tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-06-2016

  • Cập nhật : 13/06/2016

Việt Nam đứng đầu về nhập khẩu phụ kiện dệt may từ Hàn Quốc năm 2015

Đài KBS đưa tin Cục Hải quan Hàn Quốc cho biết kim ngạch xuất khẩu quần áo của Hàn Quốc đạt 1,94 tỷ USD vào năm 2015, giảm 4,5 % so với một năm trước.

Theo tài liệu của Cục Hải quan Hàn Quốc, Việt Nam là nước đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu quần áo của Hàn Quốc với trị giá 382 triệu USD vào năm 2015.

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu quần áo của Hàn Quốc sang Việt Nam đã tăng 132,5% trong 5 năm vừa qua.

Cục Hải quan Hàn Quốc phân tích rằng kết quả này có được là do kim ngạch xuất khẩu các phụ kiện trang phục của Hàn Quốc cho các công xưởng của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam ngày càng tăng.

Cũng theo Cục Hải quan Hàn Quốc, Trung Quốc đứng thứ hai sau Việt Nam về kim ngạch nhập khẩu quần áo từ Hàn Quốc với 372 triệu USD./.


Thiếu hụt nguồn vốn dành cho phát triển giao thông 5 năm tới

giai doan 2016-2020 nganh giao thong du kien se dau tu them hon 1.500 km duong cao toc. (anh minh hoa: kt)

Giai đoạn 2016-2020 ngành giao thông dự kiến sẽ đầu tư thêm hơn 1.500 km đường cao tốc. (Ảnh minh họa: KT)

Nguy cơ thiếu hụt nguồn vốn cho các dự án giao thông đang đặt ngành giao thông trước nhiều thách thức.

Trong 5 năm tới, dự báo nhu cầu vốn của ngành giao thông vận tải cần đến hơn 1.039 nghìn tỷ đồng. Hàng loạt mục tiêu được đặt ra như hoàn thành 2.000 km đường cao tốc, xây dựng đường sắt tốc độ cao, nâng cấp các cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng… Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn từ ODA, nguồn tín dụng ngân hàng đều khó khăn. Nguy cơ thiếu hụt nguồn vốn cho các dự án giao thông đang đặt ngành giao thông trước nhiều thách thức.

Giai đoạn 2016-2020 ngành giao thông dự kiến sẽ đầu tư thêm hơn 1.500 km đường cao tốc, nâng cấp hơn 7.200 km đường quốc lộ. Bên cạnh đó, hàng loạt “siêu” dự án chuẩn bị triển khai như xây dựng đường sắt tốc độ cao, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành… Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 5 năm tới là hơn 1.039 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, khả năng cân đối từ nguồn vốn ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 11%. Phần còn lại, tương đương khoảng hơn 900.000 tỷ đồng sẽ cần được huy động từ bên ngoài.

Ngân sách đã tính toán hết cỡ

Trong 5 năm vừa qua, vốn tín dụng ngân hàng dành cho giao thông tăng trưởng lớn, với 327.000 tỷ đồng huy động ngoài ngân sách, trong đó tính đến 30/12/2015 của 21 tổ chức tín dụng cam kết cho vay là 251.000 tỷ đồng và đã giải ngân 101.000 tỷ. Riêng năm 2015, tăng trưởng tín dụng cho các dự án giao thông hơn 118%, trong khi tăng trưởng tín dụng chung của cả nước 17%.

Nhìn lại 5 năm qua cho thấy, trong nền kinh tế, ngành giao thông có tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh nhất. Đến thời điểm này, số vốn của các tổ chức tín dụng đã cam kết 209.000 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng 85%.

Cần nhìn nhận lại tăng trưởng tín dụng cho giao thông hiệu quả đến đâu, an toàn thế nào, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN nêu ý kiến, năng lực tài chính của nhà đầu tư rất yếu, nhiều chủ đầu tư vay nhưng dự án kéo dài nên khó khăn cho doanh nghiệp vay. Nhiều dự án trong quá trình đầu tư tăng tổng mức đầu tư, khó khăn về bố trí vốn tăng. Cho vay dài hạn với các dự án giao thông, hơn 200.000 tỷ dư nợ, thời gian đầu tư thu hồi dài 15 - 20 năm nhưng thu hồi vốn chủ yếu là thu phí do đó hệ thống ngân hàng đang siết lại.

Trong những năm qua, nguồn ngân sách dành cho giao thông là lớn nhất, chiếm 35% tổng số vốn của tất cả các bộ, ngành. Hai năm 2014 và 2015 ngành giao thông đã giải ngân được nhiều hơn so với kế hoạch dự kiến từ 20.000 – 30.000 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc đẩy nợ công, tăng bội chi ngân sách.

Trong khi đó, yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông trong 5 năm tới rất lớn nhưng vốn ngân sách và vốn ODA chỉ đáp ứng được phần nhỏ. Trong nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ mà ngành giao thông đề nghị là 150.000 tỷ đồng là không khả thi khi trái phiếu chính phủ dự kiến phát hành trong 4 năm tới chỉ là 200.000 tỷ đồng.

Theo ông Huỳnh Quang Hải, Thứ trưởng Bộ Tài chính, trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách chỉ sử dụng vào những dự án trọng điểm, thật sự cần thiết sẽ là cơ hội thu hút các nguồn lực khác đầu tư. Theo đó, ngành giao thông cần tính đến phương án bán, nhượng quyền khai thác các dự án đã hoàn thành, tháo gỡ cơ chế để huy động nguồn vốn ngoài ngân sách từ trong dân, nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư hợp tác công tư PPP.

“Các giải pháp cần rất chú ý để huy động theo hình thức hợp tác, đầu tư không phải là hình thức vay. Nếu vẫn loanh quanh tập trung vào vay thì sẽ tác động ngay đến nợ công và bội chi ngân sách. Trong các phương án cân đối ngân sách trong 5 năm tới, chúng ta đã tính toán đến hết cỡ rồi. Khả năng nâng lên nữa là hết sức khó khăn”, ông Hải cho biết.

Doanh nghiệp sẽ đối mặt với khó khăn

Ông Hoàng Hà Phương, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tasco dự báo, thời gian tới, doanh nghiệp ngành giao thông vận tải sẽ rất khó khăn, các nhà thầu đứng trước nguy cơ không có việc. Nguồn vốn ngân sách và các nguồn lực khác rất hạn chế, còn lại nguồn vốn xã hội hóa của giao thông là BT và BOT cũng khó khăn. Nếu thực hiện BT (đổi đất lấy hạ tầng) trong khi bất động sản không tăng trưởng cũng khó thực hiện. BOT giao thông đang có dư luận xã hội không đồng tình về việc thu phí.

Do đó, đầu tư BOT cũng cần sàng lọc để có những dự án giao thông thực sự hiệu quả. Việc đa dạng hóa loại hình vận tải giảm tỉ lệ vận tải đường bộ, phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông gắn liền với cơ cấu lại các loại hình vận tải là cần thiết.

“Đối với 11% nguồn vốn ngân sách nếu đem ra đầu tư không mang lại hiệu quả, phải dùng 11% để thực hiện PPP (đối tác công tư) để thu hút các nguồn lực nhà nước đầu tư cùng doanh nghiệp. Đây là xu hướng tất yếu để phát triển hạ tầng giao thông mới vì nếu hạ tầng giao thông không phát triển thì kinh tế sẽ khó phát triển được”, ông Phương nói.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thời gian tới, chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan, ngân hàng… đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển các hệ thống hạ tầng giao thông. Theo đó, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ khoảng 30% vốn cho những dự án hạ tầng giao thông, nhà đầu tư góp 30% vốn nữa và còn 40% là vốn tín dụng. Đây cũng là một giải pháp để thực hiện PPP (đầu tư đối tác công tư) với nguồn vốn ngân sách nhà nước là đòn bẩy để thu hút nguồn lực./.


Sản lượng tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long giảm 12% vì hạn hán

Trong 5 tháng đầu năm khoảng 23 ngàn ha diện tích nuôi tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long bị thiệt hại do thời tiết và môi trường bất lợi.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, tình hình thời tiết bất lợi trong những tháng đầu năm đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất tôm ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Diện tích tôm bị thiệt hại khá lớn mà nguyên nhân chủ yếu do nắng nóng và tình trạng xâm nhập mặn kéo dài tại diễn ra ở nhiều tỉnh trong khu vực.

Ngoài ra, theo Bộ Nông nghiệp, giống kém chất lượng cũng là một tác nhân lớn làm cho tôm chết khá nhiều trong 5 tháng đầu năm.

Thống kê cho biết, sản lượng thu hoạch tôm sú và tôm thẻ chân trắng của các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đều giảm so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, tôm sú đạt sản lượng 72.257 tấn (-12%) dù diện tích nuôi trồng đạt 526.281 ha, tăng 2%.

Trong khi đó, tôm thẻ chân trắng sản lượng ước đạt 40.811 tấn (-14%), và diện tích cũng giảm 5% xuống còn 24.017 ha.

So với cùng kỳ năm ngoái, tổng sản lượng tôm đã giảm 12% mặc dù diện tích nuôi trồng đã tăng nhẹ.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp sản lượng tôm tại Đồng bằng Sông Cứu Long giảm (tính đến thời điểm báo cáo - tháng 5). Năm ngoái, sản lượng tôm khu vực cũng giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2014 dù diện tích nuôi trồng không giảm.

Như vậy sau 2 năm, sản lượng nuôi tôm ở khu vực này đã giảm đến 22% vì các nguyên nhân thời tiết bất lợi (hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài) và dịch bệnh.


Nhập nhèm thực phẩm chức năng

Trong các ngành hàng đang bị làm giả, nguy hiểm nhất là những ngành hàng có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người tiêu dùng như dược phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng...

Ông Nguyễn Viết Hồng, tổng thư ký Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM, cho biết trong các ngành hàng đang bị làm giả, nguy hiểm nhất là những ngành hàng có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người tiêu dùng (NTD) như dược phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng (TPCN), các sản phẩm chăm sóc sức khỏe...

Theo ông Hồng, NTD mua nhầm hàng giả bị mất tiền oan đã đành, nhiều lúc họ còn phải đối mặt với nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, đôi khi là cả mạng sống. Trong đó, dược phẩm và TPCN là những ngành hàng, sản phẩm bị làm giả nhiều nhất bởi lợi nhuận thu được từ những sản phẩm giả này là vô cùng lớn.

Có nhiều sản phẩm TPCN giả chỉ được làm từ bột, phẩm màu rồi nén thành viên, sau đó được “dập mác” thành TPCN của các thương hiệu cao cấp có nguồn gốc ngoại nhập và bán với 
giá cao để đánh lừa NTD.

Đại diện Vina CHG, đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp chống giả tại VN, cho biết để có thể bảo vệ sức khỏe NTD và uy tín thương hiệu, các nhãn hàng TPCN, dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe... cần dùng cùng lúc nhiều giải pháp chống hàng giả cho sản phẩm từ cải tiến bao bì, dán tem chống giả kết hợp nhiều công nghệ chống giả đến đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ...

Theo vị này, đây là những sản phẩm liên quan đến sức khỏe NTD nên khi xảy ra sự cố, không chỉ sức khỏe NTD bị đe dọa mà thương hiệu sản phẩm của nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực này cũng 
bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đặc biệt, theo ông Hồng, phải có sự rõ ràng giữa dược phẩm và TPCN để tránh việc NTD hiểu lầm TPCN là thuốc, cũng như nhận thức được đó chỉ là những loại thực phẩm tăng cường và bồi bổ sức khỏe, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Việc nhiều doanh nghiệp sử dụng chiêu bài quảng cáo khiến NTD nhầm lẫn TPCN với thuốc, thậm chí là “thần dược”, cũng cần phải xử lý thích đáng để bảo vệ quyền lợi NTD.

Ngoài ra, để có thể mua đúng TPCN chất lượng, tránh tiền mất tật mang khi mua phải hàng giả, NTD nên cẩn trọng trong việc lựa chọn, xem xét kỹ trước khi mua để xác định được nguồn gốc sản phẩm (có mã vạch hợp lệ, có tem chống hàng giả...). NTD tuyệt đối không vì ham rẻ mà mua các sản phẩm TPCN trôi nổi ngoài thị trường, không có nguồn gốc rõ ràng, hàng xách tay, không có địa chỉ nhà phân phối chính 
thức tại VN...


Xoài Việt vào Úc phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe

Ngày 10-6, Thương vụ Việt Nam - Bộ Công Thương tại Úc cho biết Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc đã công bố điều kiện nhập khẩu xoài Việt Nam vào nước này.

Theo đó, phía Úc sẽ đánh giá các điều kiện như doanh nghiệp phải có giấy phép nhập khẩu hợp lệ do cơ quan quản lý nước này cấp. Xoài phải được sản xuất tại Việt Nam phù hợp với các điều kiện và chương trình có liên quan; xoài phải được chiếu xạ bắt buộc với liều lượng theo quy định. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật gốc phải đi kèm với mỗi lô hàng và phải được hoàn thành một cách chính xác.

Các lô hàng xuất khẩu không được có côn trùng và bệnh dịch, không được lẫn các chất ô nhiễm như hạt cỏ dại, những mảnh vụn, các loại thực vật khác… Ngay cả bao bì phải được làm từ vật liệu tổng hợp hoặc vật liệu chế biến cao nếu có nguồn gốc thực vật; bao bì không được làm bằng vật liệu chưa qua chế biến.

Nếu có bất kỳ vật liệu được phát hiện có nguy cơ rủi ro an toàn sinh học mà không thể xử lý bằng chiếu xạ, lô hàng sẽ bị giữ lại với chi phí do nhà nhập khẩu chịu và có thể phải tiêu hủy. Các lô hàng có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật mà không được xác nhận một cách chính xác, hoặc trong trường hợp Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước không thấy giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật gốc sẽ bị giữ lại cho đến khi trình được giấy chứng nhận gốc.

“Bộ Nông nghiệp Úc có thể rà soát chính sách nhập khẩu bất cứ lúc nào sau khi thương mại bắt đầu hoặc khi tình trạng sâu bệnh và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam bị thay đổi” - quy định nêu rõ.

Xoài là mặt hàng trái cây thứ hai của Việt Nam (sau trái vải) được Úc cấp phép nhập khẩu.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-06-2016

    Chìm sâu vào khủng hoảng, Lotte hủy kế hoạch IPO 4,5 tỷ USD
    Yên Nhật tăng mạnh do lo ngại Brexit
    Standard Chartered hợp tác chiến lược với Disneyland Hồng Kông
    Tập đoàn CBA cam kết sẽ tiếp tục đầu tư lâu dài tại Việt Nam
    Dự báo nhiều kỷ lục tài chính mới được xác lập tại Euro 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-06-2016

    Chi 215 triệu USD, Mapletree sở hữu khách sạn đẹp nhất Sài Gòn
    Viet Sin sử dụng bao bì trái phép
    VN nhập khẩu thép nhiều nhất Đông Nam Á
    Liên minh thương mại điện tử xuyên biên giới của sáu nước Mekong
    Vì sao vốn FDI vào Đà Nẵng giảm?

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 14-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-06-2016

    Thiếu hụt 200.000 tấn đường
    Chứng khoán toàn cầu đỏ lửa vì sợ Anh rời EU
    UEFA có thể kiếm hơn 2 tỷ USD từ Euro 2016
    Lộc Trời thu hơn 4.000 tỷ từ bán thuốc trừ sâu
    Người tiêu dùng Pháp sẽ hưởng lợi khi lựa chọn hàng Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-06-2016

    Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 85 triệu đồng vì bán cổ phiếu không báo cáo
    Ô Tô Trường Hải đầu tư 300 tỷ đồng xây dựng Trung tâm Trưng Bày lớn nhất Việt Nam
    Đại gia địa ốc muốn đầu tư mở rộng sân bay Chu Lai
    “Cơn khát” thịt lợn của Trung Quốc
    Hạn ngạch nhập khẩu đường tăng thêm 100.000 tấn

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-06-2016

    Áp lực tỷ giá trước động thái của Fed
    Hệ thống giao dịch ngoại hối Trung Quốc sẽ mở chi nhánh tại London, New York
    EIA giữ dự báo sự sụt giảm sản lượng dầu thô của Mỹ không đổi năm 2016, 2017
    Siêu thị Big C sẽ bị đổi tên vào năm 2017
    Chính phủ xem xét vay ngoại tệ trong nước

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-06-2016

    Dự báo giá tiêu dùng tháng 6 tiếp tục tăng nhẹ
    Khó có đột biến với tín dụng bất động sản
    Giá vàng sẽ lên 1.400 USD/ounce vì Brexit?
    Kinh tế Đức có khởi đầu khá tốt trong quý 2 nhưng tăng trưởng chậm lại
    Xuất khẩu cao su Campuchia trong quý I/2016 giảm 8%

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-06-2016

    Mỹ “ra đòn”, Nga có thể mất gần 1 tỷ USD/năm từ xuất khẩu hải sản
    98% tài sản Phương Trang bị ngân hàng 'giam lỏng' là bất động sản
    Gạo Việt vào siêu thị Singapore
    Sẽ quyết liệt kiểm tra tín dụng đen tại TP.HCM
    Không phải Adidas hay Nike, cổ phiếu này mới "phất" nhất mùa giải Euro

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-06-2016

    Ngành dược Việt Nam trước thách thức TPP
    Việt Nam vay WB 310 triệu USD để chống ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
    Cảng cạn phát triển nóng, “vỡ” quy hoạch
    Bài toán bán bò và ngân hàng “lãi suất bèo”
    Mắc nhiều sai phạm, đa cấp MLM Việt Nam bị phạt 200 triệu đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-06-2016

    Tây Ban Nha "tố" ngân hàng Trung Quốc tiếp tay tội phạm rửa tiền
    Lợi và hại khi các ngân hàng không chia cổ tức
    Giá dầu tiếp tục sụt giảm, 120.000 lao động Vương quốc Anh sẽ mất việc vào cuối năm nay
    Khu vực đồng EURO có nguy cơ đối mặt với khủng hoảng
    WCO tham gia Chiến dịch Pangea IX chống nạn buôn bán thuốc giả

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-06-2016

    “Đại gia” dầu khí Nga ngưng kế hoạch mua cổ phần Lọc dầu Dung Quất
    Các nước Tiểu vùng sông Mekong lập liên minh thương mại
    Công ty Mỹ bất ngờ hủy hợp đồng đường sắt trị giá 5 tỷ USD với Trung Quốc
    Dệt may Ấn Độ quan tâm đầu tư vào Việt Nam