tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 27-05-2018

  • Cập nhật : 27/05/2018

FTA Việt Nam - EU 'không có rào cản lớn nào'

Ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam cho biết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EUVFTA) dự kiến được ký kết vào cuối năm nay và không gặp bất cứ rào cản lớn nào.

thu tuong nguyen xuan phuc va dai su bruno angelet (thu 3 tu trai sang) chung kien le ky ket hop tac giua bo ngoai giao va eurocham. anh: quang hieu/vgp

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đại sứ Bruno Angelet (thứ 3 từ trái sang) chứng kiến Lễ ký kết hợp tác giữa Bộ Ngoại giao và EuroCham. Ảnh: QUANG HIẾU/VGP

Hội nghị Gặp gỡ Châu Âu 2018 diễn ra ở Hà Nội ngày 25-5 do Bộ Ngoại giao và Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đồng tổ chức thu hút hơn 500 đại biểu tham dự, phần lớn là đại diện các doanh nghiệp lớn của cả hai bên.

Đại sứ Bruno Angelet khuyến cáo để tạo thuận lợi cho việc ký ký kết EUVFTA, hai bên cần có những cải cách, điều chỉnh để có thể có những hướng đi đúng.

"Hiện nay không có rào cản lớn nào cho việc ký kết EUVFTA. Có chăng chỉ là các vấn đề kỹ thuật tuy nhiên chúng tôi đã giải quyết được rồi. Mốc thời gian là quan trọng. Nếu cả hai bên quyết định ký kết cuối năm nay, hoàn toàn có thể", Đại sứ Bruno chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ Online về khả năng ký kết EUVFTA cuối năm nay.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định chính phủ Việt Nam luôn đánh giá cao hoạt động đầu tư, kinh doanh của cộng đồng hơn 2.000 doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam.

Thủ tướng kể Đại sứ Bruno Angelet có nói với ông rằng cải cách hiện nay của Việt Nam chủ yếu nằm ở các địa phương. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định việc cải cách ở địa phương là hướng đi đúng đắn vì muốn thành công đến cùng thì phải hướng đến doanh nghiệp và người dân.

Các doanh nghiệp Châu Âu mong muốn làm việc trực tiếp với lãnh đạo các tỉnh thành ở Việt Nam nhằm tăng cường các cơ hội đầu tư mới.

Ông Denis Brunetti - đồng chủ tịch EuroCham

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng về kết quả Báo cáo khảo sát của Eurocham về môi trường đầu tư Việt Nam tháng 3-2018, trong đó 90% doanh nghiệp Châu Âu mong muốn duy trì và tăng đầu tư tại Việt Nam, và mong muốn con số này sẽ tiến tới gần 100% vào kỳ khảu sát sau.

"Việt Nam phải trở thành điểm đến hấp dẫn, ổn định và lâu dài cho tất cả các bạn, tất cả các doanh nghiệp châu Âu", Thủ tướng nhấn mạnh.

Châu Âu là một trong những nhà đầu tư FDI lớn nhất của Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 25 tỉ USD, nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất của Việt Nam.

Đặc biệt kim ngạch thương mại hai chiều trong 10 năm qua 2006-2017 đã tăng gần 5 lần và đạt trên 50 tỉ USD vào năm 2017.(Tuoitre)
----------------------

4 tháng đầu năm, chi ngân sách thường xuyên đạt 32,1%

Theo Báo cáo tại buổi họp báo chuyên đề về Tăng cường kỷ luật, kỷ cương NSNN, do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 25/5, trong 4 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách ước đạt 446,4 nghìn tỷ đồng, tổng chi khoảng 410 nghìn tỷ đồng, trong đó, chi thường xuyên chiếm tới 73,5% tổng chi. 

Bộ Tài chính cho biết, năm 2018 là năm ngành Tài chính phấn đấu thu NSNN vượt khoảng 3% dự toán, giữ bội chi NSNN ở mức không quá 3,7% GDP, tăng cường kỷ luật kỷ cương tài chính, quản lý nợ côngan toàn, bền vững.

Theo Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2018 đã được Quốc hội thông qua, tổng số thu NSNN dự toán năm 2018 là 1.319.200 tỷ đồng.Tổng số chi NSNN là 1.523.200 tỷ đồng. Mức bội chi NSSN là 204.000 tỷ đồng, tương đương 3,7% GDP, bao gồm: Bội chi ngân sách trung ương là 195.000 tỷ đồng, tương đương 3,54%GDP; Bội chi ngân sách địa phương là 9.000 tỷ đồng, tương đương 0,16%GDP. Tổng mức vay của NSNN, bao gồm vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của NSNN là 363.284 tỷ đồng.

Tại buổi họp báo chuyên đề về Tăng cường kỷ luật, kỷ cương NSNN tổ chức chiều ngày 25/5, Bộ Tài chính cho biết, 4 tháng đầu năm, thu ngân sách ước đạt 446,4 nghìn tỷ đồng, tổng chi khoảng 410 nghìn tỷ đồng, trong đó, chi thường xuyên chiếm tới 73,5% tổng chi. 

Giải thích về kết quả của 4 tháng đầu năm, Bộ Tài chính cho biết, theo thông lệ, những tháng đầu năm chi đầu tư phát triển thường chậm (do các bộ, ngành, địa phương đang trong quá trình triển khai phân bổ, thông báo kế hoạch vốn đầu tư cho các chủ đầu tư, đồng thời ảnh hưởng của Tết Nguyên đán); Chi thường xuyên (thanh toán lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội và chi phục vụ hoạt động của các cơ quan đơn vị...) tương đối đều trong năm; Chi trả nợ lãi theo tiến độ của các khoản nợ đến hạn.

Qua kết quả thực hiện 4 tháng, diễn biến chi thường xuyên đạt 32,1%, tăng 5,4% so cùng kỳ năm trước là phù hợp với dự toán và thực tế triển khai nhiệm vụ của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Trong thực tế, cơ cấu chi thường xuyên, chi hoạt động các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể chiếm khoảng 14,47%, còn lại là chi phát triển các sự nghiệp y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đây là các lĩnh vực chi ưu tiên theo Nghị quyết của Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, tiến độ chi đầu tư phát triển 4 tháng đạt 16,3% dự toán, giảm 5,2% so cùng kỳ là vấn đề đáng lo ngại, cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính cũng cho biết trong thời gian tới, đối với thu NSNN, các Bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng làm nền tảng tăng thu nội địa. Đối với các thành phố lớn đã được giao cơ chế tài chính đặc thù, đề nghị triển khai nghiêm túc để nhanh chóng phát triển các địa bàn này thành đầu tàu kinh tế của cả nước.

Bên cạnh đó, tăng cường quản lý thu, hoàn thiện chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thu, hạn chế tối đa các chính sách miễn giảm, giãn thuế, tạo chuyển biến rõ nét trong chống thất thu thông qua triển khai hoá đơn điện tử.

Xử lý và ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, quản lý chặt chẽ việc xác định giá tính thuế, phát hiện, ngăn chặn các hành vi chuyển giá, trốn lậu thuế, tăng cường thu từ khu vực kinh tế phi chính thức, quyết tâm hoàn thành vượt dự toán thu NSNN 2018. Đẩy mạnh công tác truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội về việc hoàn thiện chính sách thu, cơ cấu lại thu NSNN, đảm bảo hiệu quả bền vững theo các mục tiêu đề ra.

Đối với chi NSNN, phân bổ ngay và hết dự toán 2018 được giao từ đầu năm theo đúng thứ tự ưu tiên, đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý NSNN. Tiết kiệm các khoản chi thường xuyên gắn với việc thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả theo Nghị quyết 18 của Trung ương...

Thực hiện nghiêm kỷ luật kỷ cương ngân sách, chủ động điều hành NSNN chặt chẽ. Trường hợp thu ngân sách địa phương khó khăn phải chủ động sắp xếp lại các khoản chi, sử dụng nguồn dự phòng, dự trữ tài chính, các nguồn tài chính khác để đảm bảo cân đối ngân sách trong phạm vi dự toán Quốc hội đã quyết định. Khẩn trương tổ chức lại, đổi mới cơ chế quản lý các quỹ ngoài ngân sách.(TCTC)
--------------------------------

Hộ chiếu Việt Nam 'kém quyền lực' hơn cả Lào, Campuchia

Với 51 quốc gia và vũng lãnh thổ miễn thị thực (visa) cho công dân, hộ chiếu Việt Nam xếp thứ 84 trong danh sách 199 cuốn hộ chiếu được xếp hạng, sau cả Lào và Campuchia.

Cụ thể, công bố mới nhất của chỉ số xếp hạng hộ chiếu Henley Passport Index cho biết hộ chiếu Nhật Bản đã vượt Singapore, giành “ngôi” quyền lực nhất thế giới. Công dân Nhật Bản được miễn thị thực vào 189 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đứng vị trí thứ 2 là hộ chiếu Singapore - đồng hạng với Đức với 188 nơi miễn visa.

Ở vị trí thứ 3 gồm hộ chiếu của các nước Hàn Quốc, Phần Lan, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Hộ chiếu Mỹ và Anh đồng hạng 4.

Đáng chú ý, trong bảng xếp hạng chỉ số hộ chiếu năm 2016, hộ chiếu Việt Nam xếp hạng bằng với Campuchia khi cùng được 51 quốc gia và vùng lãnh thổ miễn thị thực. Sau 2 năm, trong khi độ "quyền lực" của hộ chiếu nước ta vẫn “giậm chân tại chỗ” thì hộ chiếu nước bạn đã nâng được tổng số nơi miễn thị thực lên con số 54, xếp thứ 81, hơn Việt Nam 3 bậc trong bảng xếp hạng năm nay.

Hộ chiếu Lào cũng đứng trên Việt Nam, ở vị trí 83 với 52 nơi miễn visa cho công dân.

Henley Passport Index tiến hành khảo sát đối với 199 hộ chiếu khác nhau tại 227 điểm đến bao gồm quốc gia, vùng lãnh thổ. Kết quả dựa trên dữ liệu của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế - nguồn cơ sở dữ liệu về thông tin du lịch lớn nhất thế giới.(Thanhnien)
-------------------------

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về thuế, hải quan cho doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, hải quan.

Tại Công văn số 4765/VPCP-KSTT ngày 22/5/2018 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực thuế, hải quan.

Cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu phản ánh, kiến nghị khó khăn, vướng mắc của DN (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam; Hội Tư vấn thuế Việt Nam; Hiệp hội Dệt may Việt Nam; Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân; Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam; Công ty TNHH may Tinh Lợi) để xử lý, trả lời theo quy định và báo cáo Thủ tướng trước ngày 10/6 tới.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ; xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính và xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra hành vi tiêu cực.

Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi hoặc sửa đổi theo thẩm quyền quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 theo hướng miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu đưa đi gia công tại cơ sở sản xuất khác và đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu bị tiêu hủy, trên cơ sở bình đẳng giữa loại hình sản xuất xuất khẩu và loại hình gia công. Thời gian hoàn thành trong quý III/2018.

Xây dựng, ban hành Thông tư sửa đổi các Thông tư quy định một số mức phí và lệ phí trong công tác thú y, khai thác thủy sản và quản lý chất lượng an toàn thực phẩm (Thông tư số 230/2016/TT-BTC, Thông tư số 279/2016/TT-BTC, Thông tư số 285/2016/TT-BTC, Thông tư số 286/2016/TT-BTC) bảo đảm hợp lý, giảm chi phí cho DN.

Tiếp tục hoàn thiện danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017) để tạo sự thống nhất, minh bạch và hạn chế tiêu cực trong việc áp mã HS); giải quyết vướng mắc về phí cân bằng container (CIC), phí chứng từ (D/O), phí vệ sinh container quy định tại Công văn số 1237/TCHQ-TXNK ngày 8/3/2018 của Tổng cục Hải quan để bảo đảm phù hợp thẩm quyền, cơ sở pháp lý và thực tiễn.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến việc thực hiện các thủ tục hành chính về thuế, hải quan để khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ, quá tải, lỗi hệ thống xảy ra trong thời gian qua và hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp giữa người dân, doanh nghiệp với cán bộ, công chức cơ quan thuế, hải quan. Phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan kết nối, chia sẻ thông tin giữa Hệ thống thông tin của Bộ Tài chính với Cổng Dịch vụ công quốc gia trong việc thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính, đặc biệt là lĩnh vực thuế, hải quan.

Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, các Cục Hải quan, Cục Thuế tăng cường quản lý cán bộ, công nhân viên, kiểm tra xử lý vi phạm, nghiêm túc đưa ra khỏi ngành những cán bộ vi phạm.

Các bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực rà soát, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp theo thẩm quyền, chấn chỉnh việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu, kiểm tra chuyên ngành và phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN.(TCTC)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-02-2016

    Thống đốc PBOC bác bỏ tin đồn kiểm soát vốn và nhân dân tệ
    Các công ty lo “giữ chân” lao động sau Tết
    Chứng khoán tháng Giêng: Tích cực trở lại?
    “Bêu tên” 8 doanh nghiệp nợ tiền thuê đất hàng trăm tỷ đồng
    Điện lực Khánh Hòa (KHP): Vượt 52% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-02-2016

    Những xu hướng nhà ở sẽ tăng tốc trong năm 2016
    Ấn Độ lần thứ 9 điều tra hàng hóa của Việt Nam
    Thiếu nguồn nguyên liệu, làng nghề chế biến hải sản gặp khó
    Vẫn cho xuất hóa đơn khi bị cưỡng chế thuế
    Cả ngành năng lượng bi quan về thị trường dầu mỏ

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-02-2016

    Ngành đóng tàu vượt “bão” khủng hoảng, sinh lời trong sản xuất
    Ngẫm FDI, tủi phận doanh nghiệp Việt
    Phòng vệ thương mại: Thua vì không dám đấu tranh?
    Khởi động mới ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
    Bộ trưởng Công thương trải lòng về một năm khó khăn với xuất khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-02-2016

    Jack Ma vung tiền sở hữu cổ phần của công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc
    Trung Quốc đang lên “cơn sốt” mua lại thương hiệu quốc tế
    EU điều tra chống phá giá đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc
    Kinh tế Eurozone tăng trưởng 0,3% trong ba tháng cuối 2015
    Hà Nội tiếp tục “bêu tên” 110 doanh nghiệp nợ thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-02-2016

    Nhà đầu tư nước ngoài chuyển tầm ngắm và dòng vốn vào BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam
    Hệ thống Big C Việt Nam chưa hoàn thành quá trình chuyển nhượng
    Doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại
    Chính sách tiền tệ “nhượng bộ” chính sách tài khóa?
    Phục hưng "con đường tơ lụa"

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-02-2016

    Thượng viện Kazakhstan phê chuẩn FTA giữa Liên minh kinh tế Á Âu với Việt Nam
    Trái cây miền Tây có “vé” xuất ngoại
    Dự báo lạm phát năm 2016 của Việt Nam chỉ khoảng 1,4%
    Thủ tướng Nga: 'EU hoặc tôn trọng lợi ích nước Nga, hoặc làm ăn ở nơi khác'
    Venezuela trên bờ vực vỡ nợ vì giá dầu quá thấp

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-02-2016

    "Cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu ước tính còn khoảng 2,5%"
    Lộ diện 2 cá nhân chi hơn 280 tỷ đồng mua 7% vốn tại ngân hàng Phương Đông
    Việt Nam sẽ có sàn giao dịch mua bán nợ?
    Tổng giám đốc Google nhận khoản tiền thưởng kỷ lục
    Chính phủ Nga không xem xét khả năng làm suy yếu đồng ruble

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-02-2016

    Vào TPP, ngân hàng Việt sẽ không loại trừ khả năng bị "thâu tóm"
    Địa ốc TPHCM: Những con số "vàng" tạo sức mua cho năm mới
    2/3 số giàn khoan dầu ở Mỹ tê liệt
    Trung Quốc, Ấn Độ tăng mua vàng
    Ba điểm cho vay đầu tư chứng khoán sẽ sửa đổi

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-02-2016

    Chứng khoán toàn cầu chao đảo vì cảnh báo của FED
    Hàn Quốc ngừng cấp điện, nước cho khu công nghiệp Kaesong
    Giá dầu Mỹ bắt đáy mới 13 năm
    Tài chính thế giới lại rối loạn
    Khởi động nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-02-2016

    Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 ở mức 6,7-6,8%
    Tập đoàn Tata: Việt Nam và Myanmar là thị trường trọng điểm
    Nghị quyết 19 và chuyện cái lốp xe dính sơn
    Tháng đầu năm, tồn kho hàng đồ uống tăng... 95,7%
    Nga chuẩn bị cấm nhập khẩu sản phẩm ngô, đậu nành từ Mỹ