dứt điều tra chống bán phá giá (CBPG) với sợi polyester nhập khẩu từ VN.

Lý do bên nguyên đơn đã đưa ra yêu cầu rút đơn kiện với VN (không nêu rõ lý do). Cùng ngày, Cục Quản lý cạnh tranh cũng cho biết Ủy ban Chống bán phá giá Úc (ADC) đã thông báo chấm dứt một phần vụ việc điều tra CBPG và chống trợ cấp đối với sản phẩm thép mạ kẽm nhập khẩu từ VN sau khi xác định có 2 nhà sản xuất và xuất khẩu có hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra có biên độ phá giá thấp hơn mức tối thiểu. Vì vậy ADC chấm dứt điều tra CBPG với 2 công ty này nhưng vẫn tiếp tục điều tra đối với các doanh nghiệp còn lại của VN.(Thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục