tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 02-04-2016

  • Cập nhật : 02/04/2016

Vietnam Airlines muốn bán tiếp 2 Boeing 777, bán và thuê lại 3 Airbus A350

Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines đang xin ý kiến cổ đông về chấp thuận chủ trương bán tiếp 2 máy bay Boeing 777 – 200 ER sở hữu và bán và cho thuê lại 3 máy bay Airbus A350 sở hữu có lịch giao từ 2016 – 2017.
sale and lease back (ban va thue lai) la nghiep vu tai chinh kha pho bien tren the gioi, theo do mot hang hang khong co the dat mua may bay, sau do tai thoi diem giao nhan (doi voi tau bay moi) thuc hien ban va thue lai chinh may bay nay hoac co the thuc hien ban va thue lai doi voi tau bay dang khai thac, su dung nham dam bao can doi tai chinh ma khong anh huong den hoat dong khai thac.

Sale and Lease Back (bán và thuê lại) là nghiệp vụ tài chính khá phổ biến trên thế giới, theo đó một hãng hàng không có thể đặt mua máy bay, sau đó tại thời điểm giao nhận (đối với tàu bay mới) thực hiện bán và thuê lại chính máy bay này hoặc có thể thực hiện bán và thuê lại đối với tàu bay đang khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo cân đối tài chính mà không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác.

Thực hiện kế hoạch phát triển đội tàu bay đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, Vietnam Airlines đang triển khai đổi mới, đơn giản hóa chủng loại, tập trung vào các dòng tàu bay hiện đại, công nghệ mới, thân thiện với môi trường, tiện nghi hơn cho khách hàng.

Cụ thể, hãng đã và đang triển khai đổi mới toàn bộ đội tàu bay thân rộng bằng các dòng máy bay thế hệ mới của thế giới là Boeing 787 và Airbus A350 để thay thế các máy bay Boeing 777 và Airbus A330.

Song song với đó, Vietnam Airlines đang tiến hành bán tàu Boeing 777 hiện đang sở hữu, loại tàu bay đã hoàn thành nhiệm vụ đóng góp quan trọng cho một giai đoạn phát triển của hãng với thời gian khai thác khoảng 12-13 năm.

Vietnam Airlines đang sở hữu 4 tàu bay Boeing 777 – 200 ER, trong đó 2 tàu sản xuất năm 2003 sẽ hết khấu hao vào năm 2019 và 2 tàu sản xuất năm 2004 sẽ hết khấu hao vào năm 2020. Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất (3/2015) đã phê duyệt chủ trương bán 2 tàu bay Boeing 777. Hội đồng quản trị Tổng công ty đang chỉ đạo triển khai các thủ tục bán theo đúng quy định.

Trước đó, vào cuối tháng 8/2015, Bộ Giao thông vận tải (cơ quan chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty) đã thống nhất đối với các đề xuất của Vietnam Airlines.

Hãng hàng không quốc gia cũng cho biết là vốn đầu tư máy bay được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn vay có bảo lãnh của Chính phủ và vốn vay thương mại. Chính vì vậy, trước áp lực với trần nợ công, Vietnam Airlines đã chủ động rà soát để giảm dần quy mô vay vốn có bảo lãnh Chính phủ.

Để làm được điều đó, VNA sử dụng nghiệp vụ xử lý tài chính khá phổ biến trên thế giới là bán và thuê lại (sale & lease back) với 3 tàu A350 giai đoạn 2016 – 2017. Khi đó, việc vay nợ để sở hữu tàu bay sẽ giảm xuống nhưng vẫn bảo đảm về số lượng tàu bay để chủ động trong điều hành khai thác cũng như bảo đảm về khả năng cân đối dòng tiền và an toàn tài chính doanh nghiệp.

Với các cấu trúc thuê mua này, Vietnam Airlines có thể mua được nhiều tàu bay hơn khả năng chịu đựng về tài chính (duy trì tỷ suất nợ/vốn chủ sở hữu 3:1) do không ảnh hưởng đến bảng cân đối tài chính; được hưởng toàn bộ các lợi ích có được từ nhà chế tạo máy bay; có được máy bay thuê theo ý đồ đầu tư và lựa chọn cấu hình theo yêu cầu khai thác.

Vietnam Airlines khẳng định là sẽ thực hiện việc bán là thuê lại bằng hình thức chào hàng cạnh tranh  công khai theo đúng luật định và xem xét lựa chọn các chào hàng trên cơ sở đảm bảo tối đa lợi ích của mình. 


Phó thủ tướng lưu ý theo dõi xuất khẩu gạo trong lúc hạn hán, xâm nhập mặn

pho thu tuong luu y theo doi xuat khau gao trong luc han han, xam nhap man

Phó thủ tướng lưu ý theo dõi xuất khẩu gạo trong lúc hạn hán, xâm nhập mặn

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thường xuyên theo dõi rà soát, nắm chắc tình hình sản xuất lúa gạo và diễn biến hoạt động xuất khẩu gạo để có các giải pháp kịp thời bảo đảm an ninh lương thực trong nước và điều hành có hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo.

Về cân đối lúa gạo năm 2016, diện tích sản xuất lúa vùng Đồng bằng Sông Cửu Long dự kiến đạt 4,305 triệu ha, sản lượng lúa đạt 25,745 triệu tấn, sản lượng lúa hàng hóa đạt 15,785 triệu tấn, sản lượng gạo hàng hóa là 7,892 triệu tấn.

Những tháng đầu năm 2016 đã xảy ra tình hình xâm nhập mặn, hạn hán làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Theo đánh giá sơ bộ, đến nay sản lượng lúa bị giảm 700.000 tấn (tương đương khoảng 350.000 tấn gạo). Thời gian tới, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ sản lượng lúa gạo và cân đối lượng gạo cho xuất khẩu năm 2016 do ảnh hưởng của El Nino, xâm nhập mặn có thể còn kéo dài, chưa thể khắc phục được ngay.

Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra ở nhiều nơi, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công thường xuyên theo dõi rà soát, nắm chắc tình hình sản xuất lúa gạo và diễn biến hoạt động xuất khẩu gạo để có các giải pháp kịp thời bảo đảm an ninh lương thực trong nước và điều hành có hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo.


FPT trả cổ tức 35% năm 2015

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 của FPT đã chính thức thông qua tỷ lệ cổ tức trả cho cổ đông năm 2015 ở mức 35%, trong đó cổ tức bằng tiền mặt là 20% (2.000 VNĐ/cổ phiếu) và 15% bằng cổ phiếu.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 của Tập đoàn FPT đã kết thúc tốt đẹp, với một trong những thông tin quan trọng nhất là các cổ đông đã thông qua tỷ lệ cổ tức trả cho cổ đông năm 2015 ở mức 35% trong đó cổ tức bằng tiền mặt là 20% (2.000 đồng/cổ phiếu) và 15% bằng cổ phiếu.

Đây là năm thứ 3 liên tiếp FPT duy trì trả cổ tức ở mức cao trên 35% (năm 2014: 35% và năm 2013: 55%). Cụ thể, cổ tức bằng tiền mặt đã được tập đoàn tạm ứng 10% vào quý III/2015. 10% cổ tức còn lại bằng tiền mặt dự kiến sẽ được chi trả trong quý II/2016.

..

Ngoài ra, kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15% từ nguồn lợi nhuận để lại (cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu được nhận thêm 3 cổ phiếu mới) cũng sẽ được thực hiện vào quý II/2016.

Đối với năm 2016, Đại hội cũng đã thông qua chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% (2.000 VNĐ/cổ phiếu), căn cứ theo số lượng cổ phiếu mới sau khi đã chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Bên cạnh đó, Đại hội cũng thông qua kế hoạch kinh doanh 2016 với doanh thu tăng trưởng 14,5%, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 10,5%, tương đương 45.796 tỷ đồng và 3.151 tỷ đồng. Khối Công nghệ - Viễn thông sẽ tiếp tục là mũi nhọn của toàn Tập đoàn với kế hoạch lợi nhuận dự kiến tăng trưởng trên 35,6%.

Năm 2015 đánh dấu sự quay lại quỹ đạo tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số của FPT khi lợi nhuận trước thuế toàn tập đoàn tăng 15,9%, tương ứng 2.851 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm. Doanh thu Tập đoàn năm 2015 đạt 40.003 tỷ đồng, tăng trưởng 13,9%, đạt 101% kế hoạch. EPS đạt 4.386 đồng, tăng trưởng 17,8%.

Các mảng kinh doanh trọng yếu duy trì tốc độ tăng trưởng tốt, trong đó khối Công nghệ có lợi nhuận tăng trưởng 25%, khối Viễn thông tăng 12% và khối Phân phối - Bán lẻ tăng 24%. Đây sẽ tiếp tục là những nền tảng quan trọng cho tăng trưởng của Tập đoàn trong năm 2016.


Fed khen Việt Nam xử lý nợ xấu thành công

Trong buổi gặp gỡ với Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng ngày 31/3, ông Jerome Powell, thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) khen ngợi thành công của Việt Nam trong xử lý nợ xấu, đồng thời chia sẻ quan điểm điều hành lãi suất của Fed thời gian tới.
lanh dao fed trao doi voi pho thong doc nhnn nguyen thi hong

Lãnh đạo Fed trao đổi với Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng

Sáng 31 tháng 3 năm 2016, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã tiếp và làm việc với đoàn lãnh đạo  do Ông Jerome Powell, thành viên Hội đồng Thống đốc Fed làm Trưởng đoàn nhân chuyến thăm và làm việc của đoàn tại Việt Nam.

Ông Jerome Powell đánh giá cao và hoan nghênh các kết quả về ổn định và phát triển kinh tế, cũng như điều hành chính sách tiền tệ mà Việt Nam đạt được những năm qua, nhấn mạnh sự quan tâm của FED đối với những diễn biến kinh tế, tài chính của Việt Nam và bày tỏ mong muốn có nhiều cơ hội chia sẻ kinh nghiệm về điều hành vĩ mô giữa hai bên.

 Tìm hiểu thông tin về cách thức, kinh nghiệm cũng như kết quả xử lý nợ xấu của Việt Nam thời gian qua, Ông Powell và đoàn Fed nhận định rất nhiều quốc gia trên thế giới phải trải qua những giai đoạn nợ xấu tăng cao và đã áp dụng nhiều giải pháp xử lý nợ xấu, nhưng không phải quốc gia nào cũng thành công như Việt Nam, và cho rằng đây là kết quả của những nỗ lực và giải pháp quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng. Bản thân Fed cũng đã thành công trong xử lý nợ xấu giai đoạn 2008-2010 nhờ những giải pháp rất quyết liệt.

Hai bên cho rằng, dù kinh tế Hoa Kỳ và Việt Nam có diễn biến tích cực, song việc điều hành chính sách tiền tệ và kiểm soát lạm phát cần được thực hiện thận trọng trên cơ sở theo dõi sát sao các diễn biến và chỉ số kinh tế trong và ngoài nước.

Fed nhấn mạnh, chính sách tiền tệ mà đặc biệt là việc điều chỉnh lãi suất của Fed sẽ được thực hiện về cơ bản là trên cơ sở các chỉ số kinh tế trong nước như lạm phát, tỷ giá, việc làm, nhưng cũng tính đến tác động của việc điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ đến các nền kinh tế thế giới, vì trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện tại, các diễn biến kinh tế của các nước và khu vực trên thế giới sẽ đều có tác động trở lại đến bản thân nền kinh tế Hoa Kỳ.


Hậu kiểm toán, lợi nhuận BIDV vọt lên gần 8.000 tỷ đồng

BIDV vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2015. Theo đó, năm 2015, lợi nhuận của ngân hàng là 7.949 tỷ, tăng hơn 900 tỷ đồng so với con số đưa ra đầu năm nay. Đại hội cổ đông thường niên năm 2016 của BIDV sẽ diễn ra vào ngày 24/4 tới.

Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2015 của BIDV cho thấy, kết quả kinh doanh của ngân hàng này tốt hơn nhiều so với báo cáo đưa ra trước đó.

Cụ thể, tổng tài sản của BIDV tính đến cuối năm 2015 đạt 850.670 tỷ đồng, tăng trưởng trên 30,8% so với cuối năm 2014, tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Dư nợ tín dụng (bao gồm Dư nợ cho vay tổ chức, cá nhân, đầu tư trái phiếudoanh nghiệp và cho thuê tài chính ngoại ngành) đạt 622.556 tỷ đồng, trong đó riêng cho vay khách hàng đạt 598.434 tỷ, tăng 34,3%. Cơ cấu và tăng trưởng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo đúng định hướng của Chính phủ, NHNN chiếm trên 50% tổng dư nợ hệ thống với mức tăng trưởng khá: cho vay nông nghiệp nông thôn tăng trưởng 50%, cho vay công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất nhập khẩu tăng trưởng 25-28%. Thị phần tín dụng đạt 13,2%, tăng 1,6% so với năm trước.

Đáng chú ý là mảng tín dụng bán lẻ tăng trưởng tới 44%, trong khi huy động vốn bán lẻ cũng tăng trưởng 40%, chiếm 55% tổng vốn huy động. Số lượng khách hàng cá nhân tăng 1,3 triệu khách hàng so với 2014, đạt trên 7,67 triệu khách hàng. tăng trưởng 20% so với năm 2014, tăng gấp 3 lần so với năm 2010.

Trong khi đó, huy động vốn của ngân hàng cũng tăng trưởng cao, đạt 790.580 tỷ đồng, trong đó tiền gửi khách hàng đạt 564.583 tỷ đồng, tăng trưởng 28,2% so với năm trước; Phát hành giấy tờ có giá đạt trên 65,5 ngàn tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với năm 2014. Thị phần huy động vốn đạt 12,3%, tăng 2% so với năm trước.

Do chất lượng tín dụng được kiểm soát nên tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ nhóm 2 của ngân hàng đều giảm so với năm trước, tương ứng là 1,68% và 2,93%.  

Ngoài hoạt động cho vay truyền thống, lĩnh vực dịch vụ của ngân hàng cũng tăng trưởng tới 29,6%, thu dịch vụ ròng đạt 2.336 tỷ đồng. Nếu bao gồm thu dịch vụ bảo lãnh thì Thu dịch vụ ròng đạt 3.620 tỷ đồng, tăng trưởng 25%, giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường.  

Với những kết quả đó, năm 2015, thu nhập lãi thuần của BIDV đạt  19.314 tỷ đồng, tăng 14,7% với năm 2014. Lợi nhuận trước thuế đạt 7.949 tỷ, tăng 28% so với năm 2014, vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao.

Lợi nhuận sau thuế đạt 6.377 tỷ đồng, tăng hơn 1.300 tỷ tương đương 28% so với năm 2014. ROE đạt gần 15,7%, và ROA đạt 0,78%, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn thanh khoản, giới hạn đầu tư theo quy định của NHNN, hệ số CAR đạt trên 9%.

 Năm 2015 được coi là năm có nhiều sự kiện đáng nhớ với BIDV: sáp nhập thành công MHB, thành lập hiện diện thương mại tại Myanmar, Đài Loan, Liên Bang Nga, đạt con số gần 8 triệu khách hàng...  Hiện BIDV là một trong 600 ngân hàng lớn nhất thế giới, theo bình chọn của Forbes.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-04-2016

    Nợ xấu của nhiều ngân hàng lớn Trung Quốc tăng mạnh
    Doanh nghiệp lo “xộ khám” vì cách tính thuế của Bộ Tài chính
    Cho vay bất động sản tăng mạnh, ngân hàng giảm đầu tư vào trái phiếu chính phủ
    BIDV được chấp thuận mở chi nhánh tại Myanmar với mức vốn 85 triệu USD
    Argentina phải thua “quỹ kền kền”

  • Tin kinh tế đọc nhanh 04-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 04-04-2016

    Anh kêu gọi Trung Quốc cùng giải quyết cuộc khủng hoảng ngành thép
    Châu Âu đang ngày càng “khát” khí đốt của Nga
    “Kẹt” tiền, Nga tính mạnh tay đánh thuế ngành dầu lửa
    Hàng loạt cổ phiếu bị đưa vào diện bị cảnh báo, kiểm soát
    Jones Lang LaSalle: Giá căn hộ tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-04-2016

    Ả Rập Saudi lập quỹ đầu tư đủ sức mua Apple, Google, Microsoft
    Fitch Ratings giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm 5 ngân hàng Việt Nam
    Đồng USD suy yếu bất chấp báo cáo kinh tế khởi sắc
    “Ông lớn” tài chính Nhật rót hàng tỷ yên vào “đại gia” chứng khoán Việt
    Năm 2015, 10.000 triệu phú rời nước Pháp

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-04-2016

    “Nợ công và trả lãi đang bào mòn ngân sách với tốc độ rất lớn!”
    Vết gợn trong báo cáo việc làm tháng 3 của Mỹ
    Kinh tế Trung Quốc hồi sinh qua chỉ số PMI
    Nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu bị Nhật Bản cảnh báo
    68% doanh nghiệp thiếu nhân viên kinh doanh

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-04-2016

    Ngân hàng méo mặt với trích lập dự phòng rủi ro
    PMI Việt Nam tăng lên 50,7 điểm trong tháng Ba
    Bổ sung 2 dự án vào quy hoạch ngành hóa chất và phân bón
    Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đứng thứ hai tại châu Á
    Công ty Trung Quốc thâu tóm nhà sản xuất sữa lớn nhất Australia

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-04-2016

    Rủi ro toàn cầu có thể ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ
    Porsche: Lợi nhuận tăng 25%
    Theo dõi sát tình hình sản xuất, xuất khẩu gạo
    Viettel và Sony sẽ triển khai giải pháp thẻ thông minh
    Hãng hàng không SkyViet sắp ra đời từ công ty gốc VASCO

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-04-2016

    S&P hạ triển vọng tín nhiệm của Trung Quốc xuống mức tiêu cực
    "Tỉ lệ nội địa hóa của Việt Nam rất thấp"
    Công nghiệp hỗ trợ: Còn nhiều hạn chế
    Ít doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ
    Nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực da giày

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-04-2016

    Bộ Tài chính cam kết đồng hành cùng các nhà đầu tư Hoa Kỳ
    Vì sao dệt may Trung Quốc thành công?
    Bãi bỏ 22 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế
    Thổ Nhĩ Kỳ thẩm tra tại chỗ vụ việc thuế chống bán phá giá gỗ dán
    Cấp chứng thư cho thủy sản XK theo NSW: Nước đến chân vẫn chưa muốn nhảy...

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-04-2016

    Đồng tiền tệ nhất châu Á “cất cánh” ngoạn mục
    “Tam đại gia” dầu lửa Trung Quốc ồ ạt cắt giảm đầu tư
    Ấn Độ sẽ nhập khẩu dầu thô sản xuất dư của OPEC
    Cuối cùng Sharp cũng đã “được mua” với giá rẻ hơn tới 1 tỷ USD
    Việc Google chuyển mình thành Alphabet: Dấu hiệu xấu đầu tiên đã bộc lộ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-04-2016

    Bloomberg: Việt Nam là “ông hoàng” hút vốn IPO của Đông Nam Á
    3 phiên, Trung Quốc giảm 0,95% tỷ giá đồng nhân dân tệ
    Petro Vietnam đau đầu vì hai dự án trăm triệu USD thua lỗ
    Đổ xô săn đất ngoại ô Sài Gòn chờ tăng giá
    Vì sao Đức và ECB hay “đụng độ” nhau?