Ngành kim hoàn vừa chứng kiến một thương vụ "khủng" khi thương hiệu trang sức hàng đầu của Việt Nam "bắt tay" với một tập đoàn đã có bề dày hơn 120 năm và được mệnh danh là "viên ngọc" của nước Áo.

Có lý do gì mà Google lại "chọn mặt gửi vàng" một thương hiệu Trung Quốc?
Hồi tháng 10 năm ngoái, Google đã thực hiện phi vụ đầu tư trực tiếp đầu tiên ở Trung Quốc kể từ năm 2010, sau khi rút lui khỏi thị trường dịch vụ tìm kiếm của nước này. Công ty mà họ lựa chọn để đầu tư là một startup mang tên Mobvoi, với mức định giá là 300 triệu USD.
Được thành lập cách đây 4 năm bởi một dàn cựu nhân viên Google, Mobvoi có sản phẩm chủ lực là đồng hồ thông minh (smartwatch) mang nhãn hiệu Ticwatch, hiện đã ra đến thế hệ thứ 2. Đầu năm nay, Mobvoi trở thành đối tác trong chương trình Android Wear của Google, cho phép hệ thống nhận dạng giọng nói của Mobvoi được tích hợp vào phiên bản Android dành cho các thiết bị mang trên người (wearable devices).
Nhờ đó, Ticwatch hiện đang khá nổi ở Trung Quốc thông qua các tính năng như tìm kiếm bằng giọng nói và khả năng điều khiển cuộn menu bằng dải từ tính. Phiên bản dành cho thị trường Mỹ của Ticwatch có thể nhận biết các câu hỏi bằng tiếng Anh và cho phép người dùng đặt mua pizza, tìm nhà hàng trên Yelp và gọi xe Uber.
Với cái giá 200 USD, Ticwatch rẻ hơn nhiều so với mức giá khởi điểm của Apple Watch cũng như Moto 360 của Motorola (tầm 299-349 USD). Nhà sáng lập kiêm CEO của Mobvoi là Li Zhifei cho biết ông hy vọng bán được 50.000 chiếc Ticwatch tại Mỹ trong năm đầu tiên, và đặt mục tiêu tổng doanh thu trong năm 2017 là 100 triệu USD.
“Cái tên Google giúp chúng tôi trong việc làm marketing, nhưng lợi thế cốt lõi của Mobvoi là các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép máy móc hiểu được ngôn ngữ tự nhiên, cũng như việc tự phát triển hệ thống và phần cứng liên quan”, Li giới thiệu về công ty của mình. Trước đây, ông từng tham gia phát triển bộ phần mềm dịch thuật Google Translation trước khi thành lập Mobvoi hồi năm 2012.
Li cũng cho biết ông đang xem xét việc làm IPO tại Mỹ trong năm sau nếu Mobvoi đạt được thành công ở thị trường này. Tại Trung Quốc, trong đợt khuyến mãi thương mại điện tử khổng lồ mang tên “Ngày lễ độc thân” hồi năm 2015, Ticwatch là sản phẩm smartwatch bán chạy thứ 3 trên trang JD.com, chỉ thua Apple Watch và Moto 360.
Tuy nhiên, Ticwatch 2 ra mắt thị trường giữa lúc nhu cầu đang có dấu hiệu đi xuống, do nhiều người muốn chờ đợi các công nghệ phần cứng mới hơn. Trong quý 2/2016, thị trường smartwatch đã thu hẹp lại 32%, theo số liệu từ IDC. Trong đó, thị phần của Apple đã giảm mạnh từ 72% xuống còn 47%. Mặc dù vậy, về dài hạn thì IDC dự báo thị trường này vẫn có tiềm năng tăng trưởng cực mạnh, đạt doanh số 82,5 triệu chiếc vào năm 2020 so với 21,3 triệu của năm 2015.
“Có rất nhiều nỗ lực và sáng chế trong lĩnh vực này, thật thú vị khi thấy một dàn cựu nhân viên Google cũng tham gia”, nhà phân tích Brian Blau của Gartner nhận xét.
Tuấn Minh
(Theo Nhịp cầu đầu tư)
Ngành kim hoàn vừa chứng kiến một thương vụ "khủng" khi thương hiệu trang sức hàng đầu của Việt Nam "bắt tay" với một tập đoàn đã có bề dày hơn 120 năm và được mệnh danh là "viên ngọc" của nước Áo.
Thương hiệu trang sức hàng đầu của Việt Namtập đoàn Swarovski (Áo)
John Cryan, CEO Deutsche Bank, đã phải thực hiện một cuộc cắt giảm đau đớn các tham vọng toàn cầu của Deutsche.
Toyota Việt Nam đã không ít lần phát đi thông điệp sẽ rút nhà máy khỏi Việt Nam nếu không có chính sách rõ ràng phát triển ngành công nghiệp này trước làn sóng xe giá rẻ ASEAN tràn về khi thuế suất về 0% năm 2018. Thực tế, nhiều năm qua, doanh nghiệp này vẫn có mức lợi nhuận đáng mơ ước.
Bên cạnh mạng xã hội, Facebook đang toan tính đặt một chân vào thị trường quảng cáo thông qua hệ thống tìm kiếm, vốn là sân nhà của Google.
Lợi nhuận sau thuế của Digiworld trong 6 tháng đầu năm đã giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau sự xuất hiện của ông chủ của Recapital Group, Ninh Vân Bay tiếp tục chìm trong thua lỗ.
Việc các chuỗi bán lẻ lớn như FPT Retail hay Thế giới Di động được trực tiếp nhập iPhone từ Apple kể từ quý 4/2015 đã khiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phân phối số 1 Việt Nam bị tác động nặng nề.
Ba ông lớn đại diện cho thị trường phương Tây và Đông gặp nhau trong cuộc chiến toàn cầu hóa với những điểm khác biệt ở nền tảng dịch vụ.
Thông tin Công ty cổ phần Đức Việt được bán lại cho Tập đoàn Daesang (Hàn Quốc) khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối một thương hiệu Việt đã có chỗ đứng nhất định trong lòng người tiêu dùng.
Trong một trò chơi của các lãnh đạo Yahoo 10 năm trước, nhắc đến Google, họ nhớ đến tìm kiếm, nói tới Microsoft, họ biết là Windows, nhưng với Yahoo, chẳng ai thống nhất được câu trả lời.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự