tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-10-2017

  • Cập nhật : 22/10/2017

Tòa án Mỹ hủy bản án buộc Johnson & Johnson bồi thường 417 triệu USD

Tòa phúc thẩm Los Angeles (bang California, Mỹ) đã đảo ngược bản án sơ thẩm trong vụ kiện tập đoàn Johnson & Johnson của một phụ nữ bị ung thư buồng trứng, theo Reuters.

johnson & johnson dang doi mat 4.800 vu kien tuong tu tren toan nuoc my reuters

Johnson & Johnson đang đối mặt 4.800 vụ kiện tương tự trên toàn nước Mỹ REUTERS

Thẩm phán Maren Nelson của Tòa phúc thẩm Los Angeles hôm 20.10 khẳng định bản án sơ thẩm yêu cầu hãng Johnson & Johnson bồi thường 417 triệu USD cho bà Eva Echeverria, 63 tuổi là có nhiều bất hợp lý.

Thẩm phán Nelson giải thích cả hai bên liên quan không cung cấp bằng chứng thuyết phục tại phiên tòa hồi tháng 8, đồng thời nói thêm rằng hành vi sai trái của bồi thẩm đoàn đã được ghi hình trong suốt phiên xử. Trên cơ sở đó, tòa ra phán quyết cho phép hãng Johnson & Johnson yêu cầu phiên tòa mới.

Theo hồ sơ tòa án, bà Echeverria cáo buộc Johnson & Johnson đã không cảnh báo người tiêu dùng một cách thỏa đáng về nguy cơ gây ung thư ở sản phẩm phấn bột trẻ em.

Bà đã dùng phấn bột của hãng này cho vệ sinh cá nhân mỗi ngày từ thập niên 1950 và kéo dài suốt khoảng 40 năm. Bà bị chẩn đoán ung thư buồng trứng vào năm 2007.

Phản ứng trước phán quyết mới của tòa Los Angeles, ông Mark Robinson - luật sư của bà Echeverria - cho biết sẽ kháng án dù thân chủ đã qua đời.

“Chúng tôi sẽ tiếp túc đấu tranh thay cho mọi phụ nữ bị ảnh hưởng bởi sản phẩm nguy hiểm này”, ông Robinson nói.(Thanhnien)
-------------------------------

Thuế 0% cũng đừng mơ ô tô nhập ồ ạt về Việt Nam

Một loạt các quy định mới về kinh doanh nhập khẩu ô tô, có hiệu lực từ ngày 17/10/2017 sẽ ngăn cản xe nhập khẩu giá rẻ tràn vào Việt Nam.

Thuế 0% cũng đừng mơ ô tô nhập ồ ạt về Việt Nam

Ảnh minh họa.

Nghị định số 116/2017/NĐ-CP, Quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, đã được Thủ Tướng Chính phủ ký ban hành, ngày 17/10/2017 và có hiệu lực ngay lập tức.

Theo đó, kinh doanh ô tô nhập khẩu phải chịu những quy định ngặt nghèo, khiến cho xe nhập khó tràn vào Việt Nam, cho dù thuế nhập khẩu có về 0%.

Quy định ngặt nghèo

Để kinh doanh ô tô nhập khẩu, cả xe chưa qua sử dụng lẫn xe đã qua sử dung, DN tại Việt Nam phải có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh DN được quyền thay mặt DN sản xuất lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam. Và phải được cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự.

Cùng với đó DN kinh doanh ô tô nhập khẩu chưa qua sử dụng phải đảm bảo bảo hành 3 năm hoặc 100.000km cho khách hàng. Còn với ô tô đã qua sử dụng là 2 năm hoặc 50.000km.

Ngoài ra, ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra, thử nghiệm theo quy định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng lô nhập khẩu. Mỗi lô xe nhập về sẽ phải lấy mẫu đem đi kiểm tra, thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.

Khi tiến hành kiểm tra thử nghiệm, DN nhập khẩu ô tô phải cung cấp bản sao giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài. Bản chính phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của DN sản xuất lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô. Tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của DN sản xuất lắp ráp ô tô nước ngoài, đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

Xe nhập khó đường về

Theo các DN kinh doanh ô tô, với những quy định này, ô tô nhập khẩu không chính hãng, kể cả xe mới lẫn xe cũ không còn đường về Việt Nam. Bởi các DN nhập khẩu không chính hãng, sẽ không thể nào “kiếm” được văn bản xác nhận, hoặc tài liệu chứng minh, được nhà sản xuất ở nước ngoài ủy quyền thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.

Điều kiện này cũng không khác gì so với yêu cầu ô tô nhập khẩu phải có giấy ủy quyền chính hãng, như đã quy định tại Thông tư 20 của Bộ Công thương trước đây, ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc công ty TNHH Thiên Phúc An nhận xét.

Không những thế, có khi còn khó khăn hơn. Nếu có nhà sản xuất ô tô nào đó tại nước ngoài, không đồng ý cam kết triệu hồi sản phẩm, thì ngay cả những DN nhập khẩu ô tô chính hãng, cũng sẽ không thể nhập khẩu được, theo ông Tuấn.

Điều thứ 2 khiến các DN nhập khẩu lo lắng, đó là quy định mỗi một lô hàng nhập khẩu phải mang 1 chiếc xe đi thử nghiệm, bao gồm cả thử khí thải, độ bền về phanh, động cơ... Theo các DN, chi phí thử nghiệm như thế tốn từ 40-100 triệu đồng/lần và phải chờ từ 2 tuần đến 2 tháng mới có kết quả.

Theo quy định trước đây, khi nhập khẩu, DN chỉ lấy 1 xe làm mẫu mang đi thử nghiệm. Những lô hàng sau nhập mẫu xe đó thì không cần thử nghiệm lại. Nhưng bây giờ mỗi lô hàng nhập về, lô trước lô sau đều phải thử nghiệm giống nhau. Nhập khẩu 1 xe hay 3 xe, đều phải đi thử nghiệm, như vậy vừa thêm tốn kém chi phí vừa mất thời gian. Nếu số lượng xe nhập về nhiều, quá tải, sẽ phải chờ đợi rất lâu, như vậy xe không thể mang ra bán ngay được, chi phí kho bãi sẽ rất lớn. Tất cả tính vào giá thành khiến giá xe khó giảm như mong đợi.

Tuy nhiên, điều các DN lo ngại nhất là quy định, khi tiến hành kiểm tra thử nghiệm, phải cung cấp bản sao giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu, được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài.

Ông Phạm Anh Tuấn, thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam ( VAMA) cho biết, thông thường ở các nước, cơ quan có thẩm quyền chỉ cấp giấy chứng nhận chất lượng cho xe bán ra trong nước. Xe xuất khẩu không cần cấp giấy này. Hiện nay ô tô sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam khi xuất khẩu cũng vậy, không cần cơ quan đăng kiểm, cấp chứng nhận chất lượng.

 Nhiều quốc gia còn để DN tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và không cấp chứng nhận chất lượng. Nếu vậy, DN nhập khẩu ô tô chỉ có thể mua xe bán ra  ở những nước có tiêu chuẩn chất lượng giống như của Việt Nam, thì mới có giấy chứng nhận này. Nếu một nước lưu thông xe tay lái nghịch, thì xe đó không thể nhập về Việt Nam được.

Để lo được giấy này rất khó khăn, không biết cơ quan có thẩm quyền của các nước xuất khẩu ô tô sang Việt Nam sắp tới có chịu cấp hay không, ông Tuấn băn khoăn. Nếu không có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại, xe nhập về Việt Nam sẽ không được tiến hành kiểm tra thử nghiệm, cũng có nghĩa là không thể được làm thủ tục thông quan.

Một số DN lo lắng cho biết, Nghị định ký ngày 17/10 và có hiệu lực ngay,  nhiều lô hàng ô tô nhập khẩu về  đã ký hợp đồng, đang trên đường về có thể gặp khó khăn rắc rối với những quy định mới, không biết sẽ giải quyết ra sao?

Theo các DN, với những quy định mới, kinh doanh nhập khẩu ô tô sẽ gặp khó khăn. Cho dù thuế nhập khẩu có về 0% thì ô tô ngoại cũng khó tràn vào Việt Nam. Khi số lượng xe vào không nhiều và chi phí tăng lên thì giá khó có thể giảm mạnh.(Vietnamnet)
-------------------------------

Điện thoại thông minh Trung Quốc ráo riết chạy đua vào thị trường các nước giàu

Vivo tiêu biểu cho hàng loạt thương hiệu Trung Quốc đang chiến thắng các thương hiệu ngoại tại nội địa Trung Quốc và ráo riết mở rộng ra nước ngoài.

Điện thoại thông minh Trung Quốc ráo riết chạy đua vào thị trường các nước giàu

Ảnh: Nikkei

Vivo, thương hiệu điện thoại thông minh đang trở nên ngày một phổ biến tại Trung Quốc, sẽ chính thức được bán tại thị trường các nước phương Tây bắt đầu từ tháng sau. Thương hiệu Vivo được xây dựng và phát triển nhờ tiền của tỷ phú Duan Yongping.

Khi cảm thấy thương hiệu có nhiều thành công trong việc cạnh tranh giành khách hàng từ Apple và Samsung tại thị trường Trung Quốc, Vivo hiện đang tham vọng tấn công thị trường các nước phát triển bằng dòng máy cao cấp. 

Vivo hiện đang là thương hiệu điện thoại được ưa chuộng thứ ba tại Trung Quốc. Trong những tháng tới, công ty sẽ đẩy mạnh quảng bá sản phẩm điện thoại cao cấp Vivo V7+ tại Nga, Đài Loan và Singapore. Công ty đã công bố ra mắt điện thoại Vivo X20 ở Hồng Kông vào ngày thứ Sáu. Đến năm sau, công ty sẽ bán điện thoại ở châu Phi. 

Vivo tiêu biểu cho hàng loạt thương hiệu Trung Quốc đang chiến thắng các thương hiệu ngoại tại nội địa Trung Quốc và ráo riết mở rộng ra nước ngoài. Từ năm 2014, Vivo đã bắt đầu thâm nhập và dần khẳng định được vị thế của mình tại thị trường Thái Lan bằng cách tấn công từ thị trường nông thôn và những thành phố nhỏ. Trước đó Oppo cũng đã thành công nhờ chiến lược tương tự. Vivo và Oppo đều được sáng lập bởi ông Duan Yongping.

Vivo và Oppo đều được sáng lập vào năm 2009. Ban đầu, cả hai công ty sở hữu thương hiệu điện thoại này phải mất khá nhiều thời gian mà không khẳng định được tên tuổi của mình. Sau đó, công ty đẩy mạnh tiếp thị trên mạng Internet thay vì các cửa hàng truyền thống. Người tiêu dùng Trung Quốc nhận ra họ có thêm nhiều lựa chọn mới với chất lượng không thua kém iPhone của Apple là bao nhiêu mà giá cả lại rẻ hơn rất nhiều.

Nhiều người tiêu dùng Trung Quốc khen điện thoại Vivo có tốc độ xử lý nhanh cùng với pin khỏe, bền, bộ nhớ lớn. Giờ đây tại thị trường nội địa Trung Quốc, Vivo chỉ đứng sau Oppo về doanh số. Vivo đã chính thức giành được quyền trở thành nhà tài trợ chính thức cho FIFA World Cup 2018 và một số sự kiện thể thao lớn của Ấn Độ. 

Khi quyết định gia nhập thị trường Nga, hẳn Vivo cũng đã lường trước được sức ép cạnh tranh từ Samsung và Apple. Số liệu của Counterpoint Research cho thấy hai thương hiệu này hiện đang nắm đến hơn nửa thị phần điện thoại di động tại Nga. Trước Vivo cũng đã có nhiều thương hiệu điện thoại di động tại thị trường này ví như rất nhiều mẫu của Xiaomi hay Huawei.

Bốn công ty sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc bao gồm Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi dùng nhiều chiến lược khác nhau để thâm nhập các thị trường nước ngoài. 

Huawei, công ty sản xuất nhiều dòng điện thoại đắt tiền nhất, hiện đang tập trung vào củng cố vị thế tại thị trường các nước phát triển như Đức hay Tây Ban Nha. Những công ty còn lại đang cạnh tranh giành thị phần tại nhóm các thị trường mới nổi như Ấn Độ hay Indonesia.(Bizlive)
--------------------------

Vay thêm tiền, Grab muốn mở rộng mạng lưới cho thuê xe tại Đông Nam Á

deal street asia cho hay grab da duoc bao dam mot khoan vay len den 700 trieu usd de xay dung nen tang cho thue xe hoi lon nhat trong khu vuc.nguon anh: deal street asia

Deal Street Asia cho hay Grab đã được bảo đảm một khoản vay lên đến 700 triệu USD để xây dựng nền tảng cho thuê xe hơi lớn nhất trong khu vực.Nguồn ảnh: Deal Street Asia

Vào ngày 20.10, Grab thông báo rằng khoản vay nợ này đến cùng với sự hợp tác độc quyền của dịch vụ gọi xe này với SMRT, nhà cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức của Singapore để xây dựng đội phương tiện vận tải lớn nhất tại Singapore.

Vào tháng 7 năm nay, Công ty đã được hãng gọi xe Didi Chuxing của Trung Quốc và nhà đầu tư công nghệ SoftBank bơm 2 tỷ USD. Vào thời điểm đó, Grab đã lên kế hoạch gọi vốn thêm 2,5 tỷ USD và đã nói rằng hãng sẽ gọi thêm 500 triệu USD.

Trong khi không tiết lộ tên của bên cho vay nợ hiện tại, Grab đã đề cập rằng khoản vốn vay này được đảm bảo bởi các ngân hàng hàng đầu thế giới và khu vực và số tiền trên sẽ được sử dụng để "tạo ra chương trình cho thuê ô tô lớn nhất ở Đông Nam Á để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ từ đối tác của Grab, là các tài xế trong khu vực. "

Hoạt động cho thuê xe hiện tại của Grab đã là yếu tố quan trọng giúp start-up này mở rộng mạng lưới tài xế ở Đông Nam Á, nơi mà quyền sở hữu xe hơi là tương đối thấp. Với hơn 1,8 triệu lái xe trong mạng lưới khu vực của mình, Grab tuyên bố mình có đội xe trên bộ lớn nhất ở Đông Nam Á. Độ xe của start-up này  đã tăng gần gấp ba lần về quy mô kể từ tháng 1 năm nay.

"Với khoản tín dụng này, Grab sẽ tăng cường hoạt động cho thuê xe, cung cấp các điều kiện thuê và dịch vụ thuận lợi hơn cho các tài xế, và tăng nguồn cung xe cho thị trường, góp phần làm cho những chuyến đi nhanh hơn và giá cả phải chăng hơn cho hành khách", start-up này cho biết.

Grab cung cấp dịch vụ liên quan đến xe ô tô cá nhân, xe máy, xe taxi, xe gia đình tai 7 quốc gia ở Đông Nam Á. Theo Grab, hãng hiện chiếm 95% thị phần dịch vụ gọi xe từ bên thứ ba và 72% dịch vụ gọi xe tư nhân. Hiện nay, start-up này đang tìm cách củng cố thêm vị thế số 1 thị trường thông qua chương trình cho thuê xe lớn nhất ở Đông Nam Á.

Ông Ming Maa, Chủ tịch của Grab, cho biết: "Đợt gọi vốn vay kỷ lục này chứng tỏ rằng các ngân hàng hàng đầu thế giới rất tin tưởng vào mô hình kinh doanh và vị thế số 1 thị trường của chúng tôi ở Đông Nam Á".

Về mặt định giá, Công ty không tiết lộ bất cứ thông tin gì. Theo một báo cáo của Reuters, công ty này được định giá hơn 6 tỷ USD vào thời điểm cận kề đợt gọi vốn 2,5 tỷ USD.

Là một phần của thỏa thuận với SMRT, đội xe của Grab sẽ bao gồm xe hybrid thân thiện với môi trường và xe điện toàn phần nhằm nâng cao trải nghiệm lái xe. Đồng thời điều này cũng giúp giảm đáng kể chi phí điều hành và sẽ giúp nâng cao thu nhập của các tài xế, cung cấp nhiều chuyến đi có giá phải chăng hơn cho hành khách.(NCĐT

Trở về

Bài cùng chuyên mục