tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-04-2016

  • Cập nhật : 16/04/2016

Ngân hàng Trung Quốc 'gánh' 1.300 tỉ USD nợ xấu

ngan hang trung quoc 'ganh' 1.300 ti usd no xau

Ngân hàng Trung Quốc 'gánh' 1.300 tỉ USD nợ xấu

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định bảng cân đối của các doanh nghiệp Trung Quốc đang xấu đi, đến mức khoảng 1.300 tỉ USD trong các khoản vay có nguy cơ vỡ nợ.
Theo Bloomberg và AFP, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp Đại lục tỷ lệ thuận với lợi nhuận lao dốc giữa lúc tăng trưởng kinh tế chậm lại, và có bằng chứng rõ ràng cho thấy nhiều công ty không kiếm đủ tiền để trang trải lãi suất của các khoản vay.
Các “khoản nợ có nguy cơ” tăng đến 14% tổng số nợ của các doanh nghiệp Trung Quốc được niêm yết trên sàn chứng khoán. Con số trên gấp ba lần số liệu trong năm 2010, IMF cho hay trong báo cáo ổn định tài chính thế giới. 14% đồng nghĩa với việc các khoản nợ xấu đạt gần 1.300 tỉ USD và số liệu này chiếm khoảng 15,5% tổng số khoản vay thương mại.
“Các khoản nợ này có thể chuyển thành tổn thất tiềm năng đối với các ngân hàng, chiếm khoảng 7% GDP”, IMF cho biết. Ngược lại, IMF cũng cho rằng bộ đệm mà Đại lục đã xây dựng cho các ngân hàng của họ, số liệu tăng trưởng kinh tế tích cực và số lượng lớn nợ nằm dưới tầm kiểm soát của chính quyền là những dấu hiệu tích cực.
Dù vậy, IMF viết: “Độ lớn của lỗ hổng này đòi hỏi một chương trình nghị sự chính sách lớn”. Bắc Kinh cần giải quyết khoản nợ doanh nghiệp khủng và tăng cường sức mạnh của các định chế tài chính.
Độ lớn thực tế của các khoản nợ xấu trong sổ sách của các nhà băng Đại lục đã và đang là trung tâm của cuộc tranh luận, về việc liệu nước này có thể tiếp tục giữ vị trí cỗ máy tăng trưởng toàn cầu, hay sẽ chìm vào một thập niên trì trệ kinh tế như Nhật Bản sau khi bong bóng tín dụng nước này tan vỡ.

BIDV bắt tay với ngân hàng Đài Loan hút kiều hối

Ngân hàng Cathay United Bank sẽ chuyển kiều hối từ Đài Loan về Việt Nam cho BIDV.

Đại diện BIDV cho biết, những năm gần đây, số người Việt đến sinh sống, làm việc và học tập tại Đài Loan ngày càng đông, dẫn đến nhu cầu chuyển tiền về nước tăng mạnh. Do vậy, ngân hàng đã tìm kiếm đối tác tại Đài Loan để cùng hợp tác hỗ trợ người Việt chuyển tiền về nước nhanh chóng và an toàn.

Do đó, từ tháng 4, BIDV ký hợp tác song phương với Ngân hàng Cathay United Bank (CUB) cùng triển khai dịch vụ chuyển tiền kiều hối. Đây là ngân hàng tư nhân uy tín, đứng thứ 8 tại Đài Loan và thứ 286 trên thế giới về tổng tài sản.

Theo đó, người Việt đang sinh sống tại Đài Loan đến ngân hàng CUB chuyển tiền về quê hương cho người thân qua tài khoản BIDV sẽ hưởng nhiều ưu đãi. Tại đầu nhận Việt Nam, 500 giao dịch kiều hối đầu tiên qua kênh BIDV - CUB sẽ nhận ngay 50.000 đồng một giao dịch từ ngày 22/4 đến ngày 22/7.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM cho biết, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hai tháng đầu năm nay đạt 900 triệu USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, do Tết Nguyên đán rơi vào đầu tháng 2. Số kiều hối này chủ yếu chảy vào sản xuất kinh doanh. Thống kê trước đó của cơ quan này cho biết, năm 2015, tỷ lệ kiều hối chảy vào sản xuất, kinh doanh chiếm 70,6%; vào bất động sản khoảng 20,7%, chỉ khoảng 7% là hỗ trợ thân nhân, gia đình trang trải sinh hoạt, mua sắm, chữa bệnh, xây dựng nhà cửa...

Một báo cáo do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố gần đây cho thấy, năm 2015 Việt Nam đón lượng kiều hối khoảng 12,25 tỷ USD, đứng thứ 11 thế giới và đứng thứ 3 ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, sau Trung Quốc và Philippines.


Xuất khẩu gạo quý II dự kiến giảm

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa đưa ra kế hoạch xuất khẩu gạo trong quý II, dự kiến đạt 1,6 triệu tấn, thấp hơn kế hoạch ban đầu 200.000 tấn.

Nguyên nhân được cho là do nhu cầu thực hiện các hợp đồng đã ký trước và tác động của hạn hán, xâm nhập mặn làm giảm sản lượng.

Đối với xuất khẩu gạo, trong quý I năm nay có nhiều tín hiệu tích cực. Riêng tháng 3/2016 đã vượt kế hoạch đề ra 500.000 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước đáng kể. Lũy kế 3 tháng ước đạt 1,59 triệu tấn với 692 triệu USD, tăng 41,6% về khối lượng và tăng 40,8% về giá trị so với cùng kỳ 2015.

Xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm tăng đột biến là do hợp đồng gối đầu chuyển sang từ năm 2015 còn nhiều, hợp đồng G-to-G với Indonesia, Philippines và hợp đồng thương mại ký mới với Trung Quốc.

Mặc dù xuất khẩu gạo quý I tăng mạnh so với năm trước nhưng giá gạo cũng đang ở mức cao nhất so với các nguồn cung cấp khác trong khu vực châu Á. Vì vậy, theo VFA, xuất khẩu gạo có thể mất lợi thế cạnh tranh cũng như thị phần đối với nhu cầu mới trong thời gian tới. Do đó, Việt Nam cần xem xét lại cân đối cung cầu vì đây là nguyên nhân chính tác động giá gạo trên thị trường.

Tính chung xuất khẩu 6 tháng sẽ đạt trên 3 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, chưa tính xuất khẩu qua biên giới không đăng ký.


Các nước sản xuất dầu 'đốt' hơn 300 tỉ USD dự trữ

cac nuoc san xuat dau 'dot' hon 300 ti usd du tru

Các nước sản xuất dầu 'đốt' hơn 300 tỉ USD dự trữ

Tài sản có được từ đồng đô la dầu thô của các nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới 'bốc hơi' với tốc độ chóng mặt. Điều này gây áp lực lớn trên bàn đàm phán đóng băng sản lượng cuối tuần này.

Theo Bloomberg, 18 nước sẽ tụ họp tại thủ đô Doha (Qatar) vào ngày 17.4 tới đây để thảo luận về thỏa thuận đóng băng sản lượng đã chi tiêu tổng cộng 315 tỉ USD dự trữ ngoại hối từ tháng 11.2014. 315 tỉ USD tương đương khoảng 1/5 lượng dự trữ ngoại hối của các nước nói trên.

Trong ba tháng cuối năm 2015, dự trữ ngoại hối các nước giảm gần 54 tỉ USD, mức giảm hàng quý lớn nhất từ khi cuộc khủng hoảng giá dầu bắt đầu.

Chuyện “đốt cháy” những đồng đô la dầu thô, hay số tiền mà các nước sản xuất dầu lớn kiếm được từ việc sản xuất và xuất khẩu “vàng đen”, không chỉ ảnh hưởng đến nội bộ các quốc gia, mà còn tác động đến những hãng quản lý quỹ quốc tế như Aberdeen Asset Management và thị trường tiền tệ toàn cầu. Các nước sản xuất dầu có truyền thống giữ số tiền dự trữ bằng trái phiếu kho bạc Mỹ và các tài sản lưu động.

Các nước là thành viên và không là thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ có mặt tại cuộc họp ở Doha. Nhiều nước đã và đang bơm dầu với mức kỷ lục trong thời gian gần đây.

Trong lá thư mời đại diện các quốc gia đến cuộc họp ở Doha, Bộ trưởng Năng lượng Qatar Mohammed Al Sada cho biết các nhà sản xuất dầu thô cần ổn định thị trường vì “lợi ích của nền kinh tế thế giới khỏe mạnh hơn và tình hình giá rẻ hiện tại chẳng có lợi cho ai”.

Số dự trữ ngoại hối mà Ả Rập Xê Út tiêu tốn là 138 tỉ USD, chiếm đến gần một nửa con số dự trữ ngoại hối sụt giảm của 18 quốc gia. 138 tỉ USD tương đương khoảng 23% tổng dự trữ ngoại hối của quốc gia Trung Đông. Chỉ tính trong ba tháng cuối năm ngoái, Ả Rập Xê Út đã “đốt cháy” 38,1 tỉ USD, mức giảm dự trữ hàng quý lớn nhất kể từ năm 1962. Sau Ả Rập Xê Út, Nga, Algeria, Libya và Nigeria là những nước tiêu hao đáng kể dự trữ ngoại hối của họ.

Cuộc khủng hoảng giá cả hiện nay khởi đầu từ tháng 11.2014, khi OPEC với sự dẫn đầu của Ả Rập Xê Út nhất quyết không giảm sản lượng để giữ thị phần và cạnh tranh với các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ. Chiến lược của OPEC khiến giá dầu Brent từ mức trung bình là 111 USD/thùng hồi năm 2013, xuống còn 35 USD/thùng trong năm nay. Giá dầu giảm buộc các nước phải sử dụng quỹ dự trữ của họ.

Hôm 12.4, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm của Ả Rập Xê Út xuống AA-, sau khi Standard & Poor’s và Moody’s Investors Service làm điều tương tự trước đó. Fitch cho hay Riyadh sẽ đối mặt với thâm hụt ngân sách lớn trong năm 2016, và “một phần lớn nhu cầu tài chính của đất nước sẽ được tài trợ bằng cách bán bớt các tài sản ở nước ngoài”.


Tập đoàn Nhật mua 8% cổ phần Petrolimex

Tập đoàn năng lượng và dầu khí Nhật Bản JX Nippon ngày 15.4 thông báo đồng ý mua 8% cổ phần của Petrolimex, theo hãng tin Nikkei.
Hãng Nikkei cho biết giá trị của thương vụ này vào khoảng 20 tỉ yên tương đương 183 triệu USD.
Petrolimex sẽ phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Theo phương án phát hành thêm cổ phiếu của Petrolimex được thông qua tại đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2016 tổ chức hồi cuối tháng 3 vừa qua, Petrolimex sẽ bán 103,5 triệu cổ phiếu cho đối tác Nhật Bản. Tuy nhiên, giá bán không được tiết lộ, nhưng không thấp hơn 38.000 đồng/cổ phiếu cho JX Nippon.
ky ban ghi nho giua hai doi tac - anh: petrolimex

Ký bản ghi nhớ giữa hai đối tác - Ảnh: Petrolimex

Dự kiến đợt phát hành thêm cổ phiếu sẽ thu về ít nhất 3.934 tỉ đồng cho Petrolimex. Là nhà phân phối xăng dầu lớn nhất của Việt Nam, Petrolimex có hơn 5.400 cây xăng trên toàn quốc, chiếm gần 50% thị trường.
Nikkei cho biết khi trở thành cổ đông của Petrolimex, JX Nippon sẽ hỗ trợ tập đoàn Việt Nam nâng cao năng lực quản lý phân phối xăng dầu và logistic. Ngoài việc mua cổ phần, JX Nippon còn đang tính tham gia vào dự án xây dựng nhà máy lọc dầu ở Việt Nam.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-04-2016

    Lotte Mart tìm kiếm hàng hóa Việt Nam đưa sang Hàn Quốc
    U&I Logistics khai trương kho ngoại quan thứ 7
    Hòa Phát sẽ nhập khẩu 1,6 triệu tấn quặng sắt trong năm nay
    Tín dụng tăng chậm, nhà băng thấp thỏm lo vơi túi tiền
    IFC cấp vốn cho PUMA tại các thị trường mới nổi

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-04-2016

    Ba tháng, Việt Nam chi 10,6 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
    Apple 'đặt' Samsung sản xuất 100 triệu tấm nền màn hình OLED trong năm 2017
    Gạo Việt lo mất thị trường vì giá cao
    Iran, Ấn Độ bắt tay giải bài toán khó giá dầu
    Giao dịch bất động sản chững lại

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-04-2016

    Thị trường Nga là “món hời thế kỷ”
    Hai nhà đầu tư Nhật sẽ mua lại 50% công ty ASPL-PLB-NL từ Nam Long
    Nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ chật vật vì giá dầu
    Trung Quốc gây lo ngại cho tăng trưởng toàn cầu
    Tổng giám đốc WTO nói gì với doanh nghiệp Việt Nam ?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 17-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 17-04-2016

    Cha đẻ Zalora, Lazada làm ăn như thế nào?
    Quỹ Nhật rót hàng triệu USD vào một startup Việt
    Lotte sẽ đuổi kịp Samsung về tổng mức đầu tư vào Việt Nam
    Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo
    Vietcombank báo lãi 2.300 tỷ đồng trong quý I/2016, tăng 61,7%

  • Tin kinh tế đọc nhanh 17-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 17-04-2016

    Quý I: Giao dịch mua bán, sáp nhập BĐS tăng
    Coalimex đưa 11 triệu cổ phiếu lên niêm yết tại HNX
    Viettel nắm giữ 49% cổ phần trong một DN viễn thông của Myanmar
    Bảo hiểm “ghi điểm” cho môi trường đầu tư
    Mất mát vì biến động

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-04-2016

    4 nước ASEAN sẽ là nền kinh tế nghìn tỉ USD năm 2030
    Đại lý thép ‘méo mặt’ vì ôm hàng đầu cơ
    Sẽ có làn sóng đầu tư mới vào VN
    OTC dậy sóng
    Công ty Internet lớn nhất châu Á vừa vay ngân hàng 2 tỷ USD để thực hiện tham vọng bành trướng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-04-2016

    Làm sao thu thuế của Google, Facebook?
    Cần giảm các dự án FDI của Trung Quốc
    Apple thu được gần 1 tấn vàng từ máy cũ
    Vietcombank tăng vốn lên gần 40.000 tỷ đồng để chuẩn bị M&A
    Tân Thống đốc thúc giục ngân hàng xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-04-2016

    Singapore bất ngờ thay đổi chính sách tiền tệ
    Sau Lazada, đến lượt Zalora Việt Nam được rao bán?
    Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng quý I thấp nhất 7 năm
    Yahoo đang vội vã chuẩn bị “hậu sự” cho mình
    Thái Lan từ chối vay vốn Trung Quốc làm đường sắt

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-04-2016

    Kinh tế Trung Quốc được dự đoán tăng trưởng chậm nhất 25 năm
    Tòa nhà Keangnam Hanoi sắp về tay công ty chứng khoán Hàn Quốc?
    Bà Phạm Chi Lan: “Nhà nước cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp”
    Mỏ Thạch Khê “ngủ say”, doanh nghiệp phải nhập khẩu quặng sắt quy mô lớn
    “Niềm tự hào toàn cầu” của Viettel ngậm trái đắng, lợi nhuận giảm 80%

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-04-2016

    Yêu cầu tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu
    Châu Âu thoát khỏi “ác mộng” giảm phát
    Xuất siêu 1,36 tỷ USD trong quý đầu năm
    “Thế giới sắp thoát cảnh thừa dầu”
    Phải có cách dẫn vốn hiệu quả