tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 14-06-2016

  • Cập nhật : 14/06/2016

Dự báo giá tiêu dùng tháng 6 tiếp tục tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu dùng tháng 6 tiếp tục tăng nhẹ

Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2016 tiếp tục tăng nhẹ so với tháng 5/2016.

Cơ quan quản lý giá cho biết, theo quy luật hàng năm, một số yếu tố sẽ gây sức ép lên mặt bằng giá tháng 6/2016.

Theo đó, trong tháng 6, thời tiết nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng điện, nước sạch sinh hoạt lũy tiến tăng; tiêu thụ đồ giải khát, đồ may mặc, mũ nón, giày dép, vật liệu chống nóng, đồ gia dụng, điện tử như quạt máy, điều hòa nhiệt độ... phục vụ mùa hè cũng tăng, từ đó gây sức ép tăng giá các hàng hóa, dịch vụ này.

Ngoài ra, giá một số nguyên nhiên vật liệu như xăng, dầu,... tại thị trường trong nước có thể tăng theo xu hướng tăng trên thị trường thế giới.

Đồng thời, tháng 6 là tháng học sinh bắt đầu nghỉ hè, mùa thi và mùa du lịch nên nhu cầu dịch vụ du lịch, nghỉ mát, vận tải hành khách, lưu trú và khách sạn tăng, dự báo sẽ tác động làm tăng giá nhóm hàng ăn uống ngoài gia đình; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch.

Tuy nhiên, do nguồn cung đa số các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trên thị trường trong nước khá dồi dào; việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý giá, điều hành, bình ổn giá của các bộ, ngành, địa phương sẽ góp phần giữ cho giá cả thị trường không xảy ra những biến động đột biến trong tháng tới.

Dựa vào các diễn biến trên, Cục Quản lý giá dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2016 tiếp tục tăng nhẹ so với tháng 5/2016.


Khó có đột biến với tín dụng bất động sản

Theo chỉ đạo của Chính phủ, nguồn vốn NH vẫn chủ yếu phải tập trung cho các DN sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu tiên nên tín dụng BĐS thời gian tới, mặc dù được tháo gỡ bởi Thông tư 06, được nhận định là có tăng nhưng không đột biến.

Thị trường BĐS đang hồi phục trở lại, giao dịch ở một số phân khúc như chung cư thương mại bậc trung và đất liền kề ở những vị trí đẹp đã nhộn nhịp hơn. Sự phục hồi của thị trường này khiến nhiều DN đầu tư, kinh doanh BĐS phấn khởi.

Đặc biệt, nếu như trước đây dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN các nhà kinh doanh BĐS lo lắng khi hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS dự kiến tăng từ 150% vọt luôn lên 250%, thì Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN vừa ban hành quy định đến hết năm 2016, hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay này vẫn là 150% như quy định hiện hành. Từ 1/1/2017 hệ số rủi ro mới được nâng lên 200% đã khiến giới kinh doanh, đầu tư BĐS thở phào.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Vốn cho lĩnh vực BĐS hiện vẫn còn dựa khá nhiều vào kênh tín dụng NH. Gần đây vốn FDI cũng đã đổ vào BĐS nhiều hơn, nhưng chủ yếu tìm đến các dự án khu đô thị lớn, hướng tới đối tượng có thu nhập cao như kiểu Ciputra, Keangnam, Indochina Land…

Theo phân tích của TS. Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia NH, về hệ số rủi ro, thì các NH phải giữ tỷ lệ CAR (an toàn vốn) ở mức 9%. NH muốn cho vay 100 đồng thì phải có vốn tự có 9 đồng, nếu hệ số rủi ro của khoản vay đó là 100%. Nếu hệ số rủi ro là 250% thì NH đó phải có vốn tự có là 22,5 đồng. Khi hệ số rủi ro hạ xuống 150% thì NH phải có vốn tự có là 13,5 đồng.

Trong trường hợp NH không thể tăng vốn tự có để thỏa mãn quy định về hệ số rủi ro cho món vay, NH buộc phải điều chỉnh số tiền cho vay để đáp ứng quy định. Do đó, đến đầu năm 2017, hệ số rủi ro cho một số loại tín dụng BĐS mới nâng lên 200%, sẽ giúp NH có thêm cơ hội mở rộng hoạt động tín dụng cho lĩnh vực này.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia NH, thị trường BĐS mới phục hồi, do đó chính sách, bên cạnh việc ngăn ngừa rủi ro cũng phải tạo điều kiện cho thị trường phát triển lành mạnh, đóng góp cho nền kinh tế. Việc xác lập hệ số rủi ro trong cho vay BĐS theo Thông tư 06 ở mức 200% là phù hợp hiện nay.

Đặc biệt, tín dụng BĐS trong vài ba năm trở lại đây không phải chảy chỉ vào các dự án đầu tư mới hoàn toàn mà một phần dành cho hoàn thiện các dự án dở dang trước đây. Bên cạnh đó, khá nhiều khoản vay các dự án BĐS với quy mô nhỏ chỉ dưới 5 tỷ đồng và thực chất đây là một loại tín dụng tiêu dùng nhưng vẫn hạch toán vào tín dụng BĐS nên không đáng lo ngại.

Về phía các NHTM thì việc hệ số rủi ro với kinh doanh BĐS được NHNN “siết” theo lộ trình sẽ tạo điều kiện cho NH cho vay lĩnh vực này. Song lãnh đạo nhiều NHTM cũng cho biết, quan điểm của họ về cho vay lĩnh vực BĐS là phải theo các quy định về chuẩn tín dụng, thẩm định chắc chắn.

Với cho vay dự án thì chỉ các chủ đầu tư uy tín mới được xét duyệt. Nếu các dự án đang trong giai đoạn hoàn thành mà muốn NH tiếp vốn thì ít nhất cũng phải hoàn thành 50% tiến độ. Còn với khách hàng cá nhân NH thẩm định rất chặt chẽ như định giá tài sản bảo đảm, thu nhập, công việc của khách hàng có ổn định…

Đặc biệt, theo chỉ đạo của Chính phủ, nguồn vốn NH vẫn chủ yếu phải tập trung cho các DN sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu tiên nên tín dụng BĐS thời gian tới, mặc dù được tháo gỡ bởi Thông tư 06, được nhận định là có tăng nhưng không đột biến.


Giá vàng sẽ lên 1.400 USD/ounce vì Brexit?

Giá vàng có thể chạm mốc 1.400 USD/ounce nếu người dân Anh bỏ phiếu ra khỏi EU vào ngày 23/6 tới đây, Capital Economics nhận định.

Việc Anh ra khỏi EU về bản chất không phải là việc lớn vì Anh có thể vẫn là một thành viên của EU thêm 2 năm nữa hoặc lâu hơn, nhưng mọi chuyện bắt đầu trở nên tồi tệ nếu các nhà đầu tư tin rằng cái gọi là "Brexit" sẽ bộc lộ nững yếu kém của nền kinh tế Anh và lan rộng ra khắp EU, đẩy tăng nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn như vàng.

Capital Economics cho rằng, hậu quả của Brexit sẽ gây ra "bất ổn trên toàn châu Âu và gợi lại cuộc khủng hoảng eurozone năm 2011 và 2012, khiến giá vàng tăng lên 1.400 USD/ounce".

Theo kết quả khảo sát Brexit của Economist, 43% người Anh muốn rời EU so với 42% muốn ở lại trong khi 12% cho rằng họ không biết.

Các nhà phân tích hàng hóa tại ANZ cũng cho rằng giá vàng sẽ lên đến 1.400 USD/ounce nếu người Anh quyết định ra khỏi EU. "Nếu Brexit diễn ra, bảng Anh (GBP) sẽ sụt giá và thị trường sẽ biến động khiến giới đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn".


Kinh tế Đức có khởi đầu khá tốt trong quý 2 nhưng tăng trưởng chậm lại

Kinh tế Đức có khởi đầu khá tốt trong quý 2 nhưng tăng trưởng chậm lại

 Kinh tế Đức đã có khởi đầu khá tốt trong quý 2 nhưng tốc độ tăng trường chậm lại trong quý này.
Bộ kinh tế cho biết nền kinh tế lớn nhất châu Âu trên đường tăng trưởng vững, nhưng môi trường bên ngoài vẫn khó khăn và chỉ đang dần dần cải thiện. Tiêu dùng cá nhân vẫn là động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng.
Bộ này bổ sung thêm “sau khi khởi đầu năm 2016 tích cực, tăng trưởng kinh tế của Đức dường như chậm lại ở đâu đó trong quý 2, không thấp nhất do sự phục hồi trong xây dựng vào mùa xuân dường dư ít rõ ràng hơ thường lệ sau một mùa đông ôn hòa”.
Kinh tế Đức tăng trưởng 0,7% trong quý 1, với tiêu thụ tư nhân mạnh, đầu tư xây dựng cao hơn và chi tiêu nhà nước tăng cho người tị nạn bù cho sự sụt giảm trong thương mại nước ngoài.
Đối với cả năm 2016, chính phủ dự kiến tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng 1,7%, ngang với năm ngoái, khi tăng trưởng được thúc đẩy chủ yếu bởi chi tiêu của hộ gia đình tăng lên và chi tiêu của nhà nước cao.
Sức mua của người tiêu dùng Đức hiện nay đang được thúc đẩy bởi tỷ lệ việc làm cao kỷ lục, lương thực tế đang tăng, chi phí vay mượn thấp và giá ổn định gần đây.
Văn phòng thống kê liên bang cho biết trong tháng 5, giá tiêu dùng – hài hòa so với các nước châu Âu khác (HICP) – không đổi trong năm nay sau khi giảm 0,3% trong tháng 4.
Bộ này cho biết dòng người tị nạn đổ vào mạnh mẽ vẫn có ảnh hưởng khiêm tốn tới thị trường lao động, nhưng điều này sẽ thay đổi trong tương lai.
Giới phân tích dự kiến tỷ lệ thất nghiệp của Đức tăng trong năm tới khi người tị nạn ngày càng tăng sẽ bước vào thị trường lao động.
Chính phủ Đức có kế hoạch chi tiêu gần 10 tỷ euro trong năm nay để hỗ trợ và hòa nhập dòng người tị nạn kỷ lục hơn 1 triệu người đến Đức riêng trong năm ngoái. Đức cũng có mục tiêu chi tiêu hơn 6 tỷ euro đấu tranh chống lại các nguyên nhân gây tị nạn từ Trung Đông và các nơi khác.
Tổng cộng khoảng 16 tỷ euro được dự kiến tăng trong những năm tới, với Berlin có kế hoạch chi tiêu 93,6 tỷ euro tổng thể vào năm 2020, trong khi giữ cân bằng ngân sách.(Vinanet)

Xuất khẩu cao su Campuchia trong quý I/2016 giảm 8%

Campuchia xuất khẩu 28.953 tấn cao su khô trong quý I/2016, giảm 8% so với 31.476 tấn cùng quý năm ngoái, Bộ thương mại cho biết.
Nước Đông Nam Á này thu tổng cộng 31 triệu USD từ xuất khẩu cao su thô trong quý I/2016, giảm 26% so với 42 triệu USD cùng quý năm ngoái.
 
Một tấn cao su chất lượng tốt có mức giá khoảng 1.543 USD/tấn trên thị trường thế giới trong tuần này, giảm 19% so với mức 1.920 USD/tấn cùng thời gian này năm ngoái. Cao su Campuchia xuất khẩu sang Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước châu Âu.
 
Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp, kết thúc năm 2015, Campuchia đã trồng cao su trên diện tích khoảng 389.000 ha, trong đó có khoảng 111.232 ha cho thu hoạch.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-06-2016

    Đầu tư của Trung Quốc tăng chậm nhất kể từ năm 2000
    Fitch hạ triển vọng nợ của Nhật Bản từ ổn định xuống tiêu cực
    Kinh tế Pháp bội thu nhờ EURO sắp vượt mọi kỷ lục về tài chính
    Trung Quốc: Dự báo tăng trưởng kinh tế quý II ổn định
    FDI tháng 3 của Philippines được cải thiện

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-06-2016

    Chìm sâu vào khủng hoảng, Lotte hủy kế hoạch IPO 4,5 tỷ USD
    Yên Nhật tăng mạnh do lo ngại Brexit
    Standard Chartered hợp tác chiến lược với Disneyland Hồng Kông
    Tập đoàn CBA cam kết sẽ tiếp tục đầu tư lâu dài tại Việt Nam
    Dự báo nhiều kỷ lục tài chính mới được xác lập tại Euro 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-06-2016

    Chi 215 triệu USD, Mapletree sở hữu khách sạn đẹp nhất Sài Gòn
    Viet Sin sử dụng bao bì trái phép
    VN nhập khẩu thép nhiều nhất Đông Nam Á
    Liên minh thương mại điện tử xuyên biên giới của sáu nước Mekong
    Vì sao vốn FDI vào Đà Nẵng giảm?

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 14-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-06-2016

    Thiếu hụt 200.000 tấn đường
    Chứng khoán toàn cầu đỏ lửa vì sợ Anh rời EU
    UEFA có thể kiếm hơn 2 tỷ USD từ Euro 2016
    Lộc Trời thu hơn 4.000 tỷ từ bán thuốc trừ sâu
    Người tiêu dùng Pháp sẽ hưởng lợi khi lựa chọn hàng Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-06-2016

    Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 85 triệu đồng vì bán cổ phiếu không báo cáo
    Ô Tô Trường Hải đầu tư 300 tỷ đồng xây dựng Trung tâm Trưng Bày lớn nhất Việt Nam
    Đại gia địa ốc muốn đầu tư mở rộng sân bay Chu Lai
    “Cơn khát” thịt lợn của Trung Quốc
    Hạn ngạch nhập khẩu đường tăng thêm 100.000 tấn

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-06-2016

    Áp lực tỷ giá trước động thái của Fed
    Hệ thống giao dịch ngoại hối Trung Quốc sẽ mở chi nhánh tại London, New York
    EIA giữ dự báo sự sụt giảm sản lượng dầu thô của Mỹ không đổi năm 2016, 2017
    Siêu thị Big C sẽ bị đổi tên vào năm 2017
    Chính phủ xem xét vay ngoại tệ trong nước

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-06-2016

    Việt Nam đứng đầu về nhập khẩu phụ kiện dệt may từ Hàn Quốc năm 2015
    Thiếu hụt nguồn vốn dành cho phát triển giao thông 5 năm tới
    Sản lượng tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long giảm 12% vì hạn hán
    Nhập nhèm thực phẩm chức năng
    Xoài Việt vào Úc phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-06-2016

    Mỹ “ra đòn”, Nga có thể mất gần 1 tỷ USD/năm từ xuất khẩu hải sản
    98% tài sản Phương Trang bị ngân hàng 'giam lỏng' là bất động sản
    Gạo Việt vào siêu thị Singapore
    Sẽ quyết liệt kiểm tra tín dụng đen tại TP.HCM
    Không phải Adidas hay Nike, cổ phiếu này mới "phất" nhất mùa giải Euro

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-06-2016

    Ngành dược Việt Nam trước thách thức TPP
    Việt Nam vay WB 310 triệu USD để chống ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
    Cảng cạn phát triển nóng, “vỡ” quy hoạch
    Bài toán bán bò và ngân hàng “lãi suất bèo”
    Mắc nhiều sai phạm, đa cấp MLM Việt Nam bị phạt 200 triệu đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-06-2016

    Tây Ban Nha "tố" ngân hàng Trung Quốc tiếp tay tội phạm rửa tiền
    Lợi và hại khi các ngân hàng không chia cổ tức
    Giá dầu tiếp tục sụt giảm, 120.000 lao động Vương quốc Anh sẽ mất việc vào cuối năm nay
    Khu vực đồng EURO có nguy cơ đối mặt với khủng hoảng
    WCO tham gia Chiến dịch Pangea IX chống nạn buôn bán thuốc giả