tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 31-05-2016

  • Cập nhật : 31/05/2016

Sản xuất thép tăng mạnh trong tháng 5

 Nhiều mặt hàng sản xuất thép tăng mạnh trong tháng 5. Trong đó tăng mạnh nhất là các sản phẩm thép thanh, thép góc tăng 22,5%, thép cán tăng 20,8%.

Tính chung 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế tạo tăng 9,7%. Các mặt hàng công nghiệp tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, sản xuất kim loại tăng 18,9%.

Thép là một trong những ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất tăng cao trong 5 tháng đầu năm. Thép thanh, thép góc tăng 22,5%, thép cán tăng 20,8%, sắt thép thô tăng 14,6%.

Cùng với sự tăng mạnh của sản xuất thép thì các mặt hàng sản xuất phục vụ xây dựng cũng tăng xi măng tăng 16,1%.

Tiêu thụ thép tăng mạnh trong tháng 4, thống kê của Hiệp hội Thép cho biết, cả tháng tư thị trường tiêu thụ hơn 1,3 triệu tấn sản phẩm thép các loại được bán ra, trong đó có hơn 191 nghìn tấn thép được xuất khẩu, tăng 48,8% so với cùng kỳ.

Hiệp hội Thép dự báo giá thép trong nước tăng 10% trong thời gian tới, ở mức 11,4 triệu đồng/tấn.

Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn tăng mạnh. Cụ thể, Thái Nguyên tăng 39,9%; Quảng Nam tăng 37,9%. Cần Thơ tăng 19,8%. Hải Phòng tăng 13,7%; Bắc Ninh tăng 13,5%. Đà Nẵng tăng 10,6%. Hải Dương tăng 8,5%; Đồng Nai tăng 8,2%; Bình Dương tăng 7,7%. Hà Nội tăng 7,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 6,4%. Vĩnh Phúc tăng 5,5%. Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 4,4%.


Ai cho doanh nghiệp hai chữ ‘bình yên’?

Quả thực, không chỉ riêng Vietfoods mà giới doanh nghiệp chỉ muốn được bình yên, muốn được làm ăn yên ổn, được cạnh tranh lành mạnh, nhưng sao mà khó quá.

Một khi doanh nghiệp bị các cơ quan chức năng “tấn công”, “kết án” thì coi như họ đã thua cho dù doanh nghiệp không sai, thậm chí làm đúng.

Kiện không phải là giải pháp bởi dù có thắng kiện thì họ cũng thua. Vậy nên, doanh nghiệp chỉ xin hai chữ bình yên.

“Doanh nghiệp đã thua vì cơ quan quản lý đã “tấn công” trước về mặt truyền thông. Thiệt hại là rất nặng nề. Dù sau này có thắng kiện, doanh nghiệp cũng khó gượng dậy nổi”.

Đấy là những lời của phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà viết trên tờTuổi Trẻvề trường hợp của Công ty Vietfoods.

Chuyện xảy ra khi hồi tháng 4, cơ quan Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra một công ty ở thành phố này và tạm giữ 2,2 tấn xúc xích do cơ sở Vietfoods ở Bình Dương sản xuất, với lý do nghi vấn chứa chất cấm, rồi sau đó phạt vi phạm hành chính.

Tranh qua cãi lại, Quản lý thị trường Hà Nội cho rằng họ làm đúng quy trình, dù Cục an toàn Thực phẩm thuộc Bộ Y tế khẳng định sản phẩm của Vietfoods không sai, và an toàn cho người sử dụng.

Sự việc rùm beng trên báo chí và Vietfoods bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi người tiêu dùng, chưa biết đúng sai, thì cũng cứ nghĩa công ty này “bán ra thị trường thực phẩm không phù hợp với an toàn thực phẩm”.

Tựa đề bài báo trênTuổi Trẻcủa ông Lê Mạnh Hà: “Cần đem đến bình yên cho doanh nghiệp” là một tiếng nói thẳng thắn của một quan chức trong bộ máy Chính phủ.

Quả thực, không chỉ riêng Vietfoods mà giới doanh nghiệp chỉ muốn được bình yên, muốn được làm ăn yên ổn, được cạnh tranh lành mạnh.

Sự bình yên đó, quả thật đang là một mơ ước, ít nhất là với một doanh nghiệp trong ngành sản xuất ở quận Bình Tân, TPHCM.

Số là con đường Kinh Dương Vương ở quận này được nâng lên rất cao khiến cho các ngôi nhà dân hai bên bỗng dưng bị biến thành hầm, “mặt đường cao ngang bàn thờ”.

Đang buôn may bán đắt, giờ hầu như chẳng mấy ai mua vì tiệm buôn bán bị thụp sâu quá, chẳng khách nào chịu “xuống hầm” mua hàng.

Thế rồi, những cơn mưa đầu mùa ập đến, khiến cho nước tràn vào nhà dân, ngập các cửa tiệm, nhà máy.

Tạnh cơn mưa, khi nước hãy còn chưa kịp rút, chủ một doanh nghiệp bất ngờ đón một đoàn kiểm tra môi trường đến, không phải để giúp đỡ mà để kiểm tra và bắt quả tang không đạt chuẩn.

Theo lời kể của doanh nghiệp này thì ông giải thích rằng mưa lớn kết hợp với triều cường gây ngập úng nên làm sao hệ thống xả thải xử lý được, và các thanh tra môi trường tỏ vẻ thông cảm “lập biên bản nhắc nhở”, nên ký nhận.

Thế mà, buổi chiều, doanh nghiệp nhận ngay một quyết định phạt gửi tới, phạt 240 triệu đồng vì lỗi “xả thải không đạt chuẩn” đó.

Giả sử truyền thông chỉ đưa tin doanh nghiệp A này bị phạt vì môi trường mà quên đi bối cảnh của sự việc, thì có lẽ mọi người ai ai cũng cho rằng điều đó là đúng.

Nhưng nếu hiểu được câu chuyện trên thì quả thật, mọi thứ quay ngược lại 180 độ.

Sau rất nhiều cân nhắc, doanh nghiệp đành im lặng, không cho báo chí hay, cũng dẹp bỏ ý định “kiện” bởi rồi sau đó, dù có thắng kiện, cũng khó mà làm ăn tại khu vực này.

Những câu chuyện như trên không phải là hiếm hoi trong lịch sử kinh thương hiện đại của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chính phủ đang cố gắng chuyển từ nhà nước chỉ huy sang nhà nước kiến tạo, trong đó coi doanh nghiệp là đối tượng được phục vụ, như tinh thần Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp mới được đưa ra.

Nhưng những “sáng tạo” kiểu như đội thanh tra môi trường trong câu chuyện kể trên, thì doanh nghiệp vẫn chưa thể bình yên, chưa thể yên tâm chú tâm vào sản xuất và kinh doanh.

Câu chuyện của quán cà phê Xin Chào ở Bình Chánh mới đây vẫn là một lời nhắc nhớ về việc phá hủy môi trường kinh doanh.


Sản lượng thủy sản giảm, người nuôi bỏ ao đầm vì không có lãi

Thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, môi trường nước biến đổi làm cho thủy sản bị dịch bệnh, ao đầm bị xâm nhập mặn nặng là những nguyên ngân gây tổn thất cho người nuôi thủy sản.

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng sản lượng thủy sản tháng 5 /2016 đạt 614,2 nghìn tấn, tương đương so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng cá đạt 460,8 nghìn tấn giảm 0,4%. Sản lượng tôm đạt 67,1 nghìn tấn, giảm 1,5%. Các loại thủy sản khác đạt 86,3 nghìn tấn, tăng 3,5%.

Nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, các ao, đầm bị xâm nhập mặn nặng ở Đồng bằng sông Cửu Long, môi trường nước biến đổi làm cho thủy sản bị dịch bệnh, gây tổn thất lớn cho người nuôi.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước tính đạt 366,3 nghìn tấn, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 284,3 nghìn tấn, giảm 1,1%; tôm đạt 50 nghìn tấn, giảm 2,5%; thủy sản khác đạt 32 nghìn tấn, tăng 4,6%.

Nuôi cá tra tiếp tục đối mặt với tình trạng sức mua chững lại, giá giảm, người nuôi không có lãi nên vẫn bỏ trống ao, đầm. Sản lượng cá tra thu hoạch trong tháng ước tính đạt 91 nghìn tấn, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số địa phương có sản lượng giảm mạnh: An Giang đạt 17,2 nghìn tấn, giảm 20,9%; Bến Tre 15 nghìn tấn, giảm 46,8%; Cần Thơ 13,6 nghìn tấn, giảm 4%.

Nuôi tôm nước lợ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, tôm nuôi chậm lớn, dễ mắc bệnh. Hiện nay nhiều hộ nuôi vẫn chưa thả giống, chờ thời tiết thuận lợi và chỉ đạo của cơ quan chuyên môn để tránh gặp rủi ro. Sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng ước tính đạt 36,8 nghìn tấn, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số địa phương trọng điểm về tôm nước lợ đều bị giảm về sản lượng:

Cà Mau đạt 11,1 nghìn tấn tôm thẻ chân trắng, giảm 68,8%. Sóc Trăng đạt 2,3 nghìn tấn tôm sú, giảm 35,4%;

Kiên Giang đạt 3,2 nghìn tấn tôm sú và 0,5 nghìn tấn tôm thẻ chân trắng, giảm lần lượt là 26,2% và 4,2%;

Bạc Liêu đạt 1,4 nghìn tấn tôm sú và 5,9 nghìn tấn tôm thẻ chân trắng, giảm 43,3% và giảm 48,6%.

Vào cuối tháng Tư, một số địa phương thuộc vùng biển Bắc Trung bộ (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế) xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ đã ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng, hải sản khai thác khó tiêu thụ, nhiều ngư dân phải dừng đánh bắt ở vùng biển ven bờ. Sản lượng thủy sản khai thác tháng 5ước tính đạt 247,9 nghìn tấn, tăng 1,3% so với tháng 5/2015, trong đó sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 233 nghìn tấn, tăng 1,5%, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ các năm gần đây.

Tuy tháng 5 sản lượng thủy sản của nhiều mặt hàng giảm nhưng tính gộp cả 5 tháng đầu năm, sản lượng thủy sản ước tính đạt 2454,9 nghìn tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 1152,1 nghìn tấn, tăng 0,5%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 1302,8 nghìn tấn, tăng 3,1% (Sản lượng khai thác biển đạt 1239,6 nghìn tấn, tăng 3,2%, trong đó sản lượng cá ngừ đại dương đạt 10,4 nghìn tấn, giảm 3,3%).


Symantec: Triều Tiên liên quan tới vụ tấn công ngân hàng Việt Nam

Các bằng chứng cho thấy Triều Tiên đứng sau một loạt các vụ tấn công mạng nhằm vào một số ngân hàng của châu Á, trong đó có Việt Nam.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ ngày 29/5 đưa tin công ty an ninh mạng Symantec đã phát hiện ra các bằng chứng cho thấy Triều Tiên đứng sau một loạt các vụ tấn công mạng nhằm vào một số ngân hàng của châu Á, trong đó có Việt Nam.

Symantec cho biết phần mềm độc được sử dụng để đánh cắp 81 triệu USD từ ngân hàng trung ương Bangladesh có liên quan tới những vụ tấn công vào ngân hàng ở Việt Nam và Philippines. Đây được coi là lần đầu tiên một quốc gia sử dụng mã độc để đánh cắp tiền từ nước khác.

Các chuyên gia an ninh mạng cho rằng phần mềm độc hại nói trên tương tự như loại từng được nhóm có tên gọi “Lazarus” sử dụng trước đây.

Nhóm này có liên hệ tới một loạt các vụ tấn công mạng nhằm vào các mục tiêu của Mỹ và Hàn Quốc kể từ năm 2009, trong đó có vụ tấn công vào hãng phim Sony năm 2014 mà FBI đổ lỗi cho chính quyền Bình Nhưỡng. Triều Tiên đã bác bỏ các cáo buộc này.


Phó Tổng Giám đốc Vingroup làm Tổng Giám đốc TTF

Ông Võ Trường Thành, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc TTF xin từ nhiệm vai trò Tổng Giám đốc kể từ ngày 27/5.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (Mã: TTF - HoSE) vừa có thông báo thay đổi nhân sự.

Theo đó, bà Vũ Tuyết Hằng, Phó TGĐ Vingroup được bổ nhiệm là Tổng Giám đốc TTF từ ngày 27/5 thay cho ông Võ Trường Thành.

Bà Hằng sinh năm 1968, tốt nghiệp khoa Kinh tế Đối ngoại, trường Đại học Ngoại thương. Ngoài việc đảm nhận vị trí Phó TGĐ Vingroup, bà Hằng còn làm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Một thành viên Vinpearl (VPL).

Ông Võ Trường Thành, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc TTF có đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc. Ông Thành cho biết "đã tìm được nhân sự phù hợp để thay thế tôi đảm nhận vị trí này".

Ngoài ra, công ty còn bổ nhiệm ông Nguyễn Thiện Tâm làm vị trí Giám đốc tài chính và ông Nguyễn Tấn Thụ bổ nhiệm vào vị trí Kế toán trưởng thay ông Đào Ngọc Quyết xin từ nhiệm Giám đốc tài chính kiêm Kế toán trưởng.

Mới đây, CTCP Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát - công ty con của Vingroup đã mua hơn 72 triệu cp TTF, nắm giữ 49,9% vốn TTF.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-06-2016

    5 tháng đầu năm: 10 tỷ USD vốn FDI rót vào những dự án nào?
    Đừng chạy theo giá dầu
    Ngành dệt may đang và sẽ làm lợi nhiều hơn người ta nghĩ
    Siêu ủy ban 5 triệu tỷ: Không có lợi ích nào hơn lợi ích quốc gia
    SCIC chưa buông “bò sữa” Vinamilk, Bảo Minh, FPT Telecom

  • Tin kinh tế đọc nhanh 01-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 01-06-2016

    Nhật Bản chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Đông Nam Á
    NHNN đã mua vào khoảng 7 tỷ USD kể từ đầu năm đến nay
    Nhờ thiên thời địa lợi, các ông lớn ngành xây dựng tăng mạnh lợi nhuận
    Bán nước C2, Rồng Đỏ nhiễm chì, Công ty URC Hà Nội bị phạt hơn 5,8 tỷ đồng
    Việt Nam muốn xuất khẩu sữa sang Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 31-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 31-05-2016

    Giấc mơ thị trường mới nổi đã kết thúc?
    Australia đấu giá 11,5 triệu USD bitcoin
    TP HCM bàn cách giữ thị phần bán lẻ cho doanh nghiệp nội
    Hãng dầu phá sản 2 lần trong 9 tháng
    “Cải cách quyết liệt 20 năm nữa Việt Nam mới đuổi kịp Hàn Quốc của năm 2000”

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 31-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 31-05-2016

    Giá ô tô sang nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng mạnh?
    Hàng điện gia dụng và linh kiện xuất xứ từ Thái Lan chiếm 58,3% thị phần
    Xuất khẩu sang Áo, điện thoại và linh kiện chiếm trên 80%
    Việt Nam xuất siêu 1,3 tỉ USD trong 5 tháng
    Hơn 28.500 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 5 tháng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 31-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 31-05-2016

    Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 5 tháng đầu năm 2016
    Sản lượng sữa Australia giảm
    Trung Quốc: tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp chậm lại trong tháng 4
    Niềm tin kinh doanh của Nhật Bản chạm mức thấp 3 năm
    Điều tra công ty Trung Quốc vì dùng bí mật thương mại ăn cắp của Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 31-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 31-05-2016

    EU cảnh báo nâng thuế đối với thép Trung Quốc
    Lô hàng cá da trơn của 2 doanh nghiệp Việt Nam bị nhiễm hóa chất
    Goldman Sachs cảnh báo tình trạng thặng dư quặng sắt
    Hyundai N sẽ sớm cạnh tranh với BMW M và Mercedes AMG
    EIA công bố dự báo triển vọng thị trường khí thiên nhiên thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-05-2016

    Đồng NDT yếu đi sẽ ảnh hưởng doanh nghiệp Việt Nam
    All Nippon Airways trở thành cổ đông chiến lược của Vietnam Airlines
    Nga từ chối giảm giá khí đốt cho Belarus
    Phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp
    Khẩn trương xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-05-2016

    Giám đốc World Bank: Cần tạo điều kiện cho tư nhân dẫn dắt nền kinh tế thị trường
    50% số lượng thuốc trừ sâu nhập về Việt Nam là từ Trung Quốc
    Ngân sách quốc gia đang “mở cờ trong bụng”
    Doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm thị trường “ngách” để cạnh tranh
    Thuế, phí “đè bẹp” doanh nghiệp

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-05-2016

    Can thiệp vào giá sữa là không ổn!
    Tỷ giá tiếp tục tăng ngay khi bước vào tuần giao dịch mới
    Khi khối ngoại dẫn lối BĐS
    Vải thiều Bắc Giang vẫn chọn Trung Quốc là thị trường chủ lực
    Hàng tiêu dùng Thái Lan đang chiếm lĩnh thị trường Việt

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-05-2016

    Gạo Việt xuất mạnh sang Trung Quốc
    Nợ xấu lại “vật” nhà băng
    Money Week: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang siêu rẻ
    Sài Gòn bùng nổ các 'siêu' dự án
    Người giàu nhất Trung Quốc tuyên chiến với Disneyland