tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 16-04-2016

  • Cập nhật : 16/04/2016

Kinh tế Trung Quốc được dự đoán tăng trưởng chậm nhất 25 năm

Trung Quốc ấn định tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ ở mức 6,4908CNY/USD, tương ứng mức tăng 0,03%.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Ngày 15/4, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ấn định tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ ở mức 6,4908CNY/USD, tương ứng mức tăng 0,03% so với phiên trước, đánh dấu phiên tăng thứ hai.

Theo khảo sát của Reuters, 65 nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2016 - mức thấp nhất trong một phần tư thế kỷ - và 6,3% trong năm 2017.

Nguyên nhân chính là do nhu cầu giảm ở trong và nước ngoài, dư thừa công suất công nghiệp và đầu tư sút giảm.(Bizlive)


Tòa nhà Keangnam Hanoi sắp về tay công ty chứng khoán Hàn Quốc?

Tòa nhà cao nhất Việt Nam sắp có chủ mới khi một công ty chứng khoán của Hàn Quốc dự định chi mạnh tay để thâu tóm.
toa thap keangnam hanoi landmark tower. anh: www.skyscrapercity.com.

Tòa tháp Keangnam Hanoi Landmark Tower. Ảnh: www.skyscrapercity.com.

Báo chí Hàn Quốc đưa tin Công ty Chứng khoán Mirae Asset của Hàn Quốc dự định đầu tư 400 tỷ won, tương đương gần 350 triệu USD, để thâu tóm tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower, tòa tháp cao nhất Việt Nam hiện nay.
Theo đó, Mirae Asset Securities sẽ bắt tay với tập đoàn đầu tư AON BGN để rót tổng cộng 500 tỷ won, trong đó công ty chứng khoán sẽ đầu tư 300 tỷ won để mua lại khoản nợ cao cấp (nợ được ưu tiên thanh toán) và 100 tỷ won để mua trái phiếu chuyển đổi từ các chủ nợ của tòa tháp. AON BNG sẽ góp 100 tỷ won còn lại.
Đây là khoản đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Mirae Asset Securities. Hồi tháng 9 năm ngoái, công ty này lên kế hoạch giải ngân 1.200 tỷ won (khoảng 1,05 tỷ USD) để đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.
Với chiều cao 336 mét, Keangnam Landmark 72 nằm ở đường Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, là một khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ và trung tâm thương mại có diện tích sử dụng 610.000 mét vuông được khánh thành vào năm 2010. Hiện nhiều tập đoàn tài chính quốc tế và của Hàn Quốc đặt trụ sở tại tòa tháp này.
AON Holdings Hàn Quốc, tên cũ của AON BGN, hồi đầu năm nay đã thắng thầu để mua lại các khoản nợ trị giá 450 tỷ won của Keangnam Enterprises khi xây dựng tòa tháp này.
Trước đó, ngoài AON còn có ngân hàng Goldman Sachs, quỹ đầu tư Qatar Investment Authority (QIA) và công ty đầu tư tài chính Hana (Hana Financial Investment) tham gia cuộc đua sở hữu Keangnam Landmark 72, tên gọi khác của tòa tháp.
Sau khi tiếp quản các khoản nợ, AON sẽ nắm quyền kiểm soát toàn bộ dự án. Hiện công ty con của Keangnam tại Việt Nam (Keangnam Vina) đang sở hữu 70% cổ phần tại dự án Landmark 72.

Bà Phạm Chi Lan: “Nhà nước cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp”

"Không những không bảo vệ, chính nhà nước 'nhảy vào' thành lực lượng cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp", bà Phạm Chi Lan nói.
chuyen gia kinh te, ba pham chi lan. anh: tl

Chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan. Ảnh: TL

Tại hội thảo Xây dựng và thực thi chính sách toàn diện về cạnh tranh được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức sáng nay (15/4), bà Chi Lan đưa ra đánh giá, cạnh tranh là một câu chuyện lớn, nhất là trong bối cảnh Việt Nam khi hội nhập sâu rộng lại có vị trí cạnh tranh thấp.

Bà Chi Lan cho biết, trong số các nước TPP, Việt Nam ở vị thế cạnh tranh thấp nhất theo các tiêu chí Diễn đàn kinh tế thế giới, Ngân hàng thế giới WB đánh giá. Từ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thể chế đến nền kinh tế nói chung đều thấp. Xét trong Cộng đồng ASEAN, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 7 và đang bị thách thức hơn bởi Lào, Campuchia và Myanmar.

Dẫn chứng ngành lúa gạo, theo bà Chi Lan, Việt Nam đã dành ưu tiên tuyệt đối cho ngành lúa gạo trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng so sánh với Campuchia, gạo Việt Nam đang thua. Không những thế, ở nhiều lĩnh vực khác, Campuchia, Myanmar đều có sự chuyển biến rất tích cực.

Vị chuyên gia cũng chỉ ra những bất bình đẳng, kém cạnh tranh giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước.

Cụ thể, theo thứ tự, doanh nghiệp nhà nước đang ở vị trí ưu tiên số một, tiếp đến là doanh nghiệp FDI và đến doanh nghiệp trong nước gần như không còn. “FDI đang cạnh tranh mang tính chèn lấn doanh nghiệp Việt Nam, góp phần làm doanh nghiệp Việt Nam bé nhỏ đi”, bà Lan nói.

Ngoài ra, bà Lan cũng cho biết còn có sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp thân hữu và không thân hữu, trong đó doanh nghiệp thân hữu là doanh nghiệp nhà nước, số lớn doanh nghiệp FDI và phần ít doanh nghiệp tư nhân lớn được tiếp cận nguồn lực, cơ chế tốt hơn.

“10 năm qua số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục 'teo' đi, tạo nền kinh tế nhiều vấn đề trong cạnh tranh”, bà Lan trăn trở.

Thậm chí, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nhà nước không chèn ép qua công cụ doanh nghiệp nhà nước mà bản thân nhà nước tham gia quá nhiều vào hoạt động cung cấp dịch vụ mang tính chất thương mại hoặc dịch vụ công, hoàn toàn có thể xã hội hoá.

“Nhà nước ở vị trí cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp. Không những không bảo vệ được doanh nghiệp mà tự mình cũng nhảy vào thành một lực lượng cạnh tranh với doanh nghiệp”, bà Lan nhấn mạnh.

Đồng tình với những quan điểm được bà Chi Lan nêu ra, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho biết, sự bất bình đẳng hiện nay là hệ quả của thể chế. Theo ông, cho đến giờ ông chưa thấy sự thay đổi về mặt tư duy để cải thiện chất lượng chính sách một cách thực chất ở Việt Nam.

Ông Cung cho rằng, để chuyển đổi nền kinh tế lên một cấp của nền kinh tế thị trường phải có chính sách cạnh tranh toàn diện và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và công bằng thì cần có thể chế tốt.(Blive)


Mỏ Thạch Khê “ngủ say”, doanh nghiệp phải nhập khẩu quặng sắt quy mô lớn

Dự báo lượng quặng sắt cần sử dụng cho công nghệ thép giai đoạn sau năm 2016 lên đến hơn 20 triệu tấn/năm và nhu cầu sẽ tăng gấp nhiều lần trong 5 năm tới.
quang sat nhap khau co gia re ngang bang nhung chat luong tot hon trong nuoc. anh: tl

Quặng sắt nhập khẩu có giá rẻ ngang bằng nhưng chất lượng tốt hơn trong nước. Ảnh: TL

Báo cáo của Hiệp hội Thép dự báo, lượng quặng cần sử dụng cho công nghệ thép tăng mạnh. Việt Nam hiện có mỏ Thạch Khê với tổng sản lượng quặng khai thác có thể đạt 370 - 400 triệu tấn được đánh giá là lớn nhất Đông Nam Á tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể đưa vào khai thác.

Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia đã dự báo giá quặng sắt thế giới sẽ lại giảm sâu vào cuối năm 2016, đầu năm 2017 do rất nhiều dự án mỏ sắt quy mô lớn trên thế giới đi vào sản xuất gây dư cung hàng quặng sắt ít nhất cho đến tận năm 2020.

Do đó, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực thép đã nhập khẩu lượng quặng sắt lớn từ các nước có nguồn quặng dồi dào như Nam Phi, Australia, Brazil, Ucraina, Ấn Độ… với giá rẻ ngang bằng quặng trong nước trong khi chất lượng tốt hơn.

Mới đây CTCP Thép Hoà Phát cho biết, dự kiến trong năm 2016, khối lượng quặng sắt nhập khẩu khoảng 1,6 triệu tấn và năm 2017 có thể tăng lên 3 triệu tấn nếu mỏ sắt Thạch Khê vẫn chưa thể đưa vào khai thác.

Bên cạnh việc thu mua trong nước, Hoà Phát sẽ đẩy mạnh nhập khẩu quặng sắt làm nguyên liệu sản xuất đáp ứng cho Khu liên hợp thép công suất 1,8 triệu tấn thép mỗi năm.

“Với tỷ lệ tiêu hao 1 tấn gang thép cần 1,65 triệu tấn quặng thì Hòa Phát cần 3 triệu tấn quặng mỗi năm. Trong khi nguồn cung trong nước có hạn, nguồn quặng thế giới rất dồi dào, giá nhập khẩu hiện đang ngang bằng hoặc rẻ hơn giá quặng trong nước mà chất lượng tốt hơn nên Hòa Phát không có lý do gì mà không nhập về để làm thép”, bà Vương Ngọc Linh, Phó giám đốc CTCP Thép Hoà Phát nói.(Bizlive)


“Niềm tự hào toàn cầu” của Viettel ngậm trái đắng, lợi nhuận giảm 80%

Viettel Global, công ty con của Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel vừa công bố kết quả lợi nhuận 2015 giảm tới gần 80% so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do lỗ tỷ giá.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc Tế Viettel (Viettel Global) là doanh nghiệp được thành lập để thực hiện định hướng đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Viettel. Khi thành lập, Viettel Global có vốn điều lệ 960 tỷ đồng thì đến nay, vốn điều lệ đã tăng lên 14.438 tỷ đồng, tài sản gần 43.000 tỷ đồng.

Với chiến lược đầu tư đa quốc gia, Viettel Global đã gây dựng tiếng tăm trên rất nhiều quốc gia như Lào, Campuchia đến Haiti, Mozambique, Đông Timor, Cameroon, Burundi. Việc xây dựng thành công mạng lưới viễn thông tại các quốc gia này là niềm tự hào lâu nay của tập đoàn Viettel.

Tuy nhiên, báo cáo mới đây cho thấy, "niềm tự hào" của Viettel bất ngờ sụt giảm lợi nhuận tới 80%, nguyên nhân đến từ tỷ giá.

Theo số liệu vừa được Viettel Global công bố, năm 2015 doanh thu của công ty đạt gần 15.000 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 500 tỷ đồng, giảm hơn 1.800 tỷ đồng (mức giảm gần 80%) so với cùng kỳ.

Doanh thu tăng đều nhưng lợi nhuận sụt mạnh trong năm 2015Doanh thu tăng đều nhưng lợi nhuận sụt mạnh trong năm 2015

Nguyên nhân lợi nhuận bất ngờ giảm mạnh, trong khi các hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường là do Viettel Global phải chịu lỗ hơn 1.500 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá, lớn gấp 5,5 lần cùng kỳ năm trước. Khoản lỗ này kéo chi phí tài chính lên trên 2.000 tỷ đồng.

Quan sát báo cáo của Viettel Global, công ty hiện vay nợ ngắn hạn hơn 7.700 tỷ đồng và vay nợ dài hạn hơn 10.200 tỷ đồng, được diễn giải bằng gần 40 khoản mục khác nhau, chủ yếu là vay ngoại tệ bằng USD.

Viettel Global cho biết, nếu tỷ giá USD so với đồng Việt Nam tăng 10% thì công ty sẽ ngay lập tức lỗ 1.145 tỷ đồng.

Do đó, trong năm 2015 vừa qua, khi Việt Nam phá giá tiền đồng, các doanh nghiệp đi vay bằng USD đều phải chịu hậu quả nặng nề, mà Viettel Global là ví dụ điển hình.

Tỷ giá USD/VND tăng trong năm 2015, khiến Viettel Global lỗ nặng.Tỷ giá USD/VND tăng trong năm 2015, khiến Viettel Global lỗ nặng.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 17-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 17-04-2016

    Cha đẻ Zalora, Lazada làm ăn như thế nào?
    Quỹ Nhật rót hàng triệu USD vào một startup Việt
    Lotte sẽ đuổi kịp Samsung về tổng mức đầu tư vào Việt Nam
    Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo
    Vietcombank báo lãi 2.300 tỷ đồng trong quý I/2016, tăng 61,7%

  • Tin kinh tế đọc nhanh 17-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 17-04-2016

    Quý I: Giao dịch mua bán, sáp nhập BĐS tăng
    Coalimex đưa 11 triệu cổ phiếu lên niêm yết tại HNX
    Viettel nắm giữ 49% cổ phần trong một DN viễn thông của Myanmar
    Bảo hiểm “ghi điểm” cho môi trường đầu tư
    Mất mát vì biến động

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-04-2016

    4 nước ASEAN sẽ là nền kinh tế nghìn tỉ USD năm 2030
    Đại lý thép ‘méo mặt’ vì ôm hàng đầu cơ
    Sẽ có làn sóng đầu tư mới vào VN
    OTC dậy sóng
    Công ty Internet lớn nhất châu Á vừa vay ngân hàng 2 tỷ USD để thực hiện tham vọng bành trướng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-04-2016

    Ngân hàng Trung Quốc 'gánh' 1.300 tỉ USD nợ xấu
    BIDV bắt tay với ngân hàng Đài Loan hút kiều hối
    Xuất khẩu gạo quý II dự kiến giảm
    Các nước sản xuất dầu 'đốt' hơn 300 tỉ USD dự trữ
    Tập đoàn Nhật mua 8% cổ phần Petrolimex

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-04-2016

    Làm sao thu thuế của Google, Facebook?
    Cần giảm các dự án FDI của Trung Quốc
    Apple thu được gần 1 tấn vàng từ máy cũ
    Vietcombank tăng vốn lên gần 40.000 tỷ đồng để chuẩn bị M&A
    Tân Thống đốc thúc giục ngân hàng xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-04-2016

    Singapore bất ngờ thay đổi chính sách tiền tệ
    Sau Lazada, đến lượt Zalora Việt Nam được rao bán?
    Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng quý I thấp nhất 7 năm
    Yahoo đang vội vã chuẩn bị “hậu sự” cho mình
    Thái Lan từ chối vay vốn Trung Quốc làm đường sắt

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-04-2016

    Yêu cầu tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu
    Châu Âu thoát khỏi “ác mộng” giảm phát
    Xuất siêu 1,36 tỷ USD trong quý đầu năm
    “Thế giới sắp thoát cảnh thừa dầu”
    Phải có cách dẫn vốn hiệu quả

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 15-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-04-2016

    Tương lai ảm đạm của đất nước có lạm phát gần 500%
    Cửa hàng, tạp hóa nhỏ vẫn chi phối thị trường
    Số người nước ngoài có tay nghề cao muốn ở lại Mỹ lên kỷ lục
    Trung Quốc tiếp tục bơm hơn 6 tỷ USD vào thị trường
    Báo cáo mới cho thấy Zalora đã cạn sạch tiền

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-04-2016

    Hãng xe tải KAMAZ của Nga nói sẽ “nhấn ga tăng tốc” ở Việt Nam
    OPEC vẫn tăng bơm dầu ra thị trường
    Xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm
    Các công ty hàng đầu của Mỹ giấu hàng tỉ đô ở nước ngoài
    Indonesia vượt mặt Trung Quốc về tiêu thụ gạo Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-04-2016

    “Cơn bội thực” thép Trung Quốc giá rẻ
    TP.HCM cấp phép cho siêu dự án 30.000 tỷ cùng hàng loạt dự án
    Cường đô la lấy tiền ở đâu để thâu tóm tài sản công ty bầu Đức?
    Trong 2 năm, người tham gia đã nộp hơn 3.400 tỷ đồng cho Thiên Ngọc Minh Uy
    Google lại mất tướng về tay Facebook