tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-07-2017

  • Cập nhật : 23/07/2017

Người Mỹ dự trữ dầu nhiều khủng khiếp để làm gì?

Đối với nhiều người Mỹ bình thường và ngay cả quan chức chính phủ Mỹ, họ không thể quên ký ức của những ngày khốn khổ sống với tình trạng thiếu năng lượng tồi tệ. 

 

nguoi my du tru dau nhieu khung khiep de lam gi? anh: kouz

Người Mỹ dự trữ dầu nhiều khủng khiếp để làm gì? Ảnh: KOUZ

 

Ngày Hai mốt tháng Bẩy năm 1977, cách đây đúng 40 năm, chính phủ Mỹ bắt đầu dự trữ dầu. Ban đầu, hoạt động dự trữ được thực hiện khá chậm rãi, từ tốn với chỉ 412 nghìn thùng dầu tại một khu dự trữ ở phía Nam bang Texas. 

Trước thời điểm năm 1977, dự trữ dầu của Mỹ rất hạn chế, cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã khiến Mỹ phải thay đổi chiến lược. Bắt đầu từ năm 1973 khi chính phủ các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu Arab cấm xuất khẩu dầu để đáp trả lại Mỹ vì đã hỗ trợ Israel trong cuộc chiến Yom Kippur.

Giá dầu bắt đầu leo thang từ sau tháng Mười năm 1973 đến cuối tháng Ba năm 1974 đã tăng gấp bốn lần, từ 3USD/thùng lên 12USD/thùng. Dầu khan hiếm trên toàn thế giới, gây ra nhiều hậu quả kinh tế, chính trị, xã hội tồi tệ. 

Chính phủ Mỹ bắt buộc phải quyết định dự trữ dầu đê bảo vệ người tiêu dùng Mỹ khỏi những cú sốc trên thị trường năng lượng toàn cầu.

Đối với nhiều người Mỹ bình thường và ngay cả quan chức chính phủ Mỹ, họ không thể quên ký ức của những ngày khốn khổ sống với tình trạng thiếu năng lượng tồi tệ. Cựu Bộ trưởng Năng lượng Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan vẫn nhớ: “Bạn không thể tưởng tượng nổi cuộc sống khi ấy đã khó khăn như thế nào. Giá các sản phẩm năng lượng tăng đột biến trong thời gian dài, người Mỹ xếp hàng la lượt tại các trạm xăng.”

Bốn mươi năm sau, thế giới đã thay đổi. Chính phủ Mỹ đang bắt đầu đặt câu hỏi liệu dự trữ dầu quốc gia quá lớn có còn cần thiết. Nước Mỹ đang ngập trong dầu, nhập khẩu giảm. Dự trữ dầu của Mỹ tính đến tháng Sáu có hơn 700 triệu thùng và hiện là một trong những dự trữ lớn nhất thế giới. Dầu của Mỹ hiện đang được trữ tại hơn 60 khu vực rải rác ở các bang Texas và Louisiana.

Từng phàn nàn rất nhiều về tình trạng thiếu dầu của nước Mỹ thập niên 1970, nay chính cựu Bộ trưởng Năng lượng Mỹ cũng đã thay đổi quan điểm: “Tôi nghĩ nước Mỹ không cần tiếp tục dự trữ dầu.”

Nội bộ chính phủ Mỹ cũng còn rất nhiều chia rẻ về vấn đề này. Trong năm nay, Bộ Năng lượng Mỹ đã khởi động chương trình chi tiêu 2 tỷ USD với mục tiêu nâng cấp các khu dự trữ dầu để hoạt động phân phối dầu được hiệu quả hơn trong tình huống khẩn cấp. Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong khi đó, muốn bán bớt dầu dự trữ đi nhưng nhiều chính trị gia trong chính phủ Mỹ phản đối điều này, chính vì vậy, dự trữ dầu sẽ vẫn còn nguyên đó. 

Những năm gần đây, chính phủ Mỹ đã cho phép Bộ Năng lượng Mỹ bán dần ra khoảng 190 triệu thùng dầu để bù vào thâm hụt ngân sách chính phủ, tuy nhiên, Bộ Năng lượng Mỹ vẫn chưa được cấp phép để mua lại bù vào lượng đã bán. Như vậy, nếu không có gì thay đổi, dự trữ dầu của Mỹ ở thời điểm năm 2025 sẽ thấp hơn 27% so với hiện tại. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc một số khu vực dự trữ dầu sẽ phải đóng cửa.

Trong năm nay, nước Mỹ cũng đã hai lần bán dầu, ước tính mỗi lần bán khoảng 16 triệu thùng. Trong đợt bán vào tháng Một, giá dầu khi đó trung bình ở mức 51,46USD/thùng còn giá bán của đợt tháng Ba ở mức 45,42USD/thùng. Sau các đợt bán, dự trữ dầu của Mỹ hiện đang đứng ở mức 679 triệu thùng. 

Những người ủng hộ việc duy trì dự trữ dầu khẳng định rằng nước Mỹ hoàn toàn không miễn nhiễm với biến động giá dầu như người ta vẫn tưởng, dù sản xuất nội địa có tăng và nhập khẩu giảm.

“Chúng ta vẫn dễ bị tác động bởi biến động giá dầu. Sẽ thật thiển cận và hoàn toàn thiếu khôn ngoan khi cho rằng bối cảnh thị trường năng lượng sau mấy thập kỷ tới vẫn giống như những gì đang diễn ra ở hiện tại”, cựu chuyên gia tư vấn năng lượng cho cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush và hiện đang giữ chức chủ tịch công ty tư vấn Rapidan, ông Robert McNally.

Còn theo khẳng định của chuyên gia tư vấn năng lượng thời cựu Tổng thống Obama, ông Christopher Smith, việc có một dự trữ giống như một công cụ phòng trừ bất kỳ tình huống xấu nào có thể xảy đến. 

Tuy nhiên vấn đề của nước Mỹ chính là chưa bao giờ chính phủ Mỹ đưa ra một chính sách rõ ràng về việc khi nào sẽ bán dầu. 

Không ít chuyên gia đặt câu hỏi về hiệu quả kinh tế của dự trữ dầu mà Mỹ đang nắm giữ. Cựu chuyên gia tư vấn năng lượng dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, ông Philip Verleger, phân tích: “Chúng tôi bắt buộc phải duy trì dự trữ dầu chiến lược bởi thực tế chúng tôi cũng chưa bao giờ nói đến việc sẽ sử dụng nó thế nào khi có khủng hoảng.”

Đã có một vài lần nước Mỹ dùng đến dự trữ dầu. Khi cơn bão Katrina vào Mỹ, đe dọa ảnh hưởng xấu đến hạ tầng năng lượng Mỹ, Mỹ đã sử dụng dự trữ dầu. Ngoài ra, có thể kể đến Chiến dịch Bão táp sa mạc Mỹ năm 1991. Năm 2011, chính phủ Mỹ cũng dùng 30 triệu thùng dầu để ứng phó với tình trạng thiếu hụt dầu nghiêm trọng tại Libya. 

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng đã dùng một phần dự trữ để hạ giá năng lượng trong nước trước thêm cuộc bầu cử năm 2000, động thái này bị chỉ trích có mục tiêu để tác động đến kết quả cuộc bầu cử cùng năm.

Và nay khi chính phủ Mỹ tính cấm nhập dầu Venezuela vào Mỹ, người ta đang hoài nghi không biết Mỹ có phải dùng đến dự trữ dầu để bình ổn thị trường trong nước không, tuy nhiên nhiều chuyên gia khẳng định dầu Venezuela không hề có khả năng tác động đến thị trường Mỹ, và vì vậy, dự trữ dầu của nước Mỹ vẫn ở đó, và người Mỹ cũng không biết phải làm gì với nó.(Bizlive)
--------------------------

Người Triều Tiên kiếm 1.300 USD một năm

GDP nước này đã tăng trưởng mạnh nhất 18 năm trong năm ngoái, nhờ chi tiêu quốc phòng và kinh tế hồi phục sau hạn hán.

Theo Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK), GDP Triều Tiên đã tăng 3,9% năm ngoái so với năm trước đó, mạnh nhất kể từ năm 1999. Các lĩnh vực tăng trưởng mạnh là khai khoáng, sản xuất, điện - nước - khí đốt. GDP bình quân tại nước này là 1,46 triệu won (1.300 USD) một năm, tương đương 4,5% GDP Hàn Quốc.

Sự hồi phục sau hạn hán năm 2015 đã hỗ trợ kinh tế đi lên. Chi tiêu quân sự, trong đó có thử vũ khí hạt nhân và tên lửa cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng, nhưng đồng thời đẩy cao căng thẳng trong khu vực.

nguoi-trieu-tien-kiem-1300-usd-mot-nam

Người Triều Tiên đi qua quảng trường ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AFP

BOK cho biết họ ước tính tăng trưởng của nước láng giềng bằng cách sử dụng dữ liệu thô từ các tổ chức liên quan, như Bộ Thống nhất và cơ quan tình báo. Dĩ nhiên, kết quả này cũng bị hạn chế, khi BOK phải sử dụng nhiều số liệu của Hàn Quốc để thay thế cho thông tin bị thiếu.

Shin Seung-cheol - quan chức BOK cho biết các chương trình phát triển vũ khí của Triều Tiên được xếp vào mục đầu tư và đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Các vụ thử tên lửa cũng có thể được tính vào chi tiêu chính phủ.

Kinh tế Triều Tiên vẫn đang tăng trưởng bất chấp các lệnh trừng phạt ngày càng mạnh tay từ cộng đồng quốc tế. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm ngoái đã thông qua nghị quyết mới nhằm thắt chặt trừng phạt, trong đó có đánh vào xuất khẩu than của nước này, sau khi Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân lần 4 và 5.

Chính phủ Hàn Quốc đầu năm ngoái cũng rút khỏi Khu công nghiệp chung Kaesong. Đây là nguồn ngoại tệ chủ chốt cho Triều Tiên. Tuy vậy, việc này cũng không ngăn được Triều Tiên thử tên lửa liên lục địa tháng này.(Vnexpress)
----------------------------

Giá nhà ở Hà Nội giảm 12%

Theo khảo sát hơn 30.000 tin rao bán và cho thuê nhà đất tại Hà Nội trên trang Chợ tốt (nha.chotot.com), thị trường quý 2 có lượng cung tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. 

Dẫn đầu là Q.Hà Đông, sở hữu số lượng lớn nhà đất ở phân khúc trung cấp và đây cũng là phân khúc được tìm kiếm nhiều nhất. Khảo sát cũng cho thấy, giá nhà bán tại Hà Nội trong quý 2 có xu hướng chững lại, đặc biệt là ở các quận trung tâm như Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm giá nhà tính trung bình giảm 12%. Nhà diện tích trung bình 50 m2 có giá trung bình từ 2 - 4,3 tỉ đồng/căn, trong đó giá nhà trong ngõ thấp hơn nhà mặt phố khoảng 40%.

Các quận trung tâm có giá nhà cao nhất, tiêu biểu là Q.Hoàn Kiếm với giá bán bình quân 138 triệu đồng/m2 và Q.Đống Đa 114 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá bán thấp nhất tập trung ở các huyện ngoại ô phía nam như Quốc Oai, Thạch Thất có giá bán dưới 3,5 triệu đồng/m2. Theo chuyên gia bất động sản trang Chợ tốt, nhà phân khúc trung cấp từ 1 - 3 tỉ đồng/căn dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng cả lượng cung cũng như lượt tìm kiếm. Người có nhu cầu tìm mua nhà có thể lựa chọn khu vực Q.Hà Đông và Q.Hoàng Mai, nơi có mức giá nhà mềm hơn so với các khu vực lân cận, khoảng 56 - 70 triệu đồng/m2. Ngoài ra, Bắc Từ Liêm cũng là nơi đáng cân nhắc với mức giá bán khoảng 56 triệu đồng/m2, bằng khoảng một nửa giá khu trung tâm gần kề. (Thanhnien)
-----------------------

4 ngành công nghiệp trọng yếu phát triển chưa xứng tiềm năng

Theo Sở Công thương TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp của thành phố tăng 7,51% so với cùng kỳ năm 2016. 

Đặc biệt, 4 ngành công nghiệp trọng yếu là cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm, hóa chất - nhựa - cao su và ngành điện tử - công nghệ thông tin, lũy kế 6 tháng 2017 tăng 10,23% so cùng kỳ, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành, đóng góp 4,56% trong mức tăng 7,51%.

Tuy nhiên, theo Ban Kinh tế ngân sách (Hội đồng nhân dân TP.HCM), 4 ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Cụ thể, sản phẩm chủ yếu là gia công nên hàm lượng giá trị gia tăng không cao.

Một số nguyên nhân đến từ chính sách kích cầu đầu tư cho 4 ngành này chưa đến được với doanh nghiệp, ngoài ra nỗ lực cải cách hành chính chưa hiệu quả, di dời sản xuất khối doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy hoạch còn chậm…(Thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục