tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 29-01-2016

  • Cập nhật : 29/01/2016

Vốn FDI vào Việt Nam trong tháng 1 đạt 1,3 tỷ USD, gấp đôi cùng kỳ

Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 800 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong tháng 1/2015, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,334 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, tổng vốn đăng ký mới là 1,011 tỷ USD bao gồm 127 dự án mới.

Tính đến ngày 20/1, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 800 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 16 lĩnh vực trong tháng 1. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với 58 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 905,14 triệu USD, chiếm đến 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký tháng này.

von fdi vao viet nam trong thang 1 dat 1,3 ty usd, gap doi cung ky

Vốn FDI vào Việt Nam trong tháng 1 đạt 1,3 tỷ USD, gấp đôi cùng kỳ

Với một dự án lớn có số vốn là 210,58 triệu USD, lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí đứng thứ hai về tổng số vốn đầu tư. Trong tháng này, Berjaya Berhad (Malaysia) đã liên doanh với Công ty TNHH một thành viên xổ số điện toán Việt Nam đầu tư dự án đầu tư mua sắm và vận hành hệ thống kỹ thuật, thiết bị, công nghệ, phần mềm và kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán trên lãnh thổ Việt Nam. Với dự án này, nhà đầu tư Malaysia sẽ kinh doanh các sản phẩm xổ số tự chọn số điện toán, bao gồm xổ số tự chọn số theo ma trận, xổ số tự chọn số theo dãy số, xổ số tự chọn số quay số nhanh và xổ số tự chọn số điện toán.

Về đối tác, Singapore dẫn đầu với tổng vốn 295,47 triệu USD, chiếm 22% tổng vốn vào Việt Nam. Tiếp theo là Malaysia (243,57 triệu USD), Trung Quốc (179,51 triệu USD).

Trong tháng 1 ngoài dự án xổ số nói trên, hai dự án có tổng vốn đầu tư lớn khác là dự án Nhà máy sản xuất trang phục may mặc do công ty TNHH Maple (Singapore) đầu tư số vốn 110 triệu USD tại Bắc Ninh và dự án nhà máy sản xuất tai nghe, dây kết nối New wing, tổng vốn đầu tư 100 triệu USD do Công ty TNHH New Wing Interconnect Technology Bắc Giang đầu tư.


Chen nhau đầu tư thị trường 
viễn thông Myanmar

au nhiều thập niên bị cô lập, ngành viễn thông Myanmar đang trong thời kỳ mở cửa nên trở thành thị trường hấp dẫn với các doanh nghiệp nước ngoài. 

dien thoai di dong trung bay trong mot cua hang o yangon - anh: reuters

Điện thoại di động trưng bày trong một cửa hàng ở Yangon - Ảnh: Reuters

Gần nhất là có đến bảy công ty nước ngoài tham gia đấu thầu giành giấy phép thứ tư về kinh doanh viễn thông tại Myanmar.

Theo Reuters, ông Chit Wai thuộc Bộ Truyền thông và công nghệ thông tin Myanmar (MCIT) cho biết công ty giành chiến thắng sẽ có giấy phép trong 15 năm và có thể sẽ được gia hạn thêm ít nhất 10 năm.

Tuy nhiên khác với Ooredoo (của Qatar) và Telenor (Na Uy) - hai công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên trong ngành viễn thông ở Myanmar, công ty chiến thắng lần này sẽ phải gia nhập liên doanh gồm 11 công ty công nghệ địa phương ít tiếng tăm. 

Do vậy đây là một thách thức lớn với bên chiến thắng vì các công ty viễn thông địa phương bị đánh giá còn non kém và các thủ tục pháp lý bị cho là còn nhiều rắc rối.

Hiện tại, viễn thông Myanmar đang hoạt động với ba nhà mạng chính: Viễn thông Myanmar (MPT) hợp tác cùng KDDI Corp và Sumitomo Corp (Nhật Bản) với 18 triệu thuê bao, Telenor có 12 triệu thuê bao, còn Ooredoo kiếm được 5,8 triệu thuê bao.


Đừng nghĩ thị trường Myanmar dễ xâm nhập

Thị trường Myanmar từ lâu đã được các bộ, ngành và doanh nghiệp (DN) xác định là có tiềm năng cho các DN Việt.

Tuy nhiên, đừng bao giờ hy vọng với một vài chuyến đi khảo sát là có ngay những hợp đồng, có ngay các thương vụ làm ăn. Nếu đi chớp nhoáng, không có điều tra khảo sát nghiên cứu để có cách làm phù hợp thì sẽ không khai thác được tiềm năng này.

Trên đây là chia sẻ của ông Đào Ngọc Tâm, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Myanmar, tại hội thảo về thị trường Myanmar do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) vừa tổ chức.

Một số ý kiến khác tại hội thảo cho biết hiện ở Myanmar phân khúc hàng bình dân vẫn chiếm phần lớn. Họ ưu tiên mua sắm những mặt hàng dùng trong gia đình, chẳng hạn như hàng may mặc. Những mặt hàng có giá dưới 5 USD được tiêu thụ nhiều. Đồng thời, nhiều người Myanmar thích mua hàng có rút thăm trúng thưởng, khuyến mãi...

Ông Tâm lưu ý thêm, do mới mở cửa nên ở lĩnh vực thương mại, chính phủ Myanmar chưa cho nước ngoài được buôn bán trực tiếp. Từ đó thị trường bán lẻ và bán buôn hiện chỉ có DN Myanmar kinh doanh nên các DN Việt phải hợp tác với các công ty địa phương. Mặt khác, hàng Việt bị cạnh tranh gay gắt với hàng Thái và Trung Quốc do họ ở gần Myanmar hơn.

Mặt khác, thị trường Myanamar thiếu nhiều thứ nhưng điều này không có nghĩa là DN Việt đem cái gì qua đó bán cũng được. DN muốn thâm nhập thị trường này phải tích cực đánh giá, tích cực khảo sát, chuẩn bị kỹ.


Nhập siêu ngành nhựa giảm 750 triệu USD do giá dầu giảm

Ngày 27-1, Hiệp hội nhựa VN (VPA) cho biết năm 2015, nhập siêu của ngành nhựa chỉ còn ở mức 3,54 tỉ USD, giảm khoảng 750 triệu USD (tương ứng 17,5%) so với năm 2014.

Theo VPA, dù xuất khẩu đạt 2,405 tỉ USD trong năm 2015, tăng 12,4% so với năm trước đó, nhưng ngành nhựa cũng phải chi đến 5,949 tỉ USD để nhập khẩu 3,82 triệu tấn chất dẻo các loại để làm nguyên liệu sản xuất.

Trong năm 2015, ba loại nguyên liệu nhựa nhập khẩu chính  là PE, PP và PVC đều có mức giá giảm lần lượt là 20%,25% và 21% so với năm 2014 do giá dầu liên tục giảm sâu, khiến lượng nguyên liệu nhập khẩu dù tăng 12,6% về lượng,  nhưng lại giảm 5,8% về mặt trị giá so với năm trước đó.

Hiện Arab Saudi, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc và Singapore là các thị trường cung cấp nguyên liệu chất dẻo chính cho VN, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc hiện chiếm 8% trong tổng giá trị nhập khẩu.

VPA cũng cho biết thêm PE và PP tiếp tục là hai loại nguyên liệu được nhập khẩu lớn nhất hiện nay, chiếm tới 53,45% trong tổng lượng nguyên liệu chất dẻo cần nhập khẩu của VN, tăng xấp xỉ 5,5% so với cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu toàn ngành.


Fed giữ nguyên lãi suất vì rủi ro kinh tế thế giới

fed giu nguyen lai suat vi rui ro kinh te the gioi

Fed giữ nguyên lãi suất vì rủi ro kinh tế thế giới


Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen và các đồng nghiệp để ngỏ thay đổi trong triển vọng kinh tế năm nay và khả năng tăng lãi suất. Ít có khả năng Fed tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 3 tới đây.
Trong cuộc họp hôm 27.1, Fed quyết định giữ nguyên lãi suất vì nhận thấy còn nhiều rủi ro cho nền kinh tế thế giới.
Theo Bloomberg, chuyên gia kinh tế Ryan Sweet thuộc Moody’s Analytics ở bang Pennsylvania (Mỹ) cho hay: “Fed đang trong chế độ chờ đợi và quan sát. Họ muốn xem liệu nền kinh tế thế giới và các thị trường tài chính có thực sự ảnh hưởng đến lạm phát và triển vọng kinh tế hay không”.
Cuộc họp lần này là một thử thách về truyền thông đối với Ủy ban thị trường mở (FOMC). FOMC vừa phải thừa nhận triển vọng đang đi xuống của kinh tế toàn cầu đã dẫn đến chuyện thị trường chứng khoán lao dốc, vừa phải tránh việc đưa ra gợi ý cụ thể về thời gian đợt tăng lãi suất tiếp theo. Tính đến lúc này, chỉ mới có 6 tuần trôi qua kể từ khi Fed thực hiện nâng lãi suất lần đầu sau gần một thập niên.
FOMC cho hay họ đang “theo sát diễn biến kinh tế và tài chính toàn cầu”, trong khi “đánh giá tác động của các yếu tố đó lên thị trường lao động và lạm phát, cho sự cân bằng rủi ro của dự báo kinh tế” sau hai ngày họp tại Washington.
Nhận định này thể hiện bước lùi của Fed so với hồi tháng 12, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho rằng các yếu tố rủi ro “cân bằng”, và nhiều chuyên gia dự báo FOMC có thể sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp diễn ra vào tháng 3.
“Nhận định trên giảm khả năng Fed tăng lãi suất vào tháng 3 vì nó cho thấy sự không chắc chắn giữa nội bộ thành viên trong Ủy ban”, nhà kinh tế Laura Rosner thuộc ngân hàng BNP Paribas ở New York cho hay.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-01-2016

    Tập đoàn dược phẩm Ấn Độ bưng bít kết quả thử nghiệm thất bại
    Nuôi con bằng sữa mẹ, toàn cầu tiết kiệm 300 tỉ USD/năm
    Singapore dẫn đầu các nhà đầu tư nước ngoài vào VN tháng 1-2016
    Masan Consumer Holdings có giá gần 4,2 tỉ USD
    Nợ thuế vẫn tăng cao

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-01-2016

    Đua gom quỹ đất rẻ phía Tây Sài Gòn
    Nhật Bản áp dụng lãi suất âm
    Alibaba lãi lớn nhờ nông dân Trung Quốc
    Việt Nam không nên sản xuất gạo thơm cao cấp
    Méo mặt vì cà phê rớt giá

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-01-2016

    Ngân hàng nhân dân Trung Quốc “bơm” thêm 52 tỷ USD vào nền kinh tế
    Kỳ vọng xuất khẩu năm 2016
    6 lĩnh vực doanh nghiệp FDI đang đổ tiền vào để "đè" doanh nghiệp Việt
    90 tỷ đồng xúc tiến thương mại quốc gia năm 2016
    Ngân sách chi 6.000 tỷ đồng chi để trả nợ trong 15 ngày đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-01-2016

    Khối ngoại bán ròng phiên thứ 18 kể từ đầu năm 2016
    Mua bán, sáp nhập trong ngành nhựa tăng mạnh
    Xu hướng bùng nổ các công ty đa quốc gia siêu nhỏ tại châu Á
    NHNN nói gì về hiện tượng rao bán tiền giả qua facebook?
    George Soros dự đoán EU đang bên bờ vực sụp đổ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-01-2016

    Doanh nghiệp 'ra đi' lấn át số thành lập mới
    Lợi nhuận Samsung giảm gần 40%
    Trung Quốc hạn chế cho vay NDT tại nước ngoài
    Giày dép, túi xách xuất phần lớn qua Mỹ
    Giảm tỉ lệ kiểm tra hàng hóa

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-01-2016

    Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản tăng
    Đạm Phú Mỹ đạt doanh thu 9.818 tỉ đồng
    Hơn 12.000 DN tạm ngừng hoạt động trong tháng đầu năm
    Những doanh nghiệp nào được hoàn trên 10.000 tỉ đồng thuế?
    Nga nỗ lực cứu kinh tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-01-2016

    Trung Quốc cáo buộc tỷ phú Soros “tuyên chiến với đồng NDT”
    PVN đấu thầu hợp đồng dầu khí 300 triệu USD ngoài khơi Ấn Độ
    Có thêm dự án xổ số, vốn FDI tháng 1/2016 gấp đôi cùng kỳ năm trước
    Tuyến metro số 2 Tp.HCM đội vốn 700 triệu USD
    Không được khấu trừ thuế, doanh nghiệp sẽ vất vả khi hội nhập

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-01-2016

    Doanh nghiệp Việt Nam hầu như chẳng được lợi gì từ FDI
    Hoạt động M&A bất động sản sôi động đầu năm 2016
    Kinh tế Trung Quốc vẫn chưa sáng lên
    324 nghìn tỉ đồng quỹ đầu tư BHXH đang cho ngân sách nhà nước vay
    Lao động Việt Nam bị trả lương rẻ hơn khu vực gần 20%

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-01-2016

    Apple lãi chưa từng thấy trong lịch sử doanh nghiệp Mỹ
    Công ty Jones Lang LaSalle: BĐS Việt Nam còn nhiều cơ hội đầu tư
    Doanh nghiệp có đang “đánh bắt xa bờ” và bỏ ngỏ thị trường ASEAN?
    TP.HCM: 1.410 doanh nghiệp lập mới trong tháng 1/2016
    Ngân hàng Bắc Á tăng vốn lên 4.511 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 28-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 28-01-2016

    Standard Chartered: Việt Nam tăng trưởng nhanh thứ 2 châu Á năm 2016
    Phá 2 đường dây bán 2.345 tỷ đồng tiền hóa đơn
    Trung Quốc 'cảnh cáo' tỷ phú Soros
    Bầu Thụy chính thức làm chủ Khách sạn Kim Liên
    KAfe Group làm M&A sau khi nhận đầu tư 5,5 triệu USD