Vận tải đường sắt và sức ép từ đường bộ, hàng không; “Xin lỗi ông McCain nhưng Nga không còn là cây xăng nữa”; Bôxit Nhân Cơ sẽ chính thức vận hành trong tháng 7; Toyota Việt Nam lập nhiều kỷ lục về doanh số

Ả Rập Saudi lập quỹ đầu tư đủ sức mua Apple, Google, Microsoft
Với tình hình giá dầu thô giảm mạnh trên toàn thế giới, cường quốc dầu mỏ Ả Rập Saudi đang có kế hoạch giảm thiểu sự phụ thuộc vào dầu mỏ.
Bước đầu tiên trong kế hoạch là việc hoàng gia Ả Rập Saudi bán bớt cổ phần trong công ty mẹ Aramco, sau đó sẽ chuyển đổi "gã khổng lồ" dầu khí này thành một tập đoàn công nghiệp.
Theo Hoàng tử Mohammed bin Salman, việc bán cổ phần Aramco có thể bắt đầu ngay trong năm 2017 và cũng là thời điểm khởi đầu cho những sáng kiến đầu tư công.
Quỹ đầu tư công (PIF) do Hoàng tử Mohammed bin Salman, Bộ trưởng Quốc phòng và là người người kế vị thứ hai của hoàng gia Ả Rập Saudi sáng lập.
Nếu tất cả mọi thứ theo đúng kế hoạch, quỹ PIF sẽ có thể đủ lớn để mua cả gã khổng lồ của thế giới gồm: Apple, công ty mẹ Google Alphabet, Tập đoàn Microsoft và Berkshire Hathaway.
“Những gì phải làm bây giờ là đa dạng hóa đầu tư. Trong vòng 20 năm tới, Ả Rập Saudi sẽ trở thành nền kinh tế không còn phụ thuộc vào dầu mỏ” - vị hoàng tử 30 tuổi nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn ở thủ đô Riyadh.
Mặc dù tỉ lệ đầu tư nước ngoài của quỹ hiện chỉ ở mức 5%, PIF có kế hoạch tăng tỉ lệ này lên đến 50% vào năm 2020.
Liên quan đến đối sách của Ả Rập Saudi đối với lượng dầu mỏ, Hoàng tử Mohammed bin Salman nói rằng Ả Rập Saudi sẽ chỉ “đóng băng” lượng dầu mỏ bán ra của mình nếu các nước khác như Iran hành động tương tự.
Vào ngày 17-4 sắp tới, một cuộc hội nghị giữa các nhà sản xuất dầu lớn do Nga và Ả Rập Saudi tổ chức sẽ diễn ra tại Doha. Hội nghị sẽ thảo luận về các biện pháp bình ổn giá, trong đó có một đề nghị “đóng băng” mức sản lượng dầu.
Hội nghị sắp tới tại Doha theo sau cuộc đàm phán vào tháng 2 giữa các nước Qatar, Nga, Ả Rập Saudi và Venezuela, nơi lần đầu tiên việc đóng băng mức sản lượng được mang ra tranh luận.
Fitch Ratings giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm 5 ngân hàng Việt Nam
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings giữ nguyên xếp hạng nợ dài hạn (IDR) của Agribank, Vietinbank, Vietcombank, ở mức B+; xếp hạng của ACB và MB ở mức B.
Triển vọng xếp hạng của 5 ngân hàng trên được đánh giá ổn định.
Fitch lý giải các mức xếp hạng được giữ nguyên do hệ thống ngân hàng của Việt Nam phát đi tín hiệu bình ổn, được hỗ trợ bởi bối cảnh kinh tế cải thiện.
Cơ quan kỳ vọng khả năng huy động vốn và tính thanh khoản sẽ duy trì ở mức ổn định, nhờ nội tệ và lạm phát được bình ổn.
Nếu được duy trì, các điều kiện này có thể làm giảm áp lực về chất lượng tài sản lên hệ thống.
Tuy nhiên, Fitch dự đoán khả năng sinh lời của các ngân hàng vẫn chịu sức ép, do chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay còn hẹp và chi phí trích lập quỹ dự phòng đối với tài sản có vấn đề cao.
Chính phủ có thể sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho Agribank, Vietinbank và Vietcombank, những nhà băng có tầm quan trọng, nằm trong top 4 ngân hàng hàng đầu Việt Nam về mặt tài sản và độ hiện diện trong nước.
Tuy nhiên xếp hạng của họ hiện thấp hơn của quốc gia một bậc (BB-, triển vọng ổn định) do quy mô hệ thống ngân hàng lớn so với GDP và tài chính công yếu có thể hạn chế sức hỗ trợ từ Chính phủ, Fitch nhận xét.
Trong khi đó, xếp hạng của ACB và MB phản ánh chất lượng khoản vay tốt hơn, dù có mức độ hiện diện thấp hơn so với các ngân hàng quốc doanh. Gánh nặng về vốn do nợ xấu của các nhà băng này cũng thấp hơn ngân hàng quốc doanh.
Đồng USD suy yếu bất chấp báo cáo kinh tế khởi sắc
Đồng USD giảm 0,1% so với euro xuống 1,1395EUR/USD.
Đồng USD giảm 0,8% so với yen xuống 111,64JPY/USD.
Theo số liệu của Bộ lao động Mỹ, nước này tạo mới 215.000 việc làm trong tháng Ba, vượt dự đoán của giới chuyên gia, một dấu hiệu tích cực. Chỉ số sản xuất ISM cho thấy họat động sản xuất mở rộng tháng đầu tiên trong tháng Ba sau 6 tháng co hẹp.
Trước đó trong tuần, Chủ tịch Fed Janet Yellen cho biết tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc làm gia tăng rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ, và một lộ trình tăng lãi suất chậm là hoàn toàn hợp lý.
“Ông lớn” tài chính Nhật rót hàng tỷ yên vào “đại gia” chứng khoán Việt
Nếu giao dịch thành công, công ty chứng khoán Nhật sẽ nâng số lượng cổ phiếu nắm giữ tại SSI lên 74,6 triệu đơn vị, tương đương 15,54% vốn.
Năm 2015, 10.000 triệu phú rời nước Pháp
Theo một báo cáo mới nhất của tổ chức tư vấn quốc tế New World Wealth, năm 2015, khoảng 10.000 triệu phú rời nước Pháp để tới các quốc gia khác.
Theo CNN, trong tổng số 10.000 triệu phú rời đi đó, Paris là thành phố bị ảnh hưởng nhiều nhất với 7.000 triệu phú ra đi.
Hầu hết các triệu phú Paris đều đã tìm “bến đỗ” mới ở Anh, Mỹ, Canada, Australia và Israel.
Nghiên cứu của New World Wealth dựa trên các dữ liệu thống kê về tài sản, các cuộc điều tra, phỏng vấn với các chuyên gia nhập cư, các nhà quản lý tài sản, các công ty bất động sản…. Đây là báo cáo thường niên năm thứ ba của tổ chức này.
Năm 2015, 9.000 triệu phú Trung Quốc đã rời quốc gia này.
Bên cạnh đó, lần lượt số triệu phú rời các nước Italy, Ấn Độ và Hi Lạp năm 2015 là 6.000, 4.000 và 3.000.
Báo cáo của New World Wealth nhận định: “Việc hàng loạt triệu phú rời Ấn Độ và Trung Quốc không phải là vấn đề đáng lo vì những nước này vẫn đang sản sinh ra số triệu phú mới hơn nhiều hơn so với số lượng “thất thoát”. Thêm nữa, một khi chất lượng sống ở những nước này cải thiện, chúng tôi tin rằng những đại gia đó sẽ lại hồi hương”.
Ở phía ngược lại, Australia ghi nhận khoảng 8.000 triệu phú đã gia nhập xã hội của họ. Trong khi đó có 7.000 triệu phú tới Mỹ và 4.000 triệu phú tới Israel trong năm 2015.
Vận tải đường sắt và sức ép từ đường bộ, hàng không; “Xin lỗi ông McCain nhưng Nga không còn là cây xăng nữa”; Bôxit Nhân Cơ sẽ chính thức vận hành trong tháng 7; Toyota Việt Nam lập nhiều kỷ lục về doanh số
“Cuộc chiến ngầm” bán hàng giữa những dự án nhà giá rẻ; TP.HCM: 6 tháng đầu năm, thu thuế ước đạt hơn 120.000 tỷ đồng; Lọc dầu Dung Quất tính vay 1,26 tỷ USD mở rộng nhà máy; Doanh nghiệp bảo hiểm đua nhau nới room ngoại
Nhà đầu tư Hàn Quốc 'sợ' Trump hơn tên lửa Triều Tiên; Hà Nội điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị S3 ở huyện Hoài Đức; Đất nền bùng nổ phía Bắc Sài Gòn, nhà liền thổ đổ về khu Đông; Bộ Xây dựng thanh tra 4 dự án tại TP.HCM: Nhiều lùm xùm về đấu thầu
Mỹ tăng cường giám sát cá tra nhập khẩu; Doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng mở rộng hoạt động ở châu Phi; Chỉ 100 doanh nghiệp thải ra 71% lượng khí thải toàn cầu; Mỹ vẫn tăng nhập ô tô Mexico dù Tổng thống Donald Trump đe dọa thương mại
Đại gia hàng đầu Trung Quốc bán tháo tài sản để trả nợ; Miếng bánh 4.000 tỉ du lịch trực tuyến vào tay DN ngoại; “Sân sau” như cửa kinh doanh béo bở của một số quan chức; Sếp ngân hàng liên tục từ nhiệm
Bất động sản 'khát' vốn; Kiến nghị chọn doanh nghiệp nhà nước đầu tư Trung tâm tài chính TP.HCM; Đà Nẵng thu hút mạnh vốn vào khu công nghiệp công nghệ cao; Bộ Công Thương được chia 3.000 tỉ từ cổ tức
Châu Á đón nhận làn sóng đầu tư trái phiếu; Indonesia lãng phí thực phẩm nhất Đông Nam Á; Quảng Ninh kiến nghị đầu tư 15.660 tỷ đồng xây cao tốc Vân Đồn - Móng Cái theo hình thức PPP; Lần đầu tiên Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc vượt qua Trung Quốc
Forbes: Các tập đoàn mệt mỏi vì “nỗi ám ảnh mang tên ông Putin”; Ảnh hưởng Brexit, người mua sắm Anh rơi vào thời kỳ đen tối; Myanmar đau đầu vì lương tối thiểu; Malaysia khuyến khích giới trẻ làm nông
Giá thực phẩm thế giới lên mức cao nhất trong 2 năm; Trung Quốc có thể 'xuất khẩu' suy thoái kinh tế đến bất kỳ nước nào; Tesla mất vị trí số 1 về giá trị thị trường vào tay General Motors; Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank tăng 20% sau 6 tháng đầu năm
Giá nhà đất Hồng Kông ra sao sau 20 năm trả về Trung Quốc?; Doanh nghiệp quân đội đang kinh doanh những lĩnh vực gì; Chủ tịch TP Đà Nẵng nêu hướng xử lý vấn đề Sơn Trà và Mường Thanh xây sai phép; Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm tăng mạnh
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự