Mục tiêu tới năm 2020 của Viettel là trở thành Tập đoàn Công nghiệp, Viễn thông toàn cầu và là một trong 20 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới.

Lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, TGDĐ hướng đến mở chuỗi bán lẻ rộng khắp, nhắm đến khách đang mua hàng tại các cửa hiệu tạp hóa và chợ truyền thống. Nhóm này chiếm 85% thị phần.
Thông tin bán lẻ thực phẩm của Thế Giới Di Động (TGDĐ) đang gây bất ngờ cho người tiêu dùng. Chia sẻ với Zing.vn, ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc CTCP Thế Giới Di Động, cho rằng, đây không phải là nghề tay trái, "mà trái phải gì cũng nằm trên một cơ thể, là kinh doanh bán lẻ với giá trị sẵn có của nó".
- Đâu là lý do để TGDĐ quyết định lấn sân sang lĩnh vực hoàn toàn mới này? Vì sao lại là thời điểm này?
- Thị phần bán lẻ hiện đại của nhóm hàng này rất tiềm năng. TGDĐ hướng đến mở các chuỗi mạng lưới rộng khắp, rất thuận tiện cho người tiêu dùng, nhắm đến khách đang mua hàng tại các cửa hiệu tạp hóa và chợ truyền thống. Nhóm này đang chiếm đến 85% thị phần hàng tiêu dùng thiết yếu. Và chúng tôi nhận thấy đây là thời điểm rất hợp lý để tung ra.
- Kế hoạch kinh doanh ban đầu của các ông sao khi thị trường vẫn chưa có dấu hiệu nào về sự xuất hiện các cửa hàng thực phẩm của TGDĐ?
- Chúng tôi sẽ triển khai khoảng 30 đến 50 cửa hàng trong một địa bàn rất nhỏ tại một quận thuộc TP HCM. Hiện chúng tôi đã gần như dần hoàn thiện các khâu.
- Đang phát triển rất nhanh chuỗi bán lẻ Điện Máy Xanh thì bất ngờ tung thông tin về bán lẻ thực phẩm, liệu TGDĐ có ôm đồm và đi quá xa ngành kinh doanh cốt lõi?
- Một phần nhân lực của hệ thống đã chuyển sang cho chuỗi mới. Chúng tôi nhận thấy, dù có bán thực phẩm hay di động, điện máy, thì cũng là kinh doanh bán lẻ, mang các giá trị phục vụ tốt nhất đến người tiêu dùng. Nó đúng với những giá trị cốt lõi mà chúng tôi đang theo đuổi.
Ngoài ra, những giá trị phục vụ cốt lõi như lấy khách hàng làm trọng tâm, phục vụ hết mình, trung thực… đều được đảm bảo, dù là chuỗi mới hay cũ.
- Đối với lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, chuyện tìm mặt bằng luôn là vấn đề khó. TGDĐ lại thử nghiệm tới 50 cửa hàng thì công ty giải quyết vấn đề này như thế nào?
- Chúng tôi có nguồn nhân lực đủ mạnh để làm điều này, và giải quyết nó một cách thỏa đáng. Nếu có rủi ro, ví dụ như phải dừng lại vì không hiệu quả, chúng tôi thương lượng với đơn vị cho thuê, không có gì khó khăn vì hợp đồng có sẵn rồi. Tuy nhiên, tôi cho rằng các hợp đồng này sẽ là dài hạn.
- Ông đánh giá thế nào về các đối thủ đang hoạt động tương đối tốt trên thị trường? Điều gì khiến ông tự tin các cửa hàng của TGDĐ có thể cạnh tranh và phát triển lĩnh vực này?
- Chúng tôi thấy đây là một thị trường tiềm năng và dồi dào. Chúng tôi không đặt ai làm đối thủ, mà luôn hướng đến việc chinh phục khách hàng làm mục tiêu. Nếu làm tốt và hài lòng khách hàng thì chúng tôi sẽ dễ dàng phát triển trên thị trường.
- Ông xử lý vấn đề kho hàng như thế nào?
- Đó thuộc về giai đoạn bành trướng, về logistics, kho bãi, về chuỗi cung ứng, thậm chí thực phẩm tươi sống phải được chọn lọc. Ví dụ, rau quả tôi chỉ lấy từ các nông trại đã cam kết thực phẩm tươi sạch. Nhưng giai đoạn đó làm sau. Giai đoạn này, chúng tôi không có tham vọng mở rộng vài chục cửa hàng, chỉ là tham vọng thay đổi thị trường hàng hóa.
- Nhiều đơn vị đang chủ động từ đầu vào tới đầu ra sản phẩm nên có lợi thế về giá thành. Chiến lược giá của TGDĐ được xây dựng ra sao? Nếu kinh doanh thử thành công thì các ông có tính đến đầu tư sản xuất nguyên liệu?
- Điều này chúng tôi còn trong quá trình thảo luận, chưa thống nhất và chưa thể chia sẻ được. Nhưng mục tiêu hướng đến là nếu thành công, triển khai rộng thì chúng tôi kỳ vọng đạt 10-15% thị phần, với mạng lưới từ 6.000 đến 8.000 cửa hàng từ năm 2018 đến năm 2020. Còn việc đầu tư trực tiếp vào sản xuất nguyên liệu lại là một câu chuyện khác, chưa thể bàn lúc này.
- Ông có thể tiết lộ về thương hiệu của chuỗi thực phẩm?
- Hiện chúng tôi vẫn chưa thống nhất được tên cho thương hiệu mới.
Xin cảm ơn ông!
Mục tiêu tới năm 2020 của Viettel là trở thành Tập đoàn Công nghiệp, Viễn thông toàn cầu và là một trong 20 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới.
Panasonic, một trong những tập đoàn điện tử hàng đầu Nhật Bản vừa tuyên bố sẽ đóng cửa nhà máy ở Bắc Kinh (Trung Quốc) và sa thải 1.300 nhân công, theo Reuters.
Việc có mặt của Nok Air sẽ khiến sức ép cạnh tranh trong phân khúc giá rẻ thêm khốc liệt. Đặc biệt như Vietjet Air - DN được đánh giá khá cao nhờ những bước tiến thần tốc kể từ 2012 trước người khổng lồ trong nước là Vietnam Airlines.
Theo Ủy bạn Thương mại Hàn Quốc, năm 2013, ba tập đoàn này chiếm tới 85% tổng lợi nhuận ròng của 30 tập đoàn kinh tế lớn nhất Hàn Quốc.
Chậm đổi mới, thiếu sáng tạo là những nguyên nhân chính khiên cho thương hiệu mỳ ăn liền Miliket đình đám một thời giờ chỉ teo tóp ở nửa cuối bảng xếp hạng thị phần.
Riêng VinaSoy đã góp vào 60% lợi nhuận trước thuế của công ty đường Quảng Ngãi 6 tháng đầu năm 2015.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của một công ty là lựa chọn logo phù hợp. Quá trình này đòi hỏi tầm nhìn, thời gian và cả tiền bạc. Tuy nhiên, chi phí để tạo ra logo của các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới dưới đây có thể mang đến nhiều bất ngờ.
Sau ba lần gia hạn và được yêu cầu giải trình trước ngày 31/8 tới, Google đã gửi một văn bản dày 150 trang giải thích chi tiết về những vấn đề bị cáo buộc.
Hãy tưởng tượng đến một thế giới mà nhiếp ảnh là một quá trình chậm chạp, mà không phải ai cũng làm được nếu không bỏ mấy năm liền ra học tập và học việc. Một thế giới không có iPhone hay Instagram. Một thế giới như thế đã tồn tại vào năm 1973, khi Steven Sasson, một kỹ sư trẻ, đến làm việc cho hãng máy ảnh nổi tiếng một thời Eastman Kodak.
Theo ông Nguyễn Đức Tài, 30-50 cửa hàng bán lẻ thực phẩm tươi sống và ngành hàng tiêu dùng sẽ được mở mới hoàn toàn và dự kiến tháng 11 cuối năm nay sẽ bắt đầu khai trương.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự