tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 29-05-2018

  • Cập nhật : 29/05/2018

Trung Quốc đẩy mạnh khai mỏ ở vùng tranh chấp với Ấn Độ trên dãy Himalaya

Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng bằng cách tiến hành khai khác mỏ và xây dựng cơ sở hạ tầng tại vùng biên giới có tranh chấp với Ấn Độ ở dãy Himalaya, Bắc Kinh có thể biến khu vực thành “Biển Đông thứ hai”.

nhung phat hien gan day cho thay gia tri tiem nang cua cac mo kim loai quy o huyen long tu va khu vuc gan do co the len toi 58 ti usd - chup man hinh scmp

Những phát hiện gần đây cho thấy giá trị tiềm năng của các mỏ kim loại quý ở huyện Long Tử và khu vực gần đó có thể lên tới 58 tỉ USD - CHỤP MÀN HÌNH SCMP

Theo tờ South China Morning Post (SCMP), Bắc Kinh vừa bắt đầu tiến hành hoạt động khai thác mỏ quy mô lớn ở huyện Long Tử thuộc Khu tự trị Tây Tạng nằm ở khu vực biên giới giáp với bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với phần lớn bang này và gọi là Tạng Nam.

Ông Trịnh Hữu Nghiệp, giáo sư thuộc Đại học Địa chất Trung Quốc ở Bắc Kinh và là nhà khoa học hàng đầu về cuộc khảo sát khoáng sản ở phía bắc Himalaya do Bắc Kinh tài trợ, khẳng định với SCMP rằng những nghiên cứu trong mấy năm gần đây cho thấy giá trị tiềm năng của các mỏ kim loại quý, trong đó có vàng, ở Long Tử và khu vực gần đó có thể lên tới 370 tỉ nhân dân tệ (58 tỉ USD). “Đây chỉ là ước tính ban đầu. Nhiều cuộc khảo sát còn đang được tiến hành”, ông Trịnh cho biết thêm.

Chỉ trong vài năm, phát hiện nói trên đã biến Long Tử, một huyện hẻo lánh, với khoảng 30.000 dân, thành một trung tâm khai thác mỏ phát triển nhanh chóng. Lượng người đổ xô đến khu vực tăng nhanh đến mức chính quyền địa phương không thể cung cấp con số chính xác về dân số hiện tại. Nhiều đường hầm sâu và rộng được đào sâu trong các núi, cho phép xe tải chở hàng ngàn tấn quặng ra khỏi khu vực mỗi ngày.

Trung Quốc cũng đã lắp đặt hệ thống truyền dẫn điện và mạng lưới liên lạc. Ngoài ra, Bắc Kinh còn đang xây dựng một sân bay. Tính đến cuối năm ngoái, mức độ hoạt động khai khác mỏ ở Long Tử vượt qua hoạt động tương tự của tất cả những khu vực khác ở Tây Tạng. Tăng trưởng kinh tế đạt ở mức 20%, đầu tư cơ sở hạ tầng tăng gấp đôi so với năm 2016 và mức thu nhập bình quân của người dân địa phương tăng gần gấp 3 lần so với trước, theo SCMP dẫn thống kê của chính quyền địa phương.

Cũng theo ông Trịnh, những hoạt động khai thác mỏ mới sẽ dẫn tới sự gia tăng nhanh chóng và đáng kể về dân số Trung Quốc ở Himalaya. Ông cho rằng điều này sẽ cung cấp hỗ trợ lâu dài, ổn định cho bất kỳ hoạt động quân sự và ngoại giao nhằm dần dần đẩy  lực lượng Ấn Độ ra khỏi vùng lãnh thổ mà Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền. Ông Trịnh cũng liên hệ điều này với những hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông Trong mấy năm qua, Trung Quốc củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp đối với phần lớn Biển Đông bằng cách xây đảo nhân tạo và gia tăng hoạt động hải quân.

Tượng tự, nhà nghiên cứu Hác Hiểu Quang, một chuyên gia cấp cao của chính quyền Trung Quốc về tranh chấp Ấn-Trung ở Arunachal Pradesh/Tạng Nam, nhận định Bắc Kinh có thể có cách tiếp cận Himalaya như đã làm ở Biển Đông. Ông Hác còn cho rằng khi kinh tế và sức mạnh quân sự cũng như địa chính trị của Trung Quốc tiếp tục gia tăng, “việc Trung Quốc kiểm soát trở lại Nam Tây Tạng chỉ là vấn đề thời gian”.

Hầu hết lãnh thổ bang Arunachal Pradesh/Tạng Nam được chính phủ Tây Tạng nhượng cho Anh theo Điều ước Simla năm 1914, để nhập vào lãnh thổ Ấn Độ thuộc Anh. Trung Quốc không công nhận tính hợp pháp của hiệp định này, và yêu sách chủ quyền hầu hết bang này với tên gọi Tạng Nam. Trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962, quân Trung Quốc từng tạm thời chiếm đóng vùng này trước khi đơn phương triệt thoái.

Ấn Độ hiện kiểm soát phần lớn vùng đất với diện tích 83.000 km2 và dân số 1,2 triệu người này. Trong nhiều thập niên qua, New Delhi đã tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực, như xây sân bay và các căn cứ tên lửa. New Delhi cũng đã khuyến khích người dân ở nhiều khu vực khác của Ấn Độ di cư đến đây, theo SCMP.(Thanhnien)
---------------------------

Fiat Chrysler thu hồi 5,3 triệu xe

Hãng ô tô Fiat Chrysler thông báo thu hồi 5,3 triệu xe ở thị trường Bắc Mỹ do lỗi mất kiểm soát bộ phận hệ thống ga tự động (cruise), theo Reuters ngày 26.5.

Hầu hết các xe bị thu hồi được sản xuất từ năm 2014-2018  /// Reuters

Hầu hết các xe bị thu hồi được sản xuất từ năm 2014-2018 - REUTERS

 Fiat Chrysler khẳng định đến nay chưa có báo cáo nào về tai nạn hoặc thương vong liên quan tới lỗi này.

Chỉ một trường hợp được ghi nhận là người lái chiếc Dodge Journey đời 2017 không thể tắt hệ thống ga tự động. Tuy nhiên, tài xế vẫn có thể dừng xe bằng cách đạp hẳn thắng hoặc chuyển cần số vào N, đạp thắng và đưa cần số về P một khi xe đã dừng hẳn.

Lệnh thu hồi ảnh hưởng các dòng xe tự động Chrysler 200, Chrysler 300, Chrysler Pacifica, Dodge Charger, Dodge Challenger, Dodge Journey, Dodge Durango, Jeep Cherokee, Jeep Grand Cherokee… được sản xuất từ năm 2014 trở về sau. Một số thị trường ngoài Mỹ như Canada và Mexico cũng bị ảnh hưởng nhưng chưa có thống kê ở các quốc gia khác.(Thanhnien)
-------------------------

Hàng loạt tập đoàn, tổng công ty bỏ hoang đất

Vinacafe, Sabeco, Habeco, Veam,... vừa bị Kiểm toán Nhà nước nêu tên về các sai phạm trong việc quản lý và sử dụng đất được giao.

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố Báo cáo kết quả kiểm toán 2017. Tại báo cáo này, đề cập đến việc quản lý, sử dụng đất tại các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra hàng loạt sai phạm.

Theo báo cáo kiểm toán, diện tích, số lượng cơ sở đất mà các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước được giao rất lớn, song chưa được quản lý chặt chẽ; nhiều diện tích đất chưa sử dụng. 

Điển hình như Vinacafe 164,9 ha; Sabeco 72,87 ha; Veam 8,77 ha; Habeco: Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội 8 ha, Công ty CP Bia Hà Nội - Quảng Bình 0,22 ha; TCT Xây dựng Bạch Đằng: Công ty CP Xây dựng - Đầu tư phát triển Bạch Đằng 15 là 2,2 ha...

Vẫn theo báo cáo, việc sử dụng đất tại các đơn vị này không chỉ bỏ hoang mà còn sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp. Điển hình như, Vinafor 6.574,05 ha; Vinacafe 600,5 ha; VNR: Công ty mẹ 3,05 ha; Sabeco: 0,22 ha.

Riêng tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp có hiện tượng diện tích đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng chênh lệch lớn với thực tế. Đơn cử như tại Vinacafe, các đơn vị có diện tích đất tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chênh lệch lớn hơn thực tế, gồm: Về đất sử dụng (Công ty Cà phê Đăk Đoa 0,92 ha, Công ty Đăk Uy 0,3 ha, Công ty TNHH MTV Cà phê Ea Tiêu 0,15 ha, Công ty TNHH MTV Cà phê 721 là 4,89 ha, Công ty TNHH MTV Cà phê Ia Grai 5,6 ha).

Về đất nông nghiệp (Công ty Cà phê Đăk Đoa 37,33 ha, Công ty Cà phê Đăk Uy 0,24 ha, Công ty TNHH MTV Cà phê Ea Sim 68,05 ha, Công ty TNHH MTV Cà phê Ea Tiêu 0,15 ha, Công ty TNHH MTV Cà phê 721 là 50,5 ha, Công ty TNHH MTV Cà phê 716 là 2,88 ha, Công ty TNHH MTV Cà phê 734 là 144,5 ha...);  

Ngoài ra, các đơn vị có diện tích đất tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chênh lệch ít hơn thực tế, gồm: Công ty Cà phê Ia Sao 1 là 6,61 ha, Công ty Cà phê Ia Sao 2 là 158,2 ha, Công ty Cà phê 706 là 6,58 ha, Công ty TNHH MTV Cà phê 716 là 91,21 ha, Công ty TNHH MTV Cà phê 734 là 171,5 ha.(Bizlive)
-------------------------

Coca-Cola trình làng đồ uống có cồn đầu tiên

Coca-Cola hôm nay trình làng loại đồ uống có cồn đầu tiên, với hương chanh, ở miền nam Nhật Bản.

Dù từng tham gia vào mảng đồ uống có cồn vào những năm 1970, trải nghiệm lần này ở Nhật Bản vẫn là “độc nhất” trong lịch sử 125 năm tuổi của công ty, chủ tịch Coca-Cola Nhật Bản Jorge Garduno nói.

Ba loại đồ uống “Lemon-Do” với độ cồn tương ứng là 3, 5 và 7% sẽ được bày bán ở vùng Kyushu, miền nam Nhật Bản, từ hôm nay. Một lon 350 ml có giá 150 yen, tương đương 1,4 USD.

Khu vực bày sản phẩm "Lemon-Do" của Coca-Cola Nhật Bản tại một siêu thị ở Fukuoka, Kyushu. Ảnh: AFP

“Đây là dự án thử nghiệm tại một thị trường đáng kể”, Masaki Iida, người phát ngôn Coca-Cola tại Nhật Bản, nói. Ông từ chối tiết lộ công thức đồ uống bởi đây là thông tin mật.(NDH)

Trở về

Bài cùng chuyên mục